1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân

72 1,4K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân

Trang 1

1.2.2.1 Thẩm định tư cách của khách hang vay vốn……….13

1.2.2.2 Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp……….14

1.2.2.3 Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư……….19

1.3.Chất lượng thẩm định tín dụng……….27

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng………29

Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay Doanh ngghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân……… 32

2.1 Giới thiệu về MaritimeBank Thanh Xuân………32

2.2 Thực trạng công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp tại MaritimeBankThanh Xuân………34

2.2.1.Thực trạng……… 34

2.2.2 Ví dụ minh hoạ……….41

Trang 2

Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định cho vay tại

MaritimeBank thanh Xuân………54

3.1 Mục tiêu phát triển tín dụng trong thời gian tới……… 54

3.1.1 mục tiêu đề ra………54

3.1.2 Các biện pháp thực hiện mục tiêu đề ra………54

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân……….57

3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng……… 57

3.2.2 Hoàn thiện quy trình thẩm định cho vay doanh nghiệp………58

3.2.3 Giải pháp về nội dung thẩm định cho vay doanh nghiệp……… 59

3.3 Kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng tronghoạt động cho vay doanh nghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân……….67

Kết luận……… 68

Danh mục tài liệu tham khảo……… 70

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT1 TCTD : Tổ chức tín dụng

2 TMCP : Thương mại cổ phần3 TS: Tài sản

4 VCSH: Vốn chủ sở hữu

5 PASXKD: Phương án sản xuất kinh doanh6 DAĐT: Dự án đầu tư

7 CBTD: Cán bộ tín dụng8 BCTC: Báo cáo tài chính9 VLĐ: Vốn lưu động10 TSCĐ: Tài sản lưu động11 TSLĐ: Tài sản lưu động12 Doanh thu

13 TSBĐTV: Tài sản bảo đảm tiền vay14 BĐTV: Bảo đảm tiền vay

Trang 4

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 1: Tình hình huy động vốn của MaritimeBank 33

Bảng 2: Phần tài sản công ty CPĐT&CN Thành Nam 45

Bảng 3: Phần nguồn vốn Công ty CPĐT&CN Thành Nam 46

Bảng 4: Bảng tóm tắt các chỉ số tài chính 47

Bảng 5: Phương án SXKD của công ty CPĐT&CN Thành Nam năm 2007… 51

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Đât nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, có rấtnhiều dự án đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề và mọi lĩnh vực.Để thực hiện được các dự án này thì việc đảm bảo nguồn vốn đầu tư là vấn đề hếtsức quan trọng Thường các phương án, dự án cần lượng vốn đầu tư nhiều hơn rấtnhiều so với vốn mà chủ đầu tư có Do đó chủ đầu tư phải tìm kiếm nguồn tàichính hỗ trợ từ bên ngoài Có nhiều cách để huy động vốn đầu tư, tuy nhiên nguồnvốn vay từ các ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn và quan trọng

Mặt khác, hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại luôn tiềm ẩn rấtnhiều rủi ro Để đảm bảo ngân hàng có thể thu hồi được cả gốc và lãi vay thì côngtác thẩm định cho vay cần phải được chú trọng đặc biệt Công tác thẩm định cótính quyết định tới chất lượng cho vay của ngân hàng, tới tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấuvà ảnh hưởng tới thu nhập của ngân hàng, tới khả năng hoạt động của ngân hàng

Trong thời gian thực tập tại MaritimeBank Thanh Xuân em thấy nhu cầu tíndụng của khách hàng doanh nghiệp rất nhiều và vấn đề thẩm định cho vay đượcđặc biệt quan tâm Vì vậy em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng công tácthẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tạiMaritimeBank Thanh Xuân” làmn đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Kết cấu của Chuyên đề thực tập gồm:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vaydoanh nghiệp tại ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vaydoanh nghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân

Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng đốivới khách hàng doanh nghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – TS Cao Ý Nhi đã tận tìnhchỉ bảo và sự nhiệt tình của các anh chị tại MaritimeBank Thanh Xuân giúp emtrong quá trình học tập và nghiên cứu Vì thời gian và kiến thức có hạn nên chuyênđề của em không thể tránh khỏi những hạn chế và sai sót, em rất mong nhận được

Trang 6

sự góp ý và chỉ bảo tận tình của các thầy cô, toàn thể các bạn giúp em có kiến thứclý luận và thực tế để hoàn thiện chuyên đề tốt hơn

Trang 7

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNGTRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.CHO VAY DOANH NGHIỆP1.1.1 Khái niệm:

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng (TCTD) giaocho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất địnhtheo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Thời hạn nhất định ở đâylà thời hạn cho vay.

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầunhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuậntrong hợp đồng tín dụng giữa TCTD và khách hàng.

1.1.2 Phân loại và đặc điểm của cho vay doanh nghiệp1.1.2.1 Phân loại

Dựa vào thời hạn, cho vay có thể chia thành cho vay ngắn hạn, trung hạn vàdài hạn:

 Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp

Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng

Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp cần đầu tư vốn vào tái sản lưuđộng (TSLĐ) và tài sản cố định (TSCCĐ) Về nguyên tắc, doanh nghiệp có thể sửdụng nguồn vốn ngắn hạn hoặc dài hạn để tài trợ cho việc đầu tư vào TSLĐ Tuynhiên, do nhu cầu vốn dài hạn để đầu tư vào TSCĐ rất lớn nên thông thườngdoanh ngiệp khó có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào TSLĐ Do vậy,để đầu tư vào TSLĐ, doanh nghiệp thường phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn

Nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp thường sử dụng để tài trợ cho TSLĐgồm có: các khoản nợ phải trả người bán, các khoản ứng trước của người mua,thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, các khoản phải trả công nhân viên, cáckhoản phải trả khác, vay ngắn hạn từ Ngân hàng

 Cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp

Trang 8

Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 thángđến 60 tháng

Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trởlên

Mục đích của cho vay trung và dài hạn là nhằm đầu tư vào TSCĐ củadoanh nghiệp Đứng trên góc độ của khách hàng, các doanh nghiệp có nhu cầu vayvốn trung và dài hạn nhằm để tài trợ cho việc đầu tư vào TSCĐ và một phầnTSLĐ thường xuyên Doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn bao gồmvốn chủ sở hữu (VCSH) và nợ dài hạn để tài trợ cho những loại tài sản này nhưngdo nguồn VCSH có giới hạn nên doanh nghiệp thường phải sử dụng đến nguồnvốn vay dài hạn Doanh nghiệp có thể vay dài hạn thông qua ngân hàng hoặcthông qua phát hành trái phiếu huy động vốn trên thị trường vốn Do đó, đứng trêngóc độ doanh nghiệp vay dài hạn không phải là nguồn vốn duy nhất có thể huyđộng được để tài trợ cho việc đầu tư vào TSCĐ Còn đứng trên góc độ ngân hàng,tín dụng trung và dài hạn là một hình thức cấp tín dụng góp phần đem lại lợi nhuậncho hoạt động ngân hàng cho nên ngân hàng phải thấy được trách nhiệm và nỗ lựcphục vụ khách hàng tốt hơn, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.1.1.2.2 Đặc điểm của cho vay doanh nghiệp

Trang 9

dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đồngthời giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng Từ đó nângcao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng và củng cố quan hệ vay vốn giữakhách hàng và ngân hàng sau này.

Thứ hai là nguyên tắc hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoảthuận trong hợp đồng tín dụng:

Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu tronghoạt động cho vay Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồnvốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay Đại đa số nguồn vốn mà ngân hàng chovay là vốn huy động từ khách hàng gửi tiền do đó, sau khi cho vay trong một thờihạn nhất định khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hànghoàn trả lại cho khách hàng gửi tiền Hơn nữa bản chất của quan hệ tín dụng làquan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời giannhất định vốn vay phải được hoàn trả, cả gốc và lãi.

 Quy trình cho vay

Bước 1: Phân tích trước khi cho vay

Bước 2: Xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng

Bước 3: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụngBước 4: Thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới Bảo đảm tiền vay

Bảo đảm tiền vay là việc các tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằmphòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đãcho khách hàng vay Nói chung bất kỳ tài sản hoặc các quyền phát sinh từ tài sảncó thể tạo ra ngân lưu đều có thể làm bảo đảm tiền vay Tuy nhiên để bảo đảm tiềnvay thực sự có hiệu quả đòi hỏi:

Giá trị bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu, phải có giá trị và có thịtrường tiêu thụ

Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền sử lý tài sản dùng làmbảo đảm tiền vay

Trang 10

Các hình thức bảo đảm tiền vay:

1) Bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp: có thể thế chấp bằng bất độngsản hoặc thế chấp giá trị quyền sử dụng đất

2) Bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố3) Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay4) Bảo đảm tiền vay bằng hình thức bảo lãnh Phương thức cho vay

Ngân hàng và khách hàng có thể thoả thuận với nhau về phương thức chovay:

 Thấu chi

Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay đượcchi trội( vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đên một giới hạn nhất địnhvà trong khoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi

Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của khách hàng không phù hợp về thờigian và quy mô Hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàngtrong quá trình thanh toán ( chủ động, nhanh, kịp thời)

Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phầnlớn là không có đảm bảo Hình thức này nhìn chung chỉ áp dụng đối với các kháchhàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn.

 Cho vay trực tiếp từng lần

Cho vay trực tiếp từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến củangân hàng đối với khách hàng không có nhu cầu vay vốn thường xuyên, không cóđiề kiện để được cấp hạn mức thấu chi

Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sửdụng vốn vay Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng, ký hợp đồng cho vay, xác địnhquy mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảonếu cần

Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản Ngân hàng có thể kiểmsoát từng món vay tách biệt tiền cho vay dựa vào giá trị của tài sản đảm bảo

Trang 11

 Cho vay theo hạn mức

Cho vay theo hạn mức là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuậncấp cho khách hàng hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳhoặc cuối kỳ, đó là số dư tối đa tại thời điểm tính

Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộpcác chứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dịch vụ và nêu nhu cầu vay vốn Đâylà hình thức cho vay thuận tiện cho khách hàng vay vốn thường xuyên Trongnghiệp vụ này, ngân hàng không ấn định trước ngày trả nợ, khi khách hàng có thunhập ngân hàng sẽ thu nợ, do đó tạo chủ động quản lý ngân quĩ cho khách hàng.Tuy nhiên do các lần vay không tách biệt thành các kỳ hạn nợ cụ thể nên ngânhàng khó kiểm soát hiệu quả của từng lần vay.

 Cho vay luân chuyển

Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hànghoá Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn Ngân hàng có thể cho vay đểmua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng Ngân hàng và khách hàng thoảthuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hànghoá và khả năng tiêu thụ

Việc cho vay dựa trên sự luân chuyển của hàng hoá nên cả ngân hàng lẫndoanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch luân chuyển hàng hoá để dự đoándòng ngân quỹ trong thời gian tới

Cho vay luân chuyển rất thuận tiện cho khách hàng Thủ tục vay chỉ cầnthực hiện một lần cho nhiều lần vay Khách hàng được đáp ứng nhu cầu vốn kịpthời, vì vậy việc thanh toán cho người cung cấp sẽ nhanh gọn Nếu doanh nghiệpgặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thuhồi vốn do thời hạn của khoản vay không được quy định rõ ràng

 Cho vay trả góp

Cho vay trả góp là hình thức tín dụng theo đó ngân hàng cho phép kháchhàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận Cho vay trả gópthường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn.

Trang 12

Ngân hàng thường cho vay trả góp đối với người tiêu dùng thông qua hạnmức nhất định Ngân hàng sẽ thanh toán cho nguời bán lẻ về số hàng hoá màkhách hàng đã mua trả góp Các cửa hàng bán lẻ nhận ngay tiền sau khi bán hàngtừ phía ngân hàng và làm đại lý thu tiền cho ngân hàng hoặc khách hàng trả trựctiếp cho ngân hàng Đây là hình thức tín dụng tài trợ cho ngươì mua nhằm khuyếnkhích tiêu thụ hàng hoá

Cho vay trả góp rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoámua trả góp Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay.Chính rủi ro cao nên lãi suất cho vay trả góp thường là cao nhất trong khung lãisuất cho vay của ngân hàng.

 Cho vay gián tiếp

Cho vay gián tiếp là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gianCho vay gián tiếp thường được áp dụng đối với thị trường có nhiều mónvay nhỏ, ngưuơì vay phân tán, cách xa ngân hàng Trong trường hợp như vậy, chovay trung gian có thể tiết kiệm chi phí cho vay

Cho vay qua trung gian đều nhằm giảm bớt rủi ro, chi phí của ngân hàng.Tuy nhiên nó cũng bộc lộ những khiếm khuyết: nhiều trung gian đã lợi dụng vị thếcủa mình, để tăng lãi suất cho vay lại, hoặc giữ lấy số tiền của các thành viên kháccho riêng mình Các nhà bán lẻ có thể lợi dụng để bán hàng kém chất lượng hoặcvới giá đắt cho người vay vốn

1.2 Thẩm định tín dụng doanh nghiệp1.2.1 Khái niệm thẩm định tín dụng1.2.1.1 Các khái niệm:

Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằmkiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án màkhách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng Khác vớilập dự án đầu tư, thẩm định tín dụng cố gắng phân tích và hiểu được tính chất khảthi thực sự của dự án về mặt kinh tế đứng trên góc độ của ngân hàng Khi lập dựán, khách hàng mong muốn được vay vốn nên có thể thổi phồng và quá lạc quan

Trang 13

về hiệu quả kinh tế của dự án Do vậy, thẩm định tín dụng cần phải xem xét đánhgiá đúng thực chất của dự án Tuy nhiên, không phải vì thế mà thẩm định tín dụngước lượng dự án một cách quá bi quan khiến cho hiệu quả dự án bị giảm sút dẫnđến quyết định không cho vay.

1.2.1.2.Mục đích và ý nghĩa của thẩm định tín dụng

Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách chính xác và trungthực khả năng trả nợ của khách hàng để làm quyết định cho vay Thẩm định tíndụng là một trong những khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng.Tầm quan trọng của nó thể hiện ở những điểm sau:

 Giúp đánh gía được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầutư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn

 Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyếtđịnh cho vay và giảm được xác suất hai loại sản phẩm sai lầm trong cho vay: chovay dự án tồi và từ chối cho vay đối với một dự án tốt

1.2.2 Nội dung thẩm định tín dụng

Mục tiêu của thẩm định tín dụng là cung cấp thông tin để quyết định cho vayvà giảm xác suất sai lầm dựa trên cơ sở đánh giá đúng thực chất của phương ánsản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư và ước lượng hay kiểm soát rủi ro ảnhhưởng tới khả năng thu hồi nợ khi cho vay Khả năng thu hồi nợ vay phụ thuộcvào các yếu tố sau:

 Tư cách của khách hàng vay vốn Tình hình tài chính của khách hàng

 Tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư Tài sản đảm bảo nợ vay

 Khả năng quản lý và kiểm soát rủi ro

Do đó, để đảm bảo được mục tiêu thu hồi nợ, thẩm định tín dụng cần tập trungvào các nội dung chính sau:

1.2.2.1 Thẩm định tư cách của khách hàng vay vốn

Trang 14

Đánh giá tư cách pháp nhân, tính chất hợp pháp và mức độ tin cậy đối vớinhững thủ tục vay mà khách hàng phải tuân thủ

 Thẩm định điều kiện vay vốn:

Theo quy chế cho vay của các TCTD, khách hàng muốn vay vốn ngân hàngphải thoả mãn các điều kiện vay bao gồm:

Thứ nhất là có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịutrách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật

Thứ hai là có mục đích vay vốn hợp pháp

Thứ ba là có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kếtThứ tư là có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư khảthi và có hiệu quả.

Cuối cùng là thực hiện các quy đinh về bảo đảm tiền vay theo quy định củaChính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay vốn

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho TCTD giấy đề nghị vay vốnvà các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn Khách hàng phải chịutrách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi choTCTD.Thông thường bộ hồ sơ vay vốn gồm có:

 Giấy đề nghị vay vốn

 Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng

 Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tư Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất

 Các giấy tờ liên quan đến TS bảo đảm Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết

Thẩm định hồ sơ vay vốn là xem xét tính chân thực và mức độ tin cậy củanhững tài liệu khách hàng cung cấp cho ngân hàng khi làm hồ sơ vay vốn.

1.2.2.2 Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp

 Thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính( BCTC)

Trang 15

Các BCTC của doanh nghiệp bao gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh(BCKQKD),bảng cân đối kế toán( BCĐKT), báo cáo lưu chuyển tiền tệ( BCLCTT), bảngthuyết minh báo cáo tài chính( BTMBCTC) Tuy nhiên thực tế không phải tất cảcác doanh nghiệp đều có đủ năng lực để lập đầy đủ các báo cáo này nhưng khi vayvốn ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp ít nhất phải cung cấp được hai loại báo cáo :BCKQKD và BCĐKT của hai thời kỳ gần nhất so với thời điểm vay vốn vàBTMBCTC

Đứng trên góc độ doanh nghiệp, các BCTC mà doanh nghiệp cung cấp chongân hàng được xem là các báo cáo do bộ phận kế toán tài chính của doanh nghiệpsoạn thảo nhằm cung cấp thông tin cho bên ngoài nên mục tiêu soạn thảo BCTCcó thể khác biệt so với mục tiêu soạn thảo BCTC phục vụ cho nội bộ doanhnghiệp Vì vậy mức độ tin cậy của BCTC là rất quan trọng.

2) Thẩm định khả năng tài chính

Đối với khách hàng, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ giúp cho kháchhàng yên tâm trả được nợ khi đến hạn, do đó giữ được uy tín cũng như những camkết đã thoả thuận Đối với ngân hàng, khả năng tài chính giúp ngân hàng yên tâmhơn về khả năng trả nợ của khách hàng.

Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan, bản thân kháchhàng không thể đánh giá được chính xác khả năng tài chính của mình Do vậy,thẩm định khả năng tài chính của khách hàng là cần thiết Để làm điều này, khilàm thủ tục vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp các BCTC của các kỳgần nhất.

3) Thẩm định khả năng trả nợ

Khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào sựkhả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư Do đó, thẩm địnhtính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư là công việc rấtquan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng

4) Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay

Trang 16

Bảo đảm tiền vay là việc TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừarủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho kháchhàng vay Bảo đảm tín dụng có thể thực hiện bằng nhiều cách: bảo đảm bằng tàisản thế chấp, bảo đảm bằng tài sản cầm cố, bảo đảm bằng tài sản hình thành từvốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba Nói chung bất kỳ tàisản (TS ) hoặc các quyền phát sinh từ TS có thể tạo ra ngân lưu đều có thể dùnglàm bảo đảm tiền vay Tuy nhiên thông thường điều kiện về bảo đảm tiền vay là:

Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảmTS dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu

Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý TS dùng làm bảođảm tiền vay

5) Uớc lượng và kiểm soát rủi ro:

Thẩm định tín dụng là công việc được tiến hành trước khi quyết định chovay , thu hồi nợ là công việc được thực hiện sau khi cho vay.Do đó thẩm định tíndụng, dù có thực hiện kỹ lưỡng và chuyên nghiệp đến đâu chăng nữa, vẫn khôngthể hoàn toàn tránh khỏi sai sót Các kỹ thuật phân tích và kiểm soát rủi ro tíndụng có thể áp dụng bao gồm phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tíchmô phỏng

 Phân tích các tỷ số tài chính:

Trong phân tích tài chính chủ yếu thường được phân thành bốn nhóm chính:

 Tỷ số về khả năng thanh toán: Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng dể đánhgiá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

Tài sản lưu động1) Khả năng thanh toán hiện hành =

Nợ ngắn hạn

Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạncủa doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn đượctrang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tươngđương với thời hạn của các khoản nợ đó

Trang 17

Cơ sở so sánh trước tiên là 1 sau đó là tỷ số bình quân của ngành: nếu tỷ số khảnăng thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp rấtthấp, doanh nghiệp không có đủ tài sản để đảm bảo chi trả nợ vay Còn nếu tỷ sốnày lớn hơn 1 thì có thể kết luận khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt,doanh nghiệp có đủ tài sản lưu động đảm bảo trả nợ vay Tuy nhiên, do đặc điểmsản xuất kinh doanh có ảnh hưởng tới việc duy trì tỷ số thanh toán hiện hành nênngoài việc so sánh với 1 còn phải so sánh với tỷ số thanh toán bình quân củangành đế có thể hiểu kỹ hơn về khả năng thanh oán hiện hành của doanh nghiệp

Tài sản lưu động – Hàng tồn kho2) Tỷ số khả năng thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán hàng tồn kho

Hàng tồn kho3) Tỷ số dự trữ ( tồn kho) trên vốn lưu động =

Vốn lưu động ròng

Tỷ số này cho biết dự trữ chiếm bao nhiêu phần trăm vốn lưu động ròng Điềunày liên quan đến cơ cấu vốn, cơ cấu tài trợ cũng như cơ cấu tài sản lưu độngcủadoanh nghiệp

 Các tỷ số về khả năng cân đối vốn: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổnđịnh và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp

Tổng nợ phải trả1) Tỷ số nợ trên tổng tài sản =

Trang 18

nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp song nếu tỷ số nợ quá caodoanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

2) Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng giá trị nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp và qua đó còn đolường được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp

Lợi nhuận trước thuế + lãi vay3) Khả năng thanh toán lãi vay =

Lãi vay

Tỷ số này cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng nămnhư thế nào Việc không trả được các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng doanhnghiệp có nguy cơ bị phá sản

 Các tỷ số về khả năng hoạt động: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việcsử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp

Doanh thu thuần1) Vòng quay tiền =

Các khoản phải thu

Doanh thu thuần

Kỳ thu tiền được sử dụng để đánh giá khả năng thu tền trong thanh toántrên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày Các khoản phải

Trang 19

thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệpvà các khoản phải trả trước đó

Doanh thu 4) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =

TSCĐ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tái sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồngdoanh thu trong một năm Tài sản cố định ở đây được xác định theo giá trị còn lạiđến thời điểm lập báo cáo

Doanh thu5) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =

Thu nhập sau thuế3) Doanh lợi tài sản( ROA): ROA =

Trang 20

3) Tỷ lệ trả cổ tức =

Thu nhập cổ phiếu …

1.2.2.3 Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh( PASXKD), dự án đầu tư(DAĐT)

Các doanh nhiệp khi lập PASXKD/DADTthường có khuynh hướng thổi phồngdoanh thu và giảm chi phí sao cho mới nhìn vào PASXKD/DAĐT có vẻ rất khảthi và hiệu quả.Vì vậy Ngân hàng phải phân tích và thẩm định lạiPASXKD/DAĐT xem mức độ tin cậy và từ đó đánh giá khả năng hoàn trả vốnvay của khách hàng Thông thường việc phân tích thẩm định PASXKD/DAĐTđược tiến hành như sau:

 Đánh giá các nội dung chính của PASXKD/DAĐT: Mục tiêu đầu tư của PASXKD/DAĐT là gì?

 Khách hàng có thực sự cần thiết đầu tư hay không? Qui mô vốn đầu tư là bao nhiêu?

 Cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của PASXKD/DAĐT? Phương án tiêu thụ sản phẩm như thế nào?

Trang 21

 Thời gian dự kiến thực hiện phương án trong bao lâu?

 Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầura của phương án

 Nhu cầu sản phẩm của PASXKD/DAĐT

 Nhu cầu trên thị trường về sản phẩm, dịch vụ đầu racủa phương án như thế nào

 Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thaythế đến thời điểm hiện tại như thế nào?

 Dự tính tổng nhu cầu hiện tại và tương lai đối với sảnphẩm, dịch vụ của phương án là bao nhiêu?

 Khả năng sản phẩm của phương án có thể bị thay thếbởi các sản phẩm khác có cùng công dụng?

 Tổng mức cung dự kiến và tốc độ tăng trưởng dự kiếnvề tổng cung sản phẩm, dịch vụ là bao nhiêu

 Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường cần tiến hànhthẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm phương án đối với:

 Thị trường nội địa :Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng,xu hướng tiêu thụ hay không?

Giá cả, hình thức, chất lượng so với các loại sản phẩm cùng loại trên thị trườngnhư thế nào?

Ưu điểm của sản phẩm, dịch vụ ? Thị trường nước ngoài:

Trang 22

Sản phẩm có khả năng đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu haykhông?

Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuất khẩudự kiến chưa? kết quả như thế nào?

 Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối:

 Sản phẩm của phương án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào?cócần hệ thống phân phối không?

 Mạng lưới phân phối của sản phẩm phương án đã được xác lập hay chưa?Có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không?

 Ước tính chi phí thiết lập mạng lưới phân phối là bao nhiêu?

 Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào củaphương án

 Khách hàng cần bao nhiêu nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất ? Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào? Quan hệ tín dụng củakhách hàng và nhà cung cấp

 Biến động về giá mua nguyên vật liệu?

 Đánh giá phương diện kỹ thuật đối với DAĐT: Địa điểm xây dựng:

Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gầnnguồn cung cấp nguyên vật liệu, điện nước và thị trường tiêu thụ không, có nằmtrong vùng qui hoạch không

Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của điện nước đầu tư thế nào, đánh giá so sánhvề chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác Địa điểm đầu có ảnhhưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnhtranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ

 Qui mô sản xuất và sản phẩm của dự án

Công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tàichính, trình độ quản lý, địa điểm thị trường tiêu thụ hay không?

Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có trên thị trường?

Trang 23

Qui cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào? Công nghệ, thiết bị

Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam không? Lý do lựachọn công nghệ này?

Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không? Có đảm bảo chochủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ này hay không?

Đánh giá về số lượng, công suất, chủng loại, danh mục, máy móc thiết bị vàtính đồng bộ của dây chuyền sản xuất

Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này cóđáp ứng được không?

Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý không?

Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự ándự kiến hay không?

Khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị ngoài việc dựa vào hiểu biết và kinhnghiệm cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia

 Qui mô, giải pháp xây dựng:

Xem xét qui mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án haykhông, có tận dụng được cơ sở vật chất hiện có hay không?

Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợpvới thực tế hay không?

Các vấn đề về hạ tầng cơ sở: giao thông, điện nước, cấp thoát nước Đánh giá về phương diện tổ chức quản lý thực hiện đối với DADT:

Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án Đánhgiá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành côngnghệ, thiết bị của dự án

 Xem xét năng lực, uy tín của nhà thầu: tư vấn, thi công, cung cấp thiết bịcông nghệ.

Trang 24

 Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượng lao động dự án cần, yêucầu về trình độ tay nghề, kế hoạch đầu tư và khả năng cung ứng nguồn nhân lựccho dự án

 Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của dự án:

Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiệnvốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu dẫn đến việckhông cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án.

CBTĐ phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu cho từnggiai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trongtừng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công.

Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiếnđộ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời gian vaytrả

 Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của DAĐT:

Tất cả các phân tích, đánh giá ở trên đều nhằm mục đích hỗ trợ cho phân tích tínhtoán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của DAĐT Việc xácđịnh hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc rất nhiều vàoviệc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu:

 Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: thể hiện ở việctính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn, chi phí sửa chữa TSCĐ, khấu haoTSCĐ, nợ phải trả

 Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra củadự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán

 Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặctính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chiphí sản xuất trực tiếp

 Xác định nhu cầu VLĐ, chi phí VLĐ hàng năm

 Xác định trách nhiệm của chủ dự án đối với Ngân sách Nhà nước Thiết lập các Báo cáo thẩm định bao gồm:

Trang 25

1) Báo cáo kết quả kinh doanh

2) Dự kiến khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ3) Nguồn trả nợ của khách hàng

 Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án cần phải chútrọng tới các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án đầu tư:

1) Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV)

Giá trị hiện tại ròng là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền dựtính dự án mang lại trong thời gian kinh tế của dự án và giá trị đầu tư ban đầu Dovậy, chỉ tiêu này phản ánh giá trị tăng thêm( khi NPV dương) hoặc giảm đi (khiNPV âm) nếu dự án được chấp nhận

Công thức tính toán giá trị hiện tại ròng như sau:NPV= C0 + PV

Trong đó: NPV là giá trị hiện tại ròng

C0 là vốn đầu tư ban đầu vào dự án, do là khoản đầu tư - chi phíđầu tư ban đầu nên thông thường mang dấu âm

PV là giá trị hiện tại của các luồng tiền dự tính mà dự án manglại trong thời gian hữu ích của nó

Ý nghĩa của chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng: NPV phản ánh kết quả lỗ, lãi củadự án theo giá trị hiện tại (tại thời điểm 0) sau khi đã tính đến yếu tố chi phí cơ hộicủa vốn đầu tư NPV dương có nghĩa dự án có lãi NPV = 0 chứng tỏ dự án chỉ đạtmức trang trải đủ chi phí vốn Dự án có NPV âm là dự án bị lỗ.

Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu:Căn cứ vào ý nghĩa của chỉ tiêu NPV, ta thấyqui tắc rất đơn giản “ chấp nhận dự án có NPV dương và lớn nhất ( nếu có nhiềuhơn một dự án có NPV dương) Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ tiêu này cũng cónhững rủi ro nhất định

2) Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR)

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng củadự án bằng 0

Trang 26

Đối với dự án đầu tư có thời gian là t năm thì công thức tính tỷ lệ hoàn vốnnội bộ được tính như sau:

1 + IRR ( 1+ IRR)2 ( 1+ IRR)t

Tương tự như chỉ tiêu NPV, chỉ tiêu này liên quan đến việc dự tính cácluồng tiền mà dự án sẽ tạo ra trong thời gian thực hiện Đồng thời, ta phải có mộttỷ lệ chiết khấu mong đợi để so sánh khi ra quyết định đầu tư

Theo tiêu chuẩn IRR, dự án được chấp nhận là dự án có IRR lớn hơn hoặcbằng suất sinh lời yêu cầu( chi phí sử dụng vốn trung bình WACC)

Sử dụng chỉ tiêu IRR để đánh giá DADT có ưu điểm là có tính đến giá trịthời gian của tiền Tuy nhiên chỉ tiêu này có nhược điểm là có thể có một dự án cónhiều IRR, vì vậy sẽ không biết chọn IRR nào Ngoài ra, chỉ tiêu IRR còn bị hạnchế khi xếp hạng các dự án loại trừ nhau quy mô khác nhau hoặc thời điểm đầu tưkhác nhau( gọi là các dự án loại trừ nhau về mặt quy mô hoặc các dự án loại trừnhau về mặt thời gian)

IRR là một chỉ tiêu mang tính chất tương đối, nó chỉ phản ánh tỷ lệ hoànvốn nội bộ của dự án là bao nhiêu chứ không cung cấp quy mô của số lãi(hay lỗ)của dự tính bằng tiền.

3) Thời gian thu hồi vốn (PP)

Thời gian thu hồi vốn là thời gian mà tổng các luồng tiền thu được từ dự ánbằng tổng vốn đầu tư ban đầu

Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu này là chấp nhận dự án có thời gian thu hồivốn ngắn hơn trong thời gian cho phép

Ưu điểm của chỉ tiêu thu hồi vốn là đơn giản, nó thể hiện khả năng thanhkhoản và rủi ro của dự án, nếu thời gian hoàn vốn ngắn cho thấy tính thanh khoảncủa của dự án càng cao và rủi ro đối với vốn đầu tư của dự án càng thấp Nhưng

Trang 27

nhược điểm của nó là trong tính toán không quan tâm đến các luồng tiền sau thờigian thu hồi vốn, không có tiêu chuẩn rõ ràng để lựa chọn

4) Chỉ tiêu sinh lợi( PI )

Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ số lợi ích - chi phí, là tỷ lệ giữa giá trị hiệntaị của các luồng tiền dự án mang lại và giá trị của đầu tư ban đầu Chỉ tiêu nàyphản ánh 1 đơn vị đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu đơn vị giá trị

PI được tính như sau:

Tổng lợi ích ròng PI =

Tổng chi phí đầu tư ròng

Thông thường nếu PI lớn hơn 1 có nghĩa là dự án mang lại giá trị cao hơnchi phí và khi đó có thể chấp nhận được

Ưu điểm của chỉ tiêu là chỉ tiêu này có quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu NPV,thường cùng đưa tới cùng một quyết định, dễ hiểu và dễ diễn đạt Tuy nhiên, chỉtiêu chỉ đưa ra số tương đối nên khó sử dụng trong một số trường hợp( lựa chọnhai dự án loại trừ nhau)

Ngoài ra, tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án còn quan tâm đếnmột số chỉ tiêu khác

 Phân tích rủi ro của dự án:

Phân tích các loại rủi ro thể phát sinh trong từng dự án sản xuất, kinh doanhcủa khách hàng vay vốn Đối với một dự án có thể phát sinh những rủi ro khácnhau:

 Rủi ro do nhu cầu sản phẩm giảm Rủi ro cạnh tranh

 Rủi ro từ chi phí, sản xuất và quản lý Rủi ro hoàn trả vốn vay

 Rủi ro kinh tế vĩ mô: rủi ro chính trị- xã hội, rủi ro ngoại hối… Các rủi ro khác

Trang 28

Riêng đối với dự án đầu tư có thể phân tích và thẩm định rủi ro dựa trênphân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích mô phỏng

1.3 Chất lượng thẩm định tín dụng

Chất lượng và hiệu quả của thẩm định tín dụng phụ thuộc rất nhiều vàoCBTĐ Chất lượng thẩm định tín dụng thể hiện trước hết ở các Báo cáo thẩm định.Bởi vì các Báo cáo thẩm định là sự phản ánh khả năng, năng lực đánh giá và phântích khách hàng trong việc áp dụng quy trình thẩm định Chất lượng thẩm định tíndụng còn thể hiện ở thời gian thẩm định và chi phí của quá trình thẩm định Nóicách khác công tác thẩm định tín dụng đạt chất lượng khi nó giúp cho quyết địnhcủa Ngân hàng trong việc cho vay là đúng đắn, đảm bảo khả năng thu hồi nợ,không phát sinh nợ quá hạn và vẫn đảm bảo lợi ích của khách hàng với lãi suấtphù hợp và các chính sách ưu đãi thích đáng

Chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp được thểhiện:

 Kết quả thẩm định tình hình tài chính của khách hàng

 Các kết quả thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp giúp cán bộ thẩmđịnh đưa ra được kết luận đúng đắn về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính củaPASXKD, DADT ; khả năng trả nợ, nguồn trả nợ và thời gian trả nợ của kháchhàng từ đó giúp Ngân hàng đưa ra các quyết định tài trợ chính xác, hợp lý

 Kết quả thẩm định tài chính doanh nghiệp phải giúp Ngân hàng xác địnhđược số tiền cho vay bao nhiêu, dự kiến tiến độ giải ngân, khả năng thu hồi vốncũng như các điều kiện cho vay khác

 Khi tiến hành thẩm định tình hình tài chính khách hàng, cần chú ý tới cácchỉ tiêu để đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng là:

1) Nợ quá hạn

Nợ quá hạnNợ quá hạn so với tổng dư nợ =

Tổng dư nợ Ngân hàng2) Chỉ tiêu sử dụng vốn

Trang 29

Vốn sử dụng Mức độ sử dụng vốn =

Vốn huy động3) Chỉ tiêu vòng quay của vốn

Thu nợ tín dụng trung và dài hạn

Vòng quay vốn trung và dài hạn =

Dư nợ tín dụng trung và dài hạn bình quân4) Chỉ tiêu dư nợ

 Mục tiêu của thẩm định tín dụng là giảm rủi ro, nâng cao hiệu quảcủa hoạt động thẩm định tín dụng vì vậy việc phân tích và đánh giá tỷ lệ nợ quáhạn là rất quan trọng, nó chi biết khả năng thu hồi gốc và lãi của Ngân hàng( thôngthường tỷ lệ nợ quá hạn cao thì chất lượng hoạt động tín dụng thấp)

 Mức độ thực hiện quy chế, các quy định về công tác thẩm định tíndụng, các văn bản pháp luật khác có liên quan của Ngân hàng và khách hàng

 Thời gian thẩm định

Công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp là cả một quá trình Nếu thờigian thẩm định là quá ngắn thì không đánh giá được hết tình hình thực tế củakhách hàng nhưng nếu thời gian thẩm định là quá dài, chưa hẳn cán bộ thẩm địnhlàm việc tỉ mỉ, cẩn thận mà rất có thể họ đã làm lỡ mất một cơ hội tài trợ tốt, cơhội giúp Ngân hàng có thêm nguồn thu, thêm khách hàng…Chính vì vậy mà côngtác thẩm định tín dụng phải diển ra theo qui trình, tuần tự đảm bảo về mặt thờigian đảm bảo mục tiêu tài trợ của Ngân hàng và đảm bảo kế hoạch hoạt động củakhách hàng so với dự kiến.

Chi phí thẩm định

Chi phí cho công tác thẩm định bao gồm chi phí đi lại của cán bộ tín dụng,công tác phí,

Trang 30

Thẩm định tín dụng đạt chất lượng khi thời gian thẩm định ngắn, chi phíthấp nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu thẩm định

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng1.4.1 Yếu tố thuộc về Ngân hàng

Trình độ, năng lực và đạo đức của CBTĐ

Yếu tố con người là yếu tố rất quan trọng có tính quyết định đến chất lượngcông tác thẩm định.Trong tất cả các bước của quy trình cho vay và thẩm định tíndụng đều liên quan đến CBTĐ Vì vậy trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệpphải được Ngân hàng quan tâm hàng đầu Nếu đội ngũ cán bộ làm sai quy trình,thẩm định qua loa, không chính xác hoặc vi pham lợi ích nghề nghiệp…sẽ dẫn đếncác quyết định sai lầm gây tổn thất cho Ngân hàng, đặc biệt đối với các DADTlớn, thời gian thực hiện trong nhiều năm và có tầm ảnh hưởng lớn đến tình hìnhkhinh tế- xã hội của quốc gia

Chính vì tầm quan trọng của nguồn nhân lực mà ngày nay các Ngân hàngkhông ngừng bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm địnhcộng với chế độ đãi ngộ thích đáng

 Quy trình và phương pháp thẩm định

Quy trình và phương pháp thẩm định phải khoa học Hiện nay các Ngân hàngkhông ngừng đổi mới công nghệ, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ tiêntiến nhất giúp cho CBTD đánh giá và phân tích hồ sơ vay vốn một cách nhanhchóng và hiệu quả Không những tiết kiệm về thời gian, chi phí mà vẫn đảm bảoviệc ra quyết định đúng đắn Nếu quy trình và phương pháp thẩm định tín dụngkhông khoa học, thủ tục rườm rà, phức tạp sẽ làm mất nhiều thời gian, công sứccũng như chi phí và thậm chí có thể làm mất cơ hội tài trợ khách hàng hoặc dẫnđến tình trạng Ngân hàng đầu tư vào một dự án không thích đáng.

 Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác thẩm định: Công tác tổ chức, kiểm tra, kiểm soát thẩm định tín dụng doanhnghiệp: Thẩm định đòi hỏi phải chính xác nên công tác tổ chức, kiểm soát phải

Trang 31

nghiêm ngặt để kịp thời phát hiện ra những sai sót và có biện pháp xử lý kịp thời,xác đáng.

1.4.2 Các yếu tố khách quan Khách hàng

Doanh nghiệp là đối tượng cho vay chủ yếu đối với hầu hết các NHTM,nhu cầu sử dụng vốn lớn và thời gian vay dài Vì vậy mà những thông tin điều tra,xác minh về hồ sơ khách hàng không đầy đủ và chính xác thì sẽ ảnh hưởng tớichất lượng của công tác thẩm định tín dụng và quyết định cho vay của Ngân hàng.Để tạo mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với Ngân hàng cũng như giúp cho công tácthẩm định được diễn ra nhanh chóng đảm bảo kế hoạch hoạt động , khách hàngnên cung cấp đầy đủ các yêu cầu theo quy định của Ngân hàng.

 Các yếu tố khác: Môi trường pháp lý:

Các chính sách, cơ chế quản lý đóng vai trò điều chỉnh, định hướng hoạtđộng cho các chủ thể trong nền kinh tế Nếu cơ chế chính sách hợp lý, đồng bộ vàcó tính hiệu lực cao thì sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế Côngtác thẩm định cũng không nằm ngoài thông lệ đó, công tác thẩm định tín dụngchịu sự điều khiển và chi phối của các văn bản pháp lụât do các cơ quan có thẩmquyền ban hành Hệ thống các văn bản luật và dưới luật trong việc quy định thẩmđịnh tín dụng và cho vay của NHTM được quy định chặt chẽ góp phần tác độngtích cực đến hiệu quả của hoạt động cho vay, đảm bảo lợi ích và mục tiêu pháttriển của khách hàng và Ngân hàng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển

 Môi trường kinh tế:

Mục đích của khâu phân tích kinh tế là đánh giá PASXKD/ DADT từ quanđiểm của toàn bộ nền kinh tế nhằm xác định xem thực hiện phương án, dự án cóảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế cũng như xem xét và phân tích tình hìnhkinh tế của đất nước, khu vực và thế giới có tác động như thế nào tới quá trình

Trang 32

hoạt động, sản xuất kinh doanh và tiến độ thực thi của phương án, dự án từ đó tácđộng tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp

 Môi trường chính trị và chính sách của Nhà nước:

Chiến lược đầu tư có sự chi phối từ các yếu tố về chính trị và chính sách củaNhà nước Bởi vậy trong suốt quá trình hoạt động tài trợ đều bám theo những chủtrương và hướng dẫn của Nhà nước

 Môi trường văn hoá - xã hội:

Khía cạnh văn hoá – xã hội từ lâu đã có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tớiquá trình sản xuất kinh doanh và đặc biệt ảnh hưởng tới các dự án đầutư: chẳnghạn như khi dự án được triển khai và đi vào hoạt động thì nó phải được xem xét làcó phù hợp với tập tục văn hoá nơi đó hay không, các điêềulệ và quy định xã hộicó chấp nhận nó hay không

Ngoài ra những yếu tố thược về điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng tới chấtlượng thẩm định

Trang 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNGTRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI MARITIME BANKTHANH XUÂN

2.1 Giới thiệu về Maritime Bank:

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam ( Maritime Bank) được chính thứcthành lập vào ngày 12/7/1991 tại thành phố Cảng Hải Phòng – là một trong nhữngngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam Với bề dày kinh nghiệm trên 17 nămhoạt động trong lĩnh vực Tài chính- Ngân hang, với các cổ đông sang lập thuộccác ngành Hàng hải, Hàng không , Bảo hiểm, Bưu chính viễn thông… đến nayMaritime Bank đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trong hệ thốngNgân hàng TMCP Việt Nam, sở hữu nhiều tiềm năng to lớn để bứt phá và lớnmạnh trong thời kỳ hội nhập

Năm 2007 thực sự trở thành năm bản lề của nền kinh tế Việt Nam sau khi ViệtNam chính thức gia nhập WTO: tốc độ GDP cao nhất trong vòng 10 năm qua vàđạt mức 8,5% Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng vượt bậc đạt mức 48,4% tỷ USD,chỉ tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI cũng đạt mức kỷ lục từ trước tới nayvới mức bình quân trên 1,5 tỷ USD /tháng và được vào top 10 nền kinh tế hấp dẫnnhất về đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia trong giai đoạn 2007-2009 Bêncạnh đó, đầu tư và tiêu dùng cá nhân tăng mạnh và trở thành nhân tố chủ chốtđóng góp vào đà tăng trưởng với mức đầu tư của khu vực tư nhân trong nướcchiếm gần 17%GDP

Sự phát triển của nền kinh tế, chính sách của Ngân hàng Nhà nước thay đổicùng với môi trường kinh doanh bình đẳng sau gia nhập WTO đã tạo điều kiệncho thị trường tài chính phát triển Hệ thống các NHTM tiếp tục trưởng thành,tăng trưởng mạnh mẽ Tuy nhiên việc gia nhập WTO cũng tạo ra nàn sóng mới,

Trang 34

sáp nhập thâu tóm của các nhà cung cấp dịch vụ Ngân hàng nước ngoài mà đặcbiệt là đầu năm 2008 khi lạm phát gia tăng, VNĐ trở nên mất giá trầm trọng dẫnđến tình hình huy động vốn và hoạt động tín dụng của các NHTM và các TCTDgặp phải khó khăn Với tiềm lực về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và có sựhậu thuẫn từ phía các Ngân hàng mẹ, các Ngân hàng nước ngoài sẽ có rất nhiều lợithế so với các NHTM trong nước (đặc biệt đối với các Ngân hàng Cổ phần) trongviệc khai thác thị trường tại Việt Nam Vì vậy các NHTMCP sẽ phải chịu sự cạnhtranh vô cùng khốc liệt Nhận biết được sức ép cạnh tranh ngày cànglớn để giànhthị phần nội địa giữa nhóm các NHTMCP, với NHTM quốc doanh, Văn phòng đạidiện của Ngân hàng nước ngoài, Maritime Bank đã có những bước chuẩn bị choriêng mình, chú trọng tăng quy mô về vốn, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lựcquản lý, tạo lập nguồn nhân lực chất lượng cao, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ,tăng sức cạnh tranh…

Tình hình huy động vốn của Maritime Bank được thể hiện qua những năm vừaqua như sau:

Tình hình huy động vốn

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007% thựchiên%tăng/giảm1.Huy động thị trường I3,3344,0977,625134%86%2.Huy động thị trường II6053,4927,821123%124%

Đến 31/12/2007 tổng huy động vốn trên thị trường I là 7.625 tỷ đồng đạt 134% kếhoạch tăng trưởng 91% so với đầu năm Nguồn vốn huy động thị trường I hiện nayđang đảm bảo an toàn cho phát triển tín dụng( dư nợ tín dụng = 85% trên tổng huyđộng thị trường I) Trong đó tổng nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 2.258 tỷ đồngtăng 38.5% so với đầu năm và chiếm tỷ trong tương đối thấp:27% trên tổng huyđộng thị trường I và mới chỉ đạt 85,8% kế hoạch đầu năm 2007 Nguồn vốn huyđộng từ TCKT cao và ổn định đạt 5.367 tỷ đồng tăng 2,1 lần so với đầu năm vàđạt 184% kế hoạch trong đó :tiền gửi không kỳ hạn đạt 2.821 tỷ đồng( 54% tổnghuy động TCKT), tăng 58,67% so với đầu năm; tiền gửi ký quĩ đạt 174 tỷ đồng

Trang 35

(3% tổng huy động từ TCKT), tăng 53,67% so với đầu năm; tiền gửi có kỳ hạn đạt2.372 tỷ đồng(43% tổng huy động TCKT), tăng gấp 3,87 lần so với đầu năm

Nếu trong năm 2006, dư nợ tín dụng biến động thất thường thì năm 2007tín dụng luôn đạt tăng trưởng dương qua các tháng với mức tăng tháng sau luôncao hơn tháng trước và biên độ tăng từ 1-10%/tháng và 6 tháng cuối năm 2007 cótốc độ tăng trưởng đột biến từ 7-19%/tháng

Năm 2005 là năm đánh dấu cột mốc quan trọng khi Maritime Bank chuyểnTrụ sở chính từ Hải Phòng lên thủ đô Hà Nội- một trung tâm văn hoá, kinh tê,chính trị hang đầu của cả nước

Năm 2005 cũng là năm Chi nhánh Thanh Xuân đưwcj thành lập và đi vàohoạt động Mặc dù thời gian hoạt động chưa nhiều nhưng thành tích mà chi nhánhđạt được thì không phải là nhỏ.Tính đến thời điểm 31/12/2007 Chi nhánh ThanhXuân đa đem về nguồn thu từ dịch vụ thanh toán là 1,65 tỷ nợ nhóm 3-5 không có,nợ nhóm 2 chỉ có 30triệu đồng( rất ít), chiếm 0,02% tổng dư nợ và giảm 0,37% sovới năm 2006

2.2 Thực trạng công tác thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tạiMaritime Bank Thanh Xuân

2.2.1 Thực trạng

Quy trình cho vay doanh nghiệp được soạn thảo với mục đích giúp cho quátrình cho vay diễn ra thống hnhất, khoa học, hạn chế và phòng ngừa rủi ro, nângcao chất lượng tín dụng, góp phần đảm bảo ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn củakhách hàng doanhn nghiệp Quy trình cho vay bắt đầu từ khi CBTD tiếp nhận hồsơ khách hàngvà kết thúc khi thanh lý hợp đồng tín dụng và được tiến hành theocác bước sau:

Bước 1:Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về diều kiện tín dụng và hồ sơ vayvốn

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn

Bước 3: Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vayvốn

Trang 36

Bước 4: Kiểm tra, xác minh thông tinBước 5: Phân tích ngành

Bước 6: Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn

Bước 7: Dự kiến lợi ích cho Ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệtBước 8: Phân tích, thẩm định PASXKD/ DAĐT

Bước 9: Các biện pháp bảo đảm tiền vay

Bước 10: Mức độ đáp ứng một số điều kiện tài chínhBước 11: Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàngBước 12: Lập báo cáo thẩm định cho vay

Bước 13: Tái thẩm định khoản vay

Bước 14: Xác định phương thức và nhu cầu cho vayBước 15: Phê duyệt khoản vay

Bước 16: Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờvà tài sản bảo đảm

Bước 17: Giải ngân

Bước 18:Kiểm tra, giám sát khoản vay

Bước 19: Thu nợ lãi và gốc, xử lý những phát sinh nếu cóBước 20: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Bước 21: Giải chấp tài sản bảo đảm

Quá trình thẩm định cho vay doanh nghiệp được tiến hành từ bước 2 đến bước13 Quy trình thẩm định cho vay doanh nghiệp tại Maritime Bank thường diễn ranhư sau:

 Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn:

CBTD phải kiểm tra tính xác thực của hố sơ vay vốn qua cơ quan phát hành rachúng hoặc qua các kênh thông tin khác

 Kiểm tra hồ sơ pháp lý:

CBTD kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ, văn bản trong hồ sơ pháp lý:1) Quyết định thành lập của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

2) Giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền cấp

Ngày đăng: 28/11/2012, 16:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tình hình huy động vốn của MaritimeBank được thể hiện qua những năm vừa qua như sau: - Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân
nh hình huy động vốn của MaritimeBank được thể hiện qua những năm vừa qua như sau: (Trang 34)
Nhìn chung tổng tài sản của công ty giảm song tình hình nguồn vốn của công ty có xu hướng tốt hơn thể hiện ở chỗ nợ phải trả của công ty giảm mạnh và VCSH  tăng. - Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân
h ìn chung tổng tài sản của công ty giảm song tình hình nguồn vốn của công ty có xu hướng tốt hơn thể hiện ở chỗ nợ phải trả của công ty giảm mạnh và VCSH tăng (Trang 47)
Tình hình hoạt động SXKD của công ty có chiều hướng tăng trưởng tốt: doanh thu năm 2005 đạt 39.084.955.837đ mang lại lợi nhuận sau thuế tương ứng là  906.472.287đ - Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân
nh hình hoạt động SXKD của công ty có chiều hướng tăng trưởng tốt: doanh thu năm 2005 đạt 39.084.955.837đ mang lại lợi nhuận sau thuế tương ứng là 906.472.287đ (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w