Luận văn Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghi Lộc Có thể nói, thẩm định tín dụng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng,...
Trang 1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Đề tài: Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Nghi Lộc
Trang 2Danh mục các bảng, sơ đồ
Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Nghi Lộc
Sơ đồ 2 : Quy trình thẩm định tại NHNo & PTNT Nghi Lộc
Bảng 1 : Cơ cấu huy động vốn của NHNo & PTNT Nghi Lộc qua các năm 2009 – 2011
Bảng 2 : Tình hình sử dụng vốn của NHNo & PTNT Nghi Lộc qua các năm 2009 – 2011
Bảng 3 : Kế hoạch vay vốn của công ty
Bảng 4 : Công xuất tiêu thụ của dự án
Bảng 5 : Bảng dự trù kết quả kinh doanh của dự án trong 5 năm
Bảng 6 : Bảng lịch trả nợ ngân hàng của công ty
Bảng 7 : Bảng tính IRR của dự án
Bảng 8 : Các chỉ tiêu tài chính của dự án
Trang 3Danh mục các từ viết tắt
NHNo & PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
UBND, HĐND : Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân
NHNo : Ngân hàng nông nghiệp
CBCNV : cán bộ công nhân viên
Trang 4Mục Lục
Lời mở đầu 5
Phần 1: Tổng quan về NHNo & PTNT huyện Nghi Lộc 7
1.1 Vài nét về NHNo & PTNT huyện Nghi Lộc 7
1.1.1.Qúa trình hình thành, phát triển của 7
NHNo & PTNT huyện Nghi Lộc 1.1.2 Chức năng của NHNo & PTNT Nghi Lộc 7
1.2 Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức của 8
NHNo và PTNT huyện Nghi Lộc 1.2.1 Đặc điểm hoạt động của NHNo & PTNT Nghi Lộc 8
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Nghi Lộc 9
1.3 Khái quát hoạt động kinh doanh của 10
NHNo & PTNT huyện Nghi Lộc 1.3.1 Hoạt động huy động vốn 10
1.3.2 Hoạt động cho vay 11
Phần 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại NHNo & PTNT Nghi Lộc 15
2.1 Thực trạng về công tác thẩm định chất tín dụng tại 15
NHNo & PTNT Nghi Lộc 2.1.1 Nghiệp vụ thẩm định tín dụng của NHTM 15
2.1.1.1 Khái niệm thẩm định tín dụng NHTM 15
2.1.1.2 Vai trò của thẩm định tín dụng 15
2.1.2 Quy trình thẩm định tín dụng tại 15
NHNo & PTNT Nghi Lộc 2.1.3 Tình hình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại 17
chi nhánh NHNo & PTNT Nghi Lộc 2.1.4 Đánh giá công tác thẩm định tín dụng tại chi nhánh 29
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghi Lộc 2.1.4.1 Kết quả đạt được 29
2.1.4.2 Những mặt hạn chế 30
2.2.Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng 32
tại NHNo & PTNT Nghi Lộc 2.2.1 Định hướng phát triển của NHNo & 32
PTNT Nghi Lộc năm 2012 2.2.2 Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng 33
thẩm định tín dụng tại NHNo & PTNT Nghi Lộc 2.2.2.1 Đối với giải pháp nâng cao chất lượng 33 thẩm định tín dụng
Trang 52.2.2.2 Giải pháp hỗ trợ đẩy mạnh chất lượng tín dụng 35 2.3 Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả 36 chất lượng thẩm định tín dụng
2.3.1 Kiến nghị với nhà nước 36 2.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 37 2.3.3 Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam 38 Kết luận
Tài liệu tham khảo
Trang 6Lời Mở Đầu 1.Lý do chọn đề tài
Tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam, trừ Ngân hàng Chính sách xã hội phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng Do đó, tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu ở các ngân hàng là vấn đề rất được quan tâm Để có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất những khoản nợ quá hạn, nợ xấu và đưa ra quyết định phù hợp, việc thẩm định là một trong những khâu quan trọng trong việc ra quyết định cho vay
của ngân hàng, giúp ngân hàng phòng ngừa được rủi ro đối với các khoản nợ
Thẩm định mang lại một cái nhìn bao quát nhất về tình hình tài chính của khách hàng ở thời điểm hiện tại, khả năng và kế hoạch hoàn trả nợ của khách hàng trong tương lai Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự
án đầu tư mà khách hàng đó lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn; phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay; giúp cho cán
bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm được xác suất hai loại sai lầm trong quyết định cho vay: cho vay một dự án tồi và từ chối cho vay một dự án tốt
Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa “ xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh
tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội” Nền kinh tế nước ta cần phải tăng trưởng và phát triển ổn định, vững chắc phấn đấu đạt và vượt mọi chỉ tiêu kế hoạch đề ra Muốn vậy các phương án đầu tư cần phải đồng bộ, phải được triển khai nhanh chóng và mang lại hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội Tuy nhiên, những thay đổi trong quá trình hội nhập và do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới Thị trường tài chính Việt Nam đang biến động mạnh mẽ, việc cho vay và cung ứng vốn nhằm triển khai các phương án đầu tư gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và trở ngại
Do vậy, tín dụng ngân hàng được coi là đòn bẩy quan trọng cho nền kinh tế Nghiệp vụ này không chỉ có ý nghĩa với nền kinh tế mà nó còn là nghiệp vụ hàng đầu, có ý nghĩa quan trọng, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của từng ngân hàng
Nhận thức được vai trò quan trọng của việc thẩm định để đưa ra quyết
định cho vay, chính vì vậy nên em đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng
công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện Nghi Lộc” với mong muốn đảm bảo hiệu quả hoạt động,
tính bền vững và độ an toàn cao của các phương án tài trợ sau khi được xét duyệt và cấp tín dụng
Trang 73 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: báo cáo nghiên cứu chủ yếu hoạt động thẩm định tín dụng tại NHNo & PTNT Nghi Lộc
- Phạm vi nghiên cứu : hồ sơ xin vay vốn của doanh nghiệp nằm trên địa bàn huyện Nghi Lộc tại NHNo & PTNT huyện Nghi Lộc qua các năm 2009,2010,2011
4 Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo nghiên cứu đã vận dụng kết hợp với cơ sở lý thuyết để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu Cụ thể:
- Thu thập số liệu các báo cáo và tài liệu liên quan của ngân hàng nông nghiệp Nghi Lộc
- Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu và đánh giá số liệu về số tuyệt đối và số tương đối Từ đó đưa ra nhận xét về hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng của NHNo & PTNT Nghi Lộc
5 Kết cấu đề tài
Kết cấu đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm hai phần chính:
Phần 1 : Tổng quan về NHNo & PTNT huyện Nghi Lộc
Phần 2 : Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Nghi Lộc
Trang 8Phần 1 : Tổng quan về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Nghi Lộc 1.1 Vài nét về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện
Nghi Lộc 1.1.1.Qúa trình hình thành, phát triển của Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn huyện Nghi Lộc
Thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước của Đảng ta trong giai đoạn mới, ngày 26/03/1988 chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ) đã ra quyết định số 53/HĐBT thành lập Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam (nay là NHNo & PTNT Việt Nam) Cơ cấu gồm có : Trụ sở chính (trung tâm điều hành), sở giao dịch, Văn phòng đại diện các trung tâm, các công ty trực thuộc, NH liên doanh và các chi nhánh cấp 1 NHNo & PTNT Nghi Lộc (đơn vị thành viên) chịu sự quản lý trực tiếp của NHNo & PTNT Nghệ An
NHNo & PTNT huyện Nghi Lộc với mạng lưới hoạt động hiện nay gồm : 1 Hội sở chính đóng tại xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc làm nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, dịch vụ NH và chỉ đạo 4 phòng giao dịch
Từ khi ra đời đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm chỉ đạo của NHNo & PTNT tỉnh Nghệ An, của huyện ủy, HĐND, UBND huyện, cùng với sự quyết tâm cao của toàn thể CBCNV, NHNo huyện Nghi Lộc đã vượt qua khó khăn, thách thức và không ngừng đưa hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển bền vững, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội huyện nhà Cơ chế mới tạo điều kiện cho NHNo Nghi Lộc quy hoạch lại mô hình tổ chức và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, sử dụng đúng năng lực, khai thác được các tiềm năng lợi thế để phát triển Tình hình huy động vốn và cho vay như sau : Nếu như năm 1988 nguồn vốn tự huy động là 481 triệu đồng và dư nợ 152 triệu đồng thì đến 31/12/2011 nguồn vốn
tự huy động đã lên tới 571.356 triệu đồng và dư nợ là 396.459 triệu đồng Nên kết quả hàng năm từ năm 2002 đến nay được thống đốc tặng bằng khen, năm 2006 được thủ tướng chính phủ tặng bằng khen là đơn vị văn hóa, chi bộ
và các đoàn thể đều đạt trong sạch vững mạnh liên tục từ năm 2002 đến nay
1.1.2 Chức năng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghi Lộc
NHNo & PTNT Nghi Lộc thực hiện chức năng kinh doanh đa năng,
chủ yếu kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng đối với khách hàng trong nước, đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội,thực hiện cho vay ủy thác đầu tư của Chính Phủ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phụ thuộc lớn vào thiên nhiên do vậy hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Nghi Lộc cũng
Trang 9gặp nhiều khó khăn Chính vì vậy NHNo & PTNT huyện Nghi Lộc đã kiên quyết tập trung chỉ đạo hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, bám sát chương trình kinh tế của tỉnh, của huyện với định hướng:
- Tăng trưởng huy động vốn tại địa phương tối thiểu đạt 25%
- Tăng trưởng dư nợ hàng năm đạt 22 – 25% năm
- Có mạng lưới hoạt động rộng khắp, các tụ điểm kinh tế trong huyện tăng cường củng cố để hoạt động ngày càng có chất lượng và hiệu quả cao để tăng khả năng cạnh tranh, thích ứng với hội nhập kinh tế
- Tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên để đảm bảo có một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng và đạo đức nghề nghiệp, để nâng cao thương hiệu tạo uy tín với khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh đưa hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển
- Thương hiệu đổi mới trang thiết bị và cơ sở vật chất, tạo ra công cụ điều hành hiện đại để nâng cao hiệu quả trong kinh doanh
- Đảm bảo doanh thu và có lời, hoàn thành các nghĩa vụ giao nộp cho NSNN, cho cấp trên, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động năm sau cao hơn năm trước Đảm bảo hoạt động của NHNo & PTNT huyện Nghi Lộc phát triển toàn diện
1.2 Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghi Lộc
1.2.1 Đặc điểm hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghi Lộc
NHNo & PTNT Nghi Lộc trực thuộc NHNo & PTNT Nghệ An nằm
trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam, là một bộ phận của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh liên quan với mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu
kinh tế của nhà nước
NHNo & PTNT Nghi Lộc phục vụ cho các đối tượng chủ yếu là các
hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; các doanh nghiệp; các cá
nhân, tổ chức khác đóng trên địa bàn Nghi Lộc
Các sản phẩm dịch vụ của NHNo & PTNT Nghi Lộc rất phong phú
đáp ứng đủ các nhu cầu đa dạng của khách hàng như : các dịch vụ tiền gửi, tiết kiệm, phát hành trái phiếu, cho vay, bảo lãnh với nhiều hình thức và thời hạn khác nhau; các dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư, các dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền, bảo hiểm và nhiều sản phẩm dịch vụ khác
Trang 101.2.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghi Lộc
Sơ đồ 1 : cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Nghi Lộc
Ban giám đốc gồm : một giám đốc và một phó giám đốc Giám đốc là người trực tiếp ra quyết định kinh doanh, ký các văn bản và các hợp đồng liên quan đến hoạt động của toàn đơn vị Giám đốc ủy quyền cho phó giám đốc ký duyệt một số báo cáo, phê duyệt cho vay và ký các chứng từ liên quan đến hoạt động của đơn vị trong phạm vi ủy quyền và phân công
Các phòng ban có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với nhau để hoàn thành nhiệm vụ tham mưu theo chức năng của từng phòng ban đã quy định Trưởng phòng chịu trách nhiệm chung trong phạm vi hoạt động của phòng mình, các phòng ban trực tiếp làm nhiệm vụ tác nghiệp kinh doanh đồng thời thực hiện chức năng quản lý điều hành quản lý chỉ đạo nghiệp vụ và tham mưu cho ban giám đốc về hoạt động kinh doanh của ngân hàng do phòng mình phụ trách cho ban Giám đốc Tại hội sở NHNo có 3 phòng ban : phòng tín dụng, phòng
kế toán ngân quỹ, phòng hành chính nhân sự Ngoài ra, còn có 4 phòng giao dịch đóng tại một xã và thị tứ nơi trung tâm kinh tế văn hóa của 1 vùng trong huyện gồm : phòng giao dịch Lâm Mỹ, phòng giao dịch Quán Hành, phòng giao dịch Chợ Sơn, phòng giao dịch Cửa Hội Riêng phòng giao dịch Lâm mỹ
có 2 tổ: tổ tín dụng và tổ kế toán- ngân quỹ
Phòng Tín
Dụng
Phòng Kế Toán – Ngân Quỹ
Phòng Hành chính
Các phòng giao dịch Giám đốc
Phó Giám đốc
Trang 111.3 Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn huyện Nghi Lộc
1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Thời gian qua NHNo & PTNT Nghi Lộc đã có nhiều biện pháp tích cực
trong huy động vốn, tạo nguồn để mở rộng và tăng trưởng tín dụng
Bằng nhiều biện pháp và hình thức huy động vốn linh hoạt, hữu hiệu như
thực hiện chính sách lãi suất huy động vốn, hình thức huy động vốn phù hợp
với nhu cầu và mục đích của người gửi tiền Khai thác triệt để những nguồn
vốn nhỏ trên diện rộng, có tính ổn định cao, chú trọng đến những nguồn vốn
rẻ tạo điều kiện giảm thấp chi phí đầu vào, đổi mới tác phong thái độ giao
dịch của cán bộ, thực hiện chính sách ưu đãi khách hàng nên NHNo & PTNT
Nghi Lộc đã thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn và đạt vượt kế
hoạch giao, tạo lòng tin trong lòng khách hàng Trong những năm vừa qua,
NHNo Nghi Lộc đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ Để thấy rõ tình
hình huy động vốn của NHNo Nghi Lộc, nghiên cứu kết quả huy động vốn tại
chi nhánh năm 2009 – 2011 được khái quát trên bảng phân tích sau :
Bảng 1: cơ cấu huy động vốn của NHNo & PTNT Nghi lộc
Tỷ Trọng (%)
Số Tiền (tr.đ)
Tỷ Trọng(
%)
Số Tiền (tr.đ)
Tỷ Trọng (%)
Trang 12Nhận xét : Nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT huyện Nghi Lộc ngày càng tăng trên cơ sở ổn định, mặc dù có sự biến động của giá cả thị trường và sự biến động của lãi suất, sự cạnh tranh của các ngân hàng, và các
tổ chức khác song không ảnh hưởng nhiều đến việc huy động vốn của NHNo
& PTNT huyện Nghi Lộc Tuy nhiên, việc huy động vốn so với các năm trước có sự khác biệt : năm 2009, 2010 tập trung huy động vốn với thời hạn dài nhưng năm 2011 tập trung huy động vốn thời hạn ngắn để giảm đầu vào Tổng nguồn vốn cuối năm 2011 đạt 571.356 triệu đồng, tăng 298.870 triệu đồng so với năm 2009 Nếu so với năm 2010 tăng 238.569 triệu đồng
Cơ cấu nguồn vốn được điều chỉnh theo nhu cầu vay vốn hàng năm nhằm đảm bảo an toàn cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh Mặc dù nguồn vốn không kì hạn của năm 2011 giảm so với năm 2010 nhưng nguồn vốn có
kì hạn lại tăng lên Nguồn vốn có kì hạn năm 2011 đạt 517.365 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 257.756 triệu đồng, tốc độ tăng là 99,3% Như vậy,
có thể thấy tỉ trọng huy động tiền gửi có kì hạn tăng, điều này sẽ giúp ngân hàng có được nguồn vốn ổn định và từ đó lên kế hoạch cho vay được chính xác hơn
Sở dĩ nguồn vốn huy động của NHNo Nghi Lộc năm 2011 tăng so với năm 2009 và 2010 là do một số nguyên nhân sau :
+ Nguyên nhân chủ quan : Từ nhận thức huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh Coi công tác huy động vốn là nền tảng để mở rộng tín dụng Góp phần quyết định kết quả kinh doanh có lãi trong hoạt động ngân hàng NHNo & PTNT Nghi Lộc luôn luôn quan tâm và coi trọng công tác huy động vốn bằng những biện pháp chỉ đạo
cụ thể như tăng cường công tác thông tin, tuyền truyền đối với nhân dân về hình thức gửi tiết kiệm, thực hiện đổi mới tác phong giao tiếp, giáo dục tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ để tăng cường hơn nữa ý thức trách nhiệm trong công việc được giao, đa dạng các hình thức huy động, sử dụng các đòn bẩy kích thích như lãi suất, khuyến mại cho khách hàng, khoán cho cán bộ, tổ chức tốt phong trào thi đua, nâng cao thương hiệu để tạo uy tín với khách hàng để giữ vững nguồn vốn hiện tại và thu hút các nguồn vốn tiềm năng, nhằm chủ động cho đầu tư mở rộng tín dụng
+ Nguyên nhân khách quan : nền kinh tế địa phương ngày càng phát triển, thu nhập của mọi tầng lớp dân cư ngày càng tăng, tình hình chính trị trong huyện ngày càng ổn định tạo niềm tin cho khách hàng
1.3.2 Hoạt động cho vay
Từ khi có chỉ thị 202/HĐBT, Nghị định 14, quyết định 67 của chính phủ
về “ Một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn” Cũng từ cuối năm 1999 và trong năm 2000 chính phủ tiếp tục ban
Trang 13hành một loạt chính sách liên quan đến tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn như : Nghị định 178/NĐ về đảm bảo tiền vay, Nghị quyết 03 về kinh tế trang trại, Nghị quyết 09 về chủ trương chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Nghị quyết 11 về giải pháp điều hành kế hoạch kinh tế – xã hội 6 tháng cuối năm, Quyết định 103
về khuyến khích phát triển giống thủy sản; Quyết định 1627 của Ngân hàng nhà nước, quyết định 72 của NHNo & PTNT Việt Nam
Hệ thống NHNo & PTNT nói chung và chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Nghi Lộc nói riêng đã tập trung đầu tư cho thị trường Nông nghiệp, Nông thôn, trên cơ sở sàng lọc khách hàng đầu tư phát triển kinh tế hộ sản xuất, mở rộng cho vay thông qua tổ vay vốn, thực hiện cho vay, thu nợ lưu động tại xã, tạo thuận lợi cho bà con nông dân thuận tiện trong việc giao vay vốn, trả nợ, trả lãi cho ngân hàng
Năm 2011, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế huyện nhà Công tác tín dụng của NHNo & PTNT Nghi Lộc cũng đạt được những kết quả đáng
kể
Cơ cấu cho vay phân theo thời gian tại NHNo & PTNT huyện Nghi Lộc
Trang 14Bảng 2 : Tình hình sử dụng vốn qua các năm 2009 - 2011 như sau
Số tiền
Tỉ trọng (%)
Số tiền
Tỉ trọng (%)
2 cho vay trung hạn
- Doanh số cho vay
- Doanh số thu nợ
- Dư nợ
132.229 113.073 116.162
45,2 44,7 52,4
119.154 139.867 95.499
46 51,2
46
141.940 123.723 141.123
29,43 30,03 35,6
100
100
100
259.029 273.075 207.627
100
100
100
482.247 412.098 396.459
100
100
100
( Số liệu báo cáo của NHNo Nghi Lộc trong 3 năm 2009 - 2011)
Trong 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011 bằng vốn huy động tại chỗ
NHNo & PTNT huyện Nghi Lộc đã cho vay được 482.247 triệu đồng, thu nợ
được 412.098 triệu đồng, dư nợ cuối năm 2011 đạt 396.459 triệu đồng Tính
đến hết năm 2011, doanh số cho vay của ngân hàng đã tăng 189.884 triệu
đồng về số tuyệt đối, tương đương mức tăng hơn 60% so với 2009 và tăng
hơn so với 2010 là 223.218 triệu đồng, mức tăng là 86% Doanh số thu nợ đã
tăng rõ rệt qua các năm (năm 2009 chỉ là 253.062 triệu đồng thì năm 2010 là
273.075 triệu đồng và đến 2011 đã là 412.098 triệu đồng), so với 2009 thì
doanh số thu nợ 2011 tăng 159.036 triệu đồng, đạt mức tăng 62,8%.Về tổng
dư nợ đến 31/12/2011 là 396.459 triệu đồng so với 2010 tăng 188.832 triệu
đồng, tốc độ tăng 90%, bình quân dư nợ 1 cán bộ, công nhân viên là 6.955
triệu đồng, bình quân 1 cán bộ tín dụng quản lý 17.237 triệu đồng, so với
2010 tăng 3.050 triệu đồng
Khối lượng tín dụng tăng do ngân hàng đã mở rộng đầu tư bám sát
chương trình kinh tế của tỉnh : Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tập
Trang 15trung đầu tư cho các vùng trọng điểm của địa phương như nuôi trồng, chế biến thủy hải sản, chăn nuôi lợn hướng nạc, tận dụng lao động, lúc nông nhàn, cho vay làng nghề truyền thống góp phần tạo thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Trang 16Phần 2 : Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghi
Lộc 2.1 Thực trạng về công tác thẩm định chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT Nghi Lộc
2.1.1 Nghiệp vụ thẩm định tín dụng của ngân hàng thương mại
2.1.1.1 Khái niệm thẩm định tín dụng NHTM
Thẩm định tín dụng là việc tổ chúc xem xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có thể ảnh hưởng trực tiếp đến một món vay trước khi đưa ra quyết định tài trợ cho món vay đó
Nói chung nó bao gồm việc thu thập thông tin có ý nghĩa đối với việc đánh giá tín dụng, việc chuẩn bị và phân tích thông tin thu thập được, sưu tầm thông tin, báo cáo kết quả đánh giá đồng thời lưu lại thông tin để sử dụng trong tương lai ở một số ngân hàng có thể có những đề nghị liên quan đến các khoản tín dụng nhưng quyết định cuối cùng liên quan đến một khoản cho vay được dành cho cán bộ cho vay hoặc hội đồng tín dụng ở các ngân hàng nhỏ, việc thẩm định tín dụng được phân công riêng cho từng nhân viên tín dụng
2.1.1.2 Mục đích của thẩm định tín dụng
Mục đích của thẩm định tín dụng là xác định khả năng trả nợ và ý muốn trả nợ của người vay theo điều khoản của hợp đồng tín dụng Một ngân hàng phải xác định mức độ rủi ro có thể chấp nhận được trong mỗi trường hợp cho vay vốn Hơn nữa chỉ có thể tiến hành thẩm định tín dụng mới có thể xác định các điều kiện và thời hạn sao cho cả người vay và ngân hàng cũng có thể chấp thuận Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người vay rất khó đánh giá, cần phải xem xét sát với thực tế khi chuẩn bị các dự án Thẩm định tín dụng giúp ngân hàng rút ra các kết luận chính xác về tính khả thi, khả năng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra của phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư để ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay một cách đúng đắn
Thông qua thẩm định tín dụng,ngân hàng xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý tạo điều kiện cho khách hàng hoạt động có hiệu quả Đồng thời tư vấn cho các chủ đầu tư sao cho phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả và hạn chế rủi ro cho ngân hàng
2.1.2 Quy trình thẩm định tín dụng tại NHNo & PTNT Nghi Lộc
Thẩm định tín dụng là một phần không thể thiếu trong quy trình nghiệp
vụ cho vay của ngân hàng và đây cũng là công đoạn khá phức tạp đòi hỏi kiến thức tổng hợp và chuyên sâu, kinh nghiệm và sự nhạy cảm nghề nghiệp của cán bộ thẩm định Không chỉ những dự án đầu tư có quy mô lớn và thời gian
Trang 17dài mà ngay cả những món vay nhỏ thì cán bộ thẩm định cũng cần thẩm định trước khi cho vay để đảm bảo món vay đó an toàn NHNo & PTNT Nghi Lộc
là một chi nhánh rất coi trọng khâu thẩm định trước khi cho vay, luôn tuân thủ theo các bước trong quy trình thẩm định của NHNo Việt Nam
Sơ đồ 2 : Quy trình thẩm định tại NHNo & PTNT Nghi Lộc
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Nghi Lộc
Bước 1 : đề xuất cho vay : khách hàng nộp đơn xin vay vốn Phòng tín dụng chịu trách nhiệm phân công công việc, thu thập các thông tin và hồ sơ tài liệu có liên quan đến khách hàng, thông tin liên quan đến phương án vay vốn, đánh giá sơ bộ khoản vay và cuối cùng là nộp báo cáo đề xuất tín dụng Bước 2 : thẩm định khoản vay : tiến hành thẩm định tín dụng Căn cứ vào các thông tin nêu tại : báo cáo đề xuất tín dụng, báo cáo nghiên cứu khả thi và chi tiết cùng các thông tin tự thu thập được từ các nguồn khác nhau tiến hành các bước nghiệp vụ chuyên môn để thẩm định dự án hoặc doanh nghiệp theo các chỉ tiêu sau đó phòng tín dụng chịu trách nhiệm lập báo cáo thẩm định và báo cáo thẩm định rủi ro nêu rõ ý kiến về việc đồng ý hay không đồng ý cho vay và các điều kiện vay được áp dụng Thẩm định và nêu các điều kiện về các tài sản đảm bảo thế chấp
Bước 3 : thương lượng : sau khi thẩm định phòng tín dụng xem xét nếu
đủ điều kiện vay vốn thì phòng và khách hàng vay vốn thương lượng về các điều khoản trong hợp đồng như kì hạn cho vay, phương thức thanh toán, các điều kiện về lãi suất, tài sản đảm bảo tiền vay và các vấn đề khác
- Đảm bảo tiền vay
- Vấn đề khác Thương lượng
- Giám đốc hoặc Phó giám
đốc
Thủ tục
hồ sơ và giải ngân
Trang 18Bước 4 : phê duyệt khoản vay : sau khi phòng tín dụng chấp nhận khoản vay và soạn thảo hợp đồng tín dụng đưa lên giám đốc chi nhánh duyệt Tùy theo tình hình thực tế trong từng thời kỳ mà giám đốc chi nhánh có quyết định bằng văn bản về việc phân cấp phê duyệt tín dụng đối với từng phòng ban trong ngân hàng Theo luật tất cả các khoản cấp tín dụng đối với mỗi khách hàng không vượt qua 15 % vốn tự có của ngân hàng và các khoản cấp tín dụng đối với một khách hàng vượt quá 10 % vốn tự có của ngân hàng đều phải trình hội đồng quản trị phê duyệt
Bước 5 : thủ tục hồ sơ và giải ngân : sau khi hoàn tất các thủ tục hồ sơ có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan thì cán bộ phụ trách tín dụng dựa vào các thông tin nêu tại thông báo tác nghiệp và bộ hồ sơ đính kèm nhập dữ liệu vào
hệ thống máy tính nội bộ bằng phần mềm chuyên dụng Khi phòng kế toán thanh toán nhận được thông tin từ hệ thống, hoàn tất thủ tục giải ngân vốn cho khách hàng xin vay vốn
Nếu sau khi thẩm định khách hàng không đủ điều kiện vay vốn thì cán
bộ phụ trách tín dụng có thể ra bản từ chối cho vay
2.1.3 Tình hình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghi Lộc
Tuy nền kinh tế huyện nhà còn gặp nhiều khó khăn nhưng ngân hàng
đã có sự phát triển không ngừng về mọi mặt, đặc biệt trong nghiệp vụ thẩm định Tính đến năm 2011 tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đạt 396.459 triệu đồng, tăng 188.832 triệu đồng so với năm 2010 Hoạt động tín dụng tạo ra doanh thu chiếm 70% doanh thu của ngân hàng, nhờ có những cán bộ tín dụng năng động dày dặn kinh nghiệm nên hoạt động cho vay của ngân hàng
đã được tiến hành nhanh chóng, thủ tục đơn giản doanh thu ngày càng tăng, góp phần lớn cho sự phát triển của ngân hàng
Nội dung và phương pháp thẩm định đã được lãnh đạo ngân hàng xem xét và thay đổi tùy theo từng món vay, từng thời kỳ và tình hình kinh tế Chính vì vậy hoạt động thẩm định của ngân hàng đã và đang được hoàn thiện tạo điều kiện tốt cho quá trình cho vay và thu hồi vốn vay của ngân hàng Dưới đây là một trong những ví dụ điển hình về công tác thẩm định tín dụng của NHNo & PTNT Nghi Lộc Đó là quá trình thẩm định một dự án đầu
tư của công ty cổ phần Qua đây ta có thể biết được thực trạng thẩm định tín dụng tại NHNo & PTNT diễn ra như thế nào
a) Giới thiệu khách hàng
- Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần dịch vụ thương mại Hương Giang
- Đại diện được ủy quyền : Ông Nguyễn Hoàng Tuấn
- Chức vụ : Tổng giám đốc
Trang 19- Địa chỉ trụ sở : xóm 22 – Nghi Trung – Nghi Lộc – Nghệ An
- Ngành nghề kinh doanh : đào tạo dạy nghề sửa chữa ô tô tải, sửa chữa bảo hành ô tô tải, trưng bày và bán sản phẩm ô tô
- Quyết định thành lập công ty số 2384/ GP – UB ngày 23/6/2003 của UBND tỉnh Nghệ An cấp
- Giấy phép đăng ký kinh doanh cấp ngày 24/6/2003 do ủy ban kế hoạch tỉnh Nghệ An cấp
- Tên dự án : dự án đầu tư xây dựng trung tâm đào tạo dạy nghề xưởng sửa chữa bảo hành, bảo trì phòng trưng bày và bán sản phẩm ô tô
a1) Thẩm định hồ sơ:
- Thẩm định tư cách pháp lý của công ty Hương Giang
+ Căn cứ luật khuyên khích đầu tư trong nước ngày 20/5/1998
+ Căn cứ luật doanh nghiệp ngày 12/6/2000
+ Căn cứ vào nghị định số 51/1999/ NĐ - CP ngày 8/7/1999 quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước
+ Căn cứ nghị định số 02/2001/NĐ - CP ngày 9/1/2001 của chính phủ quy định chi tiết thi hành bộ Luật lao động và Luật giáo dục về dạy ngành nghề
+ Căn cứ quyết định số 776/2001/QĐ - BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh xã hội về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm dạy nghề
+ Quyết định số 02 – 07 / QĐ - TB – HĐQT ngày 20/4/2004 phê duyệt dự
án đầu tư Trung tâm đào tạo dạy nghề xưởng sửa chữa bảo hành, bảo trì phòng trưng bày và bán sản phẩm ô tô
+Các giấy tờ hợp lệ khác về năng lực pháp lý của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Hương Giang
- Sự cần thiết phải đầu tư
+ Qua khảo sát trên thị trường công ty thấy được nhu cầu thực tế của thị trường về dịch vụ mua bán, sửa chữa ô tô tại tỉnh Nghệ An
+ Với hệ thống cơ sở hạ tầng đang được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới dọc quốc lộ 1A, vị trí công ty chính là cửa ngõ đi lại giữa các trung tâm kinh
tế du lịch của tỉnh Nghệ An (Vinh – Cửa Lò) nên rất thuận tiện cho việc quảng bá giới thiệu và tiêu dùng sản phẩm
Trang 20+ Việc tập trung phát triển ở Nghi Lộc là khu vực có nhiều dự án đã và đang được thực hiện, nhận được nhiều ưu đãi trong việc cung cấp vốn Trong tương lai khu vực sẽ là nơi phát triển rất mạnh của tỉnh Nghệ An cả về thu nhập, dân số và thu nhập đầu người Đây là vùng có dân số trẻ, là điều kiện thuận lợi để thu hút học sinh học nghề và nguồn lao động
+ Công ty cổ phần Hương Giang đựợc thành lập bởi các thành viên đã và đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và sửa chữa ô tô, dày dặn kinh nghiệm Và hiện nay công ty cũng đang là một đại lý của Huyndai tại khu vực Bắc miền Trung nên nguồn hàng cho trưng bày và tiêu dùng là ổn định và có giá cả cạnh tranh
- Năng lực của chủ đầu tư
Chủ đầu tư là công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Hương Giang
- Ông Nguyễn Hoàng Tuấn hiện đang là Tổng giám đốc kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty, là một người có kinh nghiệm lâu năm trong việc kinh doanh ô tô và hoạt động maketing
- Bà Phan Thị Mai là phó giám đốc kinh doanh và nhân sự từng làm việc lâu năm trong sở Công thương Nghệ An nên có rất nhiều kinh nghiệm trong việc nắm bắt thị trường và tổ chức các hoạt động kinh doanh
- Ông Nguyễn Hồng Lĩnh là phó giám đốc phụ trách kỹ thuật của công ty Ông say mê với ô tô từ khi còn là một cậu học sinh, ông là một trong những người sáng lập ra công ty và phụ trách tất cả những vấn đề liên quan đến kỹ thuật
- Công ty là một đơn vị hoạt động động theo luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có tài khoản mở tại NHTM
- Người đại diện doanh nghiệp có đủ năng lực dân sự và năng lực hành vi dân sự theo Bộ luật dân sự Giám đốc là người quản lý, điều hành tốt hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty có uy tín trong quan hệ sản xuất kinh doanh trên địa bàn
- Theo đánh giá của đơn vị việc trung tâm đào tạo và trưng bày tại Nghi Lộc sẽ có nhiều cơ hội phát triển
Tình hình hoạt động và thu xếp vốn của công ty cho dự án
Công ty thành lập từ năm 2005 nhưng chưa đi vào hoạt động nên chưa có doanh thu sang năm 2006 đơn vị bắt đầu tiến hành khởi công xây dựng trung tâm đào tạo Trong giai đoạn 1 đơn vị tiến hành xây dựng trung tâm đào tạo dạy nghề sửa chữa, bảo hành bảo trì trưng bày và bán sản phẩm ô tô với tổng vốn đầu tư là 11.000.000.000
Bảng 3 : kế hoạch vay vốn của công ty(đơn vị : đồng)