Cơ sở lý luận khai thác hợp lý đất trốngđồi núi trọc

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck tỉnh đăk lắk (Trang 26 - 28)

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4.3. Cơ sở lý luận khai thác hợp lý đất trốngđồi núi trọc

* Điều kiện đánh giá hiệu quả sử dụng đất trống đồi núi trọc

Để khai thác hiệu quả ĐTĐNT phải có sự tham gia, kết hợp của nhiều nhà khoa học với nhiều chuyên ngành khác nhau, nhằm cùng nhau thảo luận, bàn bạc thống nhất có chung một quan điểm và ý t−ởng để lựa chọn các chỉ tiêu thích hợp:

- Quan điểm thứ nhất: việc khai thác sử dụng hợp lý ĐTĐNT có hiệu

quả là phải kết hợp hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội [18]. Trong thực tế cho thấy rằng nhiều quốc gia trên thế giới tuy tăng tr−ởng kinh tế cao kéo theo rất nhiều vấn đề phức tạp xã hội, cũng nh− môi tr−ờng; phân hoá giàu nghèo ở mức độ cao, tệ nạn xã hội, tỷ lệ thất nghiệp tăng. Việc phát triển không đồng bộ giữa kinh tế và xã hội làm ảnh h−ởng lớn đến việc di dân phát triển vùng kinh tế mới. Sự cần thiết phải xây dựng các ph−ơng án quy hoạch, bố trí sản xuất hợp lý mới có tính khả thi cao.

- Quan điểm thứ hai: hiệu quả phải đi liền với khôi phục và bảo vệ môi

tr−ờng sinh thái; vấn đề môi tr−ờng hiện nay đang là vấn đề nhức nhối trên toàn cầu [20]. Năm 1992 Tổ chức y tế thế giới (World Helth Organization - WHO) đã khẳng định hai nguyên nhân đe doạ môi tr−ờng là: sự kém phát triển mà WHO gọi là “Nguy cơ truyền thống” (Traditronal hazards) và sự phát triển không bền vững (Modern hazards). Năm 1995 đã diễn ra nhiều hội nghị nhằm giải quyết các vấn đề môi tr−ờng và sự phát triển [23]. Nhìn chung các Hội nghị đều khẳng định: hoà bình, ổn định và môi tr−ờng tự nhiên, kinh tế, xã hội là nền tảng cho sự an toàn l−ơng thực, loại trừ đói nghèo, bất công, sự phát triển bền vững về nông nghiệp, ng− nghiệp, lâm nghiệp [9]. Điều này đã chỉ ra rằng khi xây dựng dự án khai thác sử dụng ĐTĐNT luôn quan tâm đến vấn đề cải tạo và bảo vệ môi tr−ờng.

* Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trống đồi núi trọc

Trong việc xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng ĐTĐNT là để thực hiện các mục tiêu về kinh tế xã hội chúng ta cần phải có quan điểm nhìn nhận tổng quát gắn liền với các hiệu quả kinh tế xã hội và bảo vệ môi tr−ờng.

- Nhóm tiêu chí bền bững về hiệu quả kinh tế: hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng đất: với một đơn vị diện tích đất đai nhất định sản xuất ra khối l−ợng của cải nhiều nhất, bao gồm năng suất cây trồng vật nuôi, hệ số sử dụng đất ngày càng tăng, chất l−ợng sản phẩm làm ra thoả mãn các yêu cầu trong n−ớc, mà còn là sản phẩm hàng hoá xuất khẩu trên thị tr−ờng quốc tế, đ−ợc ng−ời tiêu dùng tín nhiệm.

- Nhóm chỉ tiêu chấp nhận hiệu quả x hội: khả năng giải quyết công ăn, việc làm, thu hút lao động, nhằm đáp ứng các nhu cầu của nông hộ sản phẩm làm ra ngày càng thoả mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầu đời sống hàng ngày. Giảm bớt tình trạng du canh du c−, chặt phá rừng bừa bãi, không ngừng nâng cao trình độ dân trí, bình đẳng giới và quyền trẻ em, chăm lo sức khoẻ

góp phần giải phóng phụ nữ, cải thiện vị trí của họ, không cho họ làm những công việc nặng nhọc và phụ thuộc, không dẫn đến lạm dụng sức lao động trẻ em và t−ớc đi quyền học tập của trẻ em.

Việc quản lý và sử dụng đất phải tuân thủ đúng hiến pháp, pháp luật và quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đã đ−ợc phê duyệt, phù hợp với nền văn hoá dân tộc và tập quán địa ph−ơng [9].

- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả bảo vệ môi trờng: thực chất của chỉ tiêu này là phải bố trí các loại cây trồng hợp lý trên đất dốc, ngăn chặn những nguyên nhân thoái hoá đất, giảm xói mòn và cải tạo làm tăng độ phì nhiêu của đất bằng các biện pháp trồng rừng, bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh trên phạm vi diện tích ĐTĐNT. Tăng độ che phủ của rừng phải đạt ng−ỡng an toàn sinh thái (> 35%), để làm giảm thiểu l−ợng đất mất hàng năm d−ới mức cho phép do xói mòn gây ra.

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck tỉnh đăk lắk (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)