Tình hình sử dụng đất trốngđồi núi trọc trên thế giới

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck tỉnh đăk lắk (Trang 28 - 30)

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.5.1. Tình hình sử dụng đất trốngđồi núi trọc trên thế giới

Thế giới ngày nay, đang đứng tr−ớc những thảm họa lớn: sự suy thoái nghiêm trọng về môi tr−ờng, sự thiệt hại khó bù đắp do ngày càng mất đất canh tác cho nhu cầu xây dựng cơ bản và quá trình mất đất do sử dụng thiếu hợp lý của con ng−ời đem lại.

Vì vậy, việc bảo vệ tài nguyên nói chung và đất đai trở thành nhiệm vụ lớn của toàn cầu:

Theo số liệu của FAO, tài nguyên đất trên toàn cầu có 13.530 triệu ha. Đất nông nghiệp chiếm 10,60% diện tích trên thế giới, có tới 973 triệu ha, chiếm 65,90% là đất dốc. ở vùng Đông Nam á - Thái Bình D−ơng, đất nông nghiệp của 27 n−ớc phát triển và đang phát triển là 453 triệu ha thì đất có độ dốc nhìn chung khá cao và theo xu thế tỷ lệ ngày càng cao nếu tiếp tục khai phá mở rộng diện tích. Bởi nh− hiện nay các vùng đất bằng phẳng, điều kiện

thuận lợi gần nh− đã đ−ợc khai thác triệt để, còn lại phần lớn đất xấu, điều kiện khai thác khó khăn yêu cầu đầu t− lớn. Đất có độ dốc kết hợp với m−a lớn tập trung nh− ở các n−ớc nhiệt đới là nguyên nhân phổ biến làm thúc đẩy càng nhanh tốc độ xói mòn rửa trôi trên quy mô rộng lớn [8].

Theo tổ chức FAO năm 1987, trên thế giới có 2.500 triệu ha rừng; trong đó có 1.935 triệu ha rừng nhiệt đới chiếm 77,40%. Kết quả thống kê hàng năm rừng nhiệt đới giảm 11,50 triệu ha, chỉ có 1,50 triệu ha rừng trồng mới và tái sinh [12]. Mặc dù đã có những nỗ lực lớn lao của các quốc gia và quốc tế, sự thoái hoá đất vẫn ch−a đ−ợc chặn đứng và tiếp tục gia tăng. Mỗi năm trên toàn thế giới 11 triệu ha rừng nhiệt đới bị chặt hạ, 5 - 7 triệu ha đất canh tác bị mất khả năng sản xuất [17].

Theo Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999) [20] trong ch−ơng trình đánh giá thoái hoá đất do con ng−ời ở Đông Nam á do FAO/UNEP tiến hành từ năm 1991 - 1997 trên cơ sở dữ liệu số về đất và lãnh thổ sử dụng hệ thống định vị, định nghĩa, tiêu chuẩn.., để đánh giá sự phân bố, mức độ tác động và phân tích nguyên nhân của từng loại hình thoái hoá ở các cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Kết quả nghiên cứu ở Đông Nam á cho thấy diện tích đất thoái hoá chiếm trên 45% tổng diện tích, xói mòn do n−ớc chiếm 21%, thoái hoá hoá học 24%, xói mòn do gió 20%, cuối cùng thoái hoá vật lý chiếm 9% diện tích bị thoái hoá đây là những điều kiện hình thành ĐTĐNT.

+ ở một số n−ớc Châu á nh− Trung Quốc1986: tổng diện tích đất đai 850 triệu ha (100%); đất trồng trọt 130 triệu ha (15,29%); đất trồng cỏ 265 triệu ha; đất rừng 190 triệu ha (22,37%); đất ch−a sử dụng 265 triệu ha (31,17%).

+ Nepan từ năm 1985 đến năm 1986: theo số liệu thống kê tổng diện tích đất đai 14.740 triệu ha (100%); trong đó đất trồng trọt 3.053 triệu ha (21%); đất đồng cỏ 1.746 triệu ha (12%); rừng và đất rừng 5.512 triệu ha (37%); đất lùm cây bụi, không canh tác, đất khác 4.437 triệu ha (30%).

nông nghiệp 10.336 triệu ha (34,43%), đất có rừng 8.946 triệu ha (29,80%); đất cỏ, cây bụi 8.995 triệu ha (29,97%); đất mặt n−ớc 0.774 triệu ha (2,58%), đất khác 0.967 triệu ha (0,12%) [1].

Theo Mattiga Panomtarchagul (2004) ở phía Bắc và phía Đông Nam châu á (Thái Lan, Lào,Việt Nam, Myanmar và Căm pu chia) có hơn 50% diện tích đất đồi núi cao và dốc chạy theo từng giải, trên vùng này chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số dựa vào khai thác chặt phá rừng, đốt n−ơng làm rẫy sinh sống, sau một thời gian canh tác cạn kiệt bỏ hoang hoá. Theo kết quả dự tính hàng năm trung bình l−ợng đất rửa trôi do xói mòn và canh tác làm mất đất 22 -116 tấn/ha/năm. Nh−ng gần đây đ−ợc sự quan tâm của các tổ chức khoa học trong và ngoài n−ớc đã đầu t− cải tạo vùng đất này trở thành vùng đất sản xuất và bảo vệ môi tr−ờng bền vững nhằm góp phần an toàn l−ơng thực ở các n−ớc đang phát triển [35].

Qua tìm hiểu và đánh giá số l−ợng diện tích ĐTĐNT trên thế giới ch−a đ−ợc nêu rõ là bao nhiêu, nh−ng cũng đã có nhiều nghiên cứu đã đ−a ra sự hình thành ĐTĐNT nh− sau:

- Vấn đề đầu tiên phải nói tới là sự thoái hoá đất và giảm diện tích rừng tự nhiên.

- Do sự thoái hoá đất và mất khả năng canh tác của đất. - Vấn đề xói mòn rửa trôi do thiên nhiên tạo ra.

- Tình hình và quá trình sa mạc hoá dẫn đến mất đất canh tác ở khu vực và các n−ớc trên thế giới....

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck tỉnh đăk lắk (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)