Kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng trong

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân (Trang 64 - 71)

Công tác thẩm định tín dụng có tính chất quyết định tới chất lượng của các khoản cho vay, ảnh hưởng rất lớn tới sự ổn định và phát triển của ngân hàng nói riêng và của nề kinh tế nói chung. Để công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp có chất lượng tốt không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng của

bản thân ngân hàng, khách hàng mà còn đòi hỏi có sự phối hơp, hỗ trợ của các ban ngành, cơ quan có thẩm quyền

Năm 2008 nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động khi giá cả leo thang, lạm phát gia tăng, đồng tiền trở lên mất giá tác động tới việc huy động vốn trở lên khó khăn đối với tất cả các NHTM. Cho nên hoạt động tín dụng ngân hàng cũng gặp phải khó khăn, do gặp phải trở ngại trong việc huy động tiền gửi từ các dân cư, các tổ chức kinh tế nên có một khoảng thời gian Maritime Bank chỉ có thể tiến hành cho vay đối với các doanh nghiệp là khách hàng quen, có uy tín còn đối với khách hang mới thì khó đáp ứng được. Vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho Maritime Bank, toàn hệ thống NHTM Việt Nam có điều kiện phát triển và cạnh tranh thì cần sự hỗ trợ, phối hợp, điều hành và quản lý của Nhà nước

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ tài chính và các cơ quan liên quan

Chính phủ cần chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định trong văn bản pháp luật về thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, về các chuẩn mực kế toán hiện hành, các báo cáo tài chính cần được kiểm toán định kỳ hàng năm. Tiến hành kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp, kịp thời phát hiện và xử lý các doanh nghiệp phạm pháp. Tổ chức xếp loại doanh nghiệp và khen thưuởng các doanh nghiệp hoạt động tốt có đóng góp tích cực cho nền kinh tế quốc gia. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển, nâng cao uy tín và thương hiệu trên thị trường trong nước, khu vực và trên toàn thế giới

Chính phủ cần hoàn thiện và thống nhất các văn bản luật, quy định và nghị định để tạô ra môi trường kinh tế, môi trường chính trị - xã hội, môi trường văn hoá lành mạnh giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Tạo sự bình đẳng giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc cạnh tranh và tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh

Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO nên sẽ có thêm cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn đầutư từ nước ngoài. Vì vậy trong quá trình đàm phán song phương

cũng như đa phương, Chính phủ cần tận dụng tối đa ưu thế của mình để thu hút các nguồn vốn tài trợ, đầu tư của Chính phủ, tổ chức kinh tế và cá nhân ngoài nước 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước(NHNN) là Ngân hàng của các ngân hàng, có chức năng thực hiện chính sách tiền tệ, giám sát hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, quản lý thanh toán và phát hành kho quỹ. Do đó, NHNN cần tổ chức hệ thống NHNN từ trung ương tới địa phương theo hướng tập trung, tránh chồng chéo, thực hiện đổi mới cơ cấu tổ chức và chức năng của hệ thống NHNN.

NHNN cần hoàn thiện và cụ thể hoá các nội dung của luật ngân hàng, hướng dẫn các NHTM và tổ chức tín dụng thực hiện các quy định đó. Đồng thời phải kịp thời sửa đổi các điểm không phù hợp trong văn bản cũ, tạo điều kiện cho các ngân hàng không gặp phải khó khăn trong việc thực thi, gặp những vấn đề phát sinh không tháo gỡ được.

So với hoạt động của hệ thống ngân hàng trên thế giới thì hoạt động ngân hàng ở Việt Nam còn nhiều bất cập, một trong số những lý do đó là việc áp dụng khoa học công nghệ. NHNN cần có một khoản vốn phù hợp cho Quỹ hiện đại hoá ngân hàng để đổi mới toàn diện và triệt để, xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa . NHNN cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ cho hoạt động ngân hàng để các NHTM phát huy vai trò là ngành hỗ trợ cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

NHNN cũng cần thường xuyên giúp các NHTM trong công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ thẩm định tín dụng, đặc biệt đối với thẩm định DADT. Vì hiện nay nhu cầu vay vốn trung và dài hạn để đầu tư vào các dự án ngày càng tăng cao. Do nhu cầu vốn lớn, thời gian vay dài nên rủi ro rất lớn nên NHNN cần có sự hỗ trợ tích cực đối với ngân hàng trong việc thẩm định tài chính dự án.

Hoạt động ngân hàng không thể tránh khỏi rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng nên NHNN cần tăng cường củng cố, nâng cao hiệu quả trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụng

NHNN củng cố và phát triển các hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn của Việt Nam, tiến tới tạo lập môi trường bình đẳng về kinh doanh đối với thị trường ngân hàng trong và ngoài nước

NHNN có biện pháp khuyến khích, thúc đẩy việc thực hiện thanh toán bằng VNĐ trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tăng sức cạnh tranh của VNĐ so với đồng ngoại tệ, tạo lập môi trường kinh doanh tiền tệ và cung ứng dịch vụ ngân hàng theo cơ chế thị trường

Tiến hành rà soát lại các quy định về an toàn hệ thống NHTM, TCTD về các vấn đề vốn điều lệ, hệ số an toàn vốn, chế độ báo cáo tài chính, bảo hiểm tiền gửi …phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam và chuẩn mực quốc tế

Tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM và các TCTD khác để nắm bắt được tình hình hoạt động ngân hàng thực sự

Nắm bắt cơ hội trong quan hệ hợp tác quốc tế nhằm khơi thông các quan hệ ngân hàng để thu hút và tận dụng các nguồn vốn đầu tư, công nghệ thông tin từ các nước và các tổ chức quốc tế, trao đổi và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng

3.3.3. Kiến nghị với NHTMCP Hàng Hải

NH TMCP Hàng Hải cần nghiên cứu và nhanh chóng hoàn thiện nội dung, quy trình thẩm định theo hướng cụ thể hơn, áp dụng tiến độ khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại để phân tích và đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả hơn; đồng thời tính toán và so sánh với giá trị cơ sở và các chỉ số ngành của từng lĩnh vực cụ thể, phát triển đa dạng các loại hình tín dụng thu hút khách hàng

Tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ thẩm định trong toàn ngân hàng. Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho cán bộ, nhân viên đặc biệt làm tăng sức cạnh tranh giữa các cán bộ thẩm định thẩm định thông qua các cuộc thi về chuyên môn nghiệp vụ, khuyến khích họ phát huy năng lực và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Thường xuyên triển khai các buổi toạ đàm, thảo luạn hội

thảo, nghiên cứu…đáp ứng kịp thời yêu cầu của quá trình hiện đại hoá ngân hàng, tăng sức cạnh tranh với các NHTM khác trên toàn hệ thống ngân hàng. Xây dựng NH TMCP Hàng Hải ngày cáng phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả

Nâng cao năng lực quản lý, điều hành công tác tín dụng thông qua việc xây dựng và ứng dụng chương trình quản lý tín dụng phục vụ cho công tác quản lý, điều hành từ trụ sở đến các chi nhánh, phòng giao dịch; cập nhật và áp dụng công nghệ khoa học, thông tin nhằm thiết lập hệ thống dữ liệu phục vụ tốt cho công tác thẩm định. Triển khai nhánh chóng và thành công

Tuyển dụng và bổ sung các cán bộ thẩm định tín dụng trẻ, có năng lực và sự năng động cùng với sức trẻ sẽ khai thác và xử lý thông tin cũng như xử lý tình huống nhanh nhạy tạo sức bật cho hoạt động tín dụng ngân hàng, tào đà cho mục tiêu phát triển của ngân hàng

3.3.4. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp

Công tác thẩm định tín dụng đạt được hiệu quả và có chất lượng cao phụ thuộc rất nhiều vào khách hàng. Vì doanh nghiệp là đối tượng vay vốn và xử dụng vốn của ngân hàng nên nếu doanh nghiệp cung cấp đầy đủ yêu cầu của ngân hàng, cùng với phương án, dự án vay vốn hợp lý…sẽ tạo điều kiện cho công tác thẩm định được diễn ra nhanh chóng giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc triển khai PASXKD, DADT. Doanh nghiệp cần công khai tìài chính, có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin và đảm bảo tính chính xác, trung thực trong hồ sơ cho ngân hàng,; đặc biệt doanh nghiệp phải tuyệt đối tuân thủ các điêù kiện trong hợp đồng vay vốn đã ký kết với ngân hàng

KẾT LUẬN

Thẩm định tín dụng cho vay là một vấn đề hết sức phức tạp, tác động mạnh mẽ tới sự tồn tại và phát triển của Ngân hang, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư có nhu cầu vốn lớn và thời gian vay dài cũng như những ảnh hưởn của DA đến nèn kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân. Khi công tác thẩm định có hiệu quả, chất lượng phản ánh quyết định tài trợ, đầu tư của Ngân hang là đúng đắn, mang lại nhiều lợi ích cho Ngân hang cũng như khách hang, góp phần quảng bá thươnghiệu của Ngân hang thêm vững mạnh trên thị trường. Nhưng nếu công tác thẩm định gặp phải những vướng mắc, sai sót dẫn đến quyết định đầu tư sai lầm thì thiệt hại đầu tiên là Ngân hang phải gánh chịu: Ngân hang không thu hồi được khoản cho vay, làm giảm uy tín của Ngân hang, gây tiếng xấu, có thể làm cho khách hang gửi tiền co tâm lý hoang mang, lo sợ, không an tâm vào ngân hang và dẫn đến tình trạng mất khách hang. Vì vậy, nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng (đặc biệt là đối với khách hang doanh nghiệp) là rất quan trọng trong hoạt động cho vay của Ngân hang

Trong thời gian thực tập tại MaritimeBank Thanh Xuân và qua nghiên cứu tài liệu, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập và đã nêu lên được các nội dung:

Khái quát những vấn đề cơ bản về cho vay doanh nghiệp; công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp của ngân hang thương mại; chất lượng thẩm định tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm đinh

Khái quát và đánh giá thực trạng công tác thẩm định cho vay doanhn ghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở phân tích thực trạng của công tác thẩm định cho vay tại Maritime Bank Thanh Xuân, em có đề xuất một số giải pháp cũng nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh. Đồng thời, em cũng có một số kiến nghị với Nhà nước, NHTW, các ban ngành liên quan, Maritime Bank và với khách hang

Công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp là mảng rộng và phức tạp và thời gian thực tập ngắn, trình độ o còn hạn chế nên chuyên đề thực tập của em còn sơ sai, chưa đi sau vào nghiên cứu những vấn đề của đề tài, không tránh khỏi những sai sót. Nhưng với những kiến thức đã được trang bị và sự cố gắng tìm hiểu, học hỏi qua các tàiliệu tham khảo cũng như quá trình thực tập tại Maritime Bank Thanh Xuân đã giúp em có sự so sánh giữa lý thuyết và thực tế. Em rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn để em hoàn thiện chuyên đề của mình hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo – TS. Cao Ý Nhi cùng toàn thể các anh chị cán bộ của phòng tín dụng của Maritime Bank Thanh Xuân đã giúp em thực hiện được chuyên đề thực tập của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – NXB Thống kê 2005 PGS.TS. Lưu Thị Hương

2. Giáo trình Ngân hang thương mại – NXB Thống kê 2005 TS. Phan Thị Thu Hà

3. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hang – NXB Tài chính 2007 TS. Nguyễn Minh Kiều

4.Giáo trình Thẩm định tài chính dự án – NXB Tài chính 2004 PGS.TS. Lưu Thị Hương

5. Lập - Thẩm định hiệu quả tài chính Dự án đầu tư – NXB Thống kê 2006 ThS. Đinh Thế Hiển

6. Luận văn tốt nghiệp các khoá 43,44, 45

7. Tạp chí Ngân hang, Thị trường tài chính tiền tệ 8. Các Website: ssi.com.vn; gov.vn; fetp.edu.vn…

9. Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007 của MaritimeBank Thanh Xuân

10. Hồ sơ vay vốn của Công ty CPĐT & CN Thành Nam 11. Sổ tay tín dụng Ngân hang TMCP Hàng Hải

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân (Trang 64 - 71)