Tình hình sử dụng đất trốngđồi núi trọc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck tỉnh đăk lắk (Trang 33 - 37)

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.5.4.Tình hình sử dụng đất trốngđồi núi trọc ở Việt Nam

ở Việt Nam, công tác khai hoang mở đất đã bắt đầu từ rất lâu và ngày nay vẫn đang là một nhiệm vụ quan trọng của quốc gia. Việc khảo sát đất đai và quy hoạch bố trí sử dụng đất luôn là việc làm cần thiết. Do vậy, con đ−ờng mở rộng diện tích đất nông nghiệp tr−ớc hết cần tập trung vào vấn đề nghiên

cứu khai thác đất trong phạm vi đất trống đồi núi trọc. Vấn đề này đ−ợc sự quan tâm chú ý của nhiều ngành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), Bộ Tài nguyên và Môi tr−ờng và các Viện nghiên cứu cụ thể:

* Giai đoạn trớc năm 1975

Trong thời kỳ này công tác điều tra xác định thực trạng các loại đất để xây dựng ph−ơng án quy hoạch và những vùng khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp với các nội dung sau: Điều tra đất, hiện trạng sử dụng đất, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, lập quy hoạch bố trí sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Theo số liệu Cục Định canh Định c− - Kinh tế mới (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) từ năm 1961 - 1975 ở miền Bắc đã khai hoang đ−a vào sản xuất 640 nghìn ha, tổ chức di dân đ−ợc 1,16 triệu dân. Trong đó có 116 nông tr−ờng quốc doanh, sử dụng 45 nghìn ha đ−a vào sản xuất nông nghiệp.

Những năm 70 điều tra khảo sát quy hoạch mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã đ−ợc thực hiện rộng khắp, nhiều vùng kinh tế mới (KTM) ở Miền Bắc đ−ợc điều tra khảo sát quy hoạch để xác định khả năng đất nông nghiệp có thể mở rộng thêm, trong các vùng KTM đ−ợc khảo sát có những vùng mở thêm nông tr−ờng quốc doanh nh− vùng KTM Nam huyện Sơn D−ơng (Tuyên Quang) thành lập Nông tr−ờng Thanh niên 26/3. Các vùng KTM là những vùng nhận dân đến mở rộng đất sản xuất nông nghiệp [33].

* Giai đoạn từ 1975 đến nay

Sau khi thống nhất đất n−ớc, công tác điều tra khảo sát phân vùng quy hoạch nông nghiệp ở các tỉnh đ−ợc hoàn thành đã xác định rõ đ−ợc tài nguyên đất đai, hiện trạng các vùng đất hoang ở từng tỉnh. Cũng trong thời kỳ này tổng kiểm kê đất đai đ−ợc triển khai.

Năm 1978: diện tích đất hoang đồng bằng và đồi núi có 11.035,2 nghìn ha, là đối t−ợng cần phải phủ xanh bằng cây nông - lâm nghiệp, chiếm 33,5% diện tích tự nhiên của toàn quốc. Vì vậy, việc nghiên cứu phủ xanh ĐTĐNT từ

sau thống nhất đất n−ớc đã tiến hành có hệ thống đ−ợc Nhà n−ớc quan tâm nh−: - Nghiên cứu về mở rộng đất nông nghiệp do Bộ NN&PTNT đảm nhận. - Nghiên cứu về đất trồng rừng do Bộ Lâm nghiệp thực hiện.

- Nghiên cứu mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản đ−ợc Bộ Thủy sản tiến hành th−ờng xuyên [33].

Từ khi thành lập Bộ NN&PTNT, nghiên cứu ĐTĐNT nhằm mục đích mở rộng diện tích sản xuất nông lâm nghiệp vẫn đ−ợc thực hiện th−ờng xuyên từ Bộ đến các tỉnh, huyện để chọn đất mở rộng diện tích cây nông nghiệp và trồng rừng hàng năm.

Giai đoạn1980-1985: thời kỳ này ĐTĐNT đ−ợc đề xuất mở rộng diện tích lúa n−ớc 515 nghìn ha, cây trồng cạn ngắn ngày 1.550 nghìn ha và cây lâu năm 1.475 nghìn ha. Những vùng còn nhiều diện tích mở rộng đất sản xuất nông nghiệp đ−ợc xác định gồm: Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Ninh Thuận - Bình Thuận thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung bộ. Từ năm 1991 - 1992: diện tích ĐTĐNT có khả năng mở rộng cho Nông - Lâm - Ng− nghiệp nh− sau: mở rộng diện tích lúa n−ớc 359 nghìn ha, cây trồng cạn ngắn ngày 710 nghìn ha, cây lâu năm 1.480 nghìn ha, đất dùng cho đồng cỏ chăn thả gia súc 334 nghìn ha, sử dụng cho nông lâm kết hợp 973 nghìn ha, mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản 160 nghìn ha [33].

Điểm mới trong giai đoạn này là khảo sát một số tỉnh và kết hợp khảo sát đối chiếu một số khoanh đất đề xuất sử dụng cho nông nghiệp hoặc lâm nghiệp trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 ở Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu nhận thấy:

- Khoanh ĐTĐNT đề xuất sử dụng cho nông nghiệp có khoảng 10% diện tích trong thực tế dân đã trồng rừng, ở vùng nguyên liệu giấy Phú Thọ - Yên Bái tỷ lệ trồng rừng còn cao hơn.

- Khoanh ĐTĐNT đề xuất sử dụng cho lâm nghiệp có khoảng 5% diện tích dân canh tác nông nghiệp tại địa hình ít dốc, phân bố xen kẽ trong vùng đất dốc đề xuất sử dụng cho lâm nghiệp.

Vì vậy, việc đề xuất diện tích có thể sản xuất nông - lâm kết hợp ở các địa bàn t−ơng tự là hợp lý [33].

Năm 1993: sau nhiều năm nỗ lực trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh, diện tích đất trống giảm xuống, tuy vậy ở nhiều vùng đầu nguồn xung yếu ĐTĐNT còn chiếm tỷ lệ lớn nh−: Tây Bắc 2,5 triệu ha, Đông Bắc 1,7 triệu ha, Duyên Hải Bắc Trung bộ 1,7 triệu ha, Duyên Hải Nam Trung bộ 1,6 triệu ha, đồng bằng Bắc Bộ 1,5 triệu ha, Tây Nguyên 1,3 triệu ha. Trong khu vực lâm nghiệp có khoảng 4,5 triệu ha không có rừng chiếm 70% diện tích đất lâm nghiệp [20].

Giai đoạn 1996 - 2000: kết hợp việc kiểm kê đất đai năm 2000 và thực hiện dự án điều tra ĐTĐNT toàn quốc xác định quỹ đất có khả năng mở rộng cho diện tích đất nông lâm nghiệp, phát triển kinh tế, xã hội ở từng tỉnh, vùng kinh tế nông nghiệp giảm mạnh so với các giai đoạn từ 1990 - 1995 trên tất cả các vùng kinh tế cả n−ớc. Sự biến động về ĐTĐNT toàn quốc qua các giai đoạn đ−ợc trình bày trong bảng 2.2.

Bảng 2.2: Biến động đất trống đồi núi trọc toàn quốc từ 1990 đến 2003

Đơn vị : 1000 ha Năm 1990 Năm 1995 Năm 2000 Năm 2003 Biến động Loại hình ĐTĐNT Diện tích Diện tích Diện tích Diện tích 1995 1990 2000 1995 2000 1990 2003 1990 1.Đất bằng trống trọc 1035,1 933,9 589,4 471,8 -101,2 -344,5 -445,7 -563,3 2. Đất trốngđồi núi trọc 11268,1 8852,8 7699,4 6690,8 -2415,3 -1153,4 -3568,7 -4577,3 3. Đất trống mặt n−ớc 159,6 193,4 148,6 150,6 33,8 -44,8 -11,0 -9,0 4. Đất trống trọc khác 756,0 731,3 225,9 216,9 -24,7 -505,4 -530,1 -539,1 Tổng cộng 13218,8 10711,4 8663,3 7530,1 -2575,3 -2048,1 -4555,5 -5688,7

Nguồn: Bộ TN & Môi tr−ờng 1990, 1995, 2000, 2003 [2], [13]

Theo số liệu bảng 2.2 cho thấy trong vòng 13 năm từ 1990 - 2003 diện tích ĐTĐNT toàn quốc giảm 5.688,7 nghìn ha (t−ơng đ−ơng 17,24% ĐTĐNT). Trong đó, giai đoạn 1995 - 2000 diện tích ĐTĐNT giảm chậm hơn

so với giai đoạn 1990 - 1995 và giai đoạn 2000 - 2003. Điều này cũng có nghĩa là tốc độ khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất nông - lâm nghiệp và đất sử dụng vào các mục đích khác đem lại hiệu quả rõ ràng.

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất trống đồi núi trọc huyện m'đrắck tỉnh đăk lắk (Trang 33 - 37)