Thực hiệnnhiệm vụ này đòi hỏi đội ngũ công chức, nhân viên Văn phòng Hội đồng nhân dânvà Ủy ban nhân dân huyện phải thực sự nhạy bén trong việc “nắm tình hình”; có tính sáng tạo, chuyên
Trang 1NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THAM MƯU CỦA VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH OAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2018 - 2021
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2018
Trang 2ĐỀ ÁN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THAM MƯU CỦA VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH OAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2018 - 2021
Trang 3Quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện Chính trị khu vực I và công tácthực tế tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai đểhoàn thành đề án, bản thân đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ chân thành và sựhướng dẫn tận tình của các thầy giáo, cô giáo, các đồng chí lãnh đạo và các bạnđồng nghiệp Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Chính trị khu vực I vàtoàn thể các thầy giáo, cô giáo của Học viện Chính trị khu vực I; Xin cảm ơn Huyện
ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân huyện Thanh Oai và các đồng chí lãnhđạo Văn phòng Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân huyện đã tạo điều kiệngiúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học cao cấp lý luận chính trị, khóa học 2017 –
2018 và xây dựng Đề án tốt nghiệp này
Xin trân trọng cảm ơn thầy giáo Bùi Giang Nam – Giảng viên Khoa Chínhtrị học, Học viện Chính trị khu vực I đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ emtrong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn chỉnh Đề án này Do thời giannghiên cứu có hạn, kinh nghiệm công tác chưa nhiều nên nội dung của Đề án khôngtránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì vậy rất mong được sự tham gia góp ý kiếncủa quý thầy, cô và các đồng chí học viên cùng khóa, các đồng nghiệp để Đề ánđược hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn.
Trang 4A MỞ ĐẦU 1
1 Lý do xây dựng Đề án 1
2 Mục tiêu của đề án 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Giới hạn của Đề án 4
B NỘI DUNG 5
1 CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 5
1.1 Cơ sở khoa học 5
1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý 16
1.3 Cơ sở thực tiễn 18
2 NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 20
2.1 Bối cảnh thực hiện Đề án 20
2.2 Thực trạng chất lượng công tác tham mưu của văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai - Thành phố Hà Nội 22
2.3 Nội dung cụ thể Đề án cần thực hiện 32
2.4 Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai 33
3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 38
3.1 Phân công trách nhiệm thực hiện Đề án 38
3.2 Tiến độ thực hiện Đề án 39
3.3 Kinh phí thực hiện các hoạt động của Đề án 40
4 DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN 42
4.1 Ý nghĩa thực tiễn của Đề án 42
4.2 Đối tượng hưởng lợi của Đề án 42
4.3 Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện và tính khả thi của Đề án 43
C KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN 45
1 Kiến nghị 45
2 Kết luận 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
Trang 5Các ký hiệu, từ viết tắt Nội dung
BNV Bộ Nội vụ
Trang 6là "vọng gác" trong việc truyền đạt, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các ý kiến chỉđạo của Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND huyện; là “bộ mặt” của cơ quan hànhchính, là cầu nối giữa chính quyền huyện với Nhân dân trên địa bàn Thực hiệnnhiệm vụ này đòi hỏi đội ngũ công chức, nhân viên Văn phòng Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân huyện phải thực sự nhạy bén trong việc “nắm tình hình”; có
tính sáng tạo, chuyên nghiệp trong khả năng dự báo tình hình mới có thể tham mưucho Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND huyện chính xác và hiệu quả; đúng như
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Công tác văn phòng có tầm quan trọng đặc
biệt, giúp cán bộ lãnh đạo nắm được tình hình Cán bộ văn phòng nắm tình hình sai thì lãnh đạo sẽ giải quyết không đúng… Cho nên, phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, năng lực công tác và giữ bí mật”1
Công tác tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyệnThanh Oai, tôi nhận thấy Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyệngiúp việc trực tiếp cho Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND huyện, với khối lượngcông việc lớn, từng bộ phận, từng vị trí công tác, các công chức, viên chức, lao
1 Câu nói của Bác Hồ vào Tết Nguyên đán năm 1950, khi Người đến thăm Văn phòng Trung ương Đảng tại chiến khu Việt Bắc.
Trang 7động Văn phòng đã phát huy tốt tinh thần đoàn kết, các bộ phận thường xuyên phốihợp, hỗ trợ nhau triển khai thực hiện nhiệm vụ linh hoạt; Nhưng bên cạnh đó vẫncòn không ít bất cập, hạn chế như: Một số chức danh chuyên môn còn phải kiêmnhiệm (Văn thư kiêm thủ quỹ; chuyên viên tổng hợp kiêm công nghệ thông tin),một số ít công chức văn phòng trình độ, năng lực chưa đáp ứng yêu cầu công việc,còn thụ động, chưa chủ động trong tham mưu; cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuậtphục vụ công tác chuyên môn còn thiếu, không đồng bộ
Trong xu thế hội nhập, khoa học, công nghệ phát triển nhanh, tình hình kinh tếcủa huyện còn nhiều khó khăn so với các quận, huyện trên địa bàn thành phố; để thựchiện tốt chức năng tham mưu giúp Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND thực hiệnthắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015 -
2020, sớm đưa huyện Thanh Oai trở thành huyện Nông thôn mới theo hướng đô thị, thìviệc nâng cao chất lượng công tác tham mưu giúp Thường trực HĐND, UBND huyện
trở nên cấp thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng Do đó, tôi lựa chọn Đề tài “Nâng
cao chất lượng công tác tham mưu của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2018 - 2021” làm Đề án
tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị
2 Mục tiêu của đề án
2.1 Mục tiêu chung
Đề án được xây dựng nhằm mực tiêu: Nâng cao chất lượng công tác thammưu giúp Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND huyện xây dựng các nội dung côngtác, hoạt động, chỉ đạo, điều hành các kế hoạch, nhằm thực hiện thắng lợi các mụctiêu phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, nâng caođời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trên địa bàn huyện
Trang 8kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế, hội nhập sâu với cácnước trong khu vực và trên thế giới.
- 100 % chuyên viên, nhân viên văn phòng được tham gia các lớp tập huấnnghiệp vụ văn phòng, am hiểu về công tác tham mưu, được bố trí việc làm theo đúngchuyên môn Mỗi người đảm nhận một vị trí công tác, không kiêm nhiệm
- 100% cơ quan thuộc UBND huyện, các xã thực hiện ứng dụng công nghệthông tin vào hoạt động văn phòng, xử lý công việc trên môi trường mạng internet.Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cho văn phòng theo hướng hiện đại hóa, chuyênnghiệp Trang bị đầy đủ máy vi tính, các thiệt bị hỗ trợ, mạng thông tin, áp dụngphần mềm quản lý hồ sơ công việc, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.Đảm bảo mỗi cán bộ chuyên môn có phòng làm việc riêng, bố trí tập trung nhằmgiảm thời gian, chi phí, di chuyển của các bộ phận
- Tích cực tham mưu tạo nhận thức mới của lãnh đạo các cấp chính quyền về
vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ làm công tác văn phòng
- Chủ động tham mưu giúp HĐND, thường trực HĐND, UBND huyện xâydựng và thực hiện quy chế làm việc nhiệm kỳ 2016 - 2021; bám sát chương trìnhhành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ
2015 - 2020;
- Thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động, hoàn thành xuất sắc chứcnăng, nhiệm vụ của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Phấnđấu 05 năm liên tục đạt danh hiệu: Cơ quan văn hóa, Tập thể lao động xuất sắc
- Phối hợp với các phòng, ban, cơ quan chuyên môn tham mưu chuẩn bị vàthực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm tổng hợp thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hànhcủa Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND huyện, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- xã hội, ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng – an ninh Theo dõi, nắm bắt tìnhhình cơ sở, bảo đảm cung cấp thông tin nhanh, đầy đủ, kịp thời, chính xác và hiệuquả, đặc biệt là công tác dự báo
- Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác văn thư, lưu trữ, theohướng hiện đại, chuyên nghiệp, bảo đảm quản lý an toàn tuyệt đối, đáp ứng đượcyêu cầu của công tác chỉ đạo, điều hành
Trang 93 Giới hạn của Đề án
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Công tác tham mưu của Văn phòng Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội
3.2 Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn huyện Thanh Oai - Thành phố Hà
Nội, chủ yếu tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện ThanhOai, thành phố Hà Nội
3.3 Thời gian thực hiện: Đề án được triển khai thực hiện giai đoạn
2018-2021, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, số liệu giai đoạn 2012 – 2017
Trang 10B NỘI DUNG
1 CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1.1 Cơ sở khoa học
1.1.1 Khái niệm “Tham mưu”
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Tham mưu” là tư vấn giúp người chỉ huy trongviệc xếp đặt và tổ chức thực hiện kế hoạch “Tham mưu” cũng có nghĩa là góp ýkiến có tính chất chỉ đạo giúp cho cấp lãnh đạo “Tham mưu” cũng có nghĩa làngười làm công tác tham mưu
Như vậy, cụm từ “Tham mưu” có nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc vào hoàncảnh sử dụng Nhưng cũng có thể hiểu “tham mưu” theo nghĩa phổ biến nhất là hiến
kế, kiến nghị, đề xuất, đưa ra các ý tưởng độc đáo, sáng tạo, có cơ sở khoa học, cácsáng kiến, các phương án tối ưu, những chiến lược, sách lược và các giải pháp hữuhiệu cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc đề ra và tổ chức thực hiện kế hoạchcông tác đạt kết quả cao nhất
Công tác tham mưu có vị trí đặc biệt quan trọng trong lãnh đạo, quản lý vàđiều hành công việc của tất cả các cơ quan, đơn vị Trong hoạch định chủ trương,đường lối của Đảng, thể chế, chính sách của Nhà nước và giải quyết các vấn đềQuốc gia đại sự đều cần có sự tham mưu, hiến kế của các nhà lãnh đạo quản lý, cácnhà nghiên cứu, các nhà khoa học và đặc biệt là nhân dân
Từ những nội dung trên có thể định nghĩa như sau: Hiệu quả công tác thammưu là tổng hợp các yếu tố làm cho công tác tham mưu phát huy tác dụng đối vớimọi hoạt động lãnh đạo của Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, góp phần để vănphòng thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình
* Khái niệm “chất lượng”
Từ điển Bách khoa định nghĩa chất lượng là “phạm trù triết học biểu thị những
thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật
để phân biệt nó với các sự vật khác Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật.Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính
Trang 11Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của kháchhàng Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của kháchhàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đạiđến đâu đi nữa
Như vậy, xác định chất lượng một hoạt động kinh tế thường cho chúng tanhững con số chính xác và cụ thể, nhưng với bất kỳ hoạt động xã hội nào nói chung
và hoạt động văn phòng nói riêng, để tính được chất lượng đạt được rất khó khăn vàphức tạp Bởi loại hoạt động này chủ yếu mang tính chất định tính chứ không phảiđịnh lượng Do đó, cách tính chất lượng của một hoạt động xã hội tốt nhất chúng taphải vận dụng phương pháp tính hiệu quả kinh tế (chỉ tương đối) Theo cách tiếpcận này, "chất lượng chính là chỉ số so sánh giữa kết quả thu về với chi phí, côngsức bỏ ra"
1.1.2 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng
1.1.2.1 Khái niệm “văn phòng”
Theo Từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ "Văn phòng" là bộ phận phụ trách côngviệc giấy tờ, hành chính trong một cơ quan đơn vị Nhưng hiểu như vậy là chưa đủ,
vì trong thực tế, văn phòng có rất nhiều mô hình và có những văn phòng cơ cấu tổchức chặt chẽ, được giao nhiều chức trách quan trọng khác Văn phòng là một tổchức gắn liền với quá trình tồn tại và phát triển của cơ quan đơn vị; văn phòng là bộmặt của cơ quan, đơn vị và là nơi đầu tiên trực tiếp giao dịch với các cơ quan, đơn
vị khác; hiệu quả hoạt động của văn phòng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệuquả hoạt động chung của toàn bộ cơ quan, đơn vị
Sự ra đời của Văn phòng hành chính các cấp ở nước ta gắn liền với ngày Chủtịch Hồ Chí Minh đã ra Tuyên cáo trước quốc dân đồng bào và với toàn thế giới vềthành lập Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 28-8-1945); đócũng chính là ngày đánh dấu sự ra đời của bộ máy Văn phòng hành chính Để ghinhớ sự kiện lịch sử này, ngày 22/7/2004, Thủ tướng Chính phủ đã quyết địnhlấy ngày 28/8 hàng năm là Ngày truyền thống Văn phòng các cơ quan hành chínhNhà nước Từ đó đến nay, với truyền thống hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành,với vị trí, vai trò rất quan trọng của mình, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban
Trang 12nhân dân cấp huyện đã có những đóng góp rất to lớn trong quá trình tham mưu,tổng hợp, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực HĐND và lãnh đạo UBNDcấp huyện.
1.1.2.2 Vị trí, vai trò của văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện
* Vị trí: Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân là cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân huyện có quan hệ mật thiết với Thường trựcHĐND và lãnh đạo UBND huyện; là bộ phận trung gian thực hiện việc ghép nối cácmối quan hệ trong hoạt động lãnh đạo của Thường trực HĐND, UBND huyện.Những hoạt động trên diễn ra thường xuyên và phong phú, nên Thường trựcHĐND, lãnh đạo UBND không chỉ giao văn phòng làm nhiệm vụ tiếp nhận, xếp đặtcác mối quan hệ, mà còn ủy nhiệm cho văn phòng trực tiếp xem xét, giải quyết một
số vấn đề khi cần thiết
Hoạt động của văn phòng luôn gắn liền với hoạt động của Hội đồng nhândân, Uỷ ban nhân dân Khác với các cơ quan chuyên môn cấp huyện, văn phòngHội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân không chỉ đảm nhận việc thu thập, xử lýthông tin, mà còn quản lý và cung cấp các điều kiện vật chất, phương tiện kỹ thuậtcho hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân
* Vai trò: Văn phòng là trung tâm thực hiện quá trình quản lý điều hành cụ
thể giúp Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND huyện:
- Tổ chức phục vụ hoạt động của Hội đồng Nhân dân, Thường trực Hội đồngNhân dân, các Ban của Hội đồng Nhân dân, các đại biểu Hội đồng Nhân dân và thammưu một số công việc do Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện giao;
- Tham mưu tổng hợp về công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban Nhân dân,Chủ tịch Ủy ban Nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động củaHội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân và các cơ quan cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban Nhân dân huyện; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hộiđồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân; chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban Nhân dânhuyện, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện
Trang 13- Văn phòng Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân huyện có tư cách phápnhân, có con dấu và được mở tài khoản theo quy định của Nhà nước.
1.1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện
Ngày 05 tháng 5 năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị định số
37/2014/NĐ-CP, Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Vănphòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện;
Ngày 06 tháng 8 năm 2016, UBND huyện ban hành Quyết định số UBND, Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vănphòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai, cụ thể như sau:
21/QĐ-1.1.2.3.1 Chức năng
- Là cơ quan tham mưu tổng hợp cho Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhândân về: Hoạt động của Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân; tham mưu cho Chủtịch Ủy ban Nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân;
+ Cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng Nhân dân,
Ủy ban Nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương;
+ Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân;
+ Trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trảkết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; kiểm soát các thủ tục hành chính.Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩmquyền giải quyết của Ủy ban Nhân dân cấp huyện, chuyển hồ sơ đến các cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện giải quyết và nhận kết quả để trảcho cá nhân, tổ chức
- Thực hiện Luật Tiếp công dân năm 2014, Văn phòng thực hiện chức năngtiếp công dân với việc thành lập Ban Tiếp công dân trực thuộc Văn phòng Hội đồngnhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, do 01 đồng chí Phó Chánh văn phòng Hộiđồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện làm trưởng ban
1.1.2.3.2 Nhiệm vụ
Trang 14- Tham mưu giúp Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân huyện về công tác Văn phòng:
+ Trình Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân huyện chương trình làmviệc, kế hoạch công tác tuần, tháng, quý, sáu tháng và cả năm của Hội đồng Nhândân và Ủy ban Nhân dân huyện; đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn, cácđơn vị thuộc Ủy ban Nhân dân huyện, Ủy ban Nhân dân xã, thị trấn thực hiệnchương trình công tác của Hội đồng Nhân dân, Thường trực Hội đồng Nhân dân và
Ủy ban Nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện; giúp Ủy ban Nhân dân huyệntheo dõi, kiểm tra thực hiện quan hệ, phối hợp công tác giữa các cơ quan, đơn vị,
Ủy ban Nhân dân xã, thị trấn trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật
+ Thu thập, xử lý thông tin, chuẩn bị các báo cáo phục vụ hoạt động của Hộiđồng Nhân dân, Thường trực Hội đồng Nhân dân và điều hành, quản lý của Ủy banNhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện theo quy định của pháp luật; thực hiệncông tác thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định
+ Trình Ủy ban Nhân dân huyện quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng năm, cácchương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Hội đồng Nhân dân và
Uỷ ban Nhân dân huyện
+ Chủ trì soạn thảo các văn bản theo phân công của Thường trực Hội đồngNhân dân và lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện; theo dõi, đôn đốc các cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân huyện, Ủy ban Nhân dân xã soạn thảo, chuẩn
bị các văn bản, đề án được phân công phụ trách
+ Thẩm tra đối với các đề án, dự thảo văn bản theo phân công của Thườngtrực Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban Nhân dânhuyện trước khi trình Thường trực Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân huyện
và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện xem xét quyết định
+ Giúp Thường trực Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân huyện, Chủtịch Ủy ban Nhân dân huyện thực hiện mối quan hệ công tác với Huyện ủy, BanThường vụ Huyện ủy; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể huyện; Đoàn đạibiểu Quốc hội ứng cử trên địa bàn, đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố ứng cửtrên địa bàn, đại biểu Hội đồng Nhân dân huyện, đại biểu Hội đồng Nhân dân xã;
Trang 15các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Uỷ ban Nhân dân huyện, các cơquan, đơn vị của thành phố, trung ương đóng trên địa bàn huyện.
+ Tổ chức công bố, truyền đạt Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân, Chỉ thị,Quyết định của Ủy ban Nhân dân huyện; các văn bản quy phạm pháp luật của cơquan Nhà nước cấp huyện, cấp thành phố, Trung ương; phối hợp với các cơ quanchức năng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm phápluật của cơ quan Nhà nước các cấp trên địa bàn huyện
+ Quản lý thống nhất việc ban hành văn bản của Hội đồng Nhân dân, Thườngtrực Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện.+ Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, tin học hoá hành chính Nhà nước củaHội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân huyện
+ Trình Ủy ban Nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện chương trình,biện pháp tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính Nhà nước thuộc phạm viVăn phòng Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân huyện
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác Văn phòng; thực hành tiết kiệm,chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi quản lý của Văn phòng Hội đồng Nhândân và Ủy ban Nhân dân huyện theo quy định của pháp luật
+ Giúp Ủy ban Nhân dân huyện chuẩn bị, phục vụ các kỳ họp, phiên họp, hộinghị, các buổi làm việc và các hoạt động của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhândân huyện
+ Giúp Thường trực Hội đồng Nhân dân huyện tổ chức phục vụ đại biểu Hộiđồng Nhân dân huyện tiếp dân, tiếp nhận, chuyển đơn, thư khiếu nại - tố cáo và theodõi, đôn đốc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân đượcHội đồng Nhân dân huyện, Ủy ban Nhân dân huyện chuyển đến các cơ quan, tổchức có liên quan xem xét, giải quyết
+ Giúp Thường trực Hội đồng Nhân dân huyện tổ chức phục vụ đại biểu Hộiđồng Nhân dân thành phố, huyện, đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri, tổng hợp ý kiến,kiến nghị của cử tri gửi đến cơ quan, tổ chức có liên quan xem xét, giải quyết theoquy định của pháp luật
Trang 16+ Phục vụ hoạt động của Hội đồng Nhân dân huyện chuẩn bị kỳ họp và đảmbảo hoạt động của kỳ họp Hội đồng Nhân dân huyện theo quy chế tổ chức và hoạtđộng của Hội đồng Nhân dân, nội quy kỳ họp Hội đồng Nhân dân huyện và các quyđịnh của pháp luật.
+ Giúp Hội đồng Nhân dân, Thường trực Hội đồng Nhân dân huyện điều hoà,phối hợp hoạt động của các Ban của Hội đồng Nhân dân trong thẩm tra các báo cáo,
đề án do Hội đồng Nhân dân, Thường trực Hội đồng Nhân dân huyện phân công.+ Phối hợp với các Ban của Hội đồng Nhân dân huyện chuẩn bị báo cáo vềhoạt động Hội đồng Nhân dân tại kỳ họp, rà soát thể thức, nội dung văn bản trướckhi trình Hội đồng Nhân dân, Thường trực Hội đồng Nhân dân huyện phê chuẩnhoặc thông qua
+ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức của Vănphòng Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân huyện
+ Quản lý tổ chức, biên chế công chức, nhân viên của Văn phòng Hội đồng Nhândân và Ủy ban Nhân dân huyện theo quy định phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ và phâncông của Thường trực Hội đồng Nhân dân và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện
- Thực hiện công tác hành chính quản trị, quản lý tài chính, tài sản, trang
thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật của Văn phòng Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhândân huyện, của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân huyện; đảm bảokinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động của Hội đồng Nhân dânhuyện, Ủy ban Nhân dân huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dânhuyện không mở tài khoản theo quy định
- Thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “Một cửa”, "Một cửa liên thông" trên địa bàn huyện; giúp UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện đôn
đốc, kiểm tra việc thực hiện kết quả theo yêu cầu của công dân
- Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân
Ban tiếp công dân thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dânhuyện, trực tiếp quản lý Trụ sở tiếp công dân huyện; phối hợp cùng đại diện cơquan hữu quan tổ chức, thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếpcông dân và tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại
Trang 17Trụ sở tiếp công dân; giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại, tốcáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật; phân loại, xử lý đơn khiếunại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thực hiện việc chuyển đơn khiếu nại, tố cáo, kiếnnghị, phản ánh; theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý, trảlời về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh mà Ban tiếp công dân
đã chuyển
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thường trực Hội đồng
Nhân dân huyện và Uỷ ban Nhân dân huyện, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện
1.1.3 Nội dung công tác tham mưu của Văn phòng
Nội dung tham mưu của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dânbao gồm:
- Tham mưu, xây dựng, trình Hội đồng nhân dân huyện ban hành:
+ Quy chế làm việc của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện;
+ Quyết định phân công công tác Thường trực Hội đồng nhân dân huyện
- Tham mưu, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồngnhân dân huyện xây dựng báo cáo công tác; giải quyết các vấn đề giữa hai kỳ họp;tham mưu, giúp Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dânthẩm tra, hoàn thiện các văn bản, dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trình giữa hai
kỳ họp của Hội đồng nhân dân theo sự phân công của Thường trực Hội đồng nhândân huyện;
- Tham mưu, phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân,các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hộiđồng nhân dân huyện trong hoạt động giám sát; khảo sát, theo dõi, tổng hợp, đônđốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghị quyết về giám sát;
-Tham mưu, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồngnhân dân huyện tổ chức các cuộc họp giao ban, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹnăng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân huyện;
- Tham mưu, xây dựng, trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành: Quy chế làm việccủa Ủy ban nhân dân huyện; Phân công công tác thành viên Ủy ban nhân dân huyện;
Trang 18- Tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công táccủa Ủy ban nhân dân trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện:
- Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thực hiện các nhiệm vụ,quyền hạn sau:
+ Chỉ đạo, áp dụng biện pháp cần thiết giải quyết công việc trong trường hợpđột xuất, khẩn cấp;
+ Cải tiến lề lối làm việc; duy trì kỷ luật, kỷ cương của bộ máy hành chínhnhà nước huyện
1.1.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác tham mưu của văn phòng hành chính nhà nước
Để đánh giá chất lượng công tác tham mưu của Văn phòng Hội đồng nhândân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cần dựa vào những tiêu chí cơ bản sau đây:
(1) Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được Luật định và Quychế tổ chức và hoạt động
(2) Tham mưu tổ chức tốt các kỳ họp của HĐND huyện theo đúng quy địnhcủa Luật Công tác phục vụ, giúp việc cho Thường trực HĐND, lãnh đạo UBNDhuyện, chuẩn bị các điều kiện tổ chức các hội nghị, kỳ họp phải đảm bảo chu đáo,trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả và đạt được yêu cầu đề ra
(3) Tham mưu phải trúng, đúng định hướng, đúng chủ trương đường lối củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và sát với thực tế địa phương Tham mưuphải đảm bảo tính chính xác, kịp thời, hiệu quả, phải dự báo được tình hình và cóđịnh hướng, giải pháp xử lý cụ thể; việc tham mưu xây dựng chương trình, kế hoạchcông tác đảm bảo tính dự báo, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát thực
Trang 19tiễn Văn bản tham mưu đạt yêu cầu về nội dung, đảm bảo chặt chẽ, rõ ràng; thựchiện đầy đủ các quy định về thể thức trình bày văn bản của nhà nước.
(4) Tổng hợp báo cáo chính xác, kịp thời, phản ánh đúng tình hình thực tếcác thông tin kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng
(5) Xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc và các chương trình, kếhoạch công tác tháng, quý, năm
(6) Phối hợp làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, công chức
(7) Tổ chức tốt công tác nội chính, tiếp dân, công tác giải quyết đơn thư,khiếu nại, tố cáo của công dân;
(8) Chủ trì điều hành tốt bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
(9) Thực hiện đầy đủ và đúng thời gian quy định công tác tham mưu xâydựng các báo cáo phải chuẩn bị kỹ lưỡng, thông tin, số liệu phải chính xác, trungthực có hệ thống cơ sở dữ liệu cập nhật thường xuyên đầy đủ
(10) Làm tốt công tác sơ, tổng kết, công tác thi đua khen thưởng hàng năm.(11) Làm tốt công tác đối nội, đối ngoại
1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lương công tác tham mưu của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện
Thứ nhất, về đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu
Đội ngũ cán bộ có những đóng góp quan trọng, từng bước đưa kinh tế - xã hộiphát triển Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụcủa thời kỳ mới, cả trong quản lý nhà nước và kinh tế, xử lý những tình huống phátsinh còn nhiều lúng túng
Cơ cấu đội ngũ cán bộ còn thiếu cân đối, thiếu đồng bộ và chưa hợp lý Sựchuyển tiếp giữa các thế hệ cán bộ đầu ngành, cán bộ có trình độ cao, có khả năng
dự báo, xử lý tốt những vấn đề phức tạp, nhất là ở lĩnh vực đầu tư công, quản lý tàichính - tiền tệ, văn hóa - tư tưởng, tôn giáo còn hạn chế
Những hạn chế, bất cập của đội ngũ cán bộ tác động rất lớn tới chất lượng,hiệu quả công tác tham mưu Sự tham mưu còn hạn chế, chưa lường hết được cáctình huống có thể xảy ra Do đó, có nhiều chủ trương, chính sách sau khi ban hành
Trang 20chưa đi vào cuộc sống, không được quần chúng nhân dân ủng hộ hoặc tính khả thi,hiệu quả không cao.
Thứ hai, các điều kiện bảo đảm công tác của đội ngũ cán bộ tham mưu
Đa số các cơ quan cơ sở vật chất khang trang, được trang bị các điều kiện thiếtyếu Chế độ, chính sách đãi ngộ được quan tâm, điều này đã tạo điều kiện cho cán bộyên tâm công tác Tuy nhiên, việc thu hút những cán bộ thực sự giỏi về công tác thammưu tại văn phòng còn khó khăn bởi cơ chế, chính sách đãi ngộ còn nhiều bất cập
Thứ ba,về sự đặt hàng của cấp ủy
Việc “đặt hàng” của lãnh đạo vừa là sự giao việc của cấp trên, vừa là tạo điềukiện cho cấp dưới vì gắn liền với sự đặt hàng luôn có các điều kiện (vật chất, kinhphí, cơ chế ) kèm theo; vừa thể hiện sự tin tưởng cấp dưới đồng thời là sự độngviên, khích lệ để cơ quan và các cán bộ tham mưu thể hiện vai trò trách nhiệm Thực tế cho thấy, ở đâu lãnh đạo quan tâm, “đặt hàng” cho cho cơ quan thammưu thì ở đó công tác tham mưu được đẩy mạnh, thể hiện rõ vị trí, vai trò của mình,
và đội ngũ cán bộ tham mưu được phát huy Ngược lại, ở đâu lãnh đạo không quantâm, không “đặt hàng” thì cơ quan tham mưu và đội ngũ cán bộ tham mưu khôngphát huy hết vai trò và năng lực
Thứ tư, về tính tích cực của chủ thể tham mưu
Chủ thể tham mưu vừa có những điểm chung của cán bộ công chức vừa cónhững nhu cầu, khả năng đặc thù của cá nhân, nghề nghiệp Vì vậy, cần xuất phát từnhu cầu cá nhân, nghề nghiệp để tạo động cơ cho tính tích cực hoạt động của chủthể nghiên cứu, tham mưu trong cơ quan, đơn vị, biến sức mạnh (thể lực, tâm lực vàtrí lực) của các chủ thể nghiên cứu thành hợp lực của các cơ quan đảng và qua đótạo nội lực mới cho công tác nghiên cứu, tham mưu([1]2)
Mặc dù tính tích cực trong hoạt động tham mưu có liên quan trực tiếp với nhucầu tồn tại và phát triển của họ nhưng không phải bao giờ tính tích cực ấy cũng dẫnđến các giá trị, thành hợp lực trong công tác tham mưu Do vậy, lãnh đạo phải cótrách nhiệm và tạo môi trường hoạt động, trong đó thực thi các cơ chế mang tính
Trang 21khoa học, thực tiễn, nhân văn, có khả năng tập hợp và phát huy tốt nhất sức mạnh củachủ thể nghiên cứu, tham mưu để họ có cơ hội được thể hiện và đóng góp, cống hiến.
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII), Trung ương 6khóa XII
- Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thanh Oai lần thứ XXII, nhiệm
- Báo cáo kiểm điểm của Chi ủy Chi bộ Văn phòng Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai, nhiệm kỳ 2015 - 2017
1.2.2 Cơ sở pháp lý
- Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
- Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015;
- Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
- Luật Tiếp công dân năm 2014;
- Luật Lưu trữ năm 2011;
Trang 22- Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
về Ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng Nhân dân;
- Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 8 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ vềquản lý biên chế công chức;
- Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ vềkiểm soát thủ tục hành chính;
- Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủsửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tụchành chính;
- Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của chính phủ vềviệc quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố;
- Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08-11-2011 của Chính phủ Về ban hànhChương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020
- Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22-04-2013 của Chính phủ Quy định về
vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức
- Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiệnchế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị
- Thông tư số 07/2010/TT-BNV ngày 26/7/2010 của Bộ Nội vụ, Hướng dẫnthực hiện một số điều quy định tại Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 8 tháng 3năm 2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức;
Trang 23- Thông tư số 159/2010/TT-BTC ngày 15/10/2010 của Bộ Tài chính Quyđịnh công tác quản lý tài chính đối với việc xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thốngquản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt độngcủa các cơ quan hành chính nhà nước;
- Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy địnhviệc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho côngtác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;
- Thông tư số 97/2010/TT- BTC, ngày 16/7/2010 của Bộ Tài chính quy địnhchế độ công tác phí chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với các cơ quan nhà nước vàđơn vị sự nghiệp công lập;
- Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND, ngày 02 tháng 8 năm 2016 của Ủy banNhân dân huyện Thanh Oai về việc ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban Nhândân huyện Thanh Oai, nhiệm kỳ 2016-2021;
- Quyết định số 16/QĐ-UBND, ngày 08/11/2011 của Ủy ban Nhân dân huyệnThanh Oai về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổchức của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai
- Quyết định số 21/QĐ-UBND, ngày 06 tháng 8 năm 2016, của Ủy ban Nhândân huyện Thanh Oai về việc ban hành quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dânhuyện Thanh Oai
1.3 Cơ sở thực tiễn
Văn phòng của cơ quan hành chính Nhà nước, trải qua các giai đoạn củacách mạng Việt Nam, đã có những đóng góp quan trọng trong sự chỉ đạo, điều hànhcủa Chính phủ và UBND các cấp: Từ những ngày đầu khai sinh ra nước Việt NamDân chủ Cộng hòa, đến thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đến ngày cả nước hoàntoàn thống nhất và đến nay, văn phòng các cấp đã rất chủ động, tích cực, hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ tham mưu, giúp việc, phục vụ hậu cần, đảm bảo cho hoạt độngchỉ đạo, điều hành của Chính phủ và UBND các cấp liên tục, thông suốt, giànhđược những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
Trang 24Hơn 70 năm qua, Đảng bộ, Chính quyền Thành phố Hà Nội đã lãnh đạo, chỉđạo các cơ quan, ban ngành, các địa phương và toàn thể Nhân dân trong thành phốphát huy truyền thống đoàn kết, vượt qua khó khăn, đấu tranh đánh thắng thực dânPháp và đế quốc Mỹ xâm lược Đặc biệt, từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đến nay,Đảng bộ, chính quyền các cấp Thành phố Hà Nội đã lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảngviên, các tầng lớp Nhân dân tập trung trí tuệ và mọi nguồn lực xây dựng Đảng bộ,chính quyền thành phố ngày càng vững mạnh; kinh tế tăng trưởng và phát triển cao,
VH - XH có nhiều tiến bộ, QP - AN, chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo
và giữ vững; trên địa bàn thành phố không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh vàbền vững Đạt được những kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động thammưu, giúp việc của Văn phòng HĐND, Văn phòng UBND thành phố, Văn phòng Hộiđồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện trên địa bàn thành phố, trong đó có Vănphòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai
Trong giai đoạn 2012 - 2017, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dânhuyện Thanh Oai,Thành phố Hà Nội đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình
Văn phòng đã tổ chức thực hiện tốt công tác tham mưu, tổng hợp, phục vụcông tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thường trực HĐND,lãnh đạo UBND đảm bảo, đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng vàpháp luật của Nhà nước Tham mưu cho lãnh đạo huyện xây dựng, ban hành cácvăn bản kịp thời, đáp ứng được yêu cầu trên từng lĩnh vực, thời gian, lãnh đạo pháttriển KT - XH, đảm bảo AN - QP Giúp UBND huyện xây dựng và tổ chức thựchiện quy chế làm việc, chương trình công tác toàn khóa, hàng năm, quý, tháng, lịchlàm việc tuần của Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND; phối hợp với các đơn vịliên quan tham mưu xây dựng nội dung và tổ chức sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghịquyết của Trung ương, của UBND Thành phố Hà Nội và UBND huyện; tham mưuxây dựng, ban hành và theo dõi việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết và cácvăn bản chỉ đạo của HĐND, UBND huyện; tiếp nhận, xử lý và phân tích các thôngtin, văn bản, đơn thư theo đúng quy định, thành lập Ban tiếp công dân của huyệntheo Luật Tiếp công dân năm 2013; công tác văn thư, lưu trữ được thực hiện đúngquy định của Luật Lưu trữ năm 2011, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã đi vào
Trang 25nề nếp; công tác quản lý tài chính, tài sản cơ quan HĐND, UBND huyện được thựchiện tốt, việc bảo mật thông tin, hoạt động cơ yếu được duy trì theo đúng Pháp lệnhbảo vệ bí mật Nhà nước năm 2000 Công tác phục vụ, tổ chức các hội nghị, cáccuộc làm việc của lãnh đạo huyện được thực hiện chu đáo, đảm bảo đáp ứng đầy đủcác trang, thiết bị, phương tiện làm việc Đội ngũ công chức, nhân viên Văn phòng
có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, đoàn kết, một số đồng chí đã công tácnhiều năm trong lĩnh vực văn phòng nên có nghiệp vụ tốt, dày dạn kinh nghiệm,lãnh đạo văn phòng và cán bộ tham mưu có trình độ chuyên môn đại học và trên đạihọc, được đào tạo các chương trình trung cấp, cao cấp lý luận chính trị Chính độingũ cán bộ này sẽ có đóng góp cho việc nâng cao chất lượng công tác tham mưucủa Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai - Thànhphố Hà Nội trong thời gian tới
Bên cạnh những ưu điểm, trong hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhândân và Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai vẫn còn những hạn chế cần phải có cácgiải pháp, biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng công tác tham mưu Từnhững vấn đề trên, có thể khẳng định có đủ căn cứ, cơ sở khoa học và cơ sở thựctiễn để nâng cao chất lượng công tác tham mưu của Văn phòng Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai - Thành phố Hà Nội
2 NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
2.1 Bối cảnh thực hiện Đề án
Thanh Oai là huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội, phíaBắc và phía Tây Bắc giáp quận Hà Đông, phía Tây giáp huyện Chương Mỹ, phíaTây Nam giáp huyện Ứng Hòa, phía Đông Nam giáp huyện Phú Xuyên, phíaĐông giáp huyện Thường Tín và phía Đông Bắc giáp huyện Thanh Trì Diện tích tựnhiên của huyện là 132,2 km² Dân số là trên 204.000 người
Huyện có 21 xã, thị trấn, đến nay đã có 14/20 xã đạt chuẩn NTM, huyệnphấn đấu đến năm 2019 đạt chuẩn huyện Nông thôn mới theo quy đinh Về cơ cấukinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản12,6%; Công nghiệp - xây dựng 55,1%; Thương mại, dịch vụ 32,3% (Tính theo giáhiện hành) Thu nhập bình quân đầu người 37,5 triệu đồng/người/năm
Trang 26Những năm qua, đứng trước những thách thức, khó khăn, nhưng với sự quantâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của thành phố, Đảng bộ và Nhân dân huyện Thanh Oaibằng quyết tâm chính trị cao, cách làm sáng tạo, với những bước đi phù hợp với điềukiện thực tiễn đã làm tốt công tác tư tưởng trong toàn Đảng bộ tạo sự đồng thuận,thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, lãnh đạo, điều hành thực hiện cóhiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xâydựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ huyện đến cơ sở
Những năm gần đây, kinh tế của huyện có sự phát triển ổn định; đã hoàn thànhcác quy hoạch có tính định hướng xuyên suốt, lâu dài cho quá trình phát triển củahuyện, giá trị sản xuất hàng hóa tăng trưởng bình quân đạt 13%/năm; việc huy độngcác nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu của huyện được đặcbiệt quan tâm; đô thị của huyện ngày càng khang trang, nông thôn có nhiều đổi mới;các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều khởi sắc; chất lượng giáo dục và đào tạo từngbước được nâng lên; công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được coi trọng; chươngtrình lao động - việc làm, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm và thuđược kết quả tích cực; tình hình chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững;công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị thu được nhiều kết quả cao
Tuy nhiên, quy mô kinh tế của huyện còn khiêm tốn, sức cạnh tranh của sản
phẩm nông nghiệp của huyện còn yếu; lĩnh vực du lịch, dịch vụ phát triển chưatương xứng với tiềm năng; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội còn chưa đồng bộ Chấtlượng giáo dục - đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và một số lĩnh vực văn hóa, xãhội còn chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập và phát triển; đời sống của một số hộdân còn khó khăn Tình hình tội phạm và vi phạm trật tự xã hội còn tiềm ẩn nhữngdiễn biến phức tạp; quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực, có nơi, có lúc, có mặtchưa tốt Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thểnhân dân có mặt còn hạn chế
Nguyên nhân chủ yếu do công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền có lúc,
có nơi chưa chủ động, quyết liệt, còn thiếu kiểm tra, giám sát, đôn đốc; khả năng cụthể hóa các nhiệm vụ chính trị cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, cơquan, đơn vị còn hạn chế; có nơi còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại; việc phối hợp trong
Trang 27thực thi nhiệm vụ giữa các cơ quan, các ngành của huyện với cấp xã có việc, có lúcchưa đồng bộ; năng lực, trách nhiệm của một số cán bộ, đảng viên, công chức, viênchức chưa đáp ứng được yêu cầu
Nguyên nhân khách quan là huyện ngoại thành, xuất phát điểm thấp so vớimặt bằng chung của Thành phố, hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội còn chưa đồng bộ,chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, tỷ lệ giảm nghèo còn chưa thực sự bền vững;mặt khác do biến động của thị trường, thắt chặt chi tiêu công, thời tiết, thiên tai diễnbiến phức tạp đã ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
và tác động đến sản xuất, đời sống của nhân dân
2.2 Thực trạng chất lượng công tác tham mưu của văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai - Thành phố Hà Nội
2.2.1 Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện
Tính đến nay, cơ cấu tổ chức bộ máy của Văn phòng tổng số 23 đồng chí,trong đó có 19 đảng viên
- Lãnh đạo Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện có 04đồng chí gồm:
Trang 28+ Bộ phận kế toán tài vụ, thủ quỹ: 01 đồng chí.
+ Bộ phận văn thư: 01 công chức
+ Bộ phận lái xe: 04 nhân viên hợp đồng theo NĐ 68/2000/NĐ-CP
+ Bộ phận phục vụ: 04 nhân viên hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP.+ Bộ phận bảo vệ, nhà ăn: 03 nhân viên hợp đồng theo Nghị định68/2000/NĐ-CP
- Về cơ cấu giới tính: Nam: 10 người (43%); Nữ: 13 người (57%);
- Về cơ cấu độ tuổi: Dưới 30 tuổi: 02 người (9%); từ 30 - dưới 50 tuổi: 19
người (82%), trên 50 tuổi là 02 người (9%)
- Về trình độ chuyên môn: Thạc sỹ: 03 (13%); Đại học: 11 người (48%);Trung và sơ cấp: 09 người (39%);
- Về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp: 02 đồng chí (9%); Trung cấp: 06đồng chí (26%)
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện hoạt động theochế độ thủ trưởng, gồm có Chánh văn phòng, các phó chánh văn phòng, các chuyênviên và nhân viên
Tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai chialàm 3 lĩnh vực đó là:
(1) Lĩnh vực tham mưu – tổng hợp gồm: Ban Tiếp công dân, các chuyên viêntổng hợp và bộ phận văn thư
(2) Lĩnh vực tiếp nhận và trả kết quả và giải quyết các thủ tục hành chínhtheo cơ chế một cửa
(3) Lĩnh vực hành chính , quản trị
Trong những năm qua, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dânhuyện Thanh Oai thường xuyên quan tâm làm tốt công tác bồi dưỡng, nâng caotrình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và chăm lo đời sống của cán bộ,công chức, viên chức của cơ quan Tập thể lãnh đạo và cán bộ cơ quan Văn phòngnêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm trong công việc, nỗ lực vượt khó khăn, phấnđấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan