Tổng quan về tình hình xuất khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TỒ CHỨC VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CAO SU (RUBICO) (Trang 28 - 31)

Theo số liệu thống kê, xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2008 đạt 645 ngàn tấn, với trị giá 1,57 tỷ USD, giảm 9,3% về lượng, nhưng tăng 13,23% về trị giá so với năm 2007. Như vậy, so với kế hoạch năm, xuất khẩu cao su chỉ đạt 82,8% về lượng và 87% về kim ngạch.

Hiện nay, hơn 90% sản lượng cao su của Việt Nam phục vụ xuất khẩu dưới hình thức cao su nguyên liệu, chỉ có 10% chiếm khoảng 50.000 tấn là được chế biến phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tỉ lệ này quá thấp so với nguồn cao su nguyên liệu có khả năng phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Do đó, mặc dù Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cao su lớn trên thế giới nhưng lợi nhuận từ cao su thấp hơn rất nhiều so với Malaysia hay Thái Lan.

Năm 2008, xuất khẩu cao su khối SVR3L đạt trên 332 ngàn tấn với trị giá 884,37 triệu USD, tăng 7,63% về lượng và tăng 37,91% về trị giá. Giá xuất khẩu trung bình đạt 2.663 USD/tấn, tăng 28,15% so với giá xuất khẩu trung bình năm 2007. Giá xuất khẩu chủng loại cao su này sang thị trường Nhật Bản và CH Séc đạt cao nhất,

trung bình gần 3.000 USD/tấn. Ngoài ra, giá xuất khẩu trung bình sang một số thị trường khác cũng đạt khá như Đức đạt 2.894 USD/tấn; Đài Loan đạt 2.785 USD/tấn;

Trung Quốc đạt 2.650 USD/tấn.

So với năm 2007, xuất khẩu cao su RSS3 và RSS cũng tăng khá, tăng 8,4% và 32,28% về lượng.

Trong khi đó, lượng cao su SVR10 xuất khẩu giảm 7,5% so với năm 2007, đạt 107,6 ngàn tấn. Trong đó, xuất sang Trung Quốc đạt trên 85 ngàn tấn với giá xuất khẩu trung bình đạt 2.485 USD/tấn; Malaysia đạt 5,7 ngàn tấn với 2.246 USD/tấn.

Xuất khẩu mủ Latex cũng giảm 35,7% về lượng và giảm 18,88% về trị giá so với năm 2007, đạt 53 ngàn tấn, trị giá 87 triệu USD. Giá xuất khẩu trung bình đạt 1.642 USD/tấn, tăng 26,3% so với xuất khẩu trung bình năm trước. Chủng loại cao su này được xuất chủ yếu sang Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Trung Quốc…

Dự kiến xuất khẩu cao su năm 2009 đạt khoảng 700 ngàn tấn, tăng khoảng 50 ngàn tấn so với năm 2008 với giá xuất khẩu trung bình là 1.850 USD/tấn, giảm 27% so với giá xuất khẩu trung bình năm 2008, nhưng so với mức giá hiện nay vẫn cao hơn khoảng 600 USD/tấn. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cao su năm 2009 ước đạt 1,3 tỷ USD, giảm 270 triệu USD so với năm 2008.

Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA) gửi văn bản khuyến cáo các doanh nghiệp hội viên xuất khẩu mủ cao su không dưới 1.350 USD/tấn. Đây là nội dung theo sự thống nhất của Hội đồng cao su quốc tế ba bên (gồm Thái Lan, Indonêsia và Malaysia). Hiện nay, giá mủ cao su xuất khẩu của Việt Nam dao động 1.000-1.200 USD/tấn.

Trong trường hợp cao su xuống dưới 1.000 USD/tấn, Hiệp hội sẽ khuyến khích hội viên mua cao su tiểu đìên của nông dân để dự trữ nhằm giảm bớt khó khăn tài chính cho cao su tiểu điền và hạn chế giá cao su tụt giảm thêm. Sản lượng mua dự trữ có thể lên đến 100.000 – 200.000 tấn, tương đương 15-20% sản lượng cao su Việt Nam.

4.1.2. Tình hình Xuất khẩu gỗ

Xuất khẩu sản phẩm gỗ trong năm 2008 đã đánh dấu những thành công lớn của ngành tuy nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong những mặt hàng nằm trong top kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD. Bước sang năm 2009, dự

20

Theo số liệu thống kê chính thức, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 12 đạt 269,4 triệu USD, tăng 17,1% so với tháng 11 và tăng 3,1% so với cùng kỳy năm 2007. Trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 2,8 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ đạt được 93,3% kế hoạch năm.

Về thị trường, trong năm 2008, Mỹ duy trì là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ chủ lực của Việt Nam, tuy vậy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này đã có dấu hiệu chậm lại và càng thể hiện rõ nét hơn trong những tháng cuối năm. Trong tháng 12, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ đạt 88,7 triệu USD, tăng 7% so tháng 11 và chỉ tăng 0,4% sovới cùng kỳ năm ngoái. Trng năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường này đạt 1,049 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2007 và chiếm 38% tỷ trọng. Như vậy, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ vẫn khá khả quan. Hiện nay, kinh tế Mỹ đang rơi vào suy thoái sâu đồng nghĩa với việc người dân Mỹ cắt giảm nhu cầu tiêu dùng. Vì vậy, để duy trì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này, các doanh nghiệp nên chú trọng hơn vào các sản phẩm giá rẻ, nhằm cạnh tranh với các đối thủ châu Á khác như Trung Quốc, Malaysia… Về sản phẩm, đến hơn 70% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vào Mỹ là đồ nội thất dùng trong phòng ngủ; tiếp đến là đồ nội thất dùng trong phòng khách, phòng ăn chiếm 15%; đồ nội thất văn phòng chiếm 10%…

Nhật Bản là nhà nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng về kim ngạch trong năm 2008 tăng khá, như vậy, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này đã dần được hồi phục. Trong tháng 12, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản đạt 36,6 triệu USD, tăng 13% so tháng 11 và tăng 57,1% so cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này đạt 371,7 triệu USD, tăng 21% so cùng kỳ năm ngoái. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản trong năm tới đạt khoảng 450 triệu USD, tăng 21%

so năm 2008.

Trong năm 2008, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang khối EU cũng đạt khá, đạt 730,15 triệu USD, tăng 15,23% so năm 2007. Trong tháng 12/08, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm vào EU đạt khá, trên 100,5 triệu USD, tăng 45,8% so tháng trước và tăng 24% so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Anh đạt cao nhất

nhưng lại giảm so tháng 12/07; xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Đức, Pháp, Hà Lan - những thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn của Việt Nam tăng mạnh; còn xuất khẩu sang một số thị trường nhỏ nhưng đầy tiềm năng là Thuỵ Điển, Phần Lan, Hy Lạp tăng rất mạnh… Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang một số thị trường lại sụt giảm như Bỉ, CH Ai Len…

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đã xúc tiến mạnh sản phẩm gỗ sang thị trường Trung Đông thể hiện ở tăng trưởng kim ngạch như Ả Rập, Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất và một số thị trường khác như Nauy, Thái Lan, Nam Phi…

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TỒ CHỨC VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CAO SU (RUBICO) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)