1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck tỉnh đăk lắk

115 649 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Luận văn, thạc sỹ, tiến sĩ, cao học, kinh tế, nông nghiệp

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học nông nghiệp I

Trang 2

Lời cam đoan

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ

rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng 09 năm 2005

Người cam đoan

Phạm Thế Trịnh

Trang 3

Tôi xin cảm ơn những đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo khoa Đất và Môi trường, Bộ môn Khoa học đất, Khoa Sau Đại học, TS I Ghi Niê - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Đắk Lắk đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp

Tôi xin cảm ơn Giám đốc Trung tâm sinh thái Nông nghiệp và Giám đốc dự

án “ Những nẻo đường đến đại học” P.H.E do Quỹ Ford – Hoa Kỳ tại Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội đã hỗ trợ kinh phí cho việc thực hiện luận văn này

Có được những thành quả trong luận văn là được sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh

đạo:Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục phát triển Lâm nghiệp, Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk và UBND huyện M’Đrắk, các phòng ban trong huyện: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng thống kê, Hạt kiểm lâm, Lâm trường M’Đrắk và UBND hai xã Cư Roá và Ea Pil

đã cử người phối hợp và cung cấp số liệu cho luận văn

Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung, Đoàn quy hoạch II - Đắk Lắk nơi tôi trực tiếp công tác, anh chị em

đồng nghiệp luôn động viên tinh thần và tạo điều kiện tối đa trong quá trình học tập

và thực hiện đề tài

Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình: vợ và những người thân đã động viên giúp

đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Hà Nội, ngày … tháng 09 năm 2005

Tác giả luận văn

Phạm Thế Trịnh

Trang 4

Mục lục

Trang

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu vi

Danh mục các bảng vii

Danh mục các biểu đồ và sơ đồ viii

1 Đặt vấn đề 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 3

2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

2.1 Khái quát về đất trống đồi núi trọc 4

2.2 Sự hình thành đất trống đồi núi trọc 4

2.3 Các nguyên nhân và những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành đất trống đồi núi trọc 7

2.3.1 Nguyên nhân hình thành đất trống đồi núi trọc 7

2.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành đất trống đồi núi trọc 9

2.4 Cơ sở lý luận về khai thác sử dụng hợp lý đất trống đồi núi trọc 13

2.4.1 Những đặc điểm cơ bản của vùng đất trống đồi núi trọc 13

2.4.2 Tiềm năng khai thác sử dụng và hướng cải tạo đất trống đồi núi trọc 15

2.4.3 Cơ sở lý luận khai thác hợp lý đất trống đồi núi trọc 17

2.5 Những nghiên cứu về đất trống đồi núi trọc trên thế giới và Việt Nam 19

2.5.1 Tình hình sử dụng đất trống đồi núi trọc trên thế giới 19

2.5.2 Vấn đề nghiên cứu đất trống đồi núi trọc ở Việt Nam 21

2.5.3 Những nghiên cứu về đất trống đồi núi trọc trên cơ sở đánh giá đất theo FAO đã được sử dụng ở Việt Nam 24

Trang 5

2.5.4 Tình hình sử dụng đất trống đồi núi trọc ở Việt Nam 24

2.5.5 Tình hình sử dụng đất trống đồi núi trọc ở Tây Nguyên 28

2.5.6 Tình hình sử dụng đất trống đồi núi trọc ở tỉnh Đắk Lắk 29

2.5.7 Tình hình sử dụng đất trống đồi núi trọc ở huyện M'Đrắk 30

3 Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu 32

3.1 Đối tượng nghiên cứu 32

3.2 Phạm vi nghiên cứu 32

3.3 Nội dung nghiên cứu 33

3.4 Phương pháp nghiên cứu 33

3.4.1 Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp 33

3.4.2 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 33

3.4.3 Phương pháp phiếu điều tra 34

3.4.4 Phương pháp phân tích thống kê và xử lý số liệu 34

4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 35

4.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu 35

4.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường 35

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 47

4.1.3 Tình hình sử dụng đất huyện MĐrắk 55

4.1.4 Nhận xét chung về thuận lợi và khó khăn 59

4.2 Đánh giá thực trạng đất trống đồi núi trọc huyện M’Đrắk 60

4.2.1 Hiện trạng đất trống đồi núi trọc của huyện 60

4.2.2 Các trạng thái đất trống đồi núi trọc huyện M’Đrắk 61

4.2.3 Đặc điểm đất trống đồi núi trọc huyện MĐrắk 62

4.2.4 Tình hình biến động đất trống đồi núi trọc trong huyện 64

4.2.5 Đánh giá chung về lợi thế và khó khăn trong việc phục hồi đất trống đồi núi trọc 66

4.2.6 Tình hình sử dụng đất trống đồi núi trọc ở hai xã nghiên cứu 67

Trang 6

4.3 Tình hình khai thác sử dụng đất trống đồi núi trọc thông qua một số mô hình

của huyện 75

4.3.1 Hiện trạng một số mô hình khai thác sử dụng đất huyện MĐrắk 75

4.3.2 Đánh giá chung về các mô hình khai thác sử dụng đất huyện MĐrắk 80 4.3.3 Quan điểm về sử dụng đất trống đồi núi trọc 81

4.3.4 Hiệu quả một số cây trồng chính 83

4.4 Đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc 84

4.4.1 Phương hướng, mục tiêu khai thác sử dụng hợp lý đất trống đồi núi trọc trong sản xuất nông lâm nghiệp 84

4.4.2 Một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc 85

5 Kết luận và đề nghị 91

5.1 Kết luận 91

5.2 Đề nghị 92

Tài liệu tham khảo 93

Danh mục các phụ biểu

Trang 7

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu

1 Bộ NN&PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

13 Ic: Đất trống có cây gỗ rải rác

15 N/ha: Mật độ cây tái sinh/ha

17 STNN: Sinh thái nông nghiệp

18 UNEP: Chương trình Môi trường Liên hợp quốc

19 UBND: Uỷ ban nhân dân

20 Viện QH&TKNN: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp

21 VAC: Vườn + Ao + Chuồng

22 VACR: Vườn + Ao + Chuồng + Rừng

23 WHO: Tổ chức y tế thế giới

Trang 8

Danh mục các bảng

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu đánh giá đất trống đồi núi trọc 6

Bảng 2.2: Biến động ĐTĐNT toàn quốc từ 1990 đến 2003 27

Bảng 2.3: Hiện trạng các loại ĐTĐNT vùng Tây Nguyên 28

Bảng 4.1: Phân loại địa hình theo cấp độ dốc và tầng dày 38

Bảng 4.2: Phân loại đất theo các nhóm huyện M’Đrắk 41

Bảng 4.3: Biến động đất lâm nghiệp từ 1995 - 2004 44

Bảng 4.4: Diện tích, năng suất, sản l−ợng các loại cây trồng chính 53

Bảng 4.5: Số l−ợng đàn gia cầm huyện M’Đrắk qua các năm 54

Bảng 4.6: Hiện trạng sử dụng đất huyện M’Đrắk đến tháng 1/2005 56

Bảng 4.7: Hiện trạng sử dụng đất chia theo các tiểu vùng sinh thái 58

Bảng 4.8: Hiện trạng đất trống đồi núi trọc phân theo đơn vị hành chính 61

Bảng 4.9: Hiện trạng ĐTĐNT phân theo độ cao và cấp độ dốc 63

Bảng 4.10: Diện tích các loại đất thuộc trống đồi núi trọc huyện M’đrắk 64

Bảng 4.11: Biến động đất trống đồi núi trọc giai đoạn 2000 - 2005 65

Bảng 4.12: Tình hình sử dụng đất của hai xã nghiên cứu 68

Bảng 4.13: Nguyên nhân hình thành ĐTĐNT qua điều tra nông hộ 69

Bảng 4.14: Tình hình sử dụng đất của các hộ phỏng vấn 71

Bảng 4.15: Tổng hợp kết quả điều tra 80 phiếu nông hộ 73

Bảng 4.16: Một số khó khăn và kiến nghị qua phiếu điều tra nông hộ 74

Bảng 4.17: Mật độ cây tái sinh tự nhiên trên trạng thái Ib và Ic 77

Bảng 4.18: Hiệu quả một số cây trồng chính trên hai tiểu vùng 83

Bảng 4.19: Diện tích ĐTĐNT có khả năng khai thác sử dụng vào sản xuất nông lâm nghiệp 85

Bảng 4.20: Nhu cầu vốn đầu t− khai thác đất trống đồi núi trọc huyện M’Đrắk giai đoạn 2003 - 2010 89

Trang 9

Danh mục các biểu đồ và sơ đồ

Biểu đồ 4.1: Một số yếu tố khí hậu trung bình trong năm … 36

Biểu đồ 4.2: Cơ cấu các dân tộc huyện M’Đrắk năm 2004 48

Biểu đồ 4.3: Cơ cấu kinh tế huyện M’Đrắk năm 2004 51

Biểu đồ 4.4: Diện tích một số cây trồng chính từ 2003 - 2004 52

Biểu đồ 4.5: Cơ cấu sử dụng đất huyện M’Đrắk đến tháng 1/2005 57

Biểu đồ 4.6: Thực trạng đất trống đồi trọc phân theo trạng thái thực bì 62

Biểu đồ 4.7: Biến động đất trống đồi núi trọc từ 1995 - 2005 65

Sơ đồ 4.1: Sự hình thành đất trống đồi núi trọc huyện M’Đrắk 70

Trang 10

1 Đặt vấn đề

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng Bởi vì, nước ta có 80% dân số là nông dân sản xuất nông nghiệp là chủ yếu Theo kết quả báo cáo hiện trạng khả năng mở rộng diện tích đất nông lâm nghiệp ở Việt Nam năm 2000 diện tích các loại đất trống đồi núi trọc toàn quốc là 8.650,3 nghìn ha, trong đó tập trung ở vùng trung du miền núi 4.162,5 nghìn ha, chiếm 48,12% tổng diện tích đất trống đồi núi trọc Bình quân đất nông nghiệp của nước ta hiện nay khoảng 0,11 ha/đầu người, thấp hơn nhiều

so với các nước trong khu vực Không những thế tình trạng mất đất sản xuất nông nghiệp do chuyển mục đích sử dụng trung bình hàng năm khoảng 22 -

25 nghìn ha [33] Trải qua 18 năm đổi mới từ 1986 đến 2003 Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường

Từ một nền sản xuất phổ biến là tiểu nông, tự cấp, tự túc, đã vươn lên sản xuất hàng hoá xuất khẩu với khối lượng và giá trị ngày càng lớn, đặc biệt là trong sản xuất lương thực, sản lượng tăng nhanh và liên tục, hàng năm đã xuất khẩu

được 4 triệu tấn gạo [5] Điều đó, đòi hỏi việc khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất cho sản xuất nông, lâm nghiệp nói riêng và các ngành khác nói chung là vô cùng cần thiết

ở Việt Nam đất đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ và là địa bàn cư trú của 28 triệu người thuộc 54 dân tộc anh em, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số

Đất đai vùng đồng bằng ưu tiên cho việc bảo đảm lương thực, thực phẩm đã khai thác gần tới hạn Do vậy, việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tiếp

Trang 11

theo phải dựa vào quản lý sử dụng đất đồi núi vốn giàu tiềm năng nhưng cũng

bị thoái hoá trầm trọng trở thành loại đất trống đồi núi trọc đặc thù [20] Do hậu quả của nạn du canh du cư cùng việc khai thác rừng làm rẫy một cách tự phát, với tác nhân rửa trôi xói mòn của thiên nhiên đã làm cho tầng đất mặt ở vùng đất trống đồi núi trọc bị cạn kiệt, nhiều nơi đã bị trơ sỏi đá, lớp thực vật che phủ chỉ còn các cây bụi và cỏ dại thưa thớt

Việc nghiên cứu sử dụng đất trống đồi núi trọc, không chỉ có ý nghĩa góp phần khai thác sử dụng quỹ đất này mà còn bảo vệ môi trường để phát triển bền vững Vì vậy đất trống đồi núi trọc đang được nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới quan tâm, nhằm có những giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý diện tích đất trống đồi núi trọc đã bị thoái hoá do tác động của con người đưa vào sử dụng

Huyện M'Đrắk nằm về phía Đông của tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 90 km dọc hai bên Quốc lộ 26 đi Nha Trang Có tổng diện tích

tự nhiên 134.836 ha, chiếm 10,30% so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Đắk Lắk Trong đó đất trống đồi núi trọc 45.790 ha, chiếm 33,95% tổng diện tích toàn huyện [4] Từ năm 1999 đến nay huyện đang thực hiện dự án theo Quyết

định 661/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình trồng 5 triệu ha rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc chuyển tiếp của Dự án 327 và thực hiện Quyết định 187/TTg về đổi mới sản xuất kinh doanh của các nông lâm trường nhằm xoá đói giảm nghèo, ổn định định canh định cư, phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn trong huyện [28] Huyện M'Đrắk có nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc song chưa có một tài liệu nào nghiên cứu chi tiết về loại đất này để giúp cho huyện thực hiện các dự án đem lại hiệu quả kinh tế cao

Xuất phát từ thực trạng nhu cầu cải thiện và sử dụng đất trống đồi núi trọc của huyện, việc tìm ra một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất là rất cần thiết không chỉ phục vụ nhu cầu sản xuất trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái Vì vậy chúng tôi tiến hành

Trang 12

nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện M'Đrắk - tỉnh Đắk Lắk”

nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu bức bách của thực tiễn phát triển nông lâm nghiệp và nông thôn ở huyện M'Đrắk nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung

1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Điều tra, đánh giá, phân loại thực trạng đất trống đồi núi trọc: số lượng, chất lượng, địa bàn phân bố và nguyên nhân hình thành đất trống đồi núi trọc trên địa bàn huyện M’Đrắk nhằm xác định những khó khăn và khả năng phục hồi sử dụng đất trống đồi núi trọc của huyện

- Đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng khai thác sử dụng hợp lý

đất trống đồi núi trọc có hiệu quả vào mục tiêu phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng bền vững nhằm phục hồi bảo vệ môi sinh phù hợp với điều

kiện sản xuất nông hộ hiện nay

Trang 13

2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1 Khái quát về đất trống đồi núi trọc

ở Việt Nam có rất nhiều quan điểm và khái niệm khác nhau về đất trống đồi núi trọc, nhưng theo ngành nông nghiệp, lâm nghiệp có các quan

điểm như sau:

- Theo quan điểm của ngành nông nghiệp đất trống đồi núi trọc là:

“Đất hoang nông nghiệp là đất không có chủ nhân canh tác liên tục, canh tác thường gián đoạn, manh mún, cơ cấu cây trồng không ổn định, hệ số sử dụng

đất thấp”[25]

- Theo quan điểm ngành lâm nghiệp: “Đất hoang lâm nghiệp là những

đất không còn rừng (có độ che phủ dưới 0,3; trữ lượng gỗ dưới 25 m3/ha), không thuộc phạm vi lâm nghiệp quản lý” [25] Theo Tổng cục Quản lý ruộng

đất: “Đất chưa sử dụng bao gồm núi đá không cây, đất bằng chưa sử dụng, đất

đồi núi chưa sử dụng, mặt nước chưa sử dụng”

Từ những quan điểm trên GS.TS Trần An Phong (1996) đưa ra khái niệm khái quát: “Đất trống đồi núi trọc là tên gọi chung đất không có rừng, chưa sử dụng cho nông nghiệp và các ngành khác” [31]

- Trong hệ thống phân loại đất rừng ở Việt Nam đất trống đồi núi trọc (ĐTĐNT) chia thành ba loại như sau: đất trảng cỏ thuần (Ia), đất có cây bụi (Ib), đất

có các cây tái sinh thưa thớt (Ic) (có hơn 1.000 cây/ha, chiều cao cây >1m) [11]

2.2 Sự hình thành đất trống đồi núi trọc

Mọi quá trình hình thành đất trống đồi núi trọc đều do thảm thực bì tự nhiên bị phá bỏ dẫn đến làm giảm độ che phủ đất Sự hình thành đó diễn ra nhanh hay chậm quy mô lớn nhỏ phụ thuộc vào kế hoạch khai thác tài nguyên,

điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trong những trường hợp cá biệt, yếu tố con

Trang 14

người có tính quyết định Để đảm bảo tính khoa học trong quá trình khai thác

sử dụng đất trống đồi núi trọc cần thiết phải giải quyết những mâu thuẫn sau:

- Giữa bảo vệ rừng với các yêu cầu mở rộng diện tích đất nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và từng địa phương

- Giữa bảo vệ tài nguyên rừng với nhu cầu gỗ cho các ngành sản xuất khác

- Giữa tư duy với tác động thực tiễn của con người trong quá trình sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất đai

Quá trình hình thành đất trống đồi núi trọc dưới tác động tự nhiên, con người và điều kiện xã hội , tuỳ thuộc vào bối cảnh của từng địa phương mà các nguyên nhân và mức độ tác động cũng có khác nhau Theo đánh giá của một số nhà khoa học trong và ngoài nước, những tác động làm giảm tài nguyên rừng có thể do khai thác lâm sản, khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp, xây dựng khu dân cư, cơ sở hạ tầng, nhưng chủ yếu vẫn là do chặt phá rừng do khai thác bừa bãi và để mở rộng diện tích đất canh tác là chính

Khi lớp thảm thực vật bị phá hủy dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khó lường; lũ lụt, hạn hán xảy ra bất thường và nhiều hơn…, theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc - UNEP (1993); toàn thế giới có 10 triệu héc ta đất bị nhiễm mặn Diện tích đất cát di động, xói mòn, khô cằn tăng lên Theo điều tra của FAO lượng đất xói mòn do gió, mưa hàng năm ở Châu Âu, Châu úc, Châu Phi khoảng 5 - 10 tấn/ha, Châu á 30 tấn/ha Cùng với kết quả điều tra của UNEP năm 1991: “Nguyên nhân gây suy thoái đất có

đến 30% do chặt phá lớp phủ thực vật, 35% do chăn thả tự do, 28% do hoạt

động nông nghiệp và 7% do đào bới” [12]

- Theo tiêu chí phân loại, thống kê diện tích đất chưa sử dụng của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đất chưa sử dụng gồm 3 loại hình: đất bằng chưa

sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây [10] Trong ba loại đất nói trên, thì trừ núi đá không có rừng cây, 2 loại hình còn lại được xếp vào nhóm ĐTĐNT để xem xét khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp

Trang 15

Do đó ĐTĐNT là một trong những hiện tượng có tính tự nhiên và chịu những tác động do con người tạo nên qua quá trình khai thác sử dụng Đây là nhân tố có ý thức, mục đích của con người gây ra và cũng có các biện pháp cải tạo nhằm làm giảm diện tích ĐTĐNT

Trong lịch sử nhân loại gắn liền với cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng nguồn năng lượng hoá thạch và các sản phẩm sinh học cho con người Khai khẩn đất

đai, mở mang đất canh tác là mục tiêu hàng đầu của con người trong cuộc đấu tranh này Toàn thế giới có khoảng 3.000 triệu ha diện tích đất thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, nhưng đến nay nhân loại mới khai thác được 1.500 triệu

ha, đồng thời cũng làm huỷ hoại một diện tích tương đương 1.400 triệu ha [17]

- Một số chỉ tiêu đánh giá đất trống đồi núi trọc và cải tạo sử dụng hợp

lý đất trống đồi núi trọc theo tiêu chuẩn ở bảng 2.1 [20]

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu đánh giá đất trống đồi núi trọc

Nguồn: Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên –1999 [20]

Trang 16

2.3 Các nguyên nhân và những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành đất trống đồi núi trọc

2.3.1 Nguyên nhân hình thành đất trống đồi núi trọc

Lịch sử hình thành và sử dụng đất trống đồi núi trọc ở nước ta bước đầu cũng đã cung cấp những tài liệu, thông tin về ĐTĐNT, tình hình phân bố, nguyên nhân hình thành và hiện trạng quản lý sử dụng Các công trình nghiên cứu đã đưa ra những phương hướng để có các biện pháp cải tạo và sử dụng hợp

lý ĐTĐNT ở nước ta Nhưng có thể nói nguyên nhân hình thành ĐTĐNT bao gồm nguyên nhân chủ quan và khách quan sau:

* Nguyên nhân khách quan: theo các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam

những diện tích đất trống đồi núi trọc nguyên thuỷ do điều kiện tự nhiên có liên quan đến nguồn gốc đá mẹ, cấu tạo địa tầng, bị xói mòn rửa trôi qua một quá trình lâu dài Nguyên nhân này bao gồm các loại đất; đất đồi núi trơ sỏi

đá, đất núi đá không rừng cây, mặt nước, bãi hoang

* Nguyên nhân chủ quan do con người: do sức ép tăng dân số về tình

trạng đói nghèo, việc chuyển dân lên trung du, miền núi để phát triển kinh tế chưa được chuẩn bị tốt về quy hoạch, kế hoạch nên nhân dân tự khai phá rừng

để lấy đất sản xuất, canh tác nương rẫy thường diễn ra ở vùng đất dốc, di dân

tự do không được quản lý và tình trạng chặt phá, đốt rừng bừa bãi do khai thác không hợp lý, trình độ dân trí thấp việc thực thi pháp luật còn hạn chế và do khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp và hậu quả chiến tranh tàn phá cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên đất trống đồi núi trọc [22]

Trong thực tế việc hình thành ĐTĐNT là chịu sự tác động của hai nguyên nhân trên Nếu chúng ta biết tôn trọng các quy luật tự nhiên, giảm bớt việc chặt phá rừng và khai thác gỗ củi bừa bãi cùng việc di cư tự do là nguyên nhân chính Ngoài ra sự mất mát về rừng là không thể bù đắp được đã gây ra nhiều tổn thất lớn về kinh tế, về công ăn việc làm và cả về phát triển xã hội một cách lâu dài Điều cần lưu ý là chất lượng đất ở nhiều nơi, đặc biệt là ở miền

Trang 17

Bắc và cao nguyên Trung Bộ đã suy giảm nghiêm trọng, do thâm canh, đốt nương làm rẫy và phá rừng Tất cả những hoạt động đó đã làm mất đi lớp đất mặt và các chất dinh dưỡng, trong đó nguyên nhân xói mòn và rửa trôi làm cho thảm thực vật che phủ diễn ra qua nhiều năm xấu đi và tạo thành đất trống

đồi núi trọc [22]

Theo tài liệu của FAO năm 1987 toàn thế giới có 2.500 triệu ha rừng trong đó rừng nhiệt đới chiếm 1.935 triệu ha tương đương 77,4% diện tích Hàng năm rừng nhiệt đới giảm 11,5 triệu ha, bù vào đó chỉ có 1,5 triệu ha (13% rừng trồng mới và rừng tái sinh) [34]

Theo tổ chức FAO ở ấn Độ do phá rừng nên hàng năm có khoảng 20 triệu ha đất phì nhiêu bị lũ lụt rửa trôi, xói mòn và phải đầu tư rất lớn để tưới

và tiêu nước Riêng vùng đồng bằng châu thổ sông Gang lũ lụt hàng năm thiệt hại đến trên 1 tỷ USD Phá rừng dẫn đến xói mòn và thoái hoá đất, các sản phẩm xói mòn lắng đọng gây ảnh hưởng đến các công trình thuỷ lợi…, nhiều vùng dẫn đến hiện tượng sa mạc và phải bỏ hoang hoá [34]

Độ che phủ giảm là nguyên nhân làm giảm khả năng thấm nước và giữ nước trong đất, làm tăng tác hại của mưa, tăng dòng chảy gây ra quá trình xói mòn rửa trôi đất, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của con người

Nguyên nhân hình thành ĐTĐNT ở nước ta rất phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nhưng có thể nói do những nguyên nhân chính sau

đã gây ra

+ Các yếu tố khí hậu gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp

và điều kiện sinh hoạt của con người Trong đó đáng quan tâm là địa hình, độ dốc, lớp phủ thổ nhưỡng, lượng mưa và cường độ mưa là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến xói mòn và thoái hoá đất

+ Do việc khai thác sử dụng đất không hợp lý, chặt phá rừng, du canh du cư của một số đồng bào dân tộc thiểu số cùng với việc di cư tự do không theo

kế hoạch hàng năm cũng là một trong những nguyên nhân làm đất trở nên trống trọc [20]

Trang 18

+ Điều kiện canh tác còn thấp cùng việc bố trí cây trồng chưa hợp lý, sử dụng đất bừa bãi kết hợp với phương thức canh tác đất dốc lạc hậu của nhiều nhóm dân tộc khác nhau đã gây ảnh hưởng đến quá trình thoái hoá đất diễn ra nhanh trong những thập niên gần đây Làm mất thảm thực vật tự nhiên, mất nguồn dự trữ và khả năng điều hành nước của rừng, gây thảm hoạ thiên tai hạn hán làm thay đổi gần như hoàn toàn cảnh quan tự nhiên của nhiều khu vực đồi núi trở nên hoang hoá [7]

+ Do ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân chưa cao, mới chỉ chú trọng

đến việc khai thác rừng và đất đai mà chưa chú ý đến việc trồng bổ sung rừng cũng như đầu tư cho việc cải tạo đất Nhìn chung, khi chúng ta tiếp cận với đồi rừng chỉ nghĩ việc khai thác hiệu quả trước mắt còn về lâu dài chúng ta hầu như bị lãng quên Theo số liệu của Viện Điều tra quy hoạch rừng (1995) thì trong thời gian 20 năm, từ 1975 đến năm 1995, diện tích rừng tự nhiên giảm 2,8 triệu ha, rừng trồng chỉ chiếm 21,5% diện tích rừng bị mất và không đạt chỉ tiêu đề ra theo kế hoạch [22] Trong giai đoạn 1980 - 1989 bình quân mỗi năm cả nước mất đi 100.000 ha rừng, từ 1989 đến nay mỗi năm mất khoảng 60.000 ha rừng Đến năm 1995 cả nước chỉ còn 9,3 triệu ha rừng trong đó có 1,05 triệu ha rừng trồng, độ che phủ 28% Độ che phủ ở nơi xung yếu còn rất thấp (Sơn La 10%, Lai Châu 13%, Cao Bằng 12% lại là những tỉnh đầu nguồn

và có nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc) [20]

2.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành đất trống đồi núi trọc

Trong quá trình khai thác và sử dụng ĐTĐNT luôn chịu ảnh hưởng của

3 nhóm nhân tố chính đó là: Nhân tố tự nhiên, kỹ thuật và nhân tố xã hội

Trang 19

có ảnh hưởng khá lớn đến các ngành, nhưng đặc biệt nhất là ngành nông nghiệp Sự ảnh hưởng đó mang ý nghĩa lớn không chỉ trong phạm vi vùng, khu vực mà ngay cả những vùng nhỏ tuỳ điều kiện cụ thể của từng nơi [8]

+ Khí hậu thời tiết: Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa: theo vị trí địa lý, lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu và thuộc khu vực gió mùa Đông Nam á Vì vậy nhìn chung khí hậu nắng lắm mưa nhiều, là điều kiện khá thuận lợi cho việc sinh trưởng của các loại thực vật nhiệt đới cũng như phát triển sản xuất nông nghiệp theo phương thức tăng vụ trong năm

Do đặc điểm vị trí địa lý và địa hình phức tạp của Việt Nam nên khí hậu phân hoá rõ rệt theo khu vực

- Vĩ độ cao tuyệt đối là nhân tố quyết định chi phối tính địa đới của đất vùng đồi núi

- Hướng sườn dốc trong cùng một địa đới khí hậu cũng là yếu tố cần xem xét về biến đổi khí hậu, nhiều nơi cho thấy sự tái sinh rừng nhanh hơn ở các sườn dốc hướng Bắc, trong khi đó sườn dốc hướng Nam cỏ và cây bụi lại mọc nhiều hơn

- Địa hình dốc làm tăng khả năng rửa trôi xói mòn của đất, quá trình canh tác cũng hạn chế hơn và những đầu tư cho xây dựng đồng ruộng là rất lớn Nhìn chung đất có độ dốc trên 15o ít thích hợp cho sản xuất nông nghiệp

- Chế độ mưa tập trung vào mùa hè cũng là yếu tố nổi bật thúc đẩy sự phân huỷ đá sâu sắc và tạo nên tầng đất dày cho nhiều loại đất đồi núi Tuy nhiên, yếu tố này cũng gây hiện tượng rửa trôi xói mòn đất khá mãnh liệt ở

đất đồi núi dốc hoặc bị mất thảm thực vật dẫn đến hiện tượng kết von đá ong hoặc tạo ra những loại đất bạc màu, xói mòn trơ sỏi đá, là mối hiểm hoạ cho sản xuất nông lâm nghiệp vùng đồi núi [7]

+ Đất đai: ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng, năng suất và quyết

định đến tuổi thọ của cây trồng Nó tuỳ thuộc vào loại đất và các đặc điểm của đất đai:

- Tầng đất dày, sâu tạo điều kiện cho cho bộ rễ phát triển mạnh, tăng

Trang 20

khả năng hút dinh dưỡng và nước trong đất Đất có tầng dày dưới 30 cm là hạn chế lớn cho sản xuất nông nghiệp

- Lý hoá tính đất quyết định đến khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, mức độ giữ nước và thoát nước của cây

+ Thảm thực vật: có mối quan hệ trực tiếp đến đất đai và các vi sinh vật sống trong đất Mức độ che phủ phản ánh khả năng làm giảm tác hại của quá trình xói mòn rửa trôi đất, tăng hàm lượng chất hữu cơ và mùn trong đất

Vì vậy, khi nghiên cứu về ĐTĐNT, trước hết cần căn cứ vào các yếu tố tự nhiên, xác định các mặt lợi thế và hạn chế, lựa chọn phương hướng đầu tư và hoạch định các vùng khai thác theo thứ tự ưu tiên tuỳ điều kiện của từng vùng

* Nhóm nhân tố kỹ thuật

+ Chế độ canh tác: là tổng hợp các biện pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật nông nghiệp nhằm khôi phục và nâng cao độ phì đất, trên cơ sở đó nâng cao năng suất cây trồng, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, bảo

vệ và cải tạo đất [3]

+ Hình thức đốt nương rẫy: một số đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao thường có tập quán đốt rẫy để gieo trồng, đến khi đất đai cằn cỗi, năng suất cây trồng kém đi, bỏ đất đó thành đất hoang và đi khai khẩn đất khác Đây là một phương thức canh tác lạc hậu và phá huỷ môi trường rất ghê gớm, gây hậu quả nghiêm trọng đối với sản xuất và đời sống, dẫn đến tình trạng du canh, du cư, cuộc sống không ổn định

+ Chế độ bỏ hoang hoá: do nhu cầu về nông sản phẩm tăng đòi hỏi mở rộng sản xuất vì vậy việc bỏ hoang hoá đã thay thế chế độ bỏ hoang hoá có

định kỳ Trong chế độ này đất bỏ hoang hoá không cày bừa, bón phân hoặc có cày bừa bón phân nhưng không trồng trọt Phương pháp này chủ yếu lợi dụng ruộng đất bỏ hoá để khôi phục độ phì của đất [12]

Nhiều thực nghiệm cho thấy có thể bảo vệ đất dốc có hiệu quả nếu áp dụng biện pháp chống xói mòn tổng hợp và lượng đất bị rửa trôi có thể giảm

Trang 21

40- 50 lần so với đất để trống nếu có mương cắt dòng, kết hợp với băng phân xanh che phủ đất [8]

* Nhóm nhân tố kinh tế xã hội

Trong xã hội đất đai có vai trò rất quan trọng đối với các ngành, không những nó đem lại hiệu quả kinh tế cao, cần phải có cơ sở hoàn hiện và đảm bảo các biện pháp bảo vệ sử dụng đất có hiệu quả

- ở các nước nghèo hay kém phát triển, tỷ lệ người nghèo chiếm cao

Do nghèo khó và tăng nhanh dân số đã gia tăng sức ép đối với nguồn tài nguyên có được Để tìm kiếm thức ăn, chất đốt và chỗ trú ngụ, các cộng đồng

đã buộc phải thực hiện hàng loạt những việc làm để mưu cầu cuộc sống: đốt nương, làm rẫy, săn bắn, chặt phá rừng, du canh du cư, kỹ thuật canh tác sản xuất lạc hậu Mỗi năm ước tính có khoảng 11 triệu ha rừng nhiệt đới bị phá hủy Việc sử dụng đất không hợp lý, canh tác không ngừng trên đất bạc màu,

đất dốc dễ bị tổn thương; sự quản lý kém đối với nguồn nước làm cho hơn 1 tỷ

ha đất chăn thả và trồng trọt bị suy thoái, có thể khô cằn và trở thành sa mạc,

ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của 250 triệu người

- Văn hoá và các vấn đề khác: các hệ thống canh tác cổ truyền đã được phát triển ở miền nhiệt đới ẩm qua nhiều thế kỷ Hệ thống phổ biến nhất là nền nông nghiệp “chặt đốt”, một hệ thống trong đó một khoảnh rừng bị dọn sạch, trồng cấy trong hai hoặc ba năm sau đó bỏ hoá cho cây bụi mọc để phục hồi độ phì đất Khi dân số và nạn thiếu đất ngày càng tăng, thì đất không còn

được bỏ hoá những thời gian dài nữa, mà thiếu điều này thì kiểu canh tác chặt

đốt có thể nhanh chóng dẫn tới hiện trạng xói mòn đất nghiêm trọng [1]

- Căn cứ vào các điều kiện của từng vùng như: điều kiện tự nhiên và đặc

điểm sinh thái, quỹ đất đai và đặc điểm đất đai, yêu cầu sản xuất và tính phù hợp của cây trồng, vật nuôi gia súc, vốn đầu tư lao động và các điều kiện xã hội cũng như hiệu quả đầu tư Những cơ sở bố trí nói trên đồng thời cũng là những yếu tố của phân vùng sinh thái, được đề cập chú ý trong quá trình bố trí

Trang 22

sản xuất [8]

Sự ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác ĐTĐNT của các nhóm yếu tố xã hội còn thể hiện việc ban hành và thực hiện các chính sách trong nông nghiệp của mỗi quốc gia Thể hiện thông qua Luật đất đai, chính sách nông nghiệp,

bộ máy tổ chức và cán bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật, cấu trúc hạ tầng, vốn Sử dụng, bảo vệ bồi dưỡng đất đai được xem như là một chiến lược phát triển nông nghiệp của các nước Bởi lẽ những chính sách đó là đòn bẩy kinh tế thúc

đẩy các đối tượng sử dụng có hiệu quả và sử dụng tiết kiệm tài nguyên đất đai

2.4 Cơ sở lý luận về khai thác sử dụng hợp lý đất trống

đồi núi trọc

2.4.1 Những đặc điểm cơ bản của vùng đất trống đồi núi trọc

Theo kết quả điều tra và tổng hợp của Viện QH&TKNN, đối chiếu với các bản đồ và số liệu tổng hợp của (Tổng cục Địa chính) nay là Bộ Tài nguyên

và Môi trường, Tổng cục Thống kê, diện tích ĐTĐNT toàn quốc 8.650,3 nghìn ha hiện nay tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng núi và trung du thuộc các huyện dân cư thưa thớt, đất đai xấu, cơ sở hạ tầng kém phát triển, địa hình phức tạp, độ dốc cao [13]

Tuy vậy, nếu chúng ta biết đầu tư khai thác hợp lý hiệu quả nguồn đất này cho phát triển nông, lâm nghiệp sẽ đem lại lợi ích lớn cho đất nước

- Các mặt lợi thế

+ ĐTĐNT của nước ta gồm 13 nhóm đất trong đó chủ yếu nhóm đất đỏ vàng chiếm 72,61% diện tích ĐTĐNT còn ở Đắk Lắk là nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất mùn trên núi cao chiếm 75% diện tích ĐTĐNT theo điều tra của Viện QH&TKNN năm 2000, đất được hình thành tại chỗ nên tầng đất thường dày, với nhiều dạng địa hình khác nhau, điều kiện thoát nước tốt : độ ẩm cao, lớp thảm thực vật dày có khả năng đưa vào phát triển sản xuất nông lâm nghiệp Vì vậy, việc khai thác mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở những vùng đất bằng và có độ dốc < 80, khu vực có độ dốc trên >150 phát triển trồng

Trang 23

rừng, hoặc nông lâm kết hợp Tuỳ điều kiện mà thực hiện các mối quan hệ ngành: nông nghiệp với lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, cây công nghiệp dài ngày, cây ngắn ngày, cây lương thực thực phẩm với cây xuất khẩu, thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá

+ Do điều kiện tự nhiên, đất đai khí hậu của vùng thuận lợi cho việc phát triển đa dạng hoá các loại cây trồng vật nuôi đặc biệt là nhóm cây công nghiệp hàng năm và trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò

+ ĐTĐNT thường có diện tích tập trung lớn và phân bố ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, thuận lợi cho việc quy hoạch các vùng sản xuất chuyên môn hoá đa dạng các loại hình cây trồng và vật nuôi

- Các mặt hạn chế

+ Là vùng có địa hình phức tạp, độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh nên quá trình rửa trôi xói mòn, thoái hoá đất diễn ra khốc liệt Tất nhiên mức độ rửa trôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc điểm đất đai (độ dốc, đặc điểm hoá, lý tính ), độ che phủ, kỹ thuật trồng trọt , nhưng vấn đề lớn nhất vẫn do mưa

Điều kiện mưa lớn tập trung kết hợp yếu tố độ dốc đã gây nên quá trình xói mòn rửa trôi đất đai nghiêm trọng

+ Thiệt hại do xói mòn gây ra là rất lớn và là nguyên nhân chủ yếu nhất, không chỉ làm cho đất đai ngày càng nghèo kiệt mà còn làm giảm diện tích đất canh tác ở Việt Nam về xói mòn đã được nhiều tác giả quan tâm và

đã có những nghiên cứu ở một số vùng đồi núi khác nhau trong cả nước như nghiên cứu sự xói mòn rửa trôi do đất dốc gây nên ĐTĐNT Tây Bắc của Bùi Quang Toản (1991) [25]; của Phạm Ngọc Dũng (1991) nghiên cứu xói mòn và biện pháp chống xói mòn trên đất đỏ Bazan Tây Nguyên [6] Xói mòn đất luôn là một yếu tố quan trọng làm thoái hoá đất đối với cây trồng trên vùng

đồi núi, ảnh hưởng tới năng suất cây trồng Biến động về lượng nước chảy và

đất trôi là khá lớn trong các điều kiện khác nhau [9] Trong quá trình canh tác cây nông nghiệp trên nương rẫy, các chất dinh dưỡng ngày càng mất đi bằng

Trang 24

nhiều nguyên nhân: do địa hình cao dốc, lượng mưa lớn, đất đai bị đào xới nên

bị xói mòn Xói mòn đất phụ thuộc vào cường độ mưa, độ dốc, chiều dài sườn dốc, cấu trúc của đất và lớp phủ thực vật [19]

+ Đầu tư cho công tác chống xói mòn đất là tương đối cao và khó khăn lớn cho hầu hết các quốc gia Trong tất cả các biện pháp chống xói mòn bảo

vệ đất (biện pháp công trình, biện pháp lâm nghiệp, biện pháp hoá học) thì biện pháp công trình có tác dụng bảo vệ đất tốt nhất, theo tính toán cụ thể đạt

80 đến 90% đồng thời cũng là biện pháp có nhu cầu vốn đầu tư lớn nhất Vấn

đề này cản trở mạnh mẽ, đặc biệt đối với các nước chậm phát triển, vốn đầu tư còn thấp [20]

+ Một đặc điểm về kinh tế và xã hội cần chú ý trong các vùng ĐTĐNT là: thiếu lao động, điều kiện kinh tế khó khăn, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ người lao động thấp kém, nhiều vùng còn tồn tại chế độ canh tác du canh du cư, đốt nương làm rẫy do vậy việc đầu tư vào các vùng này đòi hỏi phải cao hơn các vùng khác Đây cũng là trở ngại của hầu hết các quốc gia đang gặp khó khăn về vốn đầu tư

2.4.2 Tiềm năng khai thác sử dụng và hướng cải tạo đất trống đồi núi trọc

- Việc nghiên cứu ĐTĐNT là cơ sở xác định khả năng sử dụng vào mục tiêu phát triển nông - lâm nghiệp Bởi lẽ điều được khẳng định trong phạm vi

ĐTĐNT vẫn còn có những diện tích có khả năng phát triển cho nông lâm nghiệp Phương châm phát triển nông nghiệp của nước ta trong những năm gần đây và định hướng cho các năm tiếp theo là vừa kết hợp thâm canh tăng

vụ và mở rộng diện tích ở những nơi có điều kiện Trong kế hoạch từ nay đến năm 2010 thực hiện việc khai hoang mở rộng diện tích như sau: ĐTĐNT đề xuất mở rộng cho trồng trọt, đồng cỏ chăn thả gia súc và nông - lâm kết hợp (sử dụng cho nông nghiệp là chính) gồm 1.595,6 nghìn ha, chiếm 18,45% diện tích ĐTĐNT toàn quốc [33] Xét về lâu dài quỹ đất nông nghiệp của cả nước có khoảng 10 triệu ha (hiện có khoảng 9,3 triệu ha) Tạo việc làm, giải

Trang 25

quyết thêm việc làm cho khoảng 7,5 triệu lao động [13]

- Dự kiến đến năm 2010 dân số toàn quốc khoảng gần 100 triệu người

Đặt ra cho ngành nông nghiệp những áp lực lớn về đất đai và nhiệm vụ cấp bách nhằm thoả mãn ngày càng cao về lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng

và nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp phát triển

- Hiện nay, có nhiều vấn đề về môi trường mà Việt Nam đang phải

đương đầu, trong đó có những vấn đề nghiêm trọng nhất là nạn phá rừng, sự khai thác quá mức tài nguyên sinh học, sự xuống cấp của tài nguyên đất, việc bảo tồn nguồn nước ngọt kém hiệu quả, nạn thiếu nước ngọt và nạn ô nhiễm gia tăng, đó là chưa kể đến tác động lâu dài của chiến tranh đến môi trường Những vấn đề nói trên đang ngày càng trầm trọng hơn do số dân tăng nhanh

và nạn đói nghèo còn chưa giải quyết được cơ bản [22] Năm 1994, Hội nghị quốc tế về dân số và sự phát triển họp ở Cairô Ai Cập Hội nghị này đã đưa ra nguyên tắc ưu tiên cho nâng cao, phát triển cuộc sống con người bằng cải thiện điều kiện ăn ở, giảm ô nhiễm môi trường Hội nghị cụ thể nhiệm vụ bảo

vệ môi trường là cải thiện môi trường sống hàng ngày của con người [23]

- ĐTĐNT chính là một yếu tố của môi trường, việc sử dụng hợp lý

ĐTĐNT là nhằm tái tạo lại tài nguyên đất, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung của cả nước Vấn đề sử dụng hợp lý

ĐTĐNT theo Bùi Minh Vũ “Không chỉ giải quyết một vấn đề đơn điệu có tính chất lâm sinh thuần tuý phủ xanh mà còn phải cải tạo phục hồi và làm giàu có hơn nữa diện tích đất gần sa mạc hoá đó theo hướng chuyên canh, thâm canh, nông lâm kết hợp” [8]

- Sử dụng hợp lý tài nguyên ĐTĐNT là phương hướng cơ bản giải quyết công ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động ngày càng dư thừa trong nông thôn một cách cơ bản và lâu dài Theo dự báo trước mắt khoảng 1 triệu

và đến năm 2010 có khoảng gần 7 triệu lao động trong khu vực nông thôn không có việc làm Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đã và đang có

Trang 26

hàng loạt các chương trình, dự án từ cấp Nhà nước đến cấp địa phương, cấp Bộ tập trung cho vùng ĐTĐNT với nguồn kinh phí rất lớn và nguồn nhân lực kỹ thuật nhiều thành phần Nhằm hướng mục tiêu vào các chương trình có thể giải quyết được bao gồm:

+ Chương trình phát triển nông nghiệp: Khai thác có hiệu quả 1,5 - 1,7 triệu ha đất chưa sử dụng (trong đó năm 2005 khoảng 0,8 triệu ha) để trồng cà phê, cao su, chè, ca cao, điều, cây hàng năm

+ Chương trình định canh định cư và dự án 5 triệu ha rừng phủ xanh

ĐTĐNT (3,5 triệu ha rừng kinh tế và 1,5 triệu ha rừng kinh tế kết hợp phòng hộ)

+ Khai thác 0,1 triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ hải sản

+ Chương trình xoá đói giảm nghèo, đặc biệt ưu tiên các xã vùng sâu, vùng xa

+ Chương trình và hệ thống khuyến nông, khuyến lâm các cấp từ tỉnh

đến huyện trên toàn quốc, có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho vùng đồi núi

2.4.3 Cơ sở lý luận khai thác hợp lý đất trống đồi núi trọc

* Điều kiện đánh giá hiệu quả sử dụng đất trống đồi núi trọc

Để khai thác hiệu quả ĐTĐNT phải có sự tham gia, kết hợp của nhiều nhà khoa học với nhiều chuyên ngành khác nhau, nhằm cùng nhau thảo luận, bàn bạc thống nhất có chung một quan điểm và ý tưởng để lựa chọn các chỉ tiêu thích hợp:

- Quan điểm thứ nhất: việc khai thác sử dụng hợp lý ĐTĐNT có hiệu

quả là phải kết hợp hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội [18] Trong thực tế cho thấy rằng nhiều quốc gia trên thế giới tuy tăng trưởng kinh tế cao kéo theo rất nhiều vấn đề phức tạp xã hội, cũng như môi trường; phân hoá giàu nghèo ở mức độ cao, tệ nạn xã hội, tỷ lệ thất nghiệp tăng Việc phát triển không đồng

bộ giữa kinh tế và xã hội làm ảnh hưởng lớn đến việc di dân phát triển vùng kinh tế mới Sự cần thiết phải xây dựng các phương án quy hoạch, bố trí sản xuất hợp lý mới có tính khả thi cao

Trang 27

- Quan điểm thứ hai : hiệu quả phải đi liền với khôi phục và bảo vệ môi

trường sinh thái; vấn đề môi trường hiện nay đang là vấn đề nhức nhối trên toàn cầu [20] Năm 1992 Tổ chức y tế thế giới (World Helth Organization - WHO) đã khẳng định hai nguyên nhân đe doạ môi trường là: sự kém phát triển mà WHO gọi là “Nguy cơ truyền thống” (Traditronal hazards) và sự phát triển không bền vững (Modern hazards) Năm 1995 đã diễn ra nhiều hội nghị nhằm giải quyết các vấn đề môi trường và sự phát triển [23] Nhìn chung các Hội nghị đều khẳng định: hoà bình, ổn định và môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội là nền tảng cho sự an toàn lương thực, loại trừ đói nghèo, bất công, sự phát triển bền vững về nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp [9] Điều này đã chỉ ra rằng khi xây dựng dự án khai thác sử dụng ĐTĐNT luôn quan tâm đến vấn đề cải tạo và bảo vệ môi trường

* Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trống đồi núi trọc

Trong việc xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng ĐTĐNT là

để thực hiện các mục tiêu về kinh tế xã hội chúng ta cần phải có quan điểm

nhìn nhận tổng quát gắn liền với các hiệu quả kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường

- Nhóm tiêu chí bền bững về hiệu quả kinh tế: hiệu quả kinh tế là

phạm trù kinh tế và hiệu quả phân bổ Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng đất: với một đơn vị diện tích đất đai nhất định sản xuất ra khối lượng của cải nhiều nhất, bao gồm năng suất cây trồng vật nuôi, hệ số sử dụng đất ngày càng tăng, chất lượng sản phẩm làm ra thoả mãn các yêu cầu trong nước, mà còn là sản phẩm hàng hoá

xuất khẩu trên thị trường quốc tế, được người tiêu dùng tín nhiệm

- Nhóm chỉ tiêu chấp nhận hiệu quả x∙ hội: khả năng giải quyết công

ăn, việc làm, thu hút lao động, nhằm đáp ứng các nhu cầu của nông hộ sản phẩm làm ra ngày càng thoả mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầu đời sống hàng ngày Giảm bớt tình trạng du canh du cư, chặt phá rừng bừa bãi, không ngừng nâng cao trình độ dân trí, bình đẳng giới và quyền trẻ em, chăm lo sức khoẻ

Trang 28

góp phần giải phóng phụ nữ, cải thiện vị trí của họ, không cho họ làm những công việc nặng nhọc và phụ thuộc, không dẫn đến lạm dụng sức lao động trẻ

em và tước đi quyền học tập của trẻ em

Việc quản lý và sử dụng đất phải tuân thủ đúng hiến pháp, pháp luật và quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, phù hợp với nền văn hoá dân tộc và tập quán địa phương [9]

- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả bảo vệ môi trường: thực chất của chỉ tiêu này

là phải bố trí các loại cây trồng hợp lý trên đất dốc, ngăn chặn những nguyên nhân thoái hoá đất, giảm xói mòn và cải tạo làm tăng độ phì nhiêu của đất bằng các biện pháp trồng rừng, bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh trên phạm

vi diện tích ĐTĐNT Tăng độ che phủ của rừng phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (> 35%), để làm giảm thiểu lượng đất mất hàng năm dưới mức cho phép

do xói mòn gây ra

2.5 Những nghiên cứu về đất trống đồi núi trọc trên thế giới và Việt Nam

2.5.1 Tình hình sử dụng đất trống đồi núi trọc trên thế giới

Thế giới ngày nay, đang đứng trước những thảm họa lớn: sự suy thoái nghiêm trọng về môi trường, sự thiệt hại khó bù đắp do ngày càng mất đất canh tác cho nhu cầu xây dựng cơ bản và quá trình mất đất do sử dụng thiếu hợp lý của con người đem lại

Vì vậy, việc bảo vệ tài nguyên nói chung và đất đai trở thành nhiệm vụ lớn của toàn cầu:

Theo số liệu của FAO, tài nguyên đất trên toàn cầu có 13.530 triệu ha

Đất nông nghiệp chiếm 10,60% diện tích trên thế giới, có tới 973 triệu ha, chiếm 65,90% là đất dốc ở vùng Đông Nam á - Thái Bình Dương, đất nông nghiệp của 27 nước phát triển và đang phát triển là 453 triệu ha thì đất có độ dốc nhìn chung khá cao và theo xu thế tỷ lệ ngày càng cao nếu tiếp tục khai phá mở rộng diện tích Bởi như hiện nay các vùng đất bằng phẳng, điều kiện

Trang 29

thuận lợi gần như đã được khai thác triệt để, còn lại phần lớn đất xấu, điều kiện khai thác khó khăn yêu cầu đầu tư lớn Đất có độ dốc kết hợp với mưa lớn tập trung như ở các nước nhiệt đới là nguyên nhân phổ biến làm thúc đẩy càng nhanh tốc độ xói mòn rửa trôi trên quy mô rộng lớn [8]

Theo tổ chức FAO năm 1987, trên thế giới có 2.500 triệu ha rừng; trong

đó có 1.935 triệu ha rừng nhiệt đới chiếm 77,40% Kết quả thống kê hàng năm rừng nhiệt đới giảm 11,50 triệu ha, chỉ có 1,50 triệu ha rừng trồng mới và tái sinh [12] Mặc dù đã có những nỗ lực lớn lao của các quốc gia và quốc tế, sự thoái hoá đất vẫn chưa được chặn đứng và tiếp tục gia tăng Mỗi năm trên toàn thế giới 11 triệu ha rừng nhiệt đới bị chặt hạ, 5 - 7 triệu ha đất canh tác bị mất khả năng sản xuất [17]

Theo Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999) [20] trong chương trình đánh giá thoái hoá đất do con người ở Đông Nam á do FAO/UNEP tiến hành từ năm 1991 - 1997 trên cơ sở dữ liệu số về đất và lãnh thổ sử dụng hệ thống

định vị, định nghĩa, tiêu chuẩn , để đánh giá sự phân bố, mức độ tác động và phân tích nguyên nhân của từng loại hình thoái hoá ở các cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu Kết quả nghiên cứu ở Đông Nam á cho thấy diện tích đất thoái hoá chiếm trên 45% tổng diện tích, xói mòn do nước chiếm 21%, thoái hoá hoá học 24%, xói mòn do gió 20%, cuối cùng thoái hoá vật lý chiếm 9% diện tích bị thoái hoá đây là những điều kiện hình thành ĐTĐNT

+ ở một số nước Châu á như Trung Quốc1986: tổng diện tích đất đai

850 triệu ha (100%); đất trồng trọt 130 triệu ha (15,29%); đất trồng cỏ 265 triệu ha; đất rừng 190 triệu ha (22,37%); đất chưa sử dụng 265 triệu ha (31,17%)

+ Nepan từ năm 1985 đến năm 1986: theo số liệu thống kê tổng diện tích đất đai 14.740 triệu ha (100%); trong đó đất trồng trọt 3.053 triệu ha (21%); đất đồng cỏ 1.746 triệu ha (12%); rừng và đất rừng 5.512 triệu ha (37%); đất lùm cây bụi, không canh tác, đất khác 4.437 triệu ha (30%)

+ Philipin (1992): tổng diện tích đất đai 30.018 triệu ha (100%); đất

Trang 30

nông nghiệp 10.336 triệu ha (34,43%), đất có rừng 8.946 triệu ha (29,80%);

đất cỏ, cây bụi 8.995 triệu ha (29,97%); đất mặt nước 0.774 triệu ha (2,58%),

đất khác 0.967 triệu ha (0,12%) [1]

Theo Mattiga Panomtarchagul (2004) ở phía Bắc và phía Đông Nam châu á (Thái Lan, Lào,Việt Nam, Myanmar và Căm pu chia) có hơn 50% diện tích đất đồi núi cao và dốc chạy theo từng giải, trên vùng này chủ yếu

đồng bào dân tộc thiểu số dựa vào khai thác chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy sinh sống, sau một thời gian canh tác cạn kiệt bỏ hoang hoá Theo kết quả dự tính hàng năm trung bình lượng đất rửa trôi do xói mòn và canh tác làm mất

đất 22 -116 tấn/ha/năm Nhưng gần đây được sự quan tâm của các tổ chức khoa học trong và ngoài nước đã đầu tư cải tạo vùng đất này trở thành vùng

đất sản xuất và bảo vệ môi trường bền vững nhằm góp phần an toàn lương thực ở các nước đang phát triển [35]

Qua tìm hiểu và đánh giá số lượng diện tích ĐTĐNT trên thế giới chưa

được nêu rõ là bao nhiêu, nhưng cũng đã có nhiều nghiên cứu đã đưa ra sự hình thành ĐTĐNT như sau:

- Vấn đề đầu tiên phải nói tới là sự thoái hoá đất và giảm diện tích rừng

tự nhiên

- Do sự thoái hoá đất và mất khả năng canh tác của đất

- Vấn đề xói mòn rửa trôi do thiên nhiên tạo ra

- Tình hình và quá trình sa mạc hoá dẫn đến mất đất canh tác ở khu vực

và các nước trên thế giới

2.5.2 Vấn đề nghiên cứu đất trống đồi núi trọc ở Việt Nam

ở Việt Nam vấn đề nghiên cứu về ĐTĐNT được thực sự tiến hành trên toàn quốc từ năm 1980 với một số công trình nghiên cứu như sau:

Năm 1980: theo Tổng cục Địa chính nay là (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (Viện QH&TKNN), Tổng cục Kinh tế mới tiến hành điều tra xây dựng bản đồ đất vùng đất chưa sử dụng

Trang 31

toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000 Diện tích đất chưa sử dụng được công bố thời kỳ này là 12.148,5 nghìn ha [1]

Năm 1980 - 1985: Viện QH&TKNN chủ trì, phối hợp cùng với Tổng cục Quản lý ruộng đất và Viện Điều tra Quy hoạch rừng thực hiện đề tài cấp

Nhà nước số 02.15.02.01: “Nghiên cứu đánh giá và quy hoạch sử dụng đất hoang ở Việt Nam" Tổng diện tích đất hoang được công bố trong giai đoạn

này 11.676 nghìn ha, phân bố trên 13 nhóm đất, bao gồm 4.005 khoanh đất hoang trong đó có 1.681 khoanh diện tích dưới 1.000 ha, 202 khoanh diện tích trên 10.000 ha và đề xuất sử dụng đất hoang: cho nông nghiệp 4.145 nghìn ha, lâm nghiệp 7.140,6 nghìn ha và các mục đích khác 389.600 ha [33]

Năm 1986: Tổng cục Quản lý ruộng đất đã thực hiện đề tài cấp Nhà

nước số 02.15.01.01: “Điều tra, xác định tiềm năng đất còn khả năng khai hoang trên phạm vi toàn quốc” Kết quả nghiên cứu đã xác định được diện

tích đất có khả năng phát triển cho nông lâm nghiệp toàn quốc khoảng 14,1 triệu ha

Từ năm 1991 - 1992: Viện QH&TKNN, phối hợp cùng với Viện Điều

tra Quy hoạch rừng tiến hành: “Nghiên cứu về thực trạng, hướng cải tạo và sử dụng ĐTĐNT vào sản xuất nông nghiệp” rà soát lại ĐTĐNT ở các vùng sinh

thái nông nghiệp (STNN) trên bản đồ 1/250.000, khảo sát ĐTĐNT ở một số tỉnh trọng điểm trên bản đồ 1/100.000 và khảo sát đối chiếu một số khoanh

ĐTĐNT trên bản đồ tỷ lệ lớn 1/10.000 Kết quả đã đề xuất diện tích ĐTĐNT

có khả năng mở rộng cho Nông - Lâm - Ngư nghiệp là 4.1016 nghìn ha

Năm 1993: Viện QH&TKNN đã biên soạn tài liệu: “Đất trống đồi núi trọc Việt Nam, hướng cải tạo và sử dụng cho sản xuất nông nghiệp đến năm 2000” Để xuất bản được nguồn tài liệu này Viện thu thập và tổng hợp số liệu

từ nhiều cơ quan ban ngành; Tổng cục Quản lý ruộng đất, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Tổng cục Thống kê Tài liệu đã thống kê số lượng, chất lượng

ĐTĐNT trên địa bàn cả nước, khả năng sử dụng đất vào sản xuất nông - lâm nghiệp và các ngành khác [1] Theo thống kê năm 1993, diện tích ĐTĐNT là

Trang 32

14,4 triệu ha

Giai đoạn 1996 – 2000; Viện QH&TKNN chủ trì, phối hợp cùng 2 đơn

vị trực thuộc viện (Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung

và Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam) tiến hành điều

tra, nghiên cứu đề tài: “Hiện trạng khả năng mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam” Báo cáo này trình bày kết quả khảo sát ở các vùng

kinh tế nông nghiệp, các khu vực trọng điểm, một số mô hình thực hiện trong những năm qua, diện tích ĐTĐNT toàn quốc đ−ợc công bố năm 2000 là 8.650,3 nghìn ha [33]

Vùng Tây Nguyên từ năm 1999 đến 2000; Viện Quy hoạch và Thiết kế

Nông nghiệp thực hiện đề tài: “Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp phục vụ định canh định c− và xây dựng kinh tế mới ở Tây Nguyên” Kết quả

cũng đã xác định đ−ợc diện tích ĐTĐNT toàn vùng đ−ợc công bố cùng số liệu kiểm kê đất năm 2000 là 978,5 nghìn ha [32]

ở Đắk Lắk; theo Nguyễn Đỉnh (1994) khi nghiên cứu những vấn đề

kinh tế chủ yếu trong sử dụng đất trống đồi núi trọc ở tỉnh Đắk Lắk Cũng đề

xuất 228.224 ha đất trống đồi núi trọc đ−a vào phát triển nông lâm nghiệp, với các mô hình có hiệu quả kinh tế nh−: trồng cây dài ngày, trồng rừng theo quan

điểm nông lâm kết hợp và hình thức chăn nuôi: VAC hoặc VACR, cây trồng ngắn ngày nhất thiết phải áp dụng các biện pháp trồng xen nhằm tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ đất [8]

Năm 2002; Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Trung bộ và Tây

Nguyên đã thực hiện đề tài: “Quy hoạch ba loại rừng và sử dụng đất trống đồi núi trọc tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2003 - 2010” Kết quả đề tài cũng xác định

đ−ợc 101.900 ha đất trống đồi núi trọc có khả năng phát triển cho diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk cũ [14]

Nhìn chung có khá nhiều công trình nghiên cứu về đất trống đồi núi trọc

ở toàn quốc trong đó có vùng Tây Nguyên và tỉnh Đắk Lắk Tuy nhiên trên địa

Trang 33

bàn Huyện M’Đrắk từ khi thành lập năm 1977 đến nay chưa có công trình nghiên cứu chi tiết cụ thể nào về đất trống đồi núi trọc nhằm bổ sung diện tích

đất sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn toàn huyện

2.5.3 Những nghiên cứu về đất trống đồi núi trọc trên cơ sở đánh giá đất theo FAO đã được sử dụng ở Việt Nam

Hiện nay, công tác đánh giá đất đai được thực hiện trên nhiều quốc gia

và trở thành một khâu trọng yếu trong các hoạt động đánh giá tài nguyên hay quy hoạch sử dụng đất (theo FAO) ở Việt Nam công tác đánh giá đất đai cũng đã được ứng dụng rộng rãi, riêng về ĐTĐNT cũng có một số nghiên cứu

được sử dụng phương pháp đánh giá đất của FAO như sau: theo Nguyễn Đình Bồng (1995) khi nghiên cứu về đất trống đồi núi trọc đã vận dụng phương pháp đánh giá đất thích hợp của FAO để đánh giá tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp cho đất trống đồi núi trọc ở Tuyên Quang Kết quả đánh giá xác

định và đề xuất 153.172 ha đất trống đồi núi trọc có khả năng sử dụng vào sản xuất nông lâm nghiệp Việc khai thác diện tích đất trống đồi núi trọc có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái [1]

Năm 2003; Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung

sử dụng phương pháp đánh giá đất theo FAO để thực hiện đề tài: “Điều tra

đánh giá thực trạng đất gò đồi chưa sử dụng làm căn cứ quy hoạch nông nghiệp vùng Duyên Hải Nam trung bộ” Kết quả đánh giá toàn vùng có 47

đơn vị đất đai và đề xuất mở rộng đất nông lâm nghiệp 79.710 ha trong đó mức thích hợp cao 17.230 ha, mức ít thích hợp 49.600 ha [16]

2.5.4 Tình hình sử dụng đất trống đồi núi trọc ở Việt Nam

ở Việt Nam, công tác khai hoang mở đất đã bắt đầu từ rất lâu và ngày nay vẫn đang là một nhiệm vụ quan trọng của quốc gia Việc khảo sát đất đai

và quy hoạch bố trí sử dụng đất luôn là việc làm cần thiết Do vậy, con đường

mở rộng diện tích đất nông nghiệp trước hết cần tập trung vào vấn đề nghiên

Trang 34

cứu khai thác đất trong phạm vi đất trống đồi núi trọc Vấn đề này được sự quan tâm chú ý của nhiều ngành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Viện nghiên cứu cụ thể:

Theo số liệu Cục Định canh Định cư - Kinh tế mới (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) từ năm 1961 - 1975 ở miền Bắc đã khai hoang đưa vào sản xuất 640 nghìn ha, tổ chức di dân được 1,16 triệu dân Trong đó có 116 nông trường quốc doanh, sử dụng 45 nghìn ha đưa vào sản xuất nông nghiệp

Những năm 70 điều tra khảo sát quy hoạch mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã được thực hiện rộng khắp, nhiều vùng kinh tế mới (KTM)

ở Miền Bắc được điều tra khảo sát quy hoạch để xác định khả năng đất nông nghiệp có thể mở rộng thêm, trong các vùng KTM được khảo sát có những vùng mở thêm nông trường quốc doanh như vùng KTM Nam huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) thành lập Nông trường Thanh niên 26/3 Các vùng KTM là những vùng nhận dân đến mở rộng đất sản xuất nông nghiệp [33]

* Giai đoạn từ 1975 đến nay

Sau khi thống nhất đất nước, công tác điều tra khảo sát phân vùng quy hoạch nông nghiệp ở các tỉnh được hoàn thành đã xác định rõ được tài nguyên

đất đai, hiện trạng các vùng đất hoang ở từng tỉnh Cũng trong thời kỳ này tổng kiểm kê đất đai được triển khai

Năm 1978: diện tích đất hoang đồng bằng và đồi núi có 11.035,2 nghìn

ha, là đối tượng cần phải phủ xanh bằng cây nông - lâm nghiệp, chiếm 33,5% diện tích tự nhiên của toàn quốc Vì vậy, việc nghiên cứu phủ xanh ĐTĐNT từ

Trang 35

sau thống nhất đất nước đã tiến hành có hệ thống được Nhà nước quan tâm như:

- Nghiên cứu về mở rộng đất nông nghiệp do Bộ NN&PTNT đảm nhận

- Nghiên cứu về đất trồng rừng do Bộ Lâm nghiệp thực hiện

- Nghiên cứu mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản được Bộ Thủy sản tiến hành thường xuyên [33]

Từ khi thành lập Bộ NN&PTNT, nghiên cứu ĐTĐNT nhằm mục đích

mở rộng diện tích sản xuất nông lâm nghiệp vẫn được thực hiện thường xuyên

từ Bộ đến các tỉnh, huyện để chọn đất mở rộng diện tích cây nông nghiệp và

trồng rừng hàng năm

Giai đoạn1980-1985: thời kỳ này ĐTĐNT được đề xuất mở rộng diện tích lúa nước 515 nghìn ha, cây trồng cạn ngắn ngày 1.550 nghìn ha và cây lâu năm 1.475 nghìn ha Những vùng còn nhiều diện tích mở rộng đất sản xuất nông nghiệp được xác định gồm: Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Ninh Thuận - Bình Thuận thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung bộ

Điểm mới trong giai đoạn này là khảo sát một số tỉnh và kết hợp khảo sát

đối chiếu một số khoanh đất đề xuất sử dụng cho nông nghiệp hoặc lâm nghiệp trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 ở Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu nhận thấy:

- Khoanh ĐTĐNT đề xuất sử dụng cho nông nghiệp có khoảng 10% diện tích trong thực tế dân đã trồng rừng, ở vùng nguyên liệu giấy Phú Thọ - Yên Bái tỷ lệ trồng rừng còn cao hơn

- Khoanh ĐTĐNT đề xuất sử dụng cho lâm nghiệp có khoảng 5% diện tích dân canh tác nông nghiệp tại địa hình ít dốc, phân bố xen kẽ trong vùng

đất dốc đề xuất sử dụng cho lâm nghiệp

Trang 36

Vì vậy, việc đề xuất diện tích có thể sản xuất nông - lâm kết hợp ở các

Giai đoạn 1996 - 2000: kết hợp việc kiểm kê đất đai năm 2000 và thực hiện dự án điều tra ĐTĐNT toàn quốc xác định quỹ đất có khả năng mở rộng cho diện tích đất nông lâm nghiệp, phát triển kinh tế, xã hội ở từng tỉnh, vùng kinh tế nông nghiệp giảm mạnh so với các giai đoạn từ 1990 - 1995 trên tất cả các vùng kinh tế cả nước Sự biến động về ĐTĐNT toàn quốc qua các giai đoạn được trình bày trong bảng 2.2

Bảng 2.2: Biến động đất trống đồi núi trọc toàn quốc từ 1990 đến 2003

Diện tích

Diện tích

Diện tích

Nguồn: Bộ TN & Môi trường 1990, 1995, 2000, 2003 [2], [13]

Theo số liệu bảng 2.2 cho thấy trong vòng 13 năm từ 1990 - 2003 diện tích ĐTĐNT toàn quốc giảm 5.688,7 nghìn ha (tương đương 17,24%

ĐTĐNT) Trong đó, giai đoạn 1995 - 2000 diện tích ĐTĐNT giảm chậm hơn

Trang 37

so với giai đoạn 1990 - 1995 và giai đoạn 2000 - 2003 Điều này cũng có nghĩa là tốc độ khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất nông - lâm nghiệp

và đất sử dụng vào các mục đích khác đem lại hiệu quả rõ ràng

2.5.5 Tình hình sử dụng đất trống đồi núi trọc ở Tây Nguyên

Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng có diện tích tự nhiên 5.447,5 nghìn ha, chiếm 16,55% diện tích tự nhiên cả nước, trong đó diện tích đất trống đồi núi trọc 978,5 nghìn ha, chiếm 11,31% diện tích ĐTĐNT toàn quốc [32], [33] Hiện trạng các loại ĐTĐNT vùng Tây Nguyên được trình bày ở bảng 2.3

Bảng 2.3: Hiện trạng các loại đất trống đồi núi trọc vùng Tây Nguyên

Đơn vị:1000ha

Chia ra các tỉnh Loại hình hiện trạng Diện tích Lâm

Đồng

Đắk Lắk&

Đắk Nông

Gia Lai

Kon Tum

1.Trảng cỏ thuần 180,00 13,40 66,90 53,00 46,702.Cỏ xen cây bụi 301,90 30,40 94,90 89,90 86,70

3 Cây lùm bụi xen cây gỗ rải rác 491,60 35,10 158,40 192,90 105,20

4 Mặt nước chưa sử dụng 5,00 0,50 4,20 0,30 -

Nguồn: Viện quy hoạch &TKNN 2000 [32]

Vùng Tây Nguyên có diện tích ĐTĐNT không nhiều, nhưng diện tích

đất có khả năng mở rộng nông nghiệp khá lớn (269,5 nghìn ha) Đối với vùng

đất bằng có thể khai thác để trồng cây ngắn ngày hoặc lúa nước Đối với vùng

đất đồi núi có thể khai thác đất có tầng dày, độ dốc <150 để phát triển cao su, chè, cây ăn quả, cà phê, điều, ca cao và các cây dài ngày khác Đất tầng mỏng

30 - 70 cm có thể khai thác để gieo trồng cây hàng năm hoặc phát triển nông - lâm kết hợp, với độ dốc 15 - 250, đất có tầng mỏng <30 cm thì phát triển đồng

cỏ chăn nuôi hoặc trồng rừng

Trang 38

2.5.6 Tình hình sử dụng đất trống đồi núi trọc ở tỉnh Đắk Lắk

Đắk Lắk là một tỉnh miền núi, địa bàn rộng, địa hình phức tạp, cơ sở vật chất và cấu trúc hạ tầng yếu kém, không đồng bộ đặc biệt là giao thông, mạng lưới điện hạ thế, công trình giữ nước và cấp thoát nước trong mùa khô , chưa

đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, đặc biệt là nước cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp [21]

Tỉnh Đắk Lắk mới được tách đầu năm 2004 theo Nghị quyết số 22/2003/NQ - QH11 khoá XI, kỳ họp thứ 4, ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở chia tỉnh Đắk Lắk (cũ) làm hai tỉnh (Đắk Nông và Đắk Lắk) có diện tích tự nhiên 1.306.201 ha gồm

13 đơn vị hành chính Nằm ở trung tâm các tỉnh Tây Nguyên có địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, địa hình thấp dần từ Đông Nam đến Tây Bắc, với

đỉnh núi cao nhất là Chư Yang Sin cao 2.442 m Kiểu địa hình núi cao chiếm 0,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh phân bố ở huyện Lắk, độ cao trung bình từ

1800 - 2000 m, độ dốc bình quân 25 -350 Kiểu địa hình núi trung bình và thấp chiếm 28% diện tích tự nhiên, phân bố ở huyện M’Đrắk, Lắk và nằm rải rác ở một số xã thuộc huyện Ea Kar, Krông Buk, độ cao trung bình 1000 - 1500 m,

độ dốc 25 - 280 Dạng địa hình đồi thấp và cao nguyên chiếm chủ yếu 71,60% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở huyện Ea súp, Buôn Đôn, Ea H’leo, thành phố Buôn Ma Thuột, độ cao trung bình từ 200 - 700 m, có độ dốc từ 3 - 150

Do địa hình tỉnh Đắk Lắk phân bố không đều một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa khô thường kéo dài không đảm bảo đủ ẩm cho cây trồng phát triển gây hạn hán và mùa mưa tập trung vào một số tháng 6,7,8,9, (lượng mưa có ngày trên

100 mm/ngày) mưa to gây xói mòn rửa trôi mạnh Trong quá trình canh tác trên đất có địa hình cao dốc, cây trồng không theo đường đồng mức Do vậy hàng năm trên các sườn dốc trồng cây công nghiệp hàng năm và không có cây che phủ thì lượng đất mất do dòng nước cuốn trôi khoảng 86 - 170 tấn/ha

Trang 39

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2000 và số liệu điều tra ĐTĐNT toàn quốc Năm 2002 Bộ NN&PTNT có Quyết định số 2454/QĐ/BNN - KH, ngày 28/06/2002 giao cho Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Trung bộ và Tây Nguyên tiến hành điều tra về ba loại rừng và sử dụng ĐTĐNT tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2003 - 2010 nhằm thực hiện tốt chương trình trồng 5 triệu ha rừng theo Quyết định 661/QĐ - TTg, của Chính phủ, phủ xanh diện tích đất trống đồi núi trọc trên địa bàn Các nghiên cứu này, cũng đã chỉ ra được hiện trạng, quy mô diện tích, sự phân bố theo các trạng thái thực bì của từng loại

ĐTĐNT Tuy vậy, năm 2000 diện tích ĐTĐNT toàn tỉnh 158.346 ha đến năm

2004 giảm xuống còn 151.490,6 ha (giảm 6.854,4 ha), đây là việc thực hiện tốt các chương trình của Đảng và Nhà nước, nhất là sự chỉ đạo của các cơ quan ban ngành trong tỉnh đã đem lại hiệu quả rất cao trong việc khoanh nuôi, bảo vệ và trồng mới rừng phủ xanh diện tích ĐTĐNT Tuy nhiên, đến tháng 11/2004 diện tích ĐTĐNT toàn tỉnh Đắk Lắk còn 151.490,6 ha, chiếm 11,59% so với diện tích đất tự nhiên trong đó diện tích đất trống trảng cỏ (Ia) 35.606,5 ha, chiếm 23,50%, diện tích đất trống cây bụi (Ib) 58.655,5 ha, chiếm 38,71%, diện tích

đất trống có cây gỗ rải rác (Ic) 57.228,6 ha, chiếm 23,49% tổng diện tích

ĐTĐNT [5] Diện tích ĐTĐNT bước đầu đã được tỉnh quan tâm chú ý điều tra diện tích theo trạng thái thực bì và theo đơn vị hành chính

2.5.7 Tình hình sử dụng đất trống đồi núi trọc ở huyện M'Đrắk

Huyện M’Đrắk có diện tích ĐTĐNT nhiều nhất so với các huyện khác trong tỉnh theo số liệu thống kê của Chi cục Phát triển Lâm nghiệp tỉnh và Lâm trường huyện M’Đrắk diện tích ĐTĐNT năm 2004 là 45.790 ha, chiếm 33,95% tổng diện tích toàn huyện Là huyện có diện tích rộng, người thưa cho nên những năm gần đây dân di cư tự do từ các tỉnh ngoài Bắc vào nhiều, chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy lấy đất sản xuất Trước tình hình đó được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách đầu tư cho huyện, xây dựng các dự án ổn định dân di cư tự do khu vực Tắk Cây thuộc xã Ea Trang và

Trang 40

chương trình 135 thuộc các xã đặc biệt khó khăn ở xã Krông Jing, Krông á và xã Cư Roá Từ năm 2000 trở lại đây các dự án này đã tiếp nhận gần 1000 hộ dân, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho họ, giảm bớt được tình trạng chặt phá khai thác rừng bừa bãi, giảm thiên tai, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học

Thực hiện Quyết định 661/QĐ - TTg từ năm 1999 đến nay huyện M’Đrắk đã có những bước tiến quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng

và khoanh nuôi tái sinh phục hồi lại diện tích đất rừng làm tăng độ che phủ

đất, giảm đáng kể diện tích đất trống đồi núi trọc Diện tích rừng trồng được tại 3 xã thuộc chương trình (Ea Lai, Krông Jing và Krông á) đạt 1.091,96 ha Thông qua chương trình 661 đến năm 2004 toàn huyện trồng được 2.600 ha Nhằm nhanh chóng phục hồi diện tích rừng, nâng cao tỷ lệ che phủ của rừng

và tạo nguồn nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến, sản xuất hàng hoá Chính phủ đã và đang rất quan tâm ưu tiên các dự án hợp tác kỹ thuật, đầu tư cho lĩnh vực lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk Năm 2004 huyện M’Đrắk được chọn làm thí điểm xây dựng chương trình phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2004 -

2010, được UBND tỉnh phê duyệt tháng 10/2004, đến nay đã đi vào thực hiện,

đây là một dự án lớn, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho huyện và nhân dân về nhiều mặt, nhất là trong công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc

Ngày đăng: 08/08/2013, 21:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Đình Bồng (1995), Đánh giá tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp của đất trống đồi núi trọc tỉnh Tuyên Quang theo phương pháp phân loại đất thích hợp, Luận án Phó tiến sỹ khoa học Nông nghiệp, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp của đất trống đồi núi trọc tỉnh Tuyên Quang theo ph−ơng pháp phân loại đất thích hợp
Tác giả: Nguyễn Đình Bồng
Năm: 1995
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Báo cáo hiện trạng sử dụng đất cả n−ớc năm 2003, Báo cáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng sử dụng đất cả "n−ớc năm 2003
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2004
3. Ngô Đức Cát (2000), Kinh tế tài nguyên đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế tài nguyên đất
Tác giả: Ngô Đức Cát
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2000
4. Chi cục phát triển Lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk (2004), Số liệu thống kê rừng và đất trống đồi núi trọc toàn tỉnh, Báo cáo, Đắk Lắk Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi cục phát triển Lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk (2004), "Số liệu thống kê rừng và đất trống đồi núi trọc toàn tỉnh
Tác giả: Chi cục phát triển Lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk
Năm: 2004
5. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, Nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới 1986 - 2002, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Sinh Cúc (2003), "Nông nghiệp, Nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới 1986 - 2002
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2003
6. Phạm Ngọc Dũng (1991), Xói mòn và biện pháp chống xói mòn trên đất Bazan Tây Nguyên, Luận án Phó tiến sỹ khoa học Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xói mòn và biện pháp chống xói mòn trên đất Bazan Tây Nguyên
Tác giả: Phạm Ngọc Dũng
Năm: 1991
7. Nguyễn Thế Đặng, Đào Châu Thu, Đặng Văn Minh (2003), Đất đồi núi Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất đồi núi Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thế Đặng, Đào Châu Thu, Đặng Văn Minh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2003
8. Nguyễn Đỉnh (1994), Những vấn đề kinh tế chủ yếu trong sử dụng đất trống đồi núi trọc ở tỉnh Đắk Lắk, Luận án Phó tiến sỹ khoa học kinh tế, Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề kinh tế chủ yếu trong sử dụng đất trống đồi núi trọc ở tỉnh Đắk Lắk, Luận án Phó tiến sỹ khoa học kinh tế
Tác giả: Nguyễn Đỉnh
Năm: 1994
9. Hội khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất Việt Nam
Tác giả: Hội khoa học đất Việt Nam
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2000
12. Phạm Thế Nhuận (2001), Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất ch−a sử dụng - huyện Ninh Hoà - tỉnh Khánh Hoà, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng và định h−ớng sử dụng đất ch−a sử dụng - huyện Ninh Hoà - tỉnh Khánh Hoà
Tác giả: Phạm Thế Nhuận
Năm: 2001
13. N−ớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005, Báo cáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: uy hoạch sử dụng "đất cả n−ớc đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005
Tác giả: N−ớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2004
14. Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Trung bộ và Tây Nguyên (2002), Quy hoạch ba loại rừng và sử dụng đất trống đồi núi trọc tỉnhĐắk Lắk, giai đoạn 2003 - 2010, Báo cáo, Đắk Lắk Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch ba loại rừng và sử dụng đất trống đồi núi trọc tỉnh "Đắk Lắk, giai đoạn 2003 - 2010
Tác giả: Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Trung bộ và Tây Nguyên
Năm: 2002
15. Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung (1995), Bản đồ phân loại đất và độ dốc huyện M’đrắk tỷ lệ 1/50.000, Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản "đồ phân loại đất và độ dốc huyện M’đrắk tỷ lệ 1/50.000
Tác giả: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung
Năm: 1995
16. Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung (2003), Điều tra đánh giá thực trạng đất gò đồi ch−a sử dụng làm căn cứ quy hoạch nông nghiệp vùng Duyên Hải Nam Trung bộ, Báo cáo, Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra đánh giá thực trạng đất gò đồi ch−a sử dụng làm căn cứ quy hoạch nông nghiệp vùng Duyên Hải Nam Trung bộ
Tác giả: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung
Năm: 2003
17. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm, (1998), Canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam
Tác giả: Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1998
18. Trần An Phong, Vũ Năng Dũng, Nguyễn Văn Nhân (1999), Chuyên đề Phân vùng sinh thái nông nghiệp và đề xuất sử dụng tài nguyên đất hợp lý làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo,Đắk Lắk Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề Phân vùng sinh thái nông nghiệp và đề xuất sử dụng tài nguyên đất hợp lý làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đắk Lắk
Tác giả: Trần An Phong, Vũ Năng Dũng, Nguyễn Văn Nhân
Năm: 1999
19. Trần An Phong và các NCS, Nguyễn Xuân Độ, Nguyễn Văn Lạng, Đào Trọng Tứ (2003), Sử dụng tài nguyên đất và nước hợp lý làm cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đắk Lắk, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng tài nguyên đất và n−ớc hợp lý làm cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đắk Lắk
Tác giả: Trần An Phong và các NCS, Nguyễn Xuân Độ, Nguyễn Văn Lạng, Đào Trọng Tứ
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2003
20. Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999), Đất đồi núi Việt Nam Thoái hoá và phục hồi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999), "Đất đồi núi Việt Nam Thoái hoá và phục hồi
Tác giả: Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1999
22. Nguyễn Hữu Tăng, Đặng Trung Thuận, Nguyễn Hữu Ninh, Hồ Ngọc Luật (2003), Bảo vệ môi tr−ờng và phát triển bền vững ở Việt Nam, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ môi tr−ờng và phát triển bền vững ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hữu Tăng, Đặng Trung Thuận, Nguyễn Hữu Ninh, Hồ Ngọc Luật
Nhà XB: NXB chính trị Quốc gia
Năm: 2003
23. Phạm Ngọc Thụy (2002), Bài giảng Môi tr−ờng và sự phát triển, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Môi tr−ờng và sự phát triển
Tác giả: Phạm Ngọc Thụy
Năm: 2002

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu đánh giá đất trốngđồi núi trọc - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu đánh giá đất trốngđồi núi trọc (Trang 15)
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu đánh giá đất trống đồi núi trọc - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu đánh giá đất trống đồi núi trọc (Trang 15)
Bảng 2.2: Biến động đất trốngđồi núi trọc toàn quốc từ 1990 đến 2003 - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 2.2 Biến động đất trốngđồi núi trọc toàn quốc từ 1990 đến 2003 (Trang 36)
Bảng 2.2: Biến động đất trống đồi núi trọc toàn quốc từ 1990 đến 2003 - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 2.2 Biến động đất trống đồi núi trọc toàn quốc từ 1990 đến 2003 (Trang 36)
2.5.5. Tình hình sử dụng đất trốngđồi núi trọc ở Tây Nguyên - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
2.5.5. Tình hình sử dụng đất trốngđồi núi trọc ở Tây Nguyên (Trang 37)
thuận lợi cho việc hình thành và phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, diễn biến nhiệt độ xem biểu đồ 4.1 và theo phụ lục 2 - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
thu ận lợi cho việc hình thành và phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, diễn biến nhiệt độ xem biểu đồ 4.1 và theo phụ lục 2 (Trang 45)
* Địa hình thấp: diện tích 17.840 ha, chiếm 13,23% diện tích tự nhiên, - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
a hình thấp: diện tích 17.840 ha, chiếm 13,23% diện tích tự nhiên, (Trang 47)
Bảng 4.1: Phân loại địa hình theo cấp độ dốc và tầng dày - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.1 Phân loại địa hình theo cấp độ dốc và tầng dày (Trang 47)
Bảng 4.2: Phân loại đất theo các nhóm huyện MĐrắk - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.2 Phân loại đất theo các nhóm huyện MĐrắk (Trang 50)
Bảng 4.2: Phân loại đất theo các nhóm huyện MĐrắk - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.2 Phân loại đất theo các nhóm huyện MĐrắk (Trang 50)
Bảng 4.4 và biểu đồ 4.4 cho thấy diện tích lúa cả năm 3.478 ha tăng gấp 1,03 lần so với năm 2003, sản l− ợng 17.201 tấn tăng 2.075 tấn - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.4 và biểu đồ 4.4 cho thấy diện tích lúa cả năm 3.478 ha tăng gấp 1,03 lần so với năm 2003, sản l− ợng 17.201 tấn tăng 2.075 tấn (Trang 61)
Bảng 4.4 và biểu đồ 4.4 cho thấy diện tích lúa cả năm 3.478 ha tăng gấp  1,03 lần so với năm 2003, sản l−ợng 17.201 tấn tăng 2.075 tấn - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.4 và biểu đồ 4.4 cho thấy diện tích lúa cả năm 3.478 ha tăng gấp 1,03 lần so với năm 2003, sản l−ợng 17.201 tấn tăng 2.075 tấn (Trang 61)
Bảng 4.4: Diện tích, năng suất, sản l−ợng các loại cây trồng chính - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.4 Diện tích, năng suất, sản l−ợng các loại cây trồng chính (Trang 62)
Bảng 4.4: Diện tích, năng suất, sản l−ợng các loại cây trồng chính - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.4 Diện tích, năng suất, sản l−ợng các loại cây trồng chính (Trang 62)
Bảng 4.5: Số l−ợng đàn gia cầm huyện M’Đrắk qua các năm - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.5 Số l−ợng đàn gia cầm huyện M’Đrắk qua các năm (Trang 63)
Bảng 4.5: Số l−ợng đàn gia cầm huyện M’Đrắk qua các năm - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.5 Số l−ợng đàn gia cầm huyện M’Đrắk qua các năm (Trang 63)
Bảng 4.6: Hiện trạng sử dụng đất huyện M’Đrắk đến tháng 01/2005 - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.6 Hiện trạng sử dụng đất huyện M’Đrắk đến tháng 01/2005 (Trang 65)
Bảng 4.6: Hiện trạng sử dụng đất huyện M’Đrắk đến tháng 01/2005 - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.6 Hiện trạng sử dụng đất huyện M’Đrắk đến tháng 01/2005 (Trang 65)
4.1.3.2. Tình hình sử dụng đất chia theo các tiểu vùng sinh thái - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
4.1.3.2. Tình hình sử dụng đất chia theo các tiểu vùng sinh thái (Trang 66)
Bảng 4.7: Hiện trạng sử dụng theo các tiểu vùng sinh thái - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.7 Hiện trạng sử dụng theo các tiểu vùng sinh thái (Trang 67)
Bảng 4.8: Hiện trạng đất trốngđồi núi trọc phân theo đơn vị hành chính - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.8 Hiện trạng đất trốngđồi núi trọc phân theo đơn vị hành chính (Trang 70)
Bảng  4.8:  Hiện trạng đất trống đồi núi trọc phân theo đơn vị hành chính - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
ng 4.8: Hiện trạng đất trống đồi núi trọc phân theo đơn vị hành chính (Trang 70)
Bảng 4.9: Hiện trạng đất trốngđồi núi trọc phân theo độ cao và cấp độ dốc khác nhau thuộc huyện M Đrắk  - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.9 Hiện trạng đất trốngđồi núi trọc phân theo độ cao và cấp độ dốc khác nhau thuộc huyện M Đrắk (Trang 72)
Bảng 4.9:  Hiện trạng đất trống đồi núi trọc phân theo độ cao  và cấp độ dốc khác nhau thuộc huyện M Đrắk - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.9 Hiện trạng đất trống đồi núi trọc phân theo độ cao và cấp độ dốc khác nhau thuộc huyện M Đrắk (Trang 72)
Bảng 4.10 cho thấy diện tích ĐTĐNT huyện M’Đrắk chủ yếu là nhóm - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.10 cho thấy diện tích ĐTĐNT huyện M’Đrắk chủ yếu là nhóm (Trang 73)
Theo số liệu bảng 4.11 và biểu đồ 4.7 cho thấy giai đoạn 1995 đến 2005 diện tích đất trống đồi núi trọc giảm 13.003,88 ha trong đó đất trống đồi núi  trọc giảm 11.217,78 ha, đất bằng trống trọc 1.979,11 ha, đất núi đá không có  rừng cây tăng 193,01 ha - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
heo số liệu bảng 4.11 và biểu đồ 4.7 cho thấy giai đoạn 1995 đến 2005 diện tích đất trống đồi núi trọc giảm 13.003,88 ha trong đó đất trống đồi núi trọc giảm 11.217,78 ha, đất bằng trống trọc 1.979,11 ha, đất núi đá không có rừng cây tăng 193,01 ha (Trang 74)
Bảng 4.11: Biến động đất trống đối núi trọc huyện MĐrăk   giai đoạn 1995 - 2005 - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.11 Biến động đất trống đối núi trọc huyện MĐrăk giai đoạn 1995 - 2005 (Trang 74)
Bảng 4.12: Tình hình sử dụng đất của hai xã nghiên cứu - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.12 Tình hình sử dụng đất của hai xã nghiên cứu (Trang 77)
Bảng 4.12: Tình hình sử dụng đất của hai xã nghiên cứu - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.12 Tình hình sử dụng đất của hai xã nghiên cứu (Trang 77)
Bảng 4.13: Nguyên nhân hình thành đất trốngđồi núi trọc  qua điều tra nông hộ - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.13 Nguyên nhân hình thành đất trốngđồi núi trọc qua điều tra nông hộ (Trang 78)
Bảng 4.13: Nguyên nhân hình thành đất trống đồi núi trọc   qua điều tra nông hộ - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.13 Nguyên nhân hình thành đất trống đồi núi trọc qua điều tra nông hộ (Trang 78)
Từ các nguyên nhân trên ta có sơ đồ hình thành đất trốngđồi núi trọc của huyện theo sơ đồ 4.1 - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
c ác nguyên nhân trên ta có sơ đồ hình thành đất trốngđồi núi trọc của huyện theo sơ đồ 4.1 (Trang 79)
Sơ đồ 4.1: Sự hình thành đất trống đồi núi trọc huyện M’Đrắk - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Sơ đồ 4.1 Sự hình thành đất trống đồi núi trọc huyện M’Đrắk (Trang 79)
Bảng 4.14: Tình hình sử dụng đất của các hộ phỏng vấn Chia theo xã  - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.14 Tình hình sử dụng đất của các hộ phỏng vấn Chia theo xã (Trang 80)
Bảng 4.14: Tình hình sử dụng đất của các hộ phỏng vấn  Chia theo xã - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.14 Tình hình sử dụng đất của các hộ phỏng vấn Chia theo xã (Trang 80)
Bảng 4.15: Tổng hợp kết quả điều tra 80 phiếu nông hộ - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.15 Tổng hợp kết quả điều tra 80 phiếu nông hộ (Trang 82)
Bảng 4.15: Tổng hợp kết quả điều tra 80 phiếu nông hộ - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.15 Tổng hợp kết quả điều tra 80 phiếu nông hộ (Trang 82)
Bảng 4.16: Một số khó khăn và kiến nghị qua phiếu điều tra nông hộ Chia ra theo xã  - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.16 Một số khó khăn và kiến nghị qua phiếu điều tra nông hộ Chia ra theo xã (Trang 83)
Bảng 4.16: Một số khó khăn và kiến nghị qua phiếu điều tra nông hộ  Chia ra theo xã - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.16 Một số khó khăn và kiến nghị qua phiếu điều tra nông hộ Chia ra theo xã (Trang 83)
Bảng 4.18: Hiệu quả một số mô hình chính trên hai tiểu vùng tính trên 1 ha  - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.18 Hiệu quả một số mô hình chính trên hai tiểu vùng tính trên 1 ha (Trang 92)
Bảng 4.18: Hiệu quả một số mô hình chính trên hai tiểu vùng   tính trên 1 ha - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.18 Hiệu quả một số mô hình chính trên hai tiểu vùng tính trên 1 ha (Trang 92)
Bảng 4.19: Diện tích đất trốngđồi núi trọc có khả năng khai thác sử dụng vào sản xuất nông lâm nghiệp                    - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.19 Diện tích đất trốngđồi núi trọc có khả năng khai thác sử dụng vào sản xuất nông lâm nghiệp (Trang 94)
Bảng 4.19:  Diện tích đất trống đồi núi trọc có khả năng khai thác sử dụng  vào sản xuất nông lâm nghiệp - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.19 Diện tích đất trống đồi núi trọc có khả năng khai thác sử dụng vào sản xuất nông lâm nghiệp (Trang 94)
Bảng 4.20: Nhu cầu vốn đầu t− khai thác đất trốngđồi núi trọc huyện M’ĐRắk giai đoạn 2003 - 2010  - [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck   tỉnh đăk lắk
Bảng 4.20 Nhu cầu vốn đầu t− khai thác đất trốngđồi núi trọc huyện M’ĐRắk giai đoạn 2003 - 2010 (Trang 98)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w