Tình hình sử dụng đất trốngđồi núi trọc ở tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck tỉnh đăk lắk (Trang 38 - 39)

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.5.6.Tình hình sử dụng đất trốngđồi núi trọc ở tỉnh Đắk Lắk

Đắk Lắk là một tỉnh miền núi, địa bàn rộng, địa hình phức tạp, cơ sở vật chất và cấu trúc hạ tầng yếu kém, không đồng bộ đặc biệt là giao thông, mạng l−ới điện hạ thế, công trình giữ n−ớc và cấp thoát n−ớc trong mùa khô.., ch−a đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, đặc biệt là n−ớc cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp [21].

Tỉnh Đắk Lắk mới đ−ợc tách đầu năm 2004 theo Nghị quyết số 22/2003/NQ - QH11 khoá XI, kỳ họp thứ 4, ngày 26/11/2003 của Quốc hội n−ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở chia tỉnh Đắk Lắk (cũ) làm hai tỉnh (Đắk Nông và Đắk Lắk) có diện tích tự nhiên 1.306.201 ha gồm 13 đơn vị hành chính. Nằm ở trung tâm các tỉnh Tây Nguyên có địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, địa hình thấp dần từ Đông Nam đến Tây Bắc, với đỉnh núi cao nhất là Ch− Yang Sin cao 2.442 m. Kiểu địa hình núi cao chiếm 0,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh phân bố ở huyện Lắk, độ cao trung bình từ 1800 - 2000 m, độ dốc bình quân 25 -350. Kiểu địa hình núi trung bình và thấp chiếm 28% diện tích tự nhiên, phân bố ở huyện M’Đrắk, Lắk và nằm rải rác ở một số xã thuộc huyện Ea Kar, Krông Buk, độ cao trung bình 1000 - 1500 m, độ dốc 25 - 280. Dạng địa hình đồi thấp và cao nguyên chiếm chủ yếu 71,60% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở huyện Ea súp, Buôn Đôn, Ea H’leo, thành phố Buôn Ma Thuột, độ cao trung bình từ 200 - 700 m, có độ dốc từ 3 - 150. Do địa hình tỉnh Đắk Lắk phân bố không đều một năm có hai mùa rõ rệt: mùa m−a từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa khô th−ờng kéo dài không đảm bảo đủ ẩm cho cây trồng phát triển gây hạn hán và mùa m−a tập trung vào một số tháng 6,7,8,9, (l−ợng m−a có ngày trên 100 mm/ngày) m−a to gây xói mòn rửa trôi mạnh. Trong quá trình canh tác trên đất có địa hình cao dốc, cây trồng không theo đ−ờng đồng mức. Do vậy hàng năm trên các s−ờn dốc trồng cây công nghiệp hàng năm và không có cây che phủ thì l−ợng đất mất do dòng n−ớc cuốn trôi khoảng 86 - 170 tấn/ha.

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2000 và số liệu điều tra ĐTĐNT toàn quốc. Năm 2002 Bộ NN&PTNT có Quyết định số 2454/QĐ/BNN - KH, ngày 28/06/2002 giao cho Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Trung bộ và Tây Nguyên tiến hành điều tra về ba loại rừng và sử dụng ĐTĐNT tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2003 - 2010 nhằm thực hiện tốt ch−ơng trình trồng 5 triệu ha rừng theo Quyết định 661/QĐ - TTg, của Chính phủ, phủ xanh diện tích đất trống đồi núi trọc trên địa bàn. Các nghiên cứu này, cũng đã chỉ ra đ−ợc hiện trạng, quy mô diện tích, sự phân bố theo các trạng thái thực bì của từng loại ĐTĐNT. Tuy vậy, năm 2000 diện tích ĐTĐNT toàn tỉnh 158.346 ha đến năm 2004 giảm xuống còn 151.490,6 ha (giảm 6.854,4 ha), đây là việc thực hiện tốt các ch−ơng trình của Đảng và Nhà n−ớc, nhất là sự chỉ đạo của các cơ quan ban ngành trong tỉnh đã đem lại hiệu quả rất cao trong việc khoanh nuôi, bảo vệ và trồng mới rừng phủ xanh diện tích ĐTĐNT. Tuy nhiên, đến tháng 11/2004 diện tích ĐTĐNT toàn tỉnh Đắk Lắk còn 151.490,6 ha, chiếm 11,59% so với diện tích đất tự nhiên trong đó diện tích đất trống trảng cỏ (Ia) 35.606,5 ha, chiếm 23,50%, diện tích đất trống cây bụi (Ib) 58.655,5 ha, chiếm 38,71%, diện tích đất trống có cây gỗ rải rác (Ic) 57.228,6 ha, chiếm 23,49% tổng diện tích ĐTĐNT [5]. Diện tích ĐTĐNT b−ớc đầu đã đ−ợc tỉnh quan tâm chú ý điều tra diện tích theo trạng thái thực bì và theo đơn vị hành chính.

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck tỉnh đăk lắk (Trang 38 - 39)