2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.5.7. Tình hình sử dụng đất trốngđồi núi trọc ở huyện M'Đrắk
Huyện M’Đrắk có diện tích ĐTĐNT nhiều nhất so với các huyện khác trong tỉnh theo số liệu thống kê của Chi cục Phát triển Lâm nghiệp tỉnh và Lâm tr−ờng huyện M’Đrắk diện tích ĐTĐNT năm 2004 là 45.790 ha, chiếm 33,95% tổng diện tích toàn huyện. Là huyện có diện tích rộng, ng−ời th−a cho nên những năm gần đây dân di c− tự do từ các tỉnh ngoài Bắc vào nhiều, chặt phá rừng, đốt n−ơng làm rẫy lấy đất sản xuất. Tr−ớc tình hình đó đ−ợc sự quan tâm của Đảng và Nhà n−ớc có nhiều chính sách đầu t− cho huyện, xây dựng các dự án ổn định dân di c− tự do khu vực Tắk Cây thuộc xã Ea Trang và
ch−ơng trình 135 thuộc các xã đặc biệt khó khăn ở xã Krông Jing, Krông á và xã C− Roá. Từ năm 2000 trở lại đây các dự án này đã tiếp nhận gần 1000 hộ dân, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho họ, giảm bớt đ−ợc tình trạng chặt phá khai thác rừng bừa bãi, giảm thiên tai, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học.
Thực hiện Quyết định 661/QĐ - TTg từ năm 1999 đến nay huyện M’Đrắk đã có những b−ớc tiến quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh phục hồi lại diện tích đất rừng làm tăng độ che phủ đất, giảm đáng kể diện tích đất trống đồi núi trọc. Diện tích rừng trồng đ−ợc tại 3 xã thuộc ch−ơng trình (Ea Lai, Krông Jing và Krông á) đạt 1.091,96 ha. Thông qua ch−ơng trình 661 đến năm 2004 toàn huyện trồng đ−ợc 2.600 ha. Nhằm nhanh chóng phục hồi diện tích rừng, nâng cao tỷ lệ che phủ của rừng và tạo nguồn nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến, sản xuất hàng hoá. Chính phủ đã và đang rất quan tâm −u tiên các dự án hợp tác kỹ thuật, đầu t− cho lĩnh vực lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk. Năm 2004 huyện M’Đrắk đ−ợc chọn làm thí điểm xây dựng ch−ơng trình phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2004 - 2010, đ−ợc UBND tỉnh phê duyệt tháng 10/2004, đến nay đã đi vào thực hiện, đây là một dự án lớn, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho huyện và nhân dân về nhiều mặt, nhất là trong công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc.