2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.5.2. Vấn đề nghiên cứu đất trốngđồi núi trọc ở Việt Nam
ở Việt Nam vấn đề nghiên cứu về ĐTĐNT đ−ợc thực sự tiến hành trên toàn quốc từ năm 1980 với một số công trình nghiên cứu nh− sau:
Năm 1980: theo Tổng cục Địa chính nay là (Bộ Tài nguyên và Môi tr−ờng), Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (Viện QH&TKNN), Tổng cục Kinh tế mới tiến hành điều tra xây dựng bản đồ đất vùng đất ch−a sử dụng
toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000. Diện tích đất ch−a sử dụng đ−ợc công bố thời kỳ này là 12.148,5 nghìn ha [1].
Năm 1980 - 1985: Viện QH&TKNN chủ trì, phối hợp cùng với Tổng cục Quản lý ruộng đất và Viện Điều tra Quy hoạch rừng thực hiện đề tài cấp Nhà n−ớc số 02.15.02.01: “Nghiên cứu đánh giá và quy hoạch sử dụng đất
hoang ở Việt Nam". Tổng diện tích đất hoang đ−ợc công bố trong giai đoạn này 11.676 nghìn ha, phân bố trên 13 nhóm đất, bao gồm 4.005 khoanh đất hoang trong đó có 1.681 khoanh diện tích d−ới 1.000 ha, 202 khoanh diện tích trên 10.000 ha và đề xuất sử dụng đất hoang: cho nông nghiệp 4.145 nghìn ha, lâm nghiệp 7.140,6 nghìn ha và các mục đích khác 389.600 ha [33].
Năm 1986: Tổng cục Quản lý ruộng đất đã thực hiện đề tài cấp Nhà n−ớc số 02.15.01.01: “Điều tra, xác định tiềm năng đất còn khả năng khai
hoang trên phạm vi toàn quốc”. Kết quả nghiên cứu đã xác định đ−ợc diện tích đất có khả năng phát triển cho nông lâm nghiệp toàn quốc khoảng 14,1 triệu ha.
Từ năm 1991 - 1992: Viện QH&TKNN, phối hợp cùng với Viện Điều tra Quy hoạch rừng tiến hành: “Nghiên cứu về thực trạng, h−ớng cải tạo và sử dụng ĐTĐNT vào sản xuất nông nghiệp” rà soát lại ĐTĐNT ở các vùng sinh
thái nông nghiệp (STNN) trên bản đồ 1/250.000, khảo sát ĐTĐNT ở một số tỉnh trọng điểm trên bản đồ 1/100.000 và khảo sát đối chiếu một số khoanh ĐTĐNT trên bản đồ tỷ lệ lớn 1/10.000. Kết quả đã đề xuất diện tích ĐTĐNT có khả năng mở rộng cho Nông - Lâm - Ng− nghiệp là 4.1016 nghìn ha.
Năm 1993: Viện QH&TKNN đã biên soạn tài liệu: “Đất trống đồi núi
trọc Việt Nam, h−ớng cải tạo và sử dụng cho sản xuất nông nghiệp đến năm 2000”. Để xuất bản đ−ợc nguồn tài liệu này Viện thu thập và tổng hợp số liệu từ nhiều cơ quan ban ngành; Tổng cục Quản lý ruộng đất, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Tổng cục Thống kê. Tài liệu đã thống kê số l−ợng, chất l−ợng ĐTĐNT trên địa bàn cả n−ớc, khả năng sử dụng đất vào sản xuất nông - lâm nghiệp và các ngành khác [1]. Theo thống kê năm 1993, diện tích ĐTĐNT là
14,4 triệu ha.
Giai đoạn 1996 – 2000; Viện QH&TKNN chủ trì, phối hợp cùng 2 đơn vị trực thuộc viện (Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung và Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam) tiến hành điều tra, nghiên cứu đề tài: “Hiện trạng khả năng mở rộng diện tích đất sản xuất
nông nghiệp ở Việt Nam”. Báo cáo này trình bày kết quả khảo sát ở các vùng
kinh tế nông nghiệp, các khu vực trọng điểm, một số mô hình... thực hiện trong những năm qua, diện tích ĐTĐNT toàn quốc đ−ợc công bố năm 2000 là 8.650,3 nghìn ha [33].
Vùng Tây Nguyên từ năm 1999 đến 2000; Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp thực hiện đề tài: “Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp
phục vụ định canh định c− và xây dựng kinh tế mới ở Tây Nguyên”. Kết quả
cũng đã xác định đ−ợc diện tích ĐTĐNT toàn vùng đ−ợc công bố cùng số liệu kiểm kê đất năm 2000 là 978,5 nghìn ha [32].
ở Đắk Lắk; theo Nguyễn Đỉnh (1994) khi nghiên cứu những vấn đề kinh tế chủ yếu trong sử dụng đất trống đồi núi trọc ở tỉnh Đắk Lắk. Cũng đề xuất 228.224 ha đất trống đồi núi trọc đ−a vào phát triển nông lâm nghiệp, với các mô hình có hiệu quả kinh tế nh−: trồng cây dài ngày, trồng rừng theo quan điểm nông lâm kết hợp và hình thức chăn nuôi: VAC hoặc VACR, cây trồng ngắn ngày nhất thiết phải áp dụng các biện pháp trồng xen nhằm tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ đất [8].
Năm 2002; Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Trung bộ và Tây Nguyên đã thực hiện đề tài: “Quy hoạch ba loại rừng và sử dụng đất trống đồi
núi trọc tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2003 - 2010”. Kết quả đề tài cũng xác định
đ−ợc 101.900 ha đất trống đồi núi trọc có khả năng phát triển cho diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk cũ [14].
Nhìn chung có khá nhiều công trình nghiên cứu về đất trống đồi núi trọc ở toàn quốc trong đó có vùng Tây Nguyên và tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên trên địa
bàn Huyện M’Đrắk từ khi thành lập năm 1977 đến nay ch−a có công trình nghiên cứu chi tiết cụ thể nào về đất trống đồi núi trọc nhằm bổ sung diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn toàn huyện.