Trong thực tế ở địa phương Văn phòng Huyện ủy Văn Lâm luôn thực hiện đúng vị trí, vaitrò, chức năng, nhiệm vụ của mình; là nơi đầu tiên tiếp nhận và triển khai cácthông tin, chủ trương,
Trang 1ĐINH HỒNG QUYÊN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
THAM MƯU, GIÚP VIỆC CẤP ỦY HUYỆN VĂN LÂM,
TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2015-2020
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNHTRỊ
HÀ NỘI, THÁNG 5/2015
Trang 2ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THAM MƯU, GIÚP VIỆC CẤP ỦY HUYỆN VĂN LÂM,
TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2015-2020
Người thực hiện: Đinh Hồng Quyên
Lớp : B16-14
Chức vụ: Phó Chánh văn phòng
Đơn vị công tác: Huyện ủy Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Người hướng dẫn: Ths.GVC Phạm Thị Minh Thủy
HÀ NỘI, THÁNG 5/2015
Trang 3Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Học viện Chính trị khuvực I đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức lý luận trong suốtthời gian của khoá học Đặc biệt, là cô giáo Ths Phạm Thị Minh Thủy, Giảngviên chính khoa Xây dựng Đảng, người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn tácgiả trong suốt quá trình hoàn thành đề án này.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hưng Yên, Huyện ủyVăn Lâm, cơ quan Văn phòng Huyện ủy Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên và cácđồng nghiệp, bạn bè, gia đình và người thân đã tạo điều kiện giúp đỡ để tácgiả hoàn thành đề án với kết quả tốt nhất
Tác giả rất mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, góp ý, giúp
đỡ của các thầy cô giáo, các nhà khoa học cùng các đồng nghiệp để hoànthành tốt nhiệm vụ học tập, nghiên cứu và công tác tiếp theo
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2015
HỌC VIÊN
Đinh Hồng Quyên
Trang 5A MỞ ĐẦU
1 Lý do xây dựng đề án
Văn phòng nói chung và văn phòng cấp ủy nói riêng có vị trí rất quantrọng trong công tác lãnh đạo, điều hành công việc ở mọi cơ quan, đơn vị Đốivới cấp ủy các cấp, văn phòng là bộ phận thường trực, không thể thiếu vàluôn kề vai sát cánh cùng lãnh đạo chủ chốt của Đảng, cấp ủy các cấp trongviệc lãnh đạo chỉ đạo Vì vậy, sự ra đời của văn phòng cấp ủy gắn liền với sự
ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam Ngay từ tháng 10 năm 1930, tại hội nghịđầu tiên sau khi thành lập Đảng để thông qua Cương lĩnh chính trị tại QuảngChâu, Trung Quốc bộ phận Văn phòng Trung ương đã được thành lập Trảiqua hơn 85 năm xây dựng và trưởng thành, văn phòng cấp ủy đã hun đúc lên
truyền thống hết sức vẻ vang và vô cùng quý báu, đó là: “Tuyệt đối trung
thành, đoàn kết, sáng tạo, tận tụy, chu đáo, giữ vững nguyên tắc”.
Bác Hồ đã từng nói: “công tác văn phòng có tầm quan trọng đặc biệt,
giúp cho cán bộ lãnh đạo nắm được tình hình, cán bộ văn phòng nắm được tình hình sai thì lãnh đạo sẽ giải quyết công việc không đúng” 1 Trong thực tế
ở địa phương Văn phòng Huyện ủy Văn Lâm luôn thực hiện đúng vị trí, vaitrò, chức năng, nhiệm vụ của mình; là nơi đầu tiên tiếp nhận và triển khai cácthông tin, chủ trương, đường lối của Đảng (xử lý văn bản đến); không chỉtham mưu một nhiệm vụ cụ thể như các ban Đảng mà còn tham mưu cả trongviệc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng vàcông tác nội chính (từ năm 2012); văn phòng còn là đầu mối điều hoà mọimối quan hệ theo chiều ngang và theo chiều dọc của Thường trực, BanThường vụ, Ban Chấp hành đảng bộ huyện; thực hiện nhiệm vụ do Thườngtrực, Ban Thường vụ Huyện ủy giao như: đối nội, đối ngoại, thừa lệnh ra văn
1 Tết Nguyên Đán năm 1950 đến thăm Văn phòng TW Đảng Chiến khu Việt Bắc.
Trang 6bản, quản lý tài chính, tài sản của Đảng…; ở một góc độ khác, văn phòng là
bộ phận luôn được gần gũi lãnh đạo, được lãnh đạo tin tưởng tuyệt đối vàthường là người đầu tiên chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn với lãnh đạo
Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều cấp ủy chưa nhận thức đúng vị trí,vai trò, chức năng, nhiệm vụ của văn phòng cấp ủy, từ đó bố trí cán bộ làmcông tác văn phòng chưa có đủ năng lực, trình độ để có thể đảm đương vàthực hiện tốt nhiệm vụ của cán bộ làm công tác văn phòng cấp ủy; văn phòngcũng chưa được đặt ngang tầm với các ban Đảng khác (về nhân sự, ChánhVăn phòng Huyện ủy là Huyện ủy viên, không có vị trí trong Thường vụ; hầuhết cán bộ văn phòng cấp cơ sở chưa phải là công chức chuyên trách) Bêncạnh đó thì thực trạng hiện nay, bản thân đội ngũ cán bộ văn phòng nói chung
và lãnh đạo văn phòng nói riêng có nơi chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọngcủa mình; chưa được đào tạo chuyên nghiệp và có kiến thức toàn diện; còngặp nhiều bất cập, hạn chế trong quá trình tham mưu, giúp việc cấp ủy: cóviệc tham mưu chưa đúng, chưa trúng; tác phong lề lối chậm đổi mới, nănglực xử lý tình huống của một số đồng chí còn yếu; tham mưu giúp cấp ủy xâydựng các văn bản; phục vụ việc tổng hợp thông tin, tổ chức hội nghị; việc tổchức thực hiện công tác văn thư lưu trữ, ứng dụng công nghệ thông tin cònchưa đáp ứng tốt yêu cầu; chưa mạnh dạn và cương quyết kiến nghị xử lý cácvấn đề thuộc chức năng, thuộc về lãnh đạo của cấp ủy cơ sở v.v Nếu để kéodài những hạn chế, bất cập trên sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của văn phòng;ảnh hưởng đến chất lượng công tác lãnh đạo, diều hành của cấp ủy huyện
Với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra và sự quan tâm của Đảng trong việc xâydựng đội ngũ cán bộ văn phòng cấp ủy các cấp, với những kiến thức đã đượctiếp thu qua khoá học này, tôi thấy hoàn toàn có triển vọng, điều kiện để nângcao chất lượng công tác tham mưu, giúp việc cấp ủy huyện Văn Lâm, tỉnhHưng Yên; góp phần nâng cao năng lực, sức chiến đấu của đảng bộ; nâng cao
Trang 7chất lượng, hiệu quả công tác điều hành, quản lý ở địa phương Do đó, tôi
chọn đề tài: "Nâng cao chất lượng công tác tham mưu, giúp việc cấp ủy
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2015-2020" làm đề án tốt nghiệp
Là luận cứ lý luận, khoa học đề ra các định hướng, giải pháp nâng caochất lượng hoạt động của Văn phòng Huyện ủy Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên giaiđoạn 2015-2020; nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng về vị trí, vai trò củaVăn phòng Huyện ủy
Huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện đề án; đồng thời kiếnnghị, đề xuất phù hợp, chính đáng về nâng cao hiệu quả hoạt động của vănphòng cấp ủy các cấp
2.2 Mục tiêu cụ thể
Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ văn phòng, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng,chất lượng cán bộ biên chế theo quy định số 220-QĐ/TW, ngày 27/12/2013
của Ban Bí thư Trung ương quy định về“chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy”
Tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của Thường trực, giúp Ban Chấphành, Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng và thực hiện nghiêm các quy chế
đã đề ra; bổ sung và hoàn thiện quy chế làm việc của Văn phòng Huyện ủy,các quy chế phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan
Thực hiện tốt nhiệm vụ trung tâm tổng hợp thông tin; đẩy mạnh côngtác nắm tình hình, phân tích và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác đến
Trang 8thường trực, ban thường vụ Tham mưu đúng, trúng mọi nội dung; nâng caonăng lực xử lý tình huống của mỗi đồng chí làm công tác văn phòng, nhất làlãnh đạo văn phòng
Đổi mới được công tác văn thư, lưu trữ theo đúng những quy định vềphông lưu trữ Đảng cộng sản Việt Nam; thể thức văn bản của Đảng; lập hồ sơ
và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng các cấp.Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, ưu tiên đẩy mạnh ứng dụng công nghệthông tin vào hoạt động văn phòng
Tăng cường công tác quản lý tài chính, tài sản theo hướng kịp thời, đầy
đủ, linh hoạt và hiệu quả Hiện đại hóa cơ sở vật chất; thường xuyên quantâm, động viên đội ngũ cán bộ làm công tác văn phòng
3 Giới hạn của đề án
- Đối tượng áp dụng đề án: Huyện ủy Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
- Phạm vi thực hiện đề án: Văn phòng cấp ủy huyện Văn Lâm, tỉnhHưng Yên
- Thời gian thực hiện đề án: Phân tích đánh giá chất lượng tham mưu,giúp việc cấp uỷ tại Đảng bộ huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015 và phương hướng chung, giải pháp cho những năm 2015-2020
Trang 9B NỘI DUNG
1 Cơ sở xây dựng đề án
1.1 Cơ sở khoa học
1.1.1 Khái niệm về văn phòng cấp ủy
Cùng với sự phát triển của nền quản trị hiện đại, với sự bùng nổ thông tin
và nhu cầu thu thập, xử lý thông tin đề ra các quyết định quản lý kịp thời là mộtkhối lượng công việc “khổng lồ” mà các nhà quản lý khó lòng kham nổi, hoặc
có làm được thì cũng sẽ mất nhiều thời gian, công sức mà lẽ ra có thể đầu tư vàonhững vấn đề to lớn hơn kế hoạch, chiến lược phát triển của công ty, tổ chức,đơn vị Để giúp các nhà lãnh đạo, quản lý có thông tin đầy đủ, chính xác, kịpthời cho việc ra các quyết định quản lý, văn phòng từ quan niệm “công văn, giấytờ” đã đảm nhiệm thêm chức năng, nhiệm vụ mới là thu thập, xử lý, bảo quản,chuyển tải thông tin đảm bảo cho việc ra quyết định của nhà quản lý cũng nhưnhững điều kiện vật chất cho các nhà quản lý hoạt động
Văn phòng tồn tại gắn liền với mỗi cơ cấu, loại hình tổ chức và thammưu, giúp việc cho các nhà quản lý, nên việc xác định phạm vi độc lập củavăn phòng chỉ mang tính chất tương đối Thông thường có thể xác định vănphòng theo các cách sau:
Văn phòng theo nghĩa rộng bao gồm bộ máy quản lý của đơn vị từ cấpcao đến cơ sở với các nhân sự làm tham mưu cho hệ thống quản lý nói riêng.Văn phòng có đầy đủ tư cách pháp nhân trong hoạt động đối nội, đối ngoại đểthực hiện mục tiêu chung của tổ chức
Văn phòng theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm bộ máy tham mưu giúp việc chonhà quản lý trong những công việc theo chức năng được giao; là cấu thành trong
cơ cấu tổ chức, chịu sự điều hành của nhà quản lý lãnh đạo các cấp
Dù theo nghĩa rộng hay hẹp thì văn phòng cũng là một thực thể tồn tạikhách quan có hệ thống cơ cấu tổ chức, được quản lý, điều hành theo mục
Trang 10tiêu nhất định Tuy nhiên, thông thường văn phòng tồn tại theo nghĩa hẹpđược chấp nhận nhiều hơn để tránh trùng lặp với một tổ chức, cơ quan (cơquan, đơn vị ) trong việc xác định chức năng, nhiệm vụ và địa vị pháp lý củavăn phòng.
Như vậy, văn phòng được xác định là văn phòng chức năng, trên thực
tế, văn phòng tồn tại như một thực thể, nên có nhiều cách tiếp cận khác nhau,chính vì vậy mà hiện nay người ta có nhiều quan niệm về văn phòng
Theo phương diện tổ chức, văn phòng là một đơn vị cấu thành của tổchức bao gồm các yếu tố cấu thành phù hợp với chức năng nhiệm vụ đượcgiao theo định hướng hoạt động chung của tổ chức
Theo chức năng tổ chức, văn phòng là một thực thể tồn tại để thực hiệncác hoạt động tham mưu, tổng hợp, hành chính hậu cần theo yêu cầu của các nhàquản lý Theo tính chất hoạt động, văn phòng là một thực thể tồn tại để thựchiện việc quản lý thông tin phục vụ cho sự điều hành của các nhà lãnh đạoquản lý Với cách tiếp cận khác nhau trên đây, có thể hiểu: Văn phòng là mộtthực thể tồn tại khách quan trong mỗi cơ quan (tổ chức), để thực hiện cácchức năng tham mưu, giao tiếp, thu nhận và xử lý thông tin nhằm phục vụcho lãnh đạo quản lý của cơ quan (tổ chức đó)
Văn phòng Huyện ủy là bộ phận tham mưu, giúp việc trực tiếp chothường trực, ban thường vụ, ban chấp hành đảng bộ, đặt dưới sự quản lý, chỉ đạotrực tiếp của thường trực huyện ủy là một cơ quan trong hệ thống các ban củacấp ủy (văn phòng, ban tuyên giáo, ban tổ chức, ban dân vận, ủy ban kiểm tra)
1.1.2 Vị trí, vai trò của văn phòng Huyện ủy
Với vị trí vai trò của văn phòng cấp ủy là bộ phận gần gũi, có quan hệmật thiết với cấp ủy, ban thường vụ và thường trực cấp ủy Do văn phòng trợgiúp cho cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy về công tác thông tin điềuhành nên mối quan hệ giữa chúng luôn bảo đảm tính thường xuyên Một mặt
Trang 11xuất phát từ đặc điểm của quản lý thông tin, mặt khác là do việc cung cấp cácđiều kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ cho quá trình quản lý điều hành của tổchức Đây là hai vấn đề quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện chứcnăng nhiệm vụ của văn phòng.
Là bộ phận trung gian thực hiện các việc nối tiếp các mối quan hệ trongquản lý điều hành cấp ủy Đây là hoạt động diễn ra rất phong phú và đa dạngcho nên cấp ủy không chỉ giao cho văn phòng làm nhiệm vụ tiếp nhận, dựthảo,các nội dung chương trình kế hoạchlên lịch công tác, xếp đặt các mốiquan hệ mà còn ủy nhiệm cho văn phòng trực tiếp xem xét giải quyết một sốvấn đề theo phân cấp của cấp ủy, ban thường vụ và thường trực cấp ủy
Là bộ phận thực hiện nhiệm vụ mang tính thường xuyên, liên tục trongcác cơ quan đảng Khác với các ban Đảng khác văn phòng không chỉ đảmnhận việc thu thập, xử lý thông tin mà còn quản lý và cung cấp các điều kiệnvật chất, phương tiện kỹ thuật cho hoạt động của cấp ủy, nên hoạt động củavăn phòng cũng phải gắn liền với hoạt động của cấp ủy
Có thể nói, văn phòng cấp ủy được coi là vị trí trung tâm kết nối hoạtđộng quản lý điều hành giữa cấp ủy với các ban tham mưu của cấp ủy
Văn phòng là trung tâm thực hiện quá trình quản lý điều hành của cấp ủy Một là, tham mưu giúp cấp ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương
trình làm việc toàn khóa của ban chấp hành; chương trình làm việc hằng năm,hằng quý, hằng tháng của ban thường vụ và lịch công tác hằng tuần củathường trực cấp ủy
Hai là, tham gia, phối hợp cùng các ban đảng tham mưu, giúp cấp ủy
xây dựng quy chế làm việc của cấp ủy; đồng thời, là đầu mối giúp thường trựccấp ủy điều hòa, phối hợp và tổ chức công việc bảo đảm cho ban chấp hành,ban thường vụ và thường trực cấp ủy hoạt động theo đúng quy chế làm việc.Thông qua tham mưu của văn phòng cấp ủy trong việc xây dựng và tổ chức
Trang 12thực hiện quy chế làm việc, đã giúp cho hoạt động của cấp ủy ngày càng thựchiện tốt và phân định rõ hơn giữa trách nhiệm, quyền hạn của tập thể và cánhân, nhất là người đứng đầu cấp ủy; xác định rõ hơn chế độ làm việc và cácmối quan hệ công tác của cấp ủy; thực hiện tốt hơn các nguyên tắc Đảng, nhất
là nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt cấp ủy, giữ vững vai trò lãnhđạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội, không bao biện, làm thaynhưng cũng không buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng đối với những công việccủa chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, góp phần thựchiện cải cách hành chính và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
Ba là, tham mưu giúp cấp ủy chuẩn bị tốt chương trình, nội dung và
phục vụ chu đáo các hội nghị của ban chấp hành, ban thường vụ, các cuộchọp của thường trực cấp ủy và chuyến thăm, làm việc của các đồng chí bí thư,phó bí thư thường trực với các địa phương, đơn vị cơ sở Văn phòng cấp ủytheo dõi, đôn đốc, tham gia chuẩn bị các đề án và thẩm định về yêu cầu, phạm
vi, quy trình, tiến độ chuẩn bị và thể thức văn bản của đề án trình cấp ủy; thựchiện tốt việc văn bản hóa các quyết định của cấp ủy sau hội nghị Ngoài ra,Văn phòng cấp ủy còn chủ trì xây dựng một số đề án và trực tiếp biên tậpnhiều nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy; tham mưu cho cấp ủy đổi mới cách tổchức hội nghị, đổi mới cách ra nghị quyết, chỉ thị và việc quán triệt, tổ chứcthực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy, góp phần đổi mới phương thức lãnhđạo của Đảng
Là nơi tiếp nhận tất cả các mối quan hệ, nhất là quan hệ đối ngoại
Tham gia, phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu, đề xuất vớicấp ủy một số chủ trương về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, vềcông tác nội chính và đối ngoại tại địa phương theo yêu cầu và nhiệm vụ đượcgiao; tham gia góp ý với cơ quan nhà nước trong việc cụ thể hóa đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực kinh
Trang 13tế - xã hội và đối ngoại, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; phốihợp với các cơ quan chức năng tham mưu giúp ban thường vụ, thường trựccấp ủy chỉ đạo công tác nội chính, chỉ đạo xử lý các vụ việc, vụ án nghiêmtrọng ở địa phương theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước; tham mưu, đềxuất với thường trực cấp ủy giải quyết, xử lý các đơn, thư của cán bộ, đảngviên và nhân dân gửi đến cấp ủy, phối hợp tổ chức tiếp công dân tại trụ sở tiếpcông dân Làm tốt việc tham mưu giúp ban thường vụ, thường trực cấp ủy chỉđạo, kiểm tra, sơ kết, tổng kết thực hiện các nghị quyết, các nhiệm vụ pháttriển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh và về công tác nội chính địa phương.
Là cầu nối giữa cấp ủy với cấp ủy cấp trên, cấp ủy cấp dưới, cũng như với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội, doanh nghiệp
Là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo, thông qua việc theodõi, nắm tình hình và các sản phẩm thông tin của văn phòng, văn phòng cấp
ủy đã kịp thời cung cấp thông tin nhiều chiều, đề xuất nhiều ý kiến có giá trịthực tiễn cho cấp ủy, đóng góp vào quá trình ra các quyết định quan trọng củalãnh đạo Hầu hết, văn phòng đã giúp cấp ủy thực hiện tốt chế độ cung cấpthông tin cho các cấp ủy viên; theo dõi, đôn đốc các ban đảng, cấp ủy, đảng
ủy và tổ chức đảng trực thuộc thực hiện đúng chế độ thông tin, báo cáo chocấp ủy theo quy định; giúp thường trực cấp ủy thực hiện nghiêm chế độ thôngtin, báo cáo định kỳ, đột xuất lên cấp trên
Bảo đảm điều kiện vật chất cho hoạt động của cấp ủy, làm tốt công tác lưu trữ và hướng dẫn nghiệp vụ cho văn phòng cấp ủy cấp dưới.
Tham mưu giúp cấp ủy quản lý tài chính, tài sản của đảng bộ; bảo đảmhậu cần cho hoạt động của cấp ủy và các ban tham mưu, giúp việc của cấp ủy.Đến nay, hầu hết văn phòng cấp ủy được ban thường vụ ủy quyền là đại diệnchủ sở hữu tài sản của đảng bộ; thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý tài chính,tài sản, các chế độ chi tiêu ngân sách của cấp ủy, cơ quan đảng trực thuộc theoquy định của Đảng và Nhà nước; bảo đảm các điều kiện vật chất và các trang
Trang 14thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của ban chấp hành, ban thường vụ vàthường trực cấp ủy, bảo đảm tài chính và một số điều kiện vật chất khác chocác cơ quan chức năng trong việc quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư xâydựng cơ bản, đầu tư các dự án cho các cơ quan đảng theo đúng quy định củapháp luật
Làm tốt công tác văn thư, lưu trữ; thực hiện tốt chế độ bảo vệ bí mậtcủa Đảng và Nhà nước; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong côngtác Nhiều văn phòng cấp ủy đã có những đổi mới, nâng cao chất lượngnghiệp vụ, góp phần thực hiện ngày càng có nền nếp, khoa học, chặt chẽ quátrình tiếp nhận, xử lý, nhân sao, in ấn và phát hành tài liệu, văn kiện Đảngđảm bảo kịp thời, chính xác, an toàn, bí mật và tiết kiệm; từng bước nâng caohiệu quả công tác lưu trữ, nhất là quá trình thu thập, chỉnh lý, bảo vệ và khaithác lâu dài các tài liệu, văn kiện Đảng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầulãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy
Hướng dẫn, bồi dưỡng và kiểm tra nghiệp vụ công tác đối với vănphòng cấp ủy cấp dưới Nhiều văn phòng cấp ủy đã coi trọng việc tổng kếtthực tiễn, đúc rút kinh nghiệm về công tác văn phòng cấp ủy; trên cơ sở tàiliệu và tranh thủ sự hướng dẫn, giúp đỡ của văn phòng cấp trên, trực tiếp bồidưỡng và kiểm tra nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy cấp mình và đối vớivăn phòng cấp ủy cấp dưới, văn phòng các cơ quan đảng trực thuộc
Vì vậy, để giúp cấp ủy thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra, văn phòng cấp
ủy là người đầu tiên chịu trách nhiệm giúp cấp ủy triển khai việc cụ thể hóa,
tổ chức nghị quyết mà đại hội đảng bộ thông qua
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng huyện ủy
Lịch sử ra đời, phát triển và trưởng thành của hệ thống văn phòng cấp
ủy, trong đó có văn phòng cấp ủy huyện gắn liền với lịch sử vẻ vang củaĐảng Cộng sản Việt Nam, với lịch sử ra đời, phát triển và trưởng thành của
Trang 15các Đảng bộ và cấp ủy địa phương Công tác văn phòng cấp ủy cũng luôn gắnliền và trực tiếp nhất với công việc hằng ngày của cấp ủy và các đồng chí lãnhđạo cao nhất của cấp ủy
Cùng với sự phát triển của cách mạng, của sự nghiệp đối mới đất nước;vai trò, vị trí lãnh đạo của Đảng ngày càng được tăng cường; phương thứclãnh đạo của Đảng ngày càng được đổi mới thì chức năng của văn phòng cấp
ủy cũng ngày được đổi mới thì chức năng của văn phòng cấp ủy ngày càngđược hoàn thiện:
Thời kỳ đầu của cách mạng (1930-1935) khi các xứ ủy, khu ủy, tỉnh ủy,thành ủy và các tổ chức đảng trực thuộc được thành lập, mặc dù tổ chức vănphòng cấp ủy lúc đó chưa chính thức được thành lập, nhưng công tác vănphòng cấp ủy bắt đầu được hình thành do các tổ chức công tác hoặc các đồngchí lãnh đạo chủ chốt cấp ủy đảm nhiệm, với các công việc chủ yếu như: Bảođảm việc in ấn tài liệu, phát hành, vận chuyển công văn tài liệu, truyền đơncủa Đảng, giao thông liên lạc, đưa đón và bảo vệ cán bộ; giữ vững mối liên
hệ, sự lãnh đạo, sự chỉ đạo liên tục, thông suốt của Trung ương đối với cấp ủyđịa phương trong cả nước
Sau cách mạng Tháng Tám, nhất là từ sau tháng 5-1947, khi Văn phòngTrung ương Đảng cũng như nhiều văn phòng cấp ủy địa phương chính thứcđược thành lập, cùng với sự trưởng thành chung của hệ thống văn phòng cấp
ủy, công tác văn phòng cấp ủy đã có bước thay đổi quan trọng, không chỉ đảmnhiệm những công việc phục vụ cấp ủy mà còn tham mưu, giúp cấp ủy trongviệc soạn thảo các văn kiện, tài liệu; theo dõi tổng hợp, kiến nghị, đề xuất vớicấp ủy trong tổ chức điều hành công việc lãnh đạo tại địa phương Do đó, tạiHội nghị của cán bộ văn phòng toàn quốc họp lần đầu tiên tại Việt Bắc(1949), Trung ương Đảng đã xác định: Văn phòng cấp ủy là cơ quan giúp việccấp ủy hằng ngày cũng như các ban chuyên môn khác của Đảng
Trang 16Tháng 12-1977, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 25-CT/TWxác định: Văn phòng là một cơ quan chuyên môn trực tiếp giúp cấp ủy điềuhành công việc hằng ngày
Ngày 8-4-1993, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 16-CT/TW
về tăng cường chỉ đạo công tác văn phòng tỉnh ủy, thành ủy, trong đó xácđịnh: Văn phòng tỉnh ủy, thành ủy là cơ quan thuộc hệ thống các ban đảng, cóchức năng tham mưu giúp cấp ủy, trực tiếp là giúp ban thường vụ và thườngtrực tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của Đảng
Khác với Trung ương và cấp tỉnh, cấp ủy cấp huyện là cấp lãnh đạo, chỉđạo tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách,pháp luật của Nhà nước tại địa phương Vì vậy, chức năng, nhiệm vụ của Vănphòng cấp ủy cấp huyện được thu gọn hơn so với văn phòng tỉnh ủy, thành ủy,phù hợp với vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cấp huyện
Đến nay, Trung ương mới ban hành cụ thể một văn bản đó là Quy định
số 220-QĐ/TW, ngày 27/12/2013 quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ củaVăn phòng các huyện ủy, thành ủy với các nội dung cụ thể sau đây:
* Về chức năng:
Theo Từ điển bách khoa tiếng Việt: Chức năng “là hoạt động, là tácdụng bình thường hoặc đặc trưng của một vật, một tổ chức, một cơ quan haymột hệ thống tổ chức, cơ quan nào đó”
Cùng với sự phát triển của cách mạng, sự nghiệp đổi mới đất nước; vaitrò lãnh đạo của Đảng ngày càng được tăng cường, phương thức lãnh đạo củaĐảng ngày càng được đổi mới thì chức năng của văn phòng cấp ủy cũng ngàycàng hoàn thiện Theo quy định của Đảng thì văn phòng huyện ủy có hai chứcnăng chính:
Một là, Văn phòng cấp ủy là cơ quan tham mưu, giúp việc huyện ủy mà
trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ và thường trực huyện ủy trong tổ
Trang 17chức, điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động các cơ quantham mưu, giúp việc huyện ủy; là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ sựlãnh đạo, chỉ đạo của huyện ủy
Hai là, Trực tiếp quản lý tài sản, tài chính của huyện ủy và bảo đảm cơ
sở vật chất cho các hoạt động của huyện ủy, ban thường vụ, thường trựchuyện ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc huyện ủy
* Về nhiệm vụ:
Theo Từ điển bách khoa tiếng Việt, nhiệm vụ “là công việc phải làm vìmột mục đích và trong một thời gian nhất định” Có 5 nhóm nhiệm vụ (18công việc cụ thể) phù hợp với chức năng của văn phòng Năm nhóm nhiệm vụ
đó là:
Một là, nghiên cứu, đề xuất.
Hai là, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát.
Ba là, thẩm định, thẩm tra.
Bốn là, phối hợp
Năm là, thực hiện một số nhiệm vụ do Ban Thường vụ, Thường trực
Huyện ủy giao
Tuy nhiên, căn cứ vào 2 chức năng với 5 nhóm nhiệm vụ đã nêu có thểđược cụ thể hóa thành 9 nhiệm vụ chủ yếu như sau:
a) Giúp cấp ủy, Ban Thường vụ và Thường trực cấp ủy xây dựng và tổchức thực hiện chương trình công tác toàn khóa của cấp ủy; chương trìnhcông tác năm, quý, tháng của ban thường vụ và lịch công tác tuần của thườngtrực cấp ủy; theo dõi tình hình thực hiện chương trình công tác để kiến nghị
bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan chứcnăng giúp cấp ủy, ban thường vụ và thường trực cấp ủy xây dựng và tổ chứcthực hiện quy chế làm việc của cấp ủy; sơ kết, tổng kết việc thực hiện và sửađổi, bổ sung quy chế khi thấy cấn thiết
Trang 18Là đầu mối phối hợp, điều hòa chương trình công tác của đồng chí bíthư, các phó bí thư và một số hoạt động của các đồng chí ủy viên ban thường
vụ để thực hiện quy chế làm việc về chương trình công tác của cấp ủy; giúpthường trực cấp ủy phối hợp, điều hòa hoạt động của các ban Đảng, các cơquan của cấp ủy để phục vụ cho hoạt động chung của cấp ủy
Tổ chức phục vụ các hội nghị của ban chấp hành, ban thường vụ và cáccuộc họp của thường trực cấp ủy, các cuộc làm việc của đồng chí bí thư, cácphó bí thư, ủy viên ban thường vụ được thường vụ phân công; tham gia tổchức phục vụ Đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện Tổ chức ghi biên bản, lập
hồ sơ hội nghị cấp ủy
Giúp thường trực cấp ủy xử lý, điều hành công việc hàng ngày của cấp ủy.b) Chủ trì hoặc phối hợp với các ban đảng, các ngành chức năng của ủyban nhân dân, các đoàn thể xây dựng một số hội nghị quyết, chỉ thị, chươngtrình hành động và đề án do cấp ủy giao; theo dõi, đôn đốc, thẩm tra việcchuẩn bị đề án, nghị quyết, chỉ thị do các ban đảng, các cơ quan chức năngcủa ủy ban nhân dân và các đoàn thể chủ trì xây dựng để trình cấp ủy về yêucầu, phạm vi, quy trình, tiến độ chuẩn bị và thể thức văn bản Trực tiếp vănbản hóa hoặc đôn đốc việc văn bản hóa các quyết định, kết luận của cấp ủy
c) Phối hợp với các cơ quan có liên quan giúp cấp ủy theo dõi, tổng hợptình hình thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động, đề án, cácquyết định của cấp ủy và của cấp ủy cấp trên; phối hợp tham mưu cho cấp ủychỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghịquyết, chỉ thị của Đảng tại địa phương
d) Tổ chức công tác thông tin phục vụ sự lãnh đạo của cấp ủy; thựchiện chế độ cung cấp thông tin cho cấp ủy viên cấp huyện và cho cấp ủy, tổchức đảng và đảng ủy trực thuộc, các ban, ngành, đoàn thể theo quy chế hoạtđộng của cấp ủy Giúp thường trực cấp ủy thực hiện chế độ thông tin, báo cáo
Trang 19định kỳ và đột xuất lên tỉnh ủy, thành ủy, theo dõi, đôn đốc của ban đảng, cáccấp ủy, đảng ủy trực thuộc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định
e) Tiếp nhận, nghiên cứu các đơn, thư gửi đến cấp ủy, đề xuất ý kiến xửlý; chuẩn bị nội dung và tham dự các buổi tiếp dân của thường trực cấp ủy;theo dõi, đôn đốc việc giải quyết một số đơn, khiếu nại, tố cáo được thườngtrực cấp ủy giao
g) Đảm bảo công tác văn thư, lưu trữ đúng với quy định hiện hành; tiếpnhận, phát hành và quản lý tài liệu, văn bản bảo đảm chặt chẽ, kịp thời, antoàn, bí mật
Bảo vệ, bảo quản an toàn, khai thác, sự dụng có hiệu quả tài liệu tại kholưu trữ của cấp ủy cấp huyện; tổ chức thu thập, sưu tầm đầy đủ nguồn, thànhphần tài liệu thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ cấp huyện Phối hợp với vănphòng tỉnh ủy, thành ủy hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra công tác văn thư,lưu trữ của các cấp ủy cơ sở, cơ quan trực thuộc cấp ủy và các tổ chức chínhtrị - xã hội ở địa phương
Quản lý, khai thác mạng cơ yếu, mã dịch theo quy định hiện hành (nếu có).h) Phối hợp với văn phòng tỉnh ủy, thành ủy quản lý, vận hành, bảo vệmạng thông tin của cấp ủy Bảo đảm kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tintrong văn phòng cấp ủy và các cơ quan đảng Hướng dẫn ứng dụng công nghệthông tin cho các đảng ủy xã, phường, thị trấn
Xây dựng và phối hợp với văn phòng tỉnh ủy, thành ủy thực hiện kếhoạch bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ văn phòng cấp ủy và công nghệthông tin cho cấp ủy viên, cán bộ văn phòng cấp ủy, cán bộ chủ chốt các cấp
ủy cơ sở và cơ quan trực thuộc cấp ủy cấp huyện
Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, tổ chức bảo vệ an toàn nơi làmviệc của cấp ủy
i) Thực hiện quản lý tài chính, tài sản của đảng bộ theo đúng quy định
Trang 20hiện hành; bảo đảm tài chính và các điều kiện vật chất cho hoạt động của cấp
ủy và các cơ quan trực thuộc cấp ủy cấp huyện
Chủ động kiến nghị với ban thường vụ, thường trực cấp ủy có chế độchi tiêu đặc thù, phù hợp để động viên, khuyến khích cán bộ công tác tại vănphòng cấp ủy và các ban của cấp ủy
k) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ, Thường trực cấp
ủy giao
1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý
- Quy định số 219-QĐ/TW, ngày 27/12/2013 của Ban Bí thư về “chức
năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc tỉnh
ủy, thành ủy”.
- Hướng dẫn số 23-HD/VPTW, ngày 06/11/2009 của Văn phòng Trungương Đảng về hướng dẫn quy chế làm việc của Văn phòng Tỉnh ủy, Thành ủy
- Quy định số 220-QĐ/TW, ngày 27/12/2013 của Ban Bí thư về “chức
năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc huyện ủy, quận ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy”.
- Luật Lưu trữ số 01 ngày 1/1102011 của Quốc hội
- Chỉ thị số 58/CT/TW, ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về “đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH”
- Nghị quyết số 06-NQ/HU, ngày 20/8/2013 “về tiếp tục đổi mới công
tác văn phòng huyện ủy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”
- Quyết định số 112-QĐ/HU, ngày 28/9/2013 của Huyện ủy Văn Lâm
“về ban hành quy chế chi tiêu nội bộ”.
- Quy chế làm việc của ban chấp hành đảng bộ huyện; Quy chế làmviệc của Văn phòng Huyện ủy Văn Lâm
1.3 Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn tổ chức hoạt động trong 5 năm qua (2010-2015), Văn phòng
Trang 21Huyện ủy đã tham mưu giúp Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành các văn bảnphù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới; tổ chức thực hiện tốt các nộidung chương trình làm việc toàn khóa, hàng năm, hàng quý cho Ban Thường
vụ và Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; sắp xếp lịch công tác hàng tuần, hàngtháng của Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy đảm bảo khoahọc, hợp lý Phối hợp và trực tiếp tham mưu việc sơ kết, tổng kết các chỉ thị,nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy và Huyện ủy; tham mưu xây dựng,ban hành và theo dõi việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, thông báo,kết luận các chương trình hành động triển khai thực hiện nghị quyết đại hộiđảng các cấp; các chương trình, đề án thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộtạo sự chuyển biến tích cực, góp phần giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo sát yêucầu thực tiễn đặt ra, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Ban chấp hành Đảng
bộ trên các lĩnh vực xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo anninh-quốc phòng… Bên cạnh đó, Văn phòng Huyện ủy cũng đã chủ độngtham mưu xử lý đơn thư theo đúng thẩm quyền Công tác văn thư, lưu trữđược chú trọng, việc ứng dụng công nghệ thông tin bước đầu đi vào hoạtđộng có nề nếp Các công tác khác như quản lý tài chính, tài sản, công tácquản trị, hành chính - cơ yếu được đảm bảo tốt Cán bộ lãnh đạo Văn phòngHuyện ủy có năng lực công tác và có một số đồng chí cán bộ chuyên môn cókinh nghiệm công tác văn phòng Chính đội ngũ cán bộ này sẽ có đóng gópcho việc nâng cao chất lượng hoạt động của Văn phòng Huyện ủy trong thờigian tới
Tuy nhiên, từ thực tế công tác cho thấy, hoạt động của văn phòng cònnhững hạn chế, bất cập đó là: Thực trạng đội ngũ cán bộ còn thiếu, không ổnđịnh, trình độ chưa đồng đều; chưa có sự bao quát, toàn diện trong thực hiệnnhiệm vụ tham mưu, giúp việc Trong công tác tham mưu, việc xây dựng và
tổ chức thực hiện chương trình làm việc có nội dung chưa toàn diện, chất
Trang 22lượng hiệu quả chưa cao; chế độ làm việc của cấp ủy, ban thường vụ có lúcchưa thực sự khoa học, phù hợp; nắm tình hình cơ sở chưa chặt chẽ, thườngxuyên, các kênh tiếp cận thông tin còn ít; duy trì các mối quan hệ đối ngoại,ngoại giao chưa mang lại hiệu quả cao; công tác lễ tân, phục vụ có hội nghịchưa chu đáo Trong công tác giúp việc có việc sắp xếp, bố trí chưa có nề nếp
và đi vào chiều sâu, cơ sở vật chất thiếu đồng bộ, việc ghi chép, tổng hợp một
số kỳ họp chưa đầy đủ; chưa tập hợp, lưu trữ chưa kịp thời, nhiều văn bản lưuchưa đầy đủ Chưa chủ động và kiên quyết trong đề đạt ý kiến tham mưutrong một số vấn đề liên quan đến nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội; thiếunhạy bén và sáng tạo trong công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý tàichính, tài sản của Đảng
Tóm lại, Văn phòng Huyện ủy Văn Lâm có đủ cơ sở khoa học và cơ sởthực tiễn để nâng cao chất lượng hoạt động trong công tac tham muu, giúpviệc thuộc chức năng nhiệm vụ của mình
2 Nội dung thực hiện của đề án
2.1 Bối cảnh thực hiện đề án
Đất nước đang tiếp tục sự nghiệp đổi mới và hội nhập sâu rộng, cũng làyêu cầu tất yếu trong thời đại ngày nay; trong khi tình hình quốc tế luôn có sựbiến đổi không ngừng và khôn lường; kể từ khi vụ khủng bố 11/9/2001 xảy
ra, Mỹ và Liên minh Châu Âu điều chỉnh chiến lược; dưới chiêu bài chốngkhủng bố Liên minh do Mỹ đứng đầu đã đơn phương xâm phạm chủ quyềnlãnh thổ một số nước ở Trung Đông, Mỹ soay trục sang khu vực Châu Á TháiBình Dương; đứng sau các cuộc cách mạng màu ở một số nước Đông Âu, lật
đổ các chính phủ thân Nga… và xu thế vừa hợp tác vừa đấu tranh trở thànhbình diện rõ trong quan hệ giữa các nước lớn và mọi quốc gia; tình hình suythoái kinh tế thế giới những năm qua đã ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc giađổi mới và hội nhập, trong đó có Việt Nam Nhiều vấn đề tưởng xa xôi đang
Trang 23hiện hữu rất gần trong đời sống nhân dân; đó là việc bóc lột kiểu mới của chủnghĩa tư bản trong các nhà máy, xí nghiệp; sự tác động mặt trái của nền kinh
tế thị trường (tình trạng ô nhiễm môi trường, xuống cấp về giá trị đạo đức;nguy cơ bất ổn trong xã hội); sự đe dọa đến an ninh và chủ quyền lãnh thổ…đang đặt ra những vấn đề đòi hỏi Đảng, cấp ủy các cấp cần nhìn nhận, đánh giákhách quan và chủ động đề ra đường lối lãnh đạo cho phù hợp, hiệu quả
Đối với tình hình trong nước hiện nay, về cơ bản công cuộc đổi mới vàhội nhập đang mang lại kết quả rõ rệt, từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, dân tríthấp đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội và trở thành nước có thu nhậptrung bình (thấp), uy tín ngày càng cao trên trường quốc tế Tuy vậy, vấn đề lýluận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hộichưa rõ; chưa hoàn thiện thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa; ổn định kinh tế vĩ mô còn chưa vững vàng, cơ cấu nền kinh tế còn gặpnhiều khó khăn nhất là trong các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp Nhànước tình trạng tham nhũng, lãng phí ngày càng phổ biến; tình trạng suy thoái
tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảngviên đang diễn ra ảnh hưởng sâu sắc đến uy tín của Đảng, lòng tin của dân vớiĐảng, thậm chí đến sự tồn vong của Đảng đang đặt ra một số vấn đề cấpbách, đòi hỏi cấp ủy các cấp, mọi cán bộ đảng viên phải làm ngay và khắcphục một cách hiệu quả
Đối với địa phương Văn Lâm là huyện công nghiệp nằm ở phía Bắccủa tỉnh Hưng Yên, giáp danh với Thủ Đô Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh và HảiDương, có diện tích 74,4 km2, dân số 125.000 người thường xuyên có khoảng20.000 lao động các địa phương khác tạm trú để làm việc trong các doanhnghiệp; có tuyến đường Quốc lộ 5 và đường sắt Hà Nội-Hải Phòng đi qua, rấtthuận lợi trong giao thương và phát triển kinh tế-xã hội; hiện có gần 300doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn; là nguồn thu ngân
Trang 24sách chủ yếu cho tỉnh Hưng Yên (trên 40%) Đảng bộ huyện Văn lâm hiện có4.495 đảng viên đang sinh hoạt tại 40 tổ chức cơ sở đảng, trong đó có 21 đảng
bộ (khối xã, thị trấn 11, khối cơ quan 10) và 19 chi bộ; số đảng viên sinh hoạttại các xã, thị trấn là 3.700 đ/c, chiếm 82,3% đảng viên trong toàn đảng bộ;tổng số cán bộ diện huyện uỷ quản lý là 287 đồng chí, cấp uỷ viên các cấp là
820 đồng chí (trong đó HUV: 34, ĐUV: 244, CUV: 542) Hàng năm số tổchức cơ sở đảng đạt TSVM là trên 80%, số đảng viên đủ tư cách hoàn thànhtốt nhiệm vụ trở lên là 85% Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự điềuhành, quản lý của chính quyền huyện, nhìn chung những năm qua tình hìnhkinh tế phát triển nhanh và ổn định (bình quân từ năm 2010 đến 2014 là11,2%/năm); cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọngcông nghiệp, dịch vụ, Năm 1999 cơ cấu kinh tế: Công nghiệp-Dịch vụ-Nôngnghiệp là: 22,3%-25,7%-52%; đến năm 2013 là 80,98%- 12,37%-6,65%; việcxây dựng nông thôn mới đạt được những kết quả quan trọng; đã có 2/10 xãđạt xã nông thôn mới; bình quân chung các tiêu chí trong huyện năm 2014 đạt15,5/19; công tác giáo dục, y tế phát triển nhanh, luôn dẫn đầu cả tỉnh; côngtác dân số, kế hoạch hóa gia đình, thực hiện chính sách xã hội ngày càng đượcquan tâm và đảm bảo; công tác quốc phòng-an ninh được giữ vững; đời sốngnhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm
2014 khoảng 39 triệu đồng (tăng 9 triệu so với năm 2010); tình hình an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội nhìn chung ổn định
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trong phát triển kinh tế-xã hội,huyện cũng đang đối mặt với những khó khăn, thách thức đặt ra, chủ yếu là sựtác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, làm nảy sinh một loạt các vấn đềnhư: Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng; tai, tệ nạn xã hội
có chiều hướng gia tăng và phức tạp; cơ sở hạ tầng nhanh xuống cấp; tìnhtrạng đơn thư khiếu nại ngày càng phức tạp; công tác đền bù giải phóng mặt