1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

khóa luận hành vi tham gia lễ hội truyền thống của người dân nông thôn

86 143 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 300,54 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hóa, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Người Việt Nam từ ngàn đời nay có truyền thống “uống nước nhớ nguồn” vì vậy lễ hội là sự thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng để tôn vinh những hình tượng linh thiêng hay những người có thật trong lịch sử. Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm, những người khai phá vùng đất mới hay những người tạo dựng nghề nghiệp, chống trọi với thiên tai, trừ ác thú, những người chữa bệnh cứu người, nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi dân gian giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc. Lễ hội diễn ra là sự tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân các vị thần, là dịp con người có thể trở về cội nguồn tự nhiên hay cội nguồn của dân tộc. Nó thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương hay quốc gia dân tộc. Họ thờ chung một vị thần, cùng có chung một mục tiêu đoàn kết để vượt qua gian khó, giành cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trong thời gian gần đây, phong trào lễ hội ở nước ta khá rầm rộ, nhân dân các địa phương từ cấp xã đến cấp tỉnh đã cố gắng tìm cách khôi phục các ngày lễ lớn, các hội làng. Ở tầm quốc gia thì có các ngày lễ lớn như lễ hội đền Hùng, chùa Hương, đền Trần vv… Việc khôi phục các ngày lễ hội vừa là dịp để giáo dục người dân về mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ lại vừa tạo cơ hội cho ngành du lịch của nước ta phát triển. Những nét đẹp cổ truyền được làm sống lại cùng với khả năng phát huy cái đẹp xưa, phát triển cái đẹp ngày nay và mai sau. Lễ hội đang là một nhu cầu không thể thiếu của con người Việt nam ở nhiều thế hệ bởi mỗi loại hình lễ hội mang nhiều ý nghĩa vì có nhiều loại lễ hội như lễ hội nông nghiệp, hội vui chơi, hội giao duyên hay hội lịch sử. Lễ hội bao gồm hai phần là phần lễ và phần hội, phần lễ là để thần thánh hóa các vĩ nhân, các anh hùng dân tộc, thiêng liêng hóa hào khí núi non sông nước. Phần hội là để tham gia các trò chơi, các hoạt động cho đông đảo người tham gia. Theo thống kê năm 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7966 lễ hội, trong đó có 7035 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác chiếm 0,5. (16) Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư, là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết để giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp yếu tố tâm linh và trò chơi giải trí. Lễ hội thường được tổ chức vào dịp đầu xuân ở các địa phương và thường bao gồm hai phần là lễ và hội, cùng với các nghi thức tế lễ thì các hoạt động phần hội cũng được diễn ra. Hội thường là những trò diễn phong phú, đa dạng, là nơi hội tu các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc trong sinh hoạt cộng đồng. Lễ hội ở xã Phượng Cách được diễn ra định kì hàng năm vào ngày 102 âm lịch. Được tổ chức theo nghi lễ của lễ hội truyền thống diễn ra tại đình làng, nơi thờ Lý Phục Man người có công với làng. Lễ hội diễn ra với 2 phần là “lễ” và “hội”. Phần lễ được tổ chức trong khu vực sân đình được chuẩn bị công phu bao gồm các chương trình như tế, lễ, dâng hương, rước kiệu vv. Bên ngoài khu vực sân đình diễn ra các trò chơi dân gian truyền thống như: bịt mắt đập niêu, thỏ vào chuồng, chèo thuyền bắt vịt, cờ tướng, leo dây.. thu hút đông đảo sự tham gia của người dân địa phương. Vào những ngày diễn ra lễ hội người dân chuẩn bị bánh trái và cỗ để thắp hương vv. Tham gia vào các hoạt động của phần lễ và hội góp phần giúp lễ hội diễn ra tốt đẹp, độc đáo, vui vẻ, lành mạnh hun đúc tinh thần đoàn kết giữa người dân. Khóa luận tốt nghiệp “Hành vi tham gia lễ hội truyền thống của người dân nông thôn” (khảo sát trường hợp tại xã Phượng Cách Quốc Oai TP Hà Nội” tác giả muốn tìm hiểu các hành vi tham gia của người dân trong lễ hội truyền thống của địa phương.

Trang 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI “HÀNH VI THAM GIA LỄ

HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN” 12

1.1 Thao tác hóa khái niệm 12

1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài 13

CHƯƠNG II: HÀNH VI THAM GIA PHẦN LỄ TRONG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ PHƯỢNG CÁCH 17

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 17

2.2 Quan điểm của người dân về lễ hội truyền thống 18

2.3 Hành vi tham gia chấp sự (đón khách, đội tế, khênh kiệu…) của người dân nông thôn 20

2.4 Hành vi đi xem các hoạt động của phần lễ của người dân xã Phượng Cách 26

2.5 Hành vi đi thắp hương ở đình của người dân xã Phượng Cách 32

2.6 Đánh giá chung về việc tổ chức phần lễ 44

CHƯƠNG III: HÀNH VI THAM GIA PHẦN HỘI TRONG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ PHƯỢNG CÁCH 48

3.1 Hành vi tham gia phần hội 48

3.2 Hành vi tham gia trò chơi của người dân xã Phượng Cách 53

3.3 Hành vi đi xem văn nghệ của người dân xã Phượng Cách 63

3.4 Đánh giá chung về việc tổ chức phần hội 72

PHẦN KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC

Trang 2

Bảng 1: Ý nghĩa của lễ hội cách đây 10 năm và hiện tại (%) 19 Bảng 8: Mục đích khi tham gia phần hội của người dân xã Phượng Cách Bảng 9: Tương quan giới tính với mục đích tham gia phần hội (%) 51 Bảng 13: Tương quan giữa nhóm tuổi và hành vi đi xem văn nghệ cùng người

Trang 3

người dân xã Phượng Cách (%) 52

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hóa, sản phẩm tinh thầncủa người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử NgườiViệt Nam từ ngàn đời nay có truyền thống “uống nước nhớ nguồn” vì vậy lễhội là sự thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng để tôn vinh nhữnghình tượng linh thiêng hay những người có thật trong lịch sử Đó là nhữnganh hùng chống giặc ngoại xâm, những người khai phá vùng đất mới haynhững người tạo dựng nghề nghiệp, chống trọi với thiên tai, trừ ác thú, nhữngngười chữa bệnh cứu người, nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơidân gian giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc Lễ hộidiễn ra là sự tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân các vị thần, là dịp con người có thể trở

về cội nguồn tự nhiên hay cội nguồn của dân tộc Nó thể hiện sức mạnh cộngđồng làng xã, địa phương hay quốc gia dân tộc Họ thờ chung một vị thần,cùng có chung một mục tiêu đoàn kết để vượt qua gian khó, giành cuộc sống

ấm no, hạnh phúc

Trong thời gian gần đây, phong trào lễ hội ở nước ta khá rầm rộ, nhândân các địa phương từ cấp xã đến cấp tỉnh đã cố gắng tìm cách khôi phục cácngày lễ lớn, các hội làng Ở tầm quốc gia thì có các ngày lễ lớn như lễ hội đềnHùng, chùa Hương, đền Trần vv… Việc khôi phục các ngày lễ hội vừa là dịp

để giáo dục người dân về mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ lại vừa tạo cơ hội chongành du lịch của nước ta phát triển Những nét đẹp cổ truyền được làm sốnglại cùng với khả năng phát huy cái đẹp xưa, phát triển cái đẹp ngày nay vàmai sau Lễ hội đang là một nhu cầu không thể thiếu của con người Việt nam

ở nhiều thế hệ bởi mỗi loại hình lễ hội mang nhiều ý nghĩa vì có nhiều loại lễhội như lễ hội nông nghiệp, hội vui chơi, hội giao duyên hay hội lịch sử Lễhội bao gồm hai phần là phần lễ và phần hội, phần lễ là để thần thánh hóa các

Trang 5

vĩ nhân, các anh hùng dân tộc, thiêng liêng hóa hào khí núi non sông nước.Phần hội là để tham gia các trò chơi, các hoạt động cho đông đảo người thamgia.

Theo thống kê năm 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7966 lễ hội, trong

đó có 7035 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%),

544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm0,12%), còn lại là lễ hội khác chiếm 0,5 (16)

Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hóa vậtchất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư, là hình thức giáo dục, chuyển giaocho các thế hệ sau biết để giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đứctruyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp yếu tố tâm linh vàtrò chơi giải trí

Lễ hội thường được tổ chức vào dịp đầu xuân ở các địa phương vàthường bao gồm hai phần là lễ và hội, cùng với các nghi thức tế lễ thì các hoạtđộng phần hội cũng được diễn ra Hội thường là những trò diễn phong phú, đadạng, là nơi hội tu các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc trong sinh hoạtcộng đồng

Lễ hội ở xã Phượng Cách được diễn ra định kì hàng năm vào ngày 10/2

âm lịch Được tổ chức theo nghi lễ của lễ hội truyền thống diễn ra tại đìnhlàng, nơi thờ Lý Phục Man người có công với làng Lễ hội diễn ra với 2 phần

là “lễ” và “hội” Phần lễ được tổ chức trong khu vực sân đình được chuẩn bịcông phu bao gồm các chương trình như tế, lễ, dâng hương, rước kiệu vv Bênngoài khu vực sân đình diễn ra các trò chơi dân gian truyền thống như: bịtmắt đập niêu, thỏ vào chuồng, chèo thuyền bắt vịt, cờ tướng, leo dây thu hútđông đảo sự tham gia của người dân địa phương Vào những ngày diễn ra lễhội người dân chuẩn bị bánh trái và cỗ để thắp hương vv Tham gia vào các

Trang 6

hoạt động của phần lễ và hội góp phần giúp lễ hội diễn ra tốt đẹp, độc đáo,vui vẻ, lành mạnh hun đúc tinh thần đoàn kết giữa người dân.

Khóa luận tốt nghiệp “Hành vi tham gia lễ hội truyền thống của

người dân nông thôn” (khảo sát trường hợp tại xã Phượng Cách- Quốc Oai- TP Hà Nội” tác giả muốn tìm hiểu các hành vi tham gia của người dân

trong lễ hội truyền thống của địa phương

2 Tổng quan nghiên cứu của đề tài

Từ khi các lễ hội được hoạt động trở lại nó ngày càng nhận được sựquan tâm của chính quyền địa phương cũng như người dân địa phương, mặc

dù nhận thức của người dân về lễ hội có nhiều nhưng hành vi khi tham gia lễhội lại có sự khác nhau và có thể thấy rằng càng ngày lễ hội càng đóng vai tròquan trọng trong cuộc sống của người dân vì vậy đã có một số nghiên cứu haycác sách nói về các lễ hội truyền thống ở các nơi như:

Trong cuốn sách “Những tương đồng giữa các lễ hội cổ truyền Đông

Nam Á” của tác giả Trần Bình Minh đã cung cấp những nét tương đồng trong

đời sống của cư dân, những đặc điểm trong nghề nông nghiệp trồng lúa nước,ngoài ra cuốn sách còn cung cấp những thông tin về tín ngưỡng thờ cúng củacác lễ hội của các nước, cho rằng lễ hội bao gồm hai mặt tín ngưỡng và hìnhthức lễ hội, tín ngưỡng được gọi là cái được biểu thị còn hình thức lễ hội gọi

là cái biểu thị Cuốn sách phân biệt rõ phần lễ và phần hội giúp hiểu biết sâusắc về từng phần của lễ hội, đồng thời tìm hiểu về tín ngưỡng dân gian truyềnthống ở các lễ hội

Ngoài ra còn có cuốn sách “Lễ hội truyền thống trong đời sống xã

hội hiện đại” cuốn sách đề cập đến lễ hội truyền thống như là một loại hình

sinh hoạt văn hóa hết sức phong phú và đa dạng, cuốn sách đề cập đến một sốloại hình lễ hội truyền thống hay gọi là lễ hội dân gian, cũng có khi gọi là lễhội dân gian truyền thống mà trong cơ cấu của nó hai yếu tố “lễ” và “hội” gắn

Trang 7

bó chặt chẽ với nhau, hòa quyện vào nhau, không thể bỏ đi một yếu tố nào màkhông làm mất đi bản thân nó Cuốn sách này đề cập đến vai trò của lễ hộitruyền thống trong xã hội hiện đại và tìm hiểu xem tại sao nó lại được quantâm, câu trả lời là vì sự biến đổi mạnh mẽ của đời sống kinh tế-xã hội ngàycàng mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa hiện nay, các lễ hội dân gian truyềnthống là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa-tinh thần từ xưađến nay Tác giả còn đưa ra được kết luận rằng ở Việt Nam sự quan tâm đến

vị trí của lễ hội dân gian truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại là vìtrong suốt thời gian dài hàng mấy chục năm, do hoàn cảnh khách quan, đặcbiệt là do chiến tranh và một số lí do khác mà lễ hội không được tổ chức,nhiều nghi thức cũng bị hạn chế nên loại hình sinh hoạt văn hóa này dần bịmai một cho đến khi đổi mới, nhu cầu đời sống tâm linh ngày càng cao dẫnđến sự phục hồi các lễ hội dân gian truyền thống Cuốn sách cung cấp mộtbức tranh toàn cảnh về sự phục hồi trở lại của lễ hội truyền thống giúp tìmhiểu lịch sử về các lễ hội một cách chi tiết và đầy đủ hơn

Còn trong cuốn sách “Lễ hội-một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa

cộng đồng” của Hồ Hoàng Hoa ông phân loại các loại lễ hội, đề ra các tính

chất của nó bao gồm tính thẩm mỹ, cộng đồng và các giá trị lễ hội, khôngnhững vậy cuốn sách còn nói lên một số vấn đề của lễ hội trong xã hội hiệnđại, lễ hội có chức năng phản ánh và bảo lưu truyền thống, đồng thời tuyêntruyền và giáo dục, đảm bảo cho con người có thời gian hưởng thụ và giải trí

để đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần Qua đó có thể hiểu thêm về các loạihình lễ hội ở mọi nơi cũng như các chức năng của lễ hội truyền thống trongsinh hoạt văn hóa cộng đồng

Tác giả Nguyễn Quang Lê với cuốn sách “Khảo sát thực trạng văn

hóa lễ hội truyền thống của người Việt ở Đồng Bằng Bắc Bộ” đã nói về

các lễ hội đình làng truyền thống, thực trạng văn hóa lễ hội truyền thống trong

Trang 8

lịch sử dân tộc Việt Nam và thực trạng một số lễ hội tiêu biểu ở Đồng BằngBắc Bộ, các loại lễ hội trong đó có cả lễ hội nông nghiệp, đó là những nét đẹptrong lễ hội truyền thống của người việt, mỗi lễ hội đều mang một ý nghĩanhất định mà nó có ảnh hưởng tới tất cả người dân địa phương, làm cho họcùng hướng về một vị thần, hay một tướng lĩnh có thật, cũng có thể là một bàchúa hay lễ hội diễn ra để cầu mưa thuận gió hòa…trong 6 lễ hội được nghiêncứu tác giả đã dành một chương nghiên cứu về lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ,trong phần kết luận và một số dự báo, tác giả đã đề cập đến xu hướng pháttriển du lịch trong các lễ hội truyền thống trong tương lai Cuốn sách đề cậptới các lễ hội ở các nơi giúp tìm hiểu sự phong phú của văn hóa lễ hội cũngqua đó để có một bức tranh chung về ý nghĩa của lễ hội truyền thống.

Nghiên cứu về các lễ hội truyền thống “Quản lý lễ hội truyền thống

của người việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ từ năm 1945 đến nay” của tác giả

Bùi Hoài Sản đề cập đến cách thức tổ chức lễ hội được áp dụng trong thựctiễn cho đến việc xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, tác giả đã đánh giá côngtác quản lí lễ hội của ngành văn hóa thể thao du lịch thông qua việc triển khaicác văn bản pháp quy cũng như việc áp dụng các văn bản ấy trong thực tiễncông tác tổ chức lễ hội trong các giai đoạn khác nhau, đặc biệt đến giai đoạnhiện nay, tác giả đã áp dụng xuyên suốt một quan điểm mới, là quan điểmquản lí di sản để giải thích, đưa ra những luận điểm lí giải cho các vấn đề xảy

ra xung quanh việc quản lý và tổ chức lễ hội hướng đến việc xây dựng nên cơ

sở lí luận cho công tác quản lí và tổ chức lễ hội truyền thống của người việt ởchâu thổ bắc bộ trong thời gian sắp tới Đề tài này giúp tìm hiểu đặc điểm củacác lễ hội truyền thống, sự quản lý trong các lễ hội, sự quan tâm của chínhquyền địa phương để hiểu được phần nào hành vi cư xử của mọi người trongcác lễ hội bởi sự ảnh hưởng của sự quản lý của chính quyền về hoạt động của

lễ hội

Trang 9

Nguyễn Thị Hồng Nhung với luận văn “Quản lý hoạt động lễ hội văn

hóa dân gian của tỉnh Phú Thọ hiện nay” (luận văn thạc sĩ Chính trị học,

2013) nói đến các hoạt động văn hóa dân gian của người dân tỉnh Phú Thọ,cách thức quản lý các lễ hội dân gian của tỉnh cũng như đề ra phương án quản

lý có hiệu quả nhất đối với các lễ hội Luận văn giúp làm phong phú thêmkinh nghiệm, nhận thức về lễ hội văn hóa dân gian ở Phú Thọ, bên cạnh đógóp phần để tăng cường công tác quản lý đối với họat động lễ hội văn hóa dângian Qua cách thức quản lí đó có thể tìm hiểu cách quản lí các hoạt động của

lễ hội ở địa phương

Tống Minh Toàn với “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản lễ hội

truyền thống ở huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ hiện nay” (luận văn thạc sĩ

Văn hóa học) Đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy những giá trị di sản lễhội truyền thống, chỉ ra những giá trị đích thực tạo nên sức sống của lễ hộitruyền thống ở huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ Luận văn giúp tìm hiểu nhậnthức của người dân về những giá trị lễ hội truyền thống còn lại cho tới ngàynay

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Trang 10

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Làm rõ khái niệm và lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu

- Tìm hiểu nhận thức của người dân về lễ hội truyền thống ở địaphương

- Tìm hiểu hành vi của người dân trong lễ hội truyền thống ở địaphương

- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tham gia lễ hội của ngườidân

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Hành vi tham gia lễ hội truyền thống của người dân xã PhượngCách-Quốc Oai-Hà Nội

4.2 Khách thể nghiên cứu của đề tài

Người dân xã Phượng Cách từ 16-75 tuổi

4.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Thời gian: từ tháng 3-tháng 5/2015

Không gian: địa bàn xã Phượng Cách – Quốc Oai – Hà Nội

Trang 11

5 Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu của đề tài

Hành vi tham gia

lễ hội truyền thống của người dân nông thôn+Hành vi tham gia phần lễ+Hành vi tham gia phần hội

Chính sách về lễ hội truyền thống của địa phương

Phương tiện TTĐC: loa phát thanh địa phương

Trang 12

- Thời gian sống ở địa phương

- Khoảng cách tới nơi tổ chức lễ hội

- Tình trạng tham gia lễ hội của những người xung quanh

Biến can thiệp:

- Chính sách của địa phương về lễ hội truyền thống

- Phương tiện truyền thông đại chúng: tivi, báo, đài, loa truyền thanhcủa xã

Biến phụ thuộc:

- Nhận thức của người dân nông thôn về lễ hội truyền thống

- Hành vi tham gia phần lễ trong lễ hội truyền thống của người dânnông thôn

+ Tham gia chấp sự (đón khách, khênh kiệu, đội tế…)

+ Tham gia đi xem

+ Tham gia thắp hương ở đình

- Hành vi tham gia phần hội trong lễ hội truyền thống của người dânnông thôn

+ Tham gia trò chơi

+ Tham gia văn nghệ

5.2 Giả thuyết nghiên cứu của đề tài

- Hầu hết người dân địa phương đều tham gia hoạt động của lễ hộitrong thời gian diễn ra lễ hội truyền thống của địa phương

- Lứa tuổi trung niên và người già tham gia vào các hoạt động của

“phần lễ” nhiều hơn thanh niên

- Thanh niên tham gia “phần hội” nhiều hơn người trung niên và caotuổi

- Những người nhà ở xa nơi tổ chức hội ít tham gia các hoạt động củahội hơn so với những người ở gần

Trang 13

6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

6.1 Phương pháp luận của đề tài

Phương pháp luận chung: Vận dụng những nguyên tắc và phương phápluận của chủ nghĩa duy vật biện chứng trên cơ sở hệ thống các quan điểm củađảng và nhà nước về việc tổ chức lễ hội truyền thống và phép duy vật biệnchứng của chủ nghĩa Mác – Lênin (các sự vật hiện tượng luôn vận động biếnđổi và tác động qua lại với nhau)

Phương pháp luận chuyên biệt: vận dụng một số lý thuyết xã hội họcnhư lý thuyết hành động xã hội và lý thuyết hành vi

6.2 Phương pháp nghiên cứu

6.2.1 Thu thập thông tin bằng bảng hỏi anket :

Sử dụng 200 bảng hỏi anket Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệthống từ danh sách hộ khẩu của địa phương ta chọn những người từ 16- 75tuổi, ta tính bước nhảy k và sau đó đếm theo danh sách chọn những người ở vịtrí đó và ghi lại tên và địa chỉ Cụ thể:

Bước 1: lập danh sách 4 thôn của xã Phượng Cách

Bước 2: mỗi thôn chọn ra 50 người từ danh sách đã lập tính theo bướcnhảy k, thôn 1đông dân nhất nên k=25, còn thôn 2,3,4 k=20, ghi lại tên và địachỉ người được lựa chọn

Bước 3: sau khi kết thúc quá trình chọn mẫu, mỗi thôn chọn ra được 50người, tổng cả xã là 200 người dân trong xã thuộc mẫu nghiên cứu

Phương pháp xử lý số liệu sử dụng phần mềm SPSS13 để làm sạch xử

lý số liệu và viết báo cáo

6.2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu):

Sau khi điều tra bằng bảng hỏi anket, để giúp giải thích thêm cho khóaluận, đề tài kết hợp thêm phỏng vấn sâu 10 người theo phương pháp chọnmẫu thuận tiện để tìm hiểu kĩ nhận thức hay hành vi của họ cũng như những

Trang 14

người xung quanh về tình hình tham gia lễ hội địa phương nơi họ sinh sống,

lý do xuất hiện những hành vi đó Sau khi phỏng vấn bằng bảng hỏi anket, lựachọn một số người để phỏng vấn sâu tìm hiểu những lí do mà họ thực hiệnhành vi đó Từ đó giúp tác giả có cái nhìn đầy đủ, sâu sắc hơn về hành vitham gia của người dân nông thôn

Nhìn chung các phương pháp thu thập thông tin được sử dụng trongluận văn này có sự hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau, bước trước chuẩn bịcho bước sau, bước sau giúp giải thích vấn đề cho bước trước

7 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài

- Đề tài góp phần bổ sung tài liệu, làm phong phú hơn những lễ hộitruyền thống ở nông thôn

- Cung cấp số liệu cần thiết về hành vi tham gia lễ hội truyền thống củangười dân nông thôn để làm tài liệu nghiên cứu cho những chủ đề về lễ hộitruyền thống ở nông thôn

- Đề tài được hình thành sẽ là tài liệu tham khảo cho những ngườimuốn tìm hiểu thêm về lễ hội truyền thống hay hành vi của con người trongcác lễ hội truyền thống

8 Kết cấu của đề tài

Ngoài các phần: Mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo,mục lục, khóa luận có kết cấu gồm 3 chương Cụ thể là:

Chương I Cơ sở lí luận của đề tài “Hành vi tham gia lễ hội truyềnthống của người dân nông thôn”

Chương II Hành vi tham gia phần lễ trong lễ hội truyền thống củangười dân xã Phượng Cách

Chương III Hành vi tham gia phần hội trong lễ hội truyền thống củangười dân xã Phượng Cách

Trang 15

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI “HÀNH VI THAM GIA

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN ” 1.1 Thao tác hóa khái niệm

Theo John Macionis and Richard Schaefer, hành vi tập thể trong xã hộihọc là những cảm xúc, suy nghĩ và hành động của một số người có tính chấttương đối nhất thời và theo quy ước để phản ứng lại ảnh hưởng chung trongmột tình huống nào đó Hành vi tập thể rất đa dạng, từ tiếng hò reo của nhữngngười cổ động viên bóng đá trên sân, mốt thời trang, tin đồn, dư luận cho sựnổi loạn của đám đông, phong trào quần chúng đòi thay đổi một điều gì đó…khái niệm hành vi tập thể trong xã hội học khác với cách hiểu thông thường:hành vi của nhiều người là hành vi tập thể

Như vậy, hành vi là những cảm xúc, suy nghĩ của con người có tínhchất tương đối nhất thời, những cách ứng xử ra bên ngoài của một ngườitrong một hoàn cảnh cụ thể, nhất định mà ta có thể quan sát được

1.1.2 Lễ hội

Trong cuốn sách “Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại”,các nhà nghiên cứu như Lê Hồng Lý, Nguyễn Khắc Xương, Đinh Gia Khánhcoi danh từ hội lễ như một thuật ngữ văn hóa Ý nghĩa của thuật ngữ này đượcxác định trên cơ sở ý nghĩa của hai thành tố hội và lễ Hội là sự tập hợp đôngngười trong một sinh hoạt văn hóa cộng đồng lễ là các tín ngưỡng (niềm tin

Trang 16

thiêng liêng) và các nghi thức đặc thù gắn với các tín nghưỡng ấy trong sinhhoạt văn hóa cộng đồng [8,tr7]

Nhà văn hóa học Đoàn Văn Chúc lại xây dựng khái niệm lễ hội từ cụm từ

Lễ - Tết – Hội theo nghĩa gốc Hán, và từ khái niệm Lễ, khái niệm Tết, khái niệmHội ông cho rằng đều chỉ một loại hình nghi thức, cũng là một loại hình phongtục và trong đời sống xã hội, ba hình thức trên thường xâm nhập vào nhau, đanxen vào nhau Theo ông: “Lễ là sự bày tỏ kính ý đối với một sự kiện xã hội hay

tự nhiên, tư tưởng hay có thật, đã qua hay hiện tại được thực hành theo nghi điểnrộng lớn và theo phương thức thẩm mỹ, nhằm biểu hiện giá trị của đối tượngđược cử lễ và diễn đạt thái độ của công chúng hành lễ Hội là cuộc vui chơi bằng

vô số các hoạt động giải trí công cộng diễn ra tại một địa phương nhất định vàodịp cuộc lễ kỷ niệm một sự kiện xã hội hay tự nhiên, nhằm biểu đạt sự phấnkhích, hoan hỉ của công chúng tới dự lễ” [4,tr.132]

Như vậy, lễ được hiểu là sự bày tỏ kính ý đối với một sự kiện xã hộihay tự nhiên, tư tưởng hay có thật, đã qua hay hiện tại được thực hành theonghi điển rộng lớn và theo phương thức thẩm mỹ, nhằm biểu hiện giá trị củađối tượng được cử lễ và diễn đạt thái độ của công chúng hành lễ

Hội là phần vui chơi giải trí bằng vô số các hoạt động công cộng diễn

ra tại một địa phương nhất định vào dịp kỉ niệm một sự kiện xã hội hay tựnhiên nhằm biểu đạt sự phấn khích, hoan hỉ của công chúng tới dự lễ

1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài

1.2.1 Lý thuyết hành động xã hội

Hành động xã hội là một lý thuyết quan trọng trong xã hội học của MaxWeber Ông xác định rằng xã hội học như một khoa học nghiên cứu về hànhđộng xã hội của con người và các nhóm xã hội Hành động xã hội đòi hỏi phải

có động cơ chủ quan của các nhân hoặc nhóm và định hướng về người khác.Cái khiến con người ta phải chú ý tới cá nhân là vì các cá nhân đó còn tình cảm

Trang 17

và suy nghĩ Ông cho rằng con người hành động luôn có nội dung và ý nghĩachủ quan, con người hành động không theo một phản xạ mà theo những quyếtđịnh nội tại Vì thế muốn giải thích hành động của người đó ta phải thâm nhậpvào thế giới bên trong, thế giới tình cảm, suy nghĩ của người đó dựa và nhữnghành vi mà người đó thực hiện

Lý thuyết hành động xã hội của Max Weber cho rằng “hành động xãhội như là hành vi của con người khi một tác nhân coi nó như là có ý nghĩamột cách chủ quan” ông nhấn mạnh động cơ thúc đẩy có trong kí ức của chủthể là nguyên nhân của hành động” Hành động xã hội bị qui định bởi các yếu

tố như: nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị của chủ thể hành động Ông chiathành 4 loại hành động:

Hành động duy lý công cụ: là hành động được thực hiện với sự cân

nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quảcao nhất

Hành động duy lý giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành

động, sử dụng những công cụ, phương tiện hợp lý

Hành động theo cảm xúc: là hành động do trạng thái xúc cảm hoặc tình

cảm bột phát gây ra, mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan

hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động

Hành động theo truyền thống: là loại hành động tuân thủ theo thói

quen, nghi lễ, phong tục tập quán được truyền từ đời này sang đời khác

Trong đề tài này, tác giả đã vận dụng lý thuyết hành động của MaxWeber để tìm hiểu thực trạng, hành vi tham gia lễ hội truyền thống của ngườidân nông thôn Nó cũng được áp dụng để tìm hiểu những động cơ chủ quancủa các cá nhân và nhóm xã hội về lễ hội truyền thống ở địa phương Nhưvậy, theo lý thuyết này thì việc tham gia vào lễ hội truyền thống của địaphương được coi như một hành động xã hội, hành động này được gán cho

Trang 18

một ý nghĩa như là việc định hướng những hành vi của người dân địa phươngtrong vấn đề lễ hội Con người hành động dựa vào những thói quen, phongtục tập quán đã hình thành từ xa xưa vì thế thời gian sống ở địa phương lâudài làm cho hành động tham gia có sự khác biệt với những người sống ở địaphương thời gian ngắn Những người xung quanh có những hành động chung,giống nhau cũng làm cho hành vi con người có sự học tập, bắt chước vì vậynhững người xung quanh tham gia lễ hội nhiều cũng làm ảnh hưởng tới hành

vi tham gia của người nào đó

1.2.2 Lý thuyết hành vi

Lý thuyết hành vi chính thống rất phát triển ở Mỹ Theo lý thuyết này,hành vi con người là những phản ứng quan sát được sau các tác nhân và nếukhông quan sát được phản ứng thì có thể nói là không có hành vi, do vậy, cảm

ý, ý thức của con người không thể nghiên cứu được bằng lý thuyết hành vi.Hành vi con người do kích thích của các tác nhân mà không có sự tham giacủa ý thức hay các yếu tố nào khác

G.Mead, nhà xã hội học Mỹ, cho rằng: Hành vi xã hội là một chỉnh thểthống nhất gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài có mối quan hệ chặt chẽvới nhau

T.Parsons cũng xuất phát từ hành vi xã hội để xây dựng lý luận xã hộihọc của ông Theo ông, hành vi xã hội của cá nhân vừa mang tính chủ quanvừa mang tính khách quan

Tuy nhiên khái niệm hành vi chính thống khác hẳn với hành vi xã hội,các nhà xã hội học ngày nay thường dung khái niệm hành vi với hàm ý hành

vi xã hội:

Lý thuyết hành vi có cơ sở dựa trên lí luận về quá trình hành thànhphản xạ có điều kiện đối với các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài,

Trang 19

không bị ảnh hưởng bởi cơ chế lí trí, quá trình suy nghĩ, cân nhắc của conngười trước khi có hành động là quá trình không thể đo đạc, nghiên cứu được.

Các tác giả lý thuyết hành vi cho rằng, phản ứng của con người hành vicủa con người chịu sự qui định, kích thích của ngoại cảnh Ngoại cảnh tácđộng đến con người như thế nào, con người sẽ phản ứng lại như thế Như vậytheo lý thuyết hành vi thì hành động của con người ít nhiều bị quy định bởikhuynh hướng cá nhân và bởi sự hiểu biết của cá nhân đối với hoàn cảnh củachính mình

Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu “Hành vi tham gia lễ hội truyềnthống của người dân nông thôn xã Phượng Cách- Quốc Oai” sẽ giúp chúng tachỉ ra được hành vi của người dân đối với lễ hội truyền thống, những yếu tốảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến việc tham gia lễ hội truyền thống củangười dân

Hành vi của con người có thể thay đổi do ảnh hưởng của học tập và nhữngtác động từ bên ngoài và kích thích của môi trường Đây là cơ sở lý luận cho việcxây dựng các biện pháp thay đổi hành vi tham gia lễ hội truyền thống

Tóm lại, vận dụng lý thuyết để tìm hiểu hành vi con người: là tập hợpnhững hành động, những việc làm cụ thể, liên kết với nhau một cách phức tạp

và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong (tính cách, di truyền) và các yếu

tố bên ngoài (kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường), điều kiện bên ngoài tácđộng đến con người làm có người có những suy nghĩ, hành vi phù hợp rồiquay trở lại tác động đến môi trường bên ngoài

Trang 20

CHƯƠNG II: HÀNH VI THAM GIA PHẦN LỄ TRONG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ PHƯỢNG CÁCH

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Phượng Cách nằm kề hữu ngạn sông Đáy, ở phía Đông huyện Quốcoai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) Xã có một thôn chính trên làng và hai trạidưới bãi: Thì Mí và Thổ Cải Ngoài ra còn có một số dân sang lập trại MụcHoàn, nay thuộc xã Vân Côn, huyện Hoài Đức

Chiều dài của xã theo đường đê- tính từ trại Cát Lễ (Sài Sơn) đến hồGiếng Kho (giáp thôn Sơn Trung, xã Yên Sơn), chỉ hơn một kilomet Diệntích hành chính toàn xã có trên một nửa kilomet vuông đất thổ cư, đất nôngnghiệp 550 mẫu Nếu tính toàn bộ đất tự nhiên là 676 mẫu Bắc Bộ, 60% thuộcbên đồng, còn 40% ở bãi châu thổ

Giữa làng có một ngôi đình to rộng, đặc trưng của nghệ thuật kiến trúcthế kỉ thứ XVII Hiện tại đình làng hầu như vẫn còn nguyên vẹn từ hậu cung,đình Thượng, đại bái, hai dãy tả hữu mạc, cột xức, cột trụ, tường bao Đây làmột công trình mang nhiều dấu ấn cổ, trong đó đáng chú ý là lối cấu kết vìkèo theo kiểu: giá chiêng kẻ suốt, một kiểu kiến trúc cổ truyền hiếm thấy.Trong đình có nhiều mảng điêu khắc, nhất là phía phải đình có bức trạm

“Đinh Bộ Lĩnh tang mộ cha vào hàm rồng” Đình còn lưu giữ được tất cả 17tấm bia đá, nhiều bia có niên hiệu thời Lê, ghi tên những người công đức xâydựng đình làng

Trước cửa đình là hồ rộng, gọi là Hồ Đình, có tường đá bao quanh.Tường hồ phía cửa đình có bức phù điêu “rồng châu mặt nguyệt” Chungquanh đình, hồ đình trồng dừa làm tăng thêm vẻ đẹp cho khu ngã ba chínhcủa làng Đình làng là nơi tổ chức lễ hội cho người dân địa phương mỗi năm

Trang 21

và cứ năm năm một lần lại tổ chức rước lớn để tưởng nhớ công ơn của thànhhoàng làng Lý Phục Man

Vào thế kỉ VI tướng quân Lý Phục Man trên đường xuất phát đi đánhgiặc và trở về Cổ Sở (nay là xã Yên Sở- Hoài Đức, cũng tương truyền là quêông) đã nhiều lần đi qua đoạn Cù Giang của sông Đáy chảy qua Phượng Cách

và thường dừng lại đây để ngoạn cảnh hoặc vạch kế hoạch tiến quân Ghi nhớhình ảnh đó của Người và nhất là công lớn của ông đã cùng Lí Bí và nghĩaquân dẹp tan giặc nước, dựng nên nhà nước độc lập Vạn Xuân, nhân dânPhượng cách đã tôn thờ ông làm Thành hoàng đình làng

2.2 Quan điểm của người dân về lễ hội truyền thống

Nghiên cứu được tiến hành với 200 bảng hỏi anket đối với người dântại xã Phượng Cách, trong số những người được hỏi có 96 nam (chiếm47.5%) còn lại 104 nữ (chiếm 52.5%) đều biết tới lễ hội truyền thống ở địaphương

Các hoạt động lễ hội của địa phương đa số đều được người dân (170người chiếm 85%) cho rằng là để tưởng nhớ công ơn của thành hoàng làng LýPhục Man, trong đó 85.3% là nam và 84.8% là nữ, ngoài ra có một số ít ngườicho rằng lễ hội diễn ra nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh và vui chơi giải trí, cầucho mưa thuận gió hòa

Khi tìm hiểu chức năng của lễ hội có những người lựa chọn nhiềuchức năng, có những người lại cho rằng chỉ có một chức năng nên tỉ lệ lựachọn các chức năng tương đối cao Đa số người dân (61.5%) cho rằng lễ hộidiễn ra với chức năng nhằm gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của địaphương, ngoài ra có 111người (55.5%) cho rằng lễ hội là để giới thiệu vănhóa làng xã ra bên ngoài, tỉ lệ cao nhưng không có sự chênh lệch nhiều giữanam và nữ (nam 52.7% còn nữ là 57.1%), nhóm trên 50 tuổi là nhóm tuổi có

tỉ lệ cao nhất (chiếm 67.9%) cho rằng lễ hội có chức năng giới thiệu văn hóa

Trang 22

làng xã ra bên ngoài trong khi nhóm tuổi từ 31-50 tuổi chỉ chiếm 43.8%.Chiếm tỉ lệ thấp nhất (15.5%) cho rằng lễ hội diễn ra nhằm thu quỹ cho địa,tuy nhiên nữ có quan điểm như vậy cao hơn nam 7.4%, nhóm tuổi người già

là những người có nhiều năm gắn bó với địa phương nên rất ít người có nhậnthức rằng lễ hội địa phương là để thu quỹ cho địa phương nhưng lứa tuổi trẻ

từ 16-30 tuổi lại có 22.5% cho rằng lễ hội là để thu quỹ cho địa phương, đa sốđều nhận thức đúng đắn về các hoạt động của lễ hội cũng như mục đích diễn

ra lễ hội Khi được hỏi về chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm linh cho ngườidân địa phương nhóm trên 50 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 26.8% chứng tỏ nhómtuổi người già luôn là nhóm tuổi luôn coi trọng các hoạt động tâm linh

Ý nghĩa của lễ hội truyền thống theo nhận xét của người dân cách đâymười năm và hiện tại không có sự khác biệt nhiều thể hiện ở bảng sau đây:

Bảng 1: Ý nghĩa của lễ hội cách đây 10 năm và hiện tại (%)

Kết quả từ bảng số liệu cho thấy dù là cách đây mười năm hay hiện tạithì ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất.Tiếp theo đó hiện nay, được đánh giá cao thứ hai với 27.5 % là việc rèn luyệnthân thể và ý thức kỉ luật còn cách đây 10 năm ý nghĩa được đánh giá cao thứhai là tăng cường tinh thần đoàn kết gắn bó giữa các thế hệ với 23 % người trảlời lựa chọn, chứng tỏ đã có cách nhìn nhận khác trong ý nghĩa của các lễ hộitruyền thống ở nông thôn, hiện nay những người được hỏi cho rằng việc rènluyện thân thể, ý thức kỷ luật là quan trọng hơn việc tăng cường tinh thần

Trang 23

đoàn kết, gắn bó, còn các ý nghĩa biểu dương sức mạnh cộng đồng chiếm tỉ lệít.

2.3 Hành vi tham gia chấp sự (đón khách, đội tế, khênh kiệu…) của người dân xã Phượng Cách

Trong 200 người được hỏi có 161 người (chiếm 80.5%) có tham giahoạt động của phần lễ trong thời gian diễn ra lễ hội từ 8-10/2 âm lịch, tỉ lệ caochứng tỏ sự quan tâm của người dân địa phương về các hoạt động của phần

lễ Các hoạt động của phần lễ bao gồm chấp sự, đi xem và thắp hương ở đình.Việc tham gia các hoạt động của phần lễ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khácnhau như giới tính, tuổi, thời gian sinh sống ở địa phương…

Trong tổng số 200 người được hỏi có 96 nam và 104 nữ Trong 96 nam

có 81 nam (chiếm 84.4%) tham gia hoạt động của phần lễ (bao gồm cả đichấp sự, đi xem và tham gia các hoạt động tâm linh), khi trong tổng số 104 nữđược hỏi chỉ có 80 nữ (chiếm 76.9%)

Trong tất cả các hoạt động của phần lễ nói chung nhóm tuổi cũng ảnhhưởng đến hành vi tham gia các hoạt động của phần lễ, nhóm tuổi càng caotham gia hoạt động của phần lễ càng nhiều hơn các nhóm tuổi khác vì kết quảcho thấy trong số những người tham gia nghiên cứu có 80 người (chiếm 40%)thuộc nhóm từ 16-30 tuổi, 64 người chiếm 32% thuộc nhóm từ 31-50 tuổi,nhóm trên 50 tuổi chiếm tỉ lệ ít nhất với 56 người (chiếm 28%) thì nhóm tuổitrên 50 tuổi vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất 47 người (83.6%) tham gia vào các hoạtđộng của phần lễ, trong khi nhóm tuổi từ 16-30 tuổi chiếm tỉ lệ cao hơn với

80 người được hỏi nhưng chỉ có 63 người (78.8%) tham gia vào hoạt độngcủa phần lễ thể hiện ở bảng dưới đây:

Trang 24

Biểu 1: Tương quan giữa nhóm tuổi và hành vi tham gia các hoạt động của

phần lễ (%)

76 77 78 79 80 81 82 83 84

là hoạt động nhằm tưởng nhớ công ơn của thành hoàng làng Lý Phục Manngười có công với làng nên tỉ lệ những người dân có quê gốc ở đây sẽ quantâm tới hoạt động của phần lễ nhiều hơn, họ hiểu hơn nguồn gốc lễ hội, đượcông bà truyền đạt ý nghĩa cũng như hiểu hơn về các hoạt động tâm linh liênquan, những người chỉ sống được một thế hệ ít quan tâm hơn đến nguồn gốc,không được hiểu biết nhiều ý nghĩa của lễ hội địa phương nên tỉ lệ tham giathấp hơn

Trang 25

Nơi sinh sống cũng ảnh hưởng đến hành vi tham gia hoạt động củaphần lễ, những người sinh sống ở mặt đường tham gia phần lễ nhiều hơn 78người (chiếm 88.6%) những người không sinh sống ở mặt đường (74.1%).Khi tìm hiểu lý do tại sao những người sinh sống ngoài mặt đường lại thamgia nhiều hơn biết rằng:

“Nhà bà có rất nhiều việc không có thời gian đi xem các hoạt động

nào nên khi có đoàn rước với múa lân đi qua ngõ bà mới ra xem” (Nữ, về

hưu, 1948)

Khoảng cách địa lý là nguyên nhân làm cho người dân địa phươngtham gia các hoạt động của phần lễ nhiều hay ít, trong số những người đượchỏi có tham gia hoạt động của phần lễ có tới 86.8% (46 người trong tổng số

53 người) tham gia vì nhà cách lễ hội có dưới 5 phút đi bộ, những người nhà

ở xa phải mất trên 15 phút đi bộ chỉ có 70.2% (33 người trong tổng số 47người) tham gia

“Nhà cô ở xa nên cô làm cỗ xong thì cũng gần trưa, định ra đình làng

xem thì đoàn rước đi qua, thế là cô ra ngoài cổng ngõ xem thôi” (Nữ, nông

nghiệp, 1974)

“Nhà anh tương đối gần với nơi tổ chức lễ hội nên cả ba ngày ngày

nào anh cũng có mặt ở đấy, vì thế anh xem tất cả mọi hoạt động luôn” (Nam,

buôn bán, 1987)

Theo điều tra trong số 161 người tham gia các hoạt động của phần lễ có

44 người (chiếm 27.3%) tham gia chấp sự, khi hỏi lý do thì có tới 121 người(75.2%) cho rằng vì việc đi chấp sự đòi hỏi theo một tiêu chuẩn nên khôngphải ai cũng có thể đi mà được chọn mới được đi

Trang 26

Bảng 2: Tỉ lệ tiêu chuẩn lựa chọn người đi chấp sự

Trong số 121 người cho rằng phải có tiêu chuẩn lựa chọn mới được đi

có tới 92 người (chiếm 76%) cho biết cần phải dựa vào tuổi tác để cán bộ tổchức lễ hội lựa chọn, chiếm tỉ lệ thấp nhất có 42 người (chiếm 34.7%) chorằng phải dựa vào xuất thân gia đình, phải là những gia đình trong sạch từ bađời trở xuống, người được đi chấp sự phải ngoan ngoãn

“Cô nghĩ là chắc là dựa vào giới tính, gia đình…cái gì về gia đình đấy,

nói chung là ông bà ngày xưa không bán nước, cái gì mà gia đình trong sạch đấy vì năm nay con trai cô cũng được đi rước kiệu, cô thấy ông trưởng thôn bảo không phải ai cũng được đi đâu” (Nữ, nông nghiệp, 1974)

Trên thực tế điều kiện để tham gia chấp sự của địa phương còn nhiềuhơn những gì người dân nghĩ tới Theo cuốn “Lịch sử lễ hội truyền thống XãPhượng Cách” thì tiêu chuẩn lựa chọn người tham gia chấp sự gồm tuổi tác,giới tính, xuất thân gia đình, dựa vào vóc dáng để chỉ định, trong số nhữngngười được hỏi đa số (76%) đều nhận ra tiêu chuẩn tuổi tác như những ngườinằm trong đội tế phải trên 50 tuổi, là nam, còn những người nằm trong độimúa dâng hương phải là nữ, trên 40 tuổi, ngoài ra trong cuốn sách còn giảithích tiêu chuẩn vóc dáng là mỗi thôn phải chọn ra 20 người là những ngườicao to, khỏe mạnh để khênh kiệu hạn chế chọn nữ, không được chọn quá 2 nữcho một thôn Tiêu chuẩn thứ ba là xuất thân gia đình phải là những gia đìnhkhông có tiếng xấu, người được chọn phải ngoan ngoãn, hiền lành Cán bộ tổchức lễ hội căn cứ vào những điểu hiểu biết trước đó về nhiều người trong xãđồng thời dựa vào những tiêu chuẩn đề ra để chỉ định một ai đó tham gia vàochấp sự, tuy nhiên đa số người dân khi được hỏi chỉ biết được một hay hai

Trang 27

tiêu chuẩn nào đó mà không biết hết các tiêu chuẩn lựa chọn người tham giachấp sự.

Trong các hoạt động liên quan đến chấp sự có nhiều công việc khácnhau, tuy nhiên tỉ lệ tham gia tương đối ít chỉ có 44 người được tham gia vìđây là hoạt động không phải ai muốn cũng được tham gia Trong số nhữngngười được tham gia chấp sự tỉ lệ các công việc được thể hiện ở bảng dưới:

Bảng 3: Số người tham gia chấp sự của người dân xã Phượng cách

Công việc Số lượt (người) Công việc Số lượt (người)

Khi đi điều tra thực tế được biết trong số những người được hỏi cónhững người được tham gia vào hai, ba công việc như những người phục vụlàm lễ xong có thể làm tiếp nhiệm vụ đón khách (đón khách là công việc đượcquy định vào từng thời điểm, một ngày chỉ đón nhân dân vào lễ thánh 5 tiếng,tùy vào từng ngày mà đón khách vào buổi sáng, chiều hoặc tối) nhìn vàobảng số liệu thấy rằng tỉ lệ người được hỏi được đi khênh kiệu chiếm phầnlớn 15 người còn lại chiếm tỉ lệ nhỏ hơn, khênh kiệu là hoạt động cần nhiềungười nhất và đa số là cần nam giới nằm trong độ tuổi từ 16-30 tuổi

“Anh tham gia vào hoạt động khênh kiệu, hoạt động này yêu cầu các thanh niên tham gia vào phải khiêng rước kiệu thánh và các vật dụng dành cho việc tế rước như cờ, ô, quạt xuất phát đi từ đình lên chùa và sau đó rước kiệu thánh từ chùa về đình” (Nam, buôn bán, 1987)

Mỗi công việc lại có sự khác nhau trong việc lựa chọn nam giới và nữgiới tham gia, như đánh trống (cầm một chiếc cùi bằng gỗ gõ vào trống theotừng nhịp), đội tế, đội múa lân lại không có sự tham gia của nữ giới vì đội tế

là những người nam giới trên 50 tuổi mới được tham gia Nhưng đội múa

Trang 28

dâng hương lại chỉ dành cho nữ giới vì khi phỏng vấn một người dân địaphương được biết một số công việc có sự phân chia giữa nam giới và nữ giới

“Bác cũng được nằm trong đội múa dâng hương vào ngày mồng 9/2, vì

đội múa này chỉ có nữ mới được tham gia thôi bác cũng được đi đây là lần đầu thôi nhưng mà đúng là vui lắm cháu ạ! Được đi là được lộc đấy” (Nữ,

nông nghiệp, 1958)

Với những quan niệm đi tham gia chấp sự là có lộc, được phục vụthánh nên nhiều người mong được tham gia chấp sự và nếu trong nhà cóngười được đi họ coi đấy là điều vinh dự

Theo tiêu chuẩn của địa phương cũng như khi đi phỏng vấn trực tiếpngười dân địa phương được biết những người được đi khênh kiệu nằm trong

độ tuổi từ 16-30 tuổi vì khi được hỏi một em học sinh cũng trả lời rằng:

“Em được đi khênh kiệu nhưng phải đi cả buổi sáng mệt lắm chị ah…về

mà em đau hết cả vai nên em nghĩ những người trung tuổi chắc không khênh nổi đâu, cái này yêu cầu phải là người trẻ mới được đi thôi” (Nam, học sinh, 1997)

Đội tế thì lại ngược lại vì tiêu chuẩn để được vào đội tế là những ngườiphải trên 50 tuổi nên không có ai dưới 50 tuổi được tham gia Những ngườitham gia đội tế đa số vì muốn đem vinh dự về cho gia đình, muốn cống hiếnsức mình cho làng xã

“Bác đi tế, hoạt động này yêu cầu phải là nam trên 50 tuổi mới được

đi, năm nay cũng là năm đầu bác được đi thôi, bác tham gia vì bác nghĩ mình vinh dự khi được chọn làm việc cho thánh, cho đình, cho làng xã trong một dịp quan trọng nhất của địa phương” (Nam, nông nghiệp, 1958)

Như vậy, có thể thấy sự khác biệt trong các công việc được chọn chomỗi nhóm tuổi khác nhau, có những công việc chỉ có nhóm người già đượctham gia nhưng lại có những công việc chỉ có thanh niên được tham gia, bên

Trang 29

cạnh đó còn có những công việc có cả người trẻ, trung niên tham gia tuynhiên tỉ lệ tham gia chênh lệch khác nhau ở từng công việc.

2.4 Hành vi đi xem các hoạt động của phần lễ của người dân xã Phượng Cách

Có 137 người (67.9%) trong tổng số 200 người được hỏi đi xem cáchoạt động của phần lễ trong ba ngày từ 8-10/2 âm lịch Trong đó có 72 nam(chiếm 90%) và 65 nữ (chiếm 80.2%) vì vậy giới tính không có sự ảnh hưởngnhiều tới hành vi đi xem các hoạt động của phần lễ

Trong số những người tham gia hoạt động của phần lễ thì nhóm tuổi trẻ

từ 16-30 tuổi có 63 người, nhóm từ 31-50 tuổi có 51 người , nhóm trên 50tuổi với 47 người Trong 63 người từ 16-30 tuổi tham gia hoạt động của phần

lễ có tới 58 người (92.1%) đi xem trong khi người già trên 50 tuổi chỉ có 33người (70.2%) đi xem các hoạt động của phần lễ, chứng tỏ mặc dù là nhữngngười trẻ tuổi nhưng đa số đều tham gia các hoạt động của phần lễ, người giàlại chiếm tỉ lệ ít nhất đi xem các hoạt động của phần lễ

2.4.1 Hành vi đi xem tế (nghi thức cúng tế người được thờ trong những ngày lễ hội)

Tế là hoạt động được thực hiện trong 3 ngày từ 8-10/2 âm lịch Ngày8/2 âm lịch tế vào buổi chiều từ 13h30- 16h30, trong số 137 người đi xem cáchoạt động của phần lễ có 40 người (chiếm 29.2%) đi xem tế, những ngườinằm trong đội tế sẽ thực hiện tế lễ ở sân đình, đội tế bao gồm tất cả nam giớitrên 50 tuổi nên tỉ lệ đi xem cũng có sự ảnh hưởng của giới tính, trong số 72nam đi xem các hoạt động của phần lễ có 25 nam đi xem tế, nhưng chỉ có 15

nữ đi xem tế trong tổng số 65 nữ đi xem các hoạt động của phần lễ

Vào sáng ngày 9/2 âm lịch tiếp tục thực hiện nghi lễ tế từ 7h-11h, tỉ lệngười dân địa phương đi xem tế cao hơn ngày 8/2 với 48 người (chiếm 35%)trong đó có 27 nam và 21 nữ

Trang 30

Vào chiều ngày 10/2 thực hiện nghi lễ tế cuối cùng trong dịp lễ hội,ngày 10/2 là ngày lễ chính nên tỉ lệ người dân đi xem tế cao nhất trong bangày có 58 người (chiếm 42.3%) trong đó có 30 nam và 28 nữ.

Dù là đi xem tế vào ngày nào thì số lượt đi xem của nam giới luôn caohơn nữ giới và tỉ lệ đi xem ngày 10/2 âm lịch của cả nam và nữ đều cao hơn haingày trước như khi phỏng vấn một nam thanh niên đi xem tế được biết rằng:

“Có vì anh được nghỉ vào những ngày diễn ra lễ hội mà cũng không có

việc gì làm nên anh ra xem tất cả các ngày luôn” (Nam, công nhân, 1989)

Trong số 58 người thuộc nhóm từ 16-30 tuổi đi xem các chương trìnhcủa phần lễ có 10 người đi xem tế vào ngày 8/2 trong khi chỉ có 33 ngườithuộc nhóm trên 50 tuổi đi xem các chương trình của phần lễ lại có 17 người

đi xem tế vào ngày 8/2 Vào ngày 9/2 số lượt người đi xem tế ở mọi nhómtuổi đều cao hơn ngày 8/2, ngày 10/2 số lượt người đi xem tế cao nhất trong

ba ngày diễn ra lễ hội vì có 19 người từ 16-30 tuổi và 22 người trên 50 tuổi đixem tế, điều này cũng chứng tỏ vào ngày nào thì tỉ lệ nhóm tuổi trên 50 tuổicũng đi xem nhiều hơn nhóm tuổi khác và tỉ lệ này tăng dần qua các ngày,ngày 8/2 chỉ có 17 người đi xem tế cho đến ngày 10/2 lên tới 22 người Tuynhiên không chỉ nhóm trên 50 tuổi có tỉ lệ đi xem tế tăng dần mà các nhómtuổi khác cũng vậy Khi tìm hiểu lí do vì sao tỉ lệ người dân đi xem vào ngày10/2 lại cao hơn những ngày khác được biết:

“Bác đi xem tế ngày 10/2 thôi, vì sau khi xem rước xong thấy mọi

người bảo chiều có tế để kết thúc lễ hội đấy nên bác đi xem thôi, còn mấy hôm trước bác không để ý là có tế lúc nào nên không đi xem” (Nữ, nông

nghiệp, 1958)

Không chỉ chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố trên mà thời gian sống ởđịa phương cũng ảnh hưởng tới hành vi đi xem của người dân Điều này thểhiện khi hỏi một thanh niên có gia đình đã sống ba đời ở địa phương

Trang 31

“Vì anh từ bé đến lớn năm nào lễ hội tổ chức gì anh cũng đi xem nên

nó thành thói quen, mặc dù các bước tế không có gì thay đổi nhưng anh vẫn

đi, chắc là do ngày bé anh được ông bà, bố mẹ kể nhiều về lễ hội nên ham”

(Nam, buôn bán, 1987)

Trong khi một chị nhân viên nhà nước lấy chồng về địa phương đượcmười hai năm cho biết:

“Chị không đi xem tế, chị cảm thấy không có hứng thú với các nghi

thức tế, chị xem cũng không hiểu gì nữa, với lại chị đi làm cũng không có thời gian” (Nữ, nhân viên nhà nước, 1979)

Tóm lại, nam giới là những người đi xem tế nhiều hơn nữ giới, nhómtrên 50 tuổi chiếm số lượt cao nhất đi xem tế trong cả ba ngày, thời gian sống

ở địa phương cũng làm cho người dân có những hành vi đi xem khác nhau

2.4.2 Hành vi xem múa lân của người dân xã Phượng Cách (người đội đầu sư tử múa xung quanh làng)

Múa lân là hoạt động có cả ba ngày trong thời gian diễn ra lễ hội, vớimỗi ngày lễ thì thời gian múa lân được quy định cụ thể:

Vào sáng ngày 8/2 là ngày bắt đầu khai mạc lễ hội nên đội múa lânthực hiện nghi lễ chào mừng bằng cách múa lân trong sân đình rồi đi quanhlàng, nhưng tỉ lệ đi xem vào ngày này chỉ có 27 người (19.7%) trong đó có 15nam và 12 nữ

Ngày 9/2 đội múa lân bắt đầu từ sân đình rồi đi quanh đình, đây là ngàythứ hai diễn ra lễ hội nên số người đi xem đông hơn, tỉ lệ người đi xem múalân cũng cao hơn, có 39 người (chiếm 28.5%) đi xem trong đó có 22 nam và

17 nữ, giống ngày 8/2 tỉ lệ nam giới đi xem múa lân vẫn cao hơn nữ giới

Ngày 10/2 đội múa lân là đội dẫn đầu đoàn rước thánh đi quanh làng,vào ngày lễ hội chính người dân đi xem đông nên tỉ lệ xem múa lân cũng

Trang 32

đông hơn tất cả trong ba ngày có 73 người (chiếm 53.3%) đi xem trong đó có

2.4.3 Hành vi đi xem rước kiệu của người dân xã Phượng Cách

Rước kiệu là hoạt động chỉ có vào ngày hội chính sáng 10/2 âm lịch,đoàn rước kiệu được tổ chức công phu, thực hiện các nghi lễ để bắt đầu rướcảnh thánh, đi đầu là đội múa lân, tiếp sau đó là hai chú ngựa một đen mộttrắng với chiêng trống đập theo mỗi nhịp, đội hồng kì (là các lá cờ màu đỏ)

là các em học sinh Trung Học Cơ Sở mặc đồng phục trắng đội mũ ca nô, taycầm cờ, đi với tư thế nghiêm trang, sau đó là ảnh Bác Hồ với các em họcsinh đi kế bên Sau nhóm rước ảnh Bác là đội cờ ngũ sắc (loại cờ có nămmàu sắc) xếp thành hai hàng dọc do các thanh niên chưa vợ/chưa chồng vớitrang phục truyền thống, tiếp đó kiệu Văn, kiệu Văn là kiệu rước Văn lênđền Tư Văn với tám người khênh đi sau là kiệu Thánh Ông với mười sáungười khênh Sau đó là đội tế rồi đến kiệu Đức Thánh Bà, đi sau là đội múadâng hương và Đức Thánh Bà thứ hai, cuối cùng là người dân địa phương.Đoàn rước đi xung quanh làng với đoàn dài khua chiêng gõ trống thu hút sựtham gia của đông đảo người dân địa phương nên có tới 98.5% những người

đi xem các hoạt động của phần lễ xem rước kiệu, khi hỏi người dân địaphương được biết rằng:

Trang 33

“Chị cũng có xem rước nhưng xem ở nhà thôi vì nhà chị làm cỗ nên chị

không có thời gian đi xem, chỉ khi thấy chiêng trống với mọi người rủ nhau ra xem chị cũng chạy ra xem” (Nữ, cán bộ, 1985)

“Anh có xem rước, anh còn đi theo đoàn rước kiệu cơ, thấy mọi người

đổ xô ra xem đông vui lắm cũng là vì anh chưa có vợ nên thoải mái thời gian”

(Nam, công nhân, 1989)

Việc đi xem rước kiệu được người dân địa phương quan tâm vì theo sốliệu cho thấy tất cả 58 người từ 16-30 tuổi và 46 người từ 31-50 tuổi đi xemcác hoạt động của phần lễ đều đi xem rước kiệu, chỉ có nhóm trên 50 tuổi cómột tỉ lệ nhỏ không đi xem rước kiệu (6.1%) thể hiện ở biểu 2:

Biểu 2: Tương quan giữa nhóm tuổi và hành vi đi xem rước kiệu (%)

2.4.4 Hành vi xem múa dâng hương của người dân xã Phượng Cách

Khác với tế thì múa dâng hương chỉ có vào hai ngày là mồng 9-10/2,chiều ngày 9/2 là ngày múa chính, cả đội múa dâng hương với ba mươi người

là phụ nữ trung niên từ 40 tuổi trở lên, các nghi thức của múa dâng hươngđược tổ chức trang trọng từ 13h30-16h chiều 9/2, vì là ngày múa dâng hươngchính nên có tới 22.6% (31 người) đi xem trong khi vào ngày 10/2 chỉ có

Trang 34

15.3% (21 người), chiều ngày 10/2 thực hiện nghi lễ múa dâng hương sau khi

tế Tạ để kết thúc lễ hội và không phải là nghi thức chính nên tỉ lệ đi xem thấphơn ngày 9/2

Nam giới và nữ giới khác nhau trong tỉ lệ đi xem múa dâng hương, cảhai ngày tỉ lệ nam giới đi xem múa dâng hương đều thấp hơn nữ giới, vì múadâng hương là hoạt động chỉ có nữ mới được tham gia mà nữ đi múa sẽ thuhút nữ giới sẽ đi xem nhiều hơn nam giới

“Chị đi xem múa dâng hương vào ngày 9/2 vì lúc ý mẹ chị rủ đi cho

vui” (Nữ, nhân viên nhà nước, 1979)

Không chỉ thể hiện bằng lời nói mà số lượt nữ giới đi xem hơn namgiới còn được thể hiện bằng số liệu khi có 17 nữ theo dõi múa dâng hươngvào 10/2 âm lịch thì nam giới chỉ có 4 người Kể cả ngày 9/2 tỉ lệ nam giới đixem vẫn thấp hơn nữ giới nhiều

Bảng 4: Tương quan giữa giới tính và tỉ lệ theo dõi múa dâng hương

Giới tính

Số lượt Tỉ lệ % Số lượt Tỉ lệ %

Nhóm tuổi khác nhau cũng có những hành vi khác nhau trong việc đixem múa dâng hương Số liệu cho thấy ngày 9/2 âm lịch nhóm thanh niên từ16-30 tuổi chiếm tỉ lệ nhỏ nhất (7 người) đi xem múa dâng hương, nhóm trên

50 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất đi xem (11 người) Ngày 10/2 âm lịch số lượtngười từ 16-30 tuổi đi xem múa dâng hương chỉ còn 5 người nhưng nhóm từ31-50 tuổi lại có số người cao nhất (11 người) đi xem

Khi được hỏi về lý do không đi xem các chương trình của phần lễ cóngười nói rằng:

“Như bác đã nói ở trên đấy, bác nằm trong đội tế nên ít thời gian tham gia các hoạt động khác nên bác không đi xem” (Nam, nông nghiệp, 1958)

Trang 35

Ở mỗi hoạt động, tỉ lệ đi xem của các nhóm tuổi có sự khác nhau, mặc

dù tỉ lệ không đi xem chiếm phần nhỏ tuy nhiên theo kết quả cho thấy tỉ lệthanh niên không đi xem ít hơn nhóm trên 50 tuổi, nam thương đi xem tế còn

nữ lại thường đi xem múa dâng hương Tỉ lệ đi xem rước kiệu ở cả nam và nữtương đối cao

2.5 Hành vi tham gia hoạt động tâm linh (đi thắp hương) của người dân xã Phượng Cách

Hoạt động thứ ba trong các hoạt động của phần lễ là đi thắp ương ởđình Trong số 161 người (với 80 nam và 81 nữ) tham gia vào hoạt động củaphần lễ có 108 người (chiếm 67.1%) đi thắp hương ở đình vào những ngàydiễn ra lễ hội

Đi thắp hương ở đình là một hoạt động tâm linh vì thế sẽ có sự khácbiệt giữa nam và nữ, có thể thấy nữ giới luôn quan tâm hơn là nam giới, tỉ lệ

nữ giới đi thắp hương ở đình vào những ngày diễn ra lễ hội là 81.5% (66người) trong khi nam chỉ chiếm 52.5% (42 người)

Không chỉ cao hơn nam giới trong ngày lễ hội mà kể cả trong nhữngngày thường tỉ lệ nữ giới đi thắp hương cũng hơn nam giới được thể hiện:

“Có…Ngày thường cô cũng hay đi thắp hương vào ngày rằm, mồng

một chứ không phải mỗi ngày lễ hội cô mới đi” (Nữ, nông nghiệp, 1974)

Trong khi đó:

“Anh không hay đi thắp hương ở đình, chỉ có ngày lễ hội này thì đi vì

cả nhà rủ đi thôi” (Nam, công nhân, 1989)

Trong nghiên cứu này cũng không có sự khác biệt với những hành vi đãđược hình thành từ trước đó ở rất nhiều nơi, tỉ lệ nữ đi thắp hương ở đình luôncao hơn nam, khi có các hoạt động liên quan đến tâm linh thì đa số phụ nữ sẽtham gia còn đàn ông có tham gia hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố,một số ít người sẽ tự nguyện đi, những sẽ có người đi vì là đi cùng gia đình

Trang 36

Nhóm tuổi cũng có ảnh hưởng tới những hành vi và suy nghĩ của ngườidân địa phương, những người thuộc cùng một nhóm tuổi phần nhiều sẽ cónhững điểm giống nhau trong hành vi thực hiện một công viêc, thể hiện ởbiểu đồ sau:

Biểu 3: Tương quan giữa nhóm tuổi và hành vi tham gia hoạt động tâm linh

Trang 37

“Bà đi thắp hương để cầu xin Thánh phù hộ cho con cháu” (Nữ, về

hưu, 1948)

Trong khi một em ít tuổi khi được hỏi lí do đi thắp hương lại trả lời rằng:

“Em đi thắp hương cũng không phải vì chủ định mà lúc đó đi cùng

đám bạn chúng nó rủ vào thì em vào thôi” (Nam, học sinh, 1997)

Từ số liệu điều tra và khi phỏng vấn trực tiếp được biết những ngườigià thường tin tưởng vào thế lực siêu nhiên, họ muốn tỏ lòng thành kính củamình với thần thánh, đa số họ đều đi thắp hương để tỏ lòng thành kính vớiThành Hoàng Làng còn thế hệ trẻ đi thắp hương vì bạn bè rủ đi cùng, vì hamvui không phải chủ định đi vì mong muốn, cũng có thể thấy rằng tuổi trẻ ítquan tâm về những hoạt động tâm linh hơn người già

Nghề nghiệp không có ảnh hưởng nhiều đến hành vi đi thắp hương ởđình vì trong tổng số 161 người tham gia vào hoạt động của phần lễ với 53người thuộc nhóm nghề nông nghiệp, 63 người thuộc nhóm công nhân, buônbán, làm thuê, 34 người thuộc nhóm trí thức và 10 người thuộc nhóm khác, có

108 người đi thắp hương ở đình vào những ngày diễn ra lễ hội Trong số 53người thuộc nhóm nghề nông nghiệp có 41 người (chiếm 77.4%) tham giavào việc đi thắp hương ở đình, trong khi nhóm trí thức cũng chiếm 64.7% (22người) tham gia vào việc đi thắp hương ở đình những ngày diễn ra lễ hội cònlại là nhóm nghề khác cũng chiếm tỉ lệ tương đối cao khi đi thắp hương, đây

là lễ hội truyền thống của làng, nhân vật được thờ là thành hoàng làng, người

có công với làng, người được dân làng tôn thờ, vì vậy họ cho rằng thể hiệnthái độ thành kính với thành hoàng làng sẽ có được may mắn, làm ăn tốt,đồng thời cầu mong sức khỏe cho các thành viên trong gia đình vì vậy mọi

người đều tham gia “Chị đi thắp hương để cầu phúc cho gia đình đồng thời

cũng là để tỏ lòng thành kính với thành hoàng làng” (Nữ, cán bộ, 1985)

Trang 38

Kể cả những người làm cán bộ cũng tham gia thắp hương ở đình vì để

tỏ lòng thành kính với thành hoàng làng, điều này chứng tỏ không chỉ có sốliệu nói rằng các nhóm nghề đi thắp hương để tỏ lòng thành kính đồng thời đểcầu phúc cho gia đình mà khi phỏng vấn trực tiếp cũng nhận được lí do đithắp hương như số liệu miêu tả

Khoảng cách địa lí cũng có ảnh hưởng tới hành vi đi thắp hương củangười dân, những người đi bộ chỉ hết dưới 5 phút có 32 người (69.6%) đi thắphương còn những người nhà ở xa phải đi bộ trên 15 phút mới tới nơi tổ chức

lễ hội chỉ có 19 người (57.6%), điều này chứng tỏ tỉ lệ những người ở xa nơi

tổ chức lễ hội ít đi thắp hương ở đình hơn là những người ở gần

Trong những ngày diễn ra lễ hội người dân địa phương khi được hỏirằng sẽ đi cùng ai khi đi thắp hương thì có rất nhiều ý kiến khác nhau, chỉ có13.9% đi một mình và 9.3% đi với hàng xóm, chiếm tỉ lệ cao nhất là đi thắphương cùng vợ/chồng 36 người (chiếm 33.3%), những người đi thắp hươngvào những ngày lễ hội đa số (58.3%) được người dân địa phương cho là để tỏlòng thành kính với thành hoàng làng, ngoài ra còn lại là số người cho rằng đithắp hương là để cầu mong sức khỏe tiền tài cho gia đình, dù là mục đích gìthì khi đi thắp hương đa số họ đều chọn đi cùng những người có quan hệ thânquen với mình

Nam giới và nữ giới khác nhau trong việc lựa chọn đi thắp hương cùngvới người nào, như nam giới thường đi thắp hương môt mình nhiều hơn nữgiới, trong nghiên cứu tìm hiểu có 11 nam đi thắp hương một mình trong khi

nữ đi một mình chỉ có 4 người

Điều này còn được thể hiện:

“Anh thường đi thắp hương khi mà đi chơi xong rồi vào một thể nên anh toàn đi mình…thỉnh thoảng thì rủ bạn bè đi cùng thôi” (Nam, buôn bán,

1987)

Trang 39

Những người có gia đình, có con cái mới là những người có thể đi cùngcon cái nhưng nhìn chung có thể thấy nữ giới hơn nam giới rất nhiều tronghành vi đi thắp hương cùng con cái, trong khi chỉ có 6 nam giới đi thắp hươngcùng con cái vào những ngày diễn ra lễ hội thì lại có 20 nữ, chênh lệch caocàng chứng tỏ người mẹ luôn là những người quan tâm đi cùng gia đình hơn

là người bố

Đối với hàng xóm, trong số 66 nữ đi thắp hương vào những ngày diễn

ra lễ hội có 8 nữ đi cùng hàng xóm trong khi với 42 nam đi thắp hương chỉ có

2 nam đi cùng hàng xóm, chứng tỏ nam giới là những người ít đi cùng hàngxóm hơn nữ giới

Hành vi không chỉ phụ thuộc vào giới tính mà nó còn bị ảnh hưởng bởinhóm tuổi, ở mỗi nhóm tuổi sẽ có một vài hành vi tương đồng, nó đại diệncho suy nghĩ chung của những người ở cùng nhóm tuổi đó Trong số 108người đi thắp hương ở đình vào những ngày diễn ra lễ hội có 36 người từ 16-

30 tuổi, 36 người từ 31-50 tuổi và 36 người trên 50 tuổi thì nhóm tuổi già nhấttrên 50 tuổi là nhóm tuổi có tỉ lệ đi một mình cao hơn nhóm tuổi khác 9 ngườitrong khi nhóm tuổi trẻ hơn từ 16-30 chỉ có 3 người, điều này chứng tỏ ngườigià khi đi thắp hương vào những ngày diễn ra lễ hội thường thích đi một mìnhhơn là người trẻ tuổi, thế hệ trẻ là những người luôn ham vui, không thích mộtmình nên thường phải có người đi cùng dù là đi thắp hương hay đi đâu Điềunày thể hiện rõ hơn khi phỏng vấn sâu một bác nói rằng:

“Bác đi thắp hương thì thường đi một mình thôi! Vì con cháu mỗi đứa một việc, lúc muốn đi cùng thì không thấy chúng nó đâu cả nên thôi đi mình thì muốn đi lúc nào cũng được, với lại bác đi tế nên tiện đi luôn…hoặc thỉnh thoảng hành xóm mà rủ thì bác cũng đi cùng hàng xóm” (Nam, nông nghiệp,

1958)

Trang 40

Nhóm tuổi từ 31-50 tuổi là nhóm đi cùng vợ chồng nhiều nhất 18 ngườicòn nhóm tuổi trên 50 tuổi là ít nhất 8 người, khi tìm hiểu thì biết rằng nhómtuổi trung niên thường là những người đã có con cái lớn khôn nên họ thích đicùng gia đình, đi cùng vợ/chồng, còn nhóm tuổi trẻ từ 16-30 tuổi là nhóm tuổichưa lập gia đình hoặc nếu có rồi thì cũng là vợ chồng chưa có nhiều nămchung sống nên họ còn các cuộc hẹn tụ tập bạn bè, việc đi thắp hương cùngvợ/chồng là ít hơn nhóm tuổi trung niên, những người trên 50 tuổi có một số

là góa chồng hoặc góa vợ, tuổi già không còn thích đi cùng vợ/chồng nên khi

đi thắp hương ngoài đình vào những ngày diễn ra lễ hội họ ít đi cùng vợchồng

Có tới 9 người thuộc nhóm tuổi 16-30 tuổi đi cùng bố mẹ trong khinhóm tuổi khác lại rất thấp, nhóm tuổi người già trên 50 tuổi không có ai,điều này dễ hiểu vì những người đã già đa số bố mẹ họ không còn nữa, trong

số những người được hỏi nhóm tuổi trẻ luôn là tuổi muốn đi cùng cả gia đình,

bố mẹ hơn là những người già

Nhóm tuổi từ 16-30 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 8 người (22.2%) đi cùngchị em ruột so với các nhóm tuổi khác nhưng lại không có ai đi cùng con cái,nhóm tuổi trên 50 tuổi lại là nhóm có tỉ lệ cao nhất 19 người (52.8%) đi thắphương cùng con cái vào những ngày diễn ra lễ hội Qua đó thấy rằng hành vi

đi thắp hương vào những ngày diễn ra lễ hội là hành động tâm linh mà đa số

bố mẹ lại đi cùng với con cái nên càng chứng tỏ mong ước chung của giađình, quan hệ gắn bó trong gia đình giữa bố mẹ và con cái

Một khía cạnh đáng được quan tâm nữa là việc đi thắp hương với bạn bè cũngphụ thuộc vào nhóm tuổi khác nhau Nhóm tuổi trẻ từ 16-30 tuổi là nhóm tuổichiếm tỉ lệ cao nhất 15 người đi thắp hương cùng bạn bè, nhóm trên 50 tuổi lànhóm chiếm tỉ lệ thấp nhất vì đây là nhóm thường xuyên đi cùng con cái Tuynhiên người già lại là những người coi trọng tình hàng xóm nhất, những người

Ngày đăng: 07/08/2018, 13:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w