MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có vị trí, vai trò rất quan trọng, là cấp trực tiếp tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và huy động mọi khả năng ở địa phương phát triển kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, không ngừng cải thiện đời sống, vật chất và tinh thần của nhân dân. Sự vững mạnh của hệ thống chính trị cấp xã, là nền tảng cho sự vững mạnh của hệ thống chính trị đất nước và ngược lại. Khâu quan trọng quyết định sự vững mạnh của hệ thống chính trị cơ sở phải nói đến khâu công tác cán bộ, công chức cấp xã, hay nói cách khác đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể vững mạnh toàn diện. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hãy cũng không thể thực hiện được 45, tr.54. Thực tiễn cho thấy ở đâu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vững mạnh thì nơi đó tình hình chính trị, xã hội ổn định; kinh tế, văn hoá phát triển; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Ngược lại, ở đâu mà đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã không đủ phẩm chất, uy tín và năng lực lãnh đạo, quản lý nhà nước hạn chế, thì nơi đó sẽ gặp khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định, kinh tế xã hội chậm phát triển. Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tăng cường hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Quốc Oai là một huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng với miền núi, với dân số184.714 ngư¬ời , có 21 đơn vị hành chính xã, thị trấn (là huyện có số xã tương đối đông của thành phố Hà Nội .Vì vậy, mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội có nhiều biến động, nhất là công tác quản lý cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, huyện có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch; các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh và quốc gia đang triển khai thực hiện. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị và ổn định, phát triển kinh tế xã hội thì vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là hết sức quan trọng. Quốc Oai cần phải có một đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vững mạnh, có phẩm chất, năng lực, phương pháp, phong cách công tác tốt, nhạy bén, năng động, sáng tạo đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong tình hình mới. Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện vẫn còn một số tồn tại, yếu kém trong việc đánh giá, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển và sử dụng cán bộ, công chức; đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã xuất hiện những bất cập về trình độ, kiến thức, năng lực, kỹ năng trước những yêu cầu của tình hình mới. Để giải quyết tốt những vấn đề này và tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đề ra mục tiêu, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Quốc Oai, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là hết sức cần thiết. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay làm Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý xã hội.
Trang 1DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBCC : Cán bộ, công chứcCNXH : Chủ nghĩa xã hội
ĐCS : Đảng cộng sản
GDTX : Giáo dục thường xuyênHĐND : Hội đồng nhân dânMTTQ : Mặt trận Tổ quốc
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ 6
1.1 Một số khái niệm cơ bản 6
1.2 Đặc điểm, vai trò quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 15
1.3 Chủ thể, nội dung, nguyên tắc quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 20
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 30
2.1 Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội hiện nay 30
2.2 Đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội - kết quả, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm .40 CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃỞ HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 63
3.1 Mục tiêu, phương hướng tăng cường quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay 63
3.2 Giải pháp tăng cường quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay 66
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, xã, phường, thị trấn (gọichung là cấp xã) có vị trí, vai trò rất quan trọng, là cấp trực tiếp tổ chức lãnhđạo, chỉ đạo thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, pháthuy quyền làm chủ của nhân dân và huy động mọi khả năng ở địa phươngphát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, không ngừng cảithiện đời sống, vật chất và tinh thần của nhân dân Sự vững mạnh của hệthống chính trị cấp xã, là nền tảng cho sự vững mạnh của hệ thống chính trịđất nước và ngược lại Khâu quan trọng quyết định sự vững mạnh của hệthống chính trị cơ sở phải nói đến khâu công tác cán bộ, công chức cấp xã,hay nói cách khác đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, là khâu then chốt trongcông tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể vững mạnh toàn diện Như
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy.
Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt Cán bộ là người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hãy cũng không thể thực hiện được" [45, tr.54].
Thực tiễn cho thấy ở đâu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vững mạnhthì nơi đó tình hình chính trị, xã hội ổn định; kinh tế, văn hoá phát triển; quốcphòng, an ninh được giữ vững Ngược lại, ở đâu mà đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã không đủ phẩm chất, uy tín và năng lực lãnh đạo, quản lý nhànước hạn chế, thì nơi đó sẽ gặp khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổnđịnh, kinh tế - xã hội chậm phát triển
Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá và tăng cường hội nhập quốc tế Nhiệm vụ chính trị mới rất nặng
nề, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải xây dựng được mộtđội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độnăng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, góp phần thực hiện thắng lợi hainhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Quốc Oai là một huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa đồng bằngvới miền núi, với dân số184.714 người , có 21 đơn vị hành chính xã, thị trấn(là huyện có số xã tương đối đông của thành phố Hà Nội Vì vậy, mọi mặt
Trang 4kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội có nhiều biến động, nhất là công tác quản lýcán bộ, công chức Bên cạnh đó, huyện có nhiều tiềm năng phát triển kinh tếnông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch; các dự
án, công trình trọng điểm của tỉnh và quốc gia đang triển khai thực hiện Đểthực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị và ổn định, phát triển kinh tế - xãhội thì vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là hết sức quan trọng.Quốc Oai cần phải có một đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã vững mạnh, có phẩm chất, năng lực, phương pháp, phongcách công tác tốt, nhạy bén, năng động, sáng tạo đáp ứng được yêu cầu ngàycàng cao trong tình hình mới
Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xãcủa huyện vẫn còn một số tồn tại, yếu kém trong việc đánh giá, quy hoạch, đềbạt, bổ nhiệm, luân chuyển và sử dụng cán bộ, công chức; đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã đã xuất hiện những bất cập về trình độ, kiến thức, năng lực,
kỹ năng trước những yêu cầu của tình hình mới Để giải quyết tốt những vấn
đề này và tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; việcnghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đề
ra mục tiêu, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý độingũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Quốc Oai, đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là hết sức cần thiết
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài "Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay" làm Khóa
luận tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý xã hội
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức được rất nhiềunhà lãnh đạo, các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các nhà khoa học quan tâmnghiên cứu Trong số này các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến
đề tài về cán bộ, công chức, quản lý cán bộ, công chức đã có rất nhiều những
lý giải, những kiến nghị, những đóng góp có giá trị về lý luận và thực tiễn.Tiêu biểu là các công trình như sau:
Lê Minh Thông - Nguyễn Tài Đức (2008), Một số vấn đề về cơ sở
khoa học của công tác tổ chức trong hệ thống chính trị, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội
Thang Văn Phúc - Nguyễn Minh Phương (2005), Cơ sở lý luận và thực
tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trang 5Cao Khoa Bảng (2008), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt
của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phạm Hồng Thái (2004), Công vụ, công chức nhà nước, Nxb Tư pháp Nguyễn Minh Phương (2003), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ
sở đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 7).
Vũ Huy Từ (2002), Một số giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ cán
bộ cơ sở, Tạp chí Quản lý nhà nước, (số 5).
Trần Xuân Sầm (1998), Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo
chủ chốt trong hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia.
Nguyễn Bắc Sơn (2005), Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản
lý nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Luận
án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
Hà Quang Ngọc (2000), Góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ cán
bộ, công chức nhà nước hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có luận văn, luận án nào đi sâu nghiêncứu vấn đề quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Quốc Oai hiệnnay Những tài liệu trên sẽ là nguồn tài liệu giúp tác giả định hướng cho đề tàinghiên cứu của mình
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý đội ngũcán bộ, công chức cấp xã; từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằmtăng cường hiệu quả quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện QuốcOai hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận để làm rõ các quan niệm về cán bộ,công chức; trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Quốc Oai
- Phân tích thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ởhuyện Quốc Oai hiện nay, từ đó tìm ra những mặt tích cực và hạn chế, tồn tại
- Đề xuất các phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm nâng tăng cườngquản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Quốc Oai hiện nay
Trang 64 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Quốc Oai, Thành
phố Hà Nội hiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Thành phố Hà
Nội, thời gian nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2015.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Khóa luận nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối của Đảng , nhất là quanđiểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về tăng cường quản lý đội ngũ cán
bộ, công chức cấp xã
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp giữa lôgic và lịch sử, lý luậnvới thực tiễn, điều tra, khảo sát, tổng hợp, phân tích, đặc biệt coi trọngphương pháp tổng kết thực tiễn
6 Đóng góp mới của khóa luận
- Góp phần làm rõ thêm cơ sở khoa học, quan điểm và quan niệm vềcông tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay
- Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức và quản lý độingũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Quốc Oai hiện nay
- Đề xuất phương hướng và giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cườngquản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Quốc Oai hiện nay và dựbáo tình hình đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Quốc Oai trong thờigian tới
7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của khóa luận
7.1 Ý nghĩa lý luận
Khóa luận có thể cung cấp luận cứ khoa học, làm cơ sở lý luận, tài liệutham khảo cho các nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề xây dựng và quản lýđội ngũ cán bộ, công chức Ngoài ra khóa luận đề xuất các giải pháp nhằm
Trang 7tăng cường quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Quốc Oai , vìthế khóa luận có thể làm cơ sở cho các nhà quản lý tham khảo, áp dụng vàothực tế để tăng cường hiệu quả, chất lượng cán bộ, công chức, cán bộ lãnh
đạo, quản lý cấp xã
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Khóa Luận là tài liệu tham khảo cho các cấp ủy đảng, chính quyền.Nhất là ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai với tư cách là chủ thể trực tiếpthực hiện công tác quản lý cán bộ, công chức cấp xã Phải đổi mới tư duy,nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, từ
đó đổi mới công tác cán bộ ở cơ sở đáp ứng yêu cầu hiện nay Nâng caonhận thức cũng sẽ góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp ủyđảng và chính quyền cơ sở đối với công tác quản lý đội ngũ cán bộ, côngchức ở cơ sở
Nhận thức đúng đắn của chủ thể và đối tượng trong việc nâng cao hiệuquả quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Quốc Oai , thànhphố Hà Nội đóng vai trò quan trọng Do đó, để nâng cao chất lượng, hiệuquả công tác quản lý đội ngũ cán bộ,
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungkhóa luận gồm 3 chương, 7 tiết
Trang 8Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm cán bộ, cán bộ cấp xã
1.1.1.1 Khái niệm cán bộ
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm cán bộ ngay từ những ngày
đầu kháng chiến chống thực dân Pháp Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc,
Người viết: "Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủgiải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình của dânchúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng"
Trong quan niệm dân gian nước ta, cách hiểu thông thường là tất cảnhững người làm việc trong cơ quan nhà nước, trong bộ máy chính quyền, cơquan Đảng, đoàn thể, quân đội, an ninh Các nước phương Tây như Anh,Pháp, Mỹ,v.v…, thì sử dụng khái niệm công chức để chỉ cán bộ; theo quanniệm của các nước phát triển đó, công chức là những nhân viên công tác,được hưởng lương từ ngân sách nhà nước được quy định bởi quy chế hoặcLuật công chức, là những người làm việc trong hệ thống chính quyền nhànước Công chức là một bộ phận quan trọng trong nền hành chính quốc gia,
có tầm quan trọng đặc biệt như là xương sống Chế độ công chức ra đời từ rấtlâu, hiện tại nó có vai trò, vị trí to lớn ở tầm quốc gia và quốc tế Có thể nhậnthấy rằng, nếu không có một chế độ công chức tiên tiến, các nhà nước hiệnđại sẽ không thể quản lý thúc đẩy sự phát triển của xã hội
Nước ta, từ " công chức" cũng được dùng từ lâu, ngay từ năm 1950 Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 76/SL về quy chế công chức, tuynhiên khái niệm này không được dùng nhiều, vì ảnh hưởng của hình ảnh côngchức trong xã hội cũ bị coi là xấu "sáng vác ô đi, tối vác ô về" Những năm 90của thế kỷ trước, cán bộ của hai hệ được gọi là: công chức (nhà nước), cán bộ(hệ Đảng, đoàn thể) Năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) banhành Nghị định số 169/HĐBT ngày 25/5/1991 quy định đối tượng công chức
Do hệ thống chính trị nước ta có đặc điểm riêng nên khi xây dựng dự án Pháplệnh công chức, Bộ chính trị đã có ý kiến chỉ đạo ngày 25/8/1995 như sau: "Ởnước ta, sự hình thành đội ngũ cán bộ, viên chức có đặc điểm khác các nước
Trang 9Cán bộ làm việc ở các cơ quan nhà nước, Đảng, đoàn thể là một khối thốngnhất trong hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo Bởi vậy, cần có một pháplệnh có phạm vi điều chỉnh chung đối với cán bộ trong toàn hệ thống chínhtrị, bao gồm: các công chức nhà nước trong đó có công chức làm việc trong
cơ quan quân đội, cảnh sát, an ninh, cán bộ làm việc chuyên trách trong các
cơ quan Đảng, đoàn thể"
Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hànhPháp lệnh cán bộ, công chức tháng 3/1998, quy định về 5 nhóm đối tượng:
- Những người được bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳtrong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao giữ công vụthường xuyên, được phân theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếpvào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong cơ quan hành chính nhà nước;mỗi ngạch thể hiện về cấp, về chuyên môn nghiệp vụ; có chức danh tiêuchuẩn riêng
- Thẩm phán toà án nhân dân, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụthường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân màkhông phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làmviệc trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩquan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp
Hiện nay, còn rất nhiều ý kiến cho rằng: với 5 nhóm đối tượng đượccông nhận là công chức nhà nước có hàm nghĩa quá rộng, nhiều người chorằng chỉ nên coi công chức nhà nước là những người làm việc hành chính ởcác cơ quan công quyền, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, và khôngnhất thiết bất cứ cán bộ nào của nhà nước cũng là công chức Như vậy, so vớikhái niệm công chức, cán bộ có nghĩa rộng hơn Vì vậy, cần phải làm rõ kháiniệm cán bộ để chỉ chung cho những người làm việc ở các cơ quan từ chínhquyền, Đảng, đoàn thể, lực lượng vũ trang, v.v…
Theo Đại từ điển Tiếng Việt phổ thông, xuất bản năm 1999, cán bộ
được định nghĩa là: "Cán bộ là người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môntrong các cơ quan nhà nước Là người làm công tác có chức vụ trong một cơquan, một tổ chức, phân biệt với người bình thường không có chức vụ"
Trang 10Theo khái niệm trên thì cán bộ được xem là người làm hành chính côngtrong các cơ quan nhà nước, bao gồm cả những người được bầu cử, bổ nhiệm,
từ người có chức vụ cao nhất đến những người không có chức vụ được hưởnglương từ ngân sách nhà nước Nhưng theo nghĩa thứ hai, cán bộ được coi làngười có chức vụ và trách nhiệm cao hơn người khác trong bộ máy tổ chức
Theo PGS.TS Nguyễn Phú Trọng, trong cuốn "Luận cứ khoa học choviệc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệpcông nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước" thì cán bộ "Là khái niệm chỉ nhữngngười có chức vụ, có vai trò và cương vị nòng cốt trong một tổ chức, có tácđộng, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo,chỉ huy, quản lý, điều hành góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức"[52, tr.13]
Theo Luật cán bộ, công chức quy định "Cán bộ là công dân Việt Nam,được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳtrong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xãhội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhànước"
"Cán bộ xã, phường, thị trấn là công dân Việt Nam, được bầu cử giữchức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND, Bí thư, Phó Bí thưĐảng uỷ, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội" [50, tr.1, 2]
Như vậy, có thể rút ra quan niệm chung về cán bộ là: Cán bộ là người
làm công tác có chức vụ trong một tổ chức, có vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành, phối hợp hoạt động chung trong một phạm vi nhất định, nhằm giải quyết tốt quan hệ công tác theo mục tiêu đã đề ra Cán bộ là người làm công tác chuyên môn trong một cơ quan, một tổ chức của hệ thống chính trị.
1.1.1.2 Khái niệm cán bộ cấp xã
Trong mối quan hệ giữa các đơn vị hành chính theo quy định của Hiếnpháp 2013 thì cấp xã là cấp thấp nhất, là cấp cuối cùng trong hệ thống chínhtrị bốn cấp ở nông thôn (Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn) Cán bộ cấp xã
là những người được nhân dân địa phương trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra hoặc
bổ nhiệm, có chức vụ, nắm những vị trí quan trọng, có tác dụng làm nòng cốttrong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị cấp xã Đó là người có chức nănglãnh đạo, được giao đảm đương nhiệm vụ quan trọng nhất để lãnh đạo, điều
Trang 11hành tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chịu trách nhiệm trước tập thể và cấp trên
về nhiệm vụ được phân công; là người có trách nhiệm tiếp nhận các chủtrương, chính sách về một sự lãnh đạo toàn diện từ cấp trên; là người có vị tríquan trọng nhất trong việc cụ thể hoá các chủ trương, đường lối, chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước vào đời sống xã hội Họ có thẩm quyềngiải quyết các mối quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, v.v…, trongphạm vi xã, bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau Đó là những người
có ảnh hưởng quyết định đến việc chấp hành chủ trương, chính sách, nghịquyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước thông qua việc trực tiếp lãnh đạo và
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hộitrên địa bàn
Từ những quan điểm nêu trên, có thể hiểu cán bộ cấp xã là nhữngngười đứng đầu, có chức vụ quan trọng nhất trong hệ thống bộ máy Đảng,chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội ở cấp xã; tại điều 61 Luậtcán bộ, công chức thì cán bộ cấp xã có các chức vụ sau:
- Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;
- Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc;
- Bí thư Đoàn Thanh niên;
- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ;
- Chủ tịch Hội Nông dân (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạtđộng nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân);
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh
1.1.2 Khái niệm công chức, công chức cấp xã
1.1.2.1 Khái niệm công chức
Khái niệm công chức lần đầu tiên được nêu trong Sắc lệnh số 76/SLngày 20/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ban hành Quychế công chức Theo quy chế này, công chức được hiểu là những công dânViệt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thườngxuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ngoài nước, trừ nhữngtrường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định Như vậy, công chức chủ yếu lànhững người làm việc trong bộ máy nhà nước ở trung ương Đội ngũ cán bộ
Trang 12đoàn thể, những người làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương khôngphải tất cả đều gọi là công chức, thuộc phạm vi điều chỉnh của Sắc lệnh số 76/
SL Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh nên Quy chế công chức theo Sắclệnh này không được thực hiện đầy đủ và trong thực tế thời gian này người tathường dùng khái niệm cán bộ để chỉ những người làm việc trong biên chếNhà nước nói chung
Những năm đầu thập kỷ 90, khái niệm công chức được xác định lạitheo Nghị định số 169/HĐBT ngày 25/5/1991, Nghị định này quy định côngchức là "Công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụthường xuyên trong một công sở của nhà nước ở trung ương hay địa phương,
ở trong nước hay ngoài nước đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương dongân sách nhà nước cấp"
Pháp lệnh cán bộ, công chức được ban hành ngày 26/02/1998 và được
bổ sung, sửa đổi năm 2003 Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này làcông dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.Tuy nhiên, Pháp lệnh nói trên không đưa ra giới hạn để phân biệt thế nào làcán bộ, thế nào là công chức
Để hướng dẫn thi hành Pháp lệnh cán bộ, công chức, Nghị định số95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ quy định công chức là:
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm, hoặc giao giữ một công vụthường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn; đượcxếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong biên chế và hưởng lương từngân sách nhà nước, làm việc trong các cơ quan Nhà nước sau: Văn phòngChủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; cơ quan hành chính nhà nước ở trungương và địa phương; Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp; cơquan đại diện nhà nước ở nước ngoài; cơ quan báo chí, phát thanh, truyềnhình của nhà nước; thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá của Nhà nước; các tổ chức
sự nghiệp khác của Nhà nước
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thườngxuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà khôngphải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việctrong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan,
hạ sĩ quan chuyên nghiệp
Quan niệm về công chức như trên cũng được nhắc lại một cách tương
tự trong Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về
Trang 13tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhànước; nay là Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủquy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Để quy định rõ khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức,Luật cán bộ, công chức ban hành ngày 13/11/2008 quy định:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vàongạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơquan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhânchuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan đơn vị thuộc Công annhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản ViệtNam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sựnghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đốivới công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lậpthì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quyđịnh của pháp luật [50, tr.1]
Công chức được phân loại như sau:
- Căn cứ vào ngạch bổ nhiệm, công chức được phân loại như sau:
+ Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên caocấp hoặc tương đương;
+ Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viênchính hoặc tương đương;
+ Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viênhoặc tương đương;
+ Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặctương đương và nhân viên
- Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:
+ Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
+ Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Ngạch công chức bao gồm: Chuyên viên cao cấp và tương đương;chuyên viên chính và tương đương; chuyên viên và tương đương; cán sự vàtương đương; nhân viên
Trang 14Như vậy, Luật cán bộ, công chức được ban hành ngày 13/11/2008 đãquy định rõ đối tượng là công chức cũng như nghĩa vụ, quyền và các điềukiện bảo đảm thi hành công vụ của công chức.
1.1.2.2 Khái niệm công chức cấp xã
Khái niệm công chức cấp xã được quy định trong Luật cán bộ, côngchức và các văn bản pháp luật như: Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; quyếtđịnh số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hànhquy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức
xã, phường, thị trấn; Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của BộNội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụngcông chức xã, phường, thị trấn, v.v…
Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chứcdanh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởnglương từ ngân sách nhà nước; tại Điều 61 Luật cán bộ, công chức thì côngchức cấp xã có các chức danh sau:
- Trưởng Công an;
- Chỉ huy trưởng Quân sự;
- Văn hoá - xã hội
Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ
về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức
ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấpxã; thì số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo loại đơn vị hànhchính cấp xã, cụ thể: cấp xã loại 1: không quá 25 người; cấp xã loại 2: khôngquá 23 người; cấp xã loại 3: không quá 21 người
Trang 15Công chức cấp xã phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 3Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ phủ về cán
bộ, công chức xã, phường, thị trấn; các tiêu chuẩn cụ thể quy định tại Điều 2Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn vềchức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường,thị trấn
Một số tiêu chuẩn chung đối với công chức cấp xã đó là:
+ Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
+ Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệuquả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
+ Có trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêucầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực, sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ;
+ Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trênđịa bàn công tác v v
Các tiêu chuẩn cụ thể của công chức cấp xã là căn cứ để các địaphương thực hiện công tác quy hoạch, tạo nguồn, tuyển dụng, sử dụng, đàotạo, bồi dưỡng, đánh giá, xếp lương, nâng bậc lương và thực hiện các chế độchính sách khác đối với công chức cấp xã
1.1.3 Khái niệm quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
1.1.3.1 Khái niệm quản lý
Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại
và phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của một tổ chức, từ một nhóm nhỏđến một phạm vi rộng lớn hơn ở tầm quốc gia, quốc tế và đều phải thừa nhận
và chịu sự quản lý đó
Ngày nay thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một địnhnghĩa thống nhất Có người cho rằng quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo sựhoàn thành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác Cũng có người chorằng quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm bảo đảm phối hợp những nỗ lực cánhân để đạt được mục đích của nhóm Có tác giả lại quan niệm một cách đơngiản hơn, coi quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó, v.v… Từ những ýchung của các định nghĩa và xét quản lý với tư cách là một hoạt động, có thể
định nghĩa: "Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản
lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra" [55, tr.6].
Trang 16Như vậy, quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêuxác định Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận (hay phân hệ), đó làchủ thể quản lý (là cá nhân hoặc tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, điều khiển) vàđối tượng quản lý (là bộ phận chịu sự quản lý), đây là quan hệ ra lệnh, phụctùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc.
Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người; quản lý sự tác động mangtính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan; quản lý xuất hiện
ở bất kỳ đâu, khi nào nếu ở đó và lúc đó có hoạt động chung của con người
1.1.3.2 Khái niệm quản lý đội ngũ cán bộ, công chức
Công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức là mối quan hệ giữa chủthể quản lý - đối tượng trong quản lý, thể hiện ở việc chủ thể quản lý thườngxuyên, chủ động có các hoạt động tác động có định hướng vào đối tượng quản
lý - đội ngũ cán bộ, công chức Vì vậy, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức là
sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đội ngũ cán bộ,công chức nhằm đạt mục tiêu đã đề ra
Các tác động của chủ thể quản lý không diễn ra một cách tự do, mà nó
có mục đích rõ ràng, đó là xây dựng và quản lý tổ chức một đội ngũ cán bộ,công chức, cá nhân từng cán bộ, công chức; tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán
bộ, công chức; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ, công chức; đánh giá,
Về mục tiêu của quản lý đội ngũ cán bộ, công chức là quản lý bảo đảmcác nội dung công tác cán bộ, công chức không đi chệch với những quanđiểm, nguyên tắc, quy định chung và tạo ra được một đội ngũ cán bộ, côngchức có cơ cấu, chất lượng, số lượng phù hợp Song mục tiêu xuyên suốt củaquá trình quản lý là tạo ra được những cán bộ, công chức có phẩm chất chính
Trang 17trị vững vàng, tư tưởng, đạo đức, lối sống gương mẫu, tiêu biểu; có tri thức,năng lực lãnh đạo, quản lý, tham mưu tốt đáp ứng những đòi hỏi ngày càngcao của nhiệm vụ được giao; đặc trưng cơ bản nhất của công tác quản lý cán
bộ, công chức là ra quyết định về cán bộ, công chức và công tác cán bộ, côngchức nói lên chất lượng của hoạt động quản lý
Về nội dung quản lý đội ngũ cán bộ, công chức không có một nội dung cốđịnh nào, mà nó rất linh hạot, phụ thuộc vào tính chất công việc của từng bộphận, từng cá nhân trong tổ chức Phương pháp quản lý cán bộ, công chức cũngrất đa dạng phụ thuộc vào nội dung quản lý; nội dung quản lý cán bộ, công chứcnhư thế nào thì sẽ có phương pháp quản lý tương ứng phù hợp với nó
Như vậy, từ sự luận giải các khái niệm trên có thể hiểu quản lý đội ngũ
cán bộ, công chức cấp xã là những hành vi của chủ thể quản lý sử dụng công
cụ pháp luật (chủ yếu là Luật cán bộ, công chức) tác động lên đội ngũ cán
bộ, công chức cấp xã để điều chỉnh hành vi, thái độ làm việc của cán bộ, công chức cấp xã nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có chất lượng hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó Việc
nhận thức và thực hiện đúng đắn các khái niệm về chủ thể, khách thể trongcông tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chứccấp xã nói riêng nội dung của công tác quản lý có vai trò hết sức quan trọng
1.2 Đặc điểm, chủ thể, nội dung vai trò quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
1.2.1 Đặc điểm quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là công việc hết sứckhó khăn, phức tạp, đây là đặc điểm bao trùm của công tác quản lý cán bộ,công chức; bởi vì, cấp xã là cấp thấp nhất, là cấp cuối cùng trong hệ thốngchính trị bốn cấp ở nước ta, là cấp gần nhân dân nhất, đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã là những người bị chi phối mạnh mẽ bởi các mối quan hệ cộngđồng gắn bó chằng chịt, những thói quen, lệ làng, v.v…, hay nói cách khácbên cạnh việc bị chi phối bởi các thiết chế chính thức, còn bị chi phối bởi cácthiết chế phi chính thức vô cùng phong phú và đa dạng Mặt khác, đội ngũ cán
bộ, công chức cấp xã còn là những người được nhân dân địa phương trực tiếphoặc gián tiếp bầu ra hoặc được tuyển dụng, bổ nhiệm, có chức vụ, chức danh
và giữ vị trí quan trọng trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị cấp xă; làngười có trách nhiệm cụ thể hoá các chủ trương, đường lối, nghị quyết củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào đời sống xã hội
Trang 18Theo Luật cán bộ, công chức ban hành ngày 13/11/2008, đã quy định
cụ thể cán bộ, công chức cấp xã tại Điều 4: Cán bộ cấp xã là công dân ViệtNam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND,UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xãhội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chứcdanh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởnglương từ ngân sách nhà nước [50, tr.1, 2]
Từ những quy định như trên, cho thấy đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, đối với cán bộ cấp xã hầu hết đều đảm nhận vị trí chủ chốt
tại địa phương, kể cả công tác đảng, chính quyền, đoàn thể; nên tiêu chuẩnchính trị là một trong những tiêu chuẩn hết sức quan trọng; tiêu chuẩn chínhtrị đảm bảo cho cán bộ cấp xã đủ phẩm chất để lãnh đạo các mặt công tácđược giao
Nguồn hình thành cán bộ cấp xã rất đa dạng; do cán bộ được bầu cửnên các tổ chức chính trị - xã hội như: MTTQ, các tổ chức đoàn thể là nơicung cấp nguồn cán bộ cho địa phương; cũng xuất phát từ lý do trên nên cán
bộ cấp xã thường xuyên biến động, thay đổi vị trí công tác do yêu cầu nhiệm
vụ chính trị ở cơ sở Trong thực tế, trình độ chuyên môn cua cán bộ cấp xãkhông đồng đều; nguyên nhân là do cán bộ hình thành từ cơ chế bầu cử nêntiêu chuẩn chuyên môn chưa được chú ý đúng mức; vì vậy, vẫn còn một bộphận cán bộ cấp xã chưa đạt chuẩn về chuyên môn theo quy định- đây là vấn
đề đặt ra trong công tác đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cấp xãhiện nay
Thứ hai, đối với công chức cấp xã phải thông qua tuyển dụng và phụ
trách những lĩnh vực công tác cụ thể, nên nhìn chung có sự đảm bảo về tiêuchuẩn và tính ổn định trong công tác; tính ổn định của công chức cấp xã caohơn so với cán bộ cấp xã Công chức cấp xã trực tiếp tham mưu cho lãnh đạoUBND cấp xã trong việc điều hành, chỉ đạo công tác; chất lượng của côngchúc cấp xã sẽ góp phần quyết định đến hiệu lực, hiệu quả quản lý hànhchính nhà nước ở cấp xã
Trên cơ sở, những quan điểm, chủ trương, định hướng lớn của Trungương, của tỉnh về công tác cán bộ, công chức và những đặc điểm cán bộ, côngchức cấp xã Huyện ủy, HĐND, ƯBND huyện ban hành các văn bản, quy
Trang 19chế, quy định, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các mặt công tác cán bộ, công chứccấp xã, nhằm tăng cường quản lý có chất lượng, hiệu quả đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã; đồng thời trực tiếp chỉ đạo các cấp ủy đảng, chắnh quvềncác xã, thị trấn, các tổ chức chắnh trị xã hội thực hiện các mặt công tác cán
bộ, công chức theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước
Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện trực tiếp xem xét, quyết địnhcác khâu công tác cán bộ, công chức cấp xã, như: xây dựng tiêu chuẩn hóađội ngũ cán bộ, công chức; quyết định việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán
bộ, công chức; quyết định xem xét đánh giá cán bộ, công chức; quyết địnhlựa chọn bổ nhiệm cán bộ, công chức; quyết định thực hiện chắnh sách cán
bộ, công chức; quyết định luân chuyển, điều động, khen thưởng, kỷ luật cán
2- Tuyển dụng, bố trắ, phân công công tác đối với cán bộ, công chức.3- Thực hiện quản lý, sử dụng và phân công, phân cấp quản lý cán bộ,công chức
4- Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
5 - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ, công chức,
6 - Khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức
7 - Thực hiện chế độ, chắnh sách cán bộ, công chức.
8 - Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về cán bộ, công chức
Để quản lý đội ngũ cán bộ, công chức Đảng, Nhà nước ta nói chung vàBan Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện nói riêng cũng phải tiến hành cáckhâu công tác cán bộ, công chức như nội dung công tác quản lý cán bộ, côngchức của Đảng, Nhà nước
Như vậy, căn cứ vào các quy định của Đảng, Nhà nước, công tác quản
lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được thực hiện theo những nội dung cụthể, cơ bản nêu trên nhằm nâng cao phẩm chất chắnh trị, đạo đức, lối sống và
Trang 20năng lực lãnh đạo, quản lý, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị của đội ngũcán bộ, công chức cấp xã Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên cácphương diện nêu trên vừa là mục tiêu lâu dài, vừa là nội dung của các chủ thểquản lý cán bộ, công chức và là trách nhiệm phấn đấu rèn luyện của mỗikhách thể trong công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
1.2.2 Chủ thể, nội dung, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
1.2.2.1 Chủ thể quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Chủ thể quản lý cán bộ, công chức là những tổ chức, cá nhân được tổchức Đảng phân công Theo quy định về phân công, phân cấp quản lý cán bộcủa Bộ Chính trị và Thành ủy Thành phố Hà Nội thì các chức danh cán bộcấp xã, như: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủtịch, Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Chủ tịch Hội Liên hiệpPhụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Bí thư Đoànthanh niên, thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Thường vụ Huyện ủy Theoquy định tại Điều 67, Luật Cán bộ, Công chức năm 2008; Nghị định số112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường,thị trấn và phân cấp quản lý công chức của UBND thành phố Hà Nội, thì cácchức danh công chức cấp xã, như: Trưởng công an, Chỉ huy trưởng quân sự,Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường hoặc địachính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường, Tài chính - kế toán, Tư pháp -
hộ tịch, Văn hóa - xã hội, thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.Chủ thể của công tác quản lý cán bộ, công chức sẽ có quyền: lãnh đạo, chỉđạo công tác cán bộ, công chức và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, đi đôivới phát huy trách nhiệm của các tổ chức, người đứng đầu các tổ chức trong
hệ thống chính trị về công tác cán bộ, công chức theo nguyên tắc lãnh đạo vàquản lý cán bộ, công chức của Đảng Ở đây cần chú ý hai nội dung quan trọngcủa nguyên tắc đã xác định là: lãnh đạo, chỉ đạo công tác cán bộ, công chứcthuộc phạm vi lãnh đạo của Đảng bộ huvện, bao gồm: xác định phươnghướng, nhiệm vụ, nội dung công tác cán bộ, công chức; phân cấp quản lý cán
bộ cho cấp ủy đảng thuộc Đảng bộ; chỉ đạo các Đảng bộ trực thuộc tiến hànhcông tác cán bộ theo đúng chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng vàquản lý cán bộ theo phân cấp
Nội dung thứ hai là quản lý đội ngũ cán bộ, công chức theo phân cấp;quản lý có nghĩa là ra các quyết định về cán bộ, công chức trong quá trình tiếnhành công tác cán bộ, công chức Những quyết định này được các tổ chức
Trang 21Đảng thuộc quyền, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội và cán
bộ, công chức thuộc diện phân cấp quản lý chấp hành nghiêm chỉnh Về mặtpháp lý, trên cơ sở quyết định của Ban Thường vụ Huyện uỷ, các cơ quanNhà nước, các tổ chức chính trị sẽ tổ chức triển khai các quyết định của BanThường vụ Huyện ủy theo đúng luật tổ chức các cơ quan Nhà nước và Điều lệcủa các tổ chức chính trị xã hội Như vậy, chỉ duy nhất lĩnh vực công tác cán
bộ, Đảng xác định thống nhất lãnh đạo và quản lý, nghĩa là vừa lãnh đạo đề rachủ trương, phương hướng, nghị quyết, vừa trực tiếp quyết định những vấn đềcán bộ
Khách thể của công tác quản lý cán bộ, công chức cấp xã là cán bộ,công chức cấp xã - các chức danh nêu trên; những chức danh này sẽ chịu tácđộng trực tiếp của hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của cấp ủy, chínhquyền cùng cấp và cấp ủy, chính quyền cấp trên
Trang 221.2.2.2 Nội dung quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Việc quản lý cán bộ, công chức là mối quan hệ giữa chủ thể quản lý vàkhách thể quản lý, thể hiện ở việc chủ thể quản lý thường xuyên, chủ độngcác hoạt động tác động có định hướng vào khách thể quản lý; tác động củachủ thể quản lý không diễn ra một cách tự do mà nó có mục đích rõ ràng Đểquản lý đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức cấp xã có chấtlượng, hiệu quả thì phải thực hiện đảm bảo các khâu, các công đoạn khácnhau, từ việc xác định chủ trương, mục tiêu, đến việc xây dựng tiêu chuẩn,đánh giá, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng, khenthưởng, kỷ luật, thực hiện chính sách cán bộ, công chức, v.v , nhằm tạo nênđội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đồng bộ, có cơ cấu, số lượng hợp lý, cóphẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụTrong thời kỳ mới Theo quy định hiện hành, nội dung công tác quản lý độingũ cán bộ, công chức cấp xã được thể hiện ở các mặt chủ yếu sau:
* Tuyển chọn, bố trí, phân công, điều động, luân chuyển cán bộ, công chức và phân cấp quản lý cán bộ, công chức
Việc tuyển chọn, bố trí, phân công điều động, luân chuyển cán bộ, côngchức và phân cấp quản lý cán bộ, công chức là những khâu công tác quantrọng, trong công tác quản lý cán bộ, công chức của Đảng, Nhà nước; mỗikhâu có nội dung, yêu cầu riêng nhưng lại nằm trong một thể thống nhất cóquan hệ biện chứng với nhau, khâu trước là tiền đề, là điều kiện cho khâu sau.Tuyển chọn cán bộ, công chức là hoạt động của tổ chức nhằm tìm kiếmnhững người có đủ phẩm chất, trình độ năng lực theo những tiêu chuẩn nhấtđịnh để bố trí, phân công, sử dụng hoặc dự nguồn sử dụng cho một tổ chứcnào đó nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, cũng như để củng cố, xây dựng tổchức vững mạnh, toàn diện Tuyển chọn cán bộ, công chức đưa vào nguồnquy hoạch là biện pháp tất yếu đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, công chức pháttriển ổn định và làm cho công tác quản lý cán bộ, công chức có tính chủ động,tính kế hoạch cao
Hiện nay, công tác tuyển chọn cán bộ, công chức cấp xã được tiến hànhthông qua các h́nh thức, như: đối với cán bộ cấp xã phải thông qua bầu cử;còn đối với công chức cấp xã phải tuyển dụng thông qua thi tuyển hoặc xéttuyển theo quy định
Trang 23* Nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức
Công tác đánh giá cán bộ, công chức giữ vị trí quan trọng hàng đầu, làkhâu có ý nghĩa quyết định trong công tác quản lý cán bộ, công chức, là cơ sở
để thực hiện các khâu khác trong công tác quản lý cán bộ, công chức
Đánh giá cán bộ, công chức là công việc hết sức khó khăn, phức tạp vànhạy cảm Sau đánh giá có thể xảy ra hai khuynh hướng khác nhau; một mặt
nó làm cho cán bộ, công chức yên tâm, phấn khởi, năng động, sáng tạo trongcông tác; mặt khác nó gây ra sức ỳ, thiếu chí tiến thủ, bi quan, chán nản trongcán bộ, công chức, thậm chí gây ra những hành vi vi phạm pháp luật, bị cácthế lực thù địch lợi dụng, chống phá Đảng, Nhà nước Vì vậy, khi đánh giácán bộ, công chức cấp xã phải đảm bảo căn cứ, nguyên tắc, quy trình, thủ tục,thẩm quyền và trách nhiệm; việc đánh giá cán bộ, công chức phải được thựchiện tại ba thời điểm: đánh giá cán bộ, công chức hàng năm, đánh giá cán bộtrước khi hết nhiệm kỳ, đánh giá cán bộ, công chức trước khi quy hoạch, bổnhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật
* Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
Công tác quy hoạch cán bộ, công chức là việc tạo nguồn cán bộ, côngchức cho cả hiện tại và tương lai; do đó, quy hoạch cán bộ, công chức là côngviệc thường xuyên trong đời sống chính trị của các cấp ủy đảng Quy hoạch
để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo cơ hội cho cán bộ,công chức có hướng rèn luyện, phấn đấu, không ngừng vươn lên, đáp ứng yêucầu trong tình hình mới
Chính vì vậy, quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã là một nội dungtrọng yếu trong công tác cán bộ, công chức ở cơ sở; nó là cơ sở để thực hiệnmột số khâu khác trong công tác cán bộ, công chức, như: xây dựng kế hoạchđào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp, v.v ; đồng thời nó là phương hướng, mụctiêu phấn đấu rèn luyện của từng cán bộ, công chức nằm trong quy hoạch vànhững cán bộ, công chức khác phấn đấu để đưa vào quy hoạch chức danhlãnh đạo, quản lý Quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã phải đảm bảo sự lãnhđạo tập trung, thống nhất của cấp uỷ đảng huyện, cơ sở; bảo đảm dân chủ,công khai và mang tính khoa học, thực tiễn; phải theo đúng quy trình, phươngchâm "động" và "mở"; phải gắn với tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương
Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính là quá trình cung cấpthông tin cho cán bộ, công chức; nhiều người đã tự làm giàu tri thức của mình
Trang 24bằng hình thức tự học, tự cung cấp thông tin Tuy nhiên, để xây dụng đội ngũcán bộ, công chức trưởng thành hơn về trình độ, năng lực, bảo đảm rút ngắnquá trình đào tạo và trang bị, cập nhật, kiến thức, thì phải có kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng, được tổ chức chặt chẽ, thiết thực, hiệu quả.
Đào tạo là làm cho một người trở thành có năng lực theo những tiêuchuẩn nhất định; đào tạo cán bộ, công chức thường dùng chỉ một quá trìnhgiáo dục có hệ thống để hình thành nên phẩm chất, năng lực của người cán
bộ, công chức; có đào tạo trong trường học và đào tạo trong thực tiễn
Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực, phẩm chất; bồi dưỡng cán
bộ, công chức thường chỉ sự bổ sung những kiến thức mới, cần thiết để nângcao kiến thức, kỹ năng nào đó sau khi đã đào tạo hoặc nâng cao phẩm chấtchính trị, đạo đức cho cán bộ, công chức
Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dường cán bộ, công chức cấp xã, để cóchất lượng, phải xây dựng nội dung, chương trình, hình thức, phương phápthiết thực, phù hợp với yêu cầu của từng loại cán bộ, công chức ở cơ sở
* Bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức cấp xã
Công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức là khâu quan trọngtrong công tác cán bộ, công chức, giúp cho xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức lãnh đạo, quản lý giỏi đủ sức gánh vác các nhiệm vụ của từng tổ chứctrong hệ thống chính trị Đại hội Đảng X đã xác định rõ: "nhiệm vụ quantrọng nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, trước hết là cán bộ lãnh đạocấp chiến lược và người đứng đầu tổ chức các cấp, các ngành của hệ thốngchính trị Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, trước hết là của Ban Chấphành Trung ương, Bộ Chính trị, cần có kế hoạch chu đáo, giải pháp đồng bộ,
cụ thể, có hiệu lực để thực hiện" [32, tr.293]
Bổ nhiệm cán bộ, công chức: là việc cơ quan có thẩm quyền căn cứ vàocác quy chế, quy định của các điều luật có liên quan về các yêu cầu, điều kiệncủa việc bổ nhiệm và thông qua các trình tự theo luật định để quyết định bổnhiệm cán bộ, công chức vào một chức vụ nào đó
Miễn nhiệm cán bộ, công chức: là việc cơ quan có thẩm quyền căn cứvào các quy chế, quy định của điều luật có liên quan về các điều kiện miễnnhiệm, thông qua các thủ tục và trình tự theo luật định để xóa bỏ chức vụ nhấtđịnh mà cán bộ, công chức đang đảm nhận
Trang 25Để làm tốt công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức cần chú ýmột số vấn đề sau:
- Trước hết cần đổi mới nhận thức trong công tác bổ nhiệm, miễnnhiệm cán bộ, công chức: chống lại những tư tưởng khép kín trong công tác
bổ nhiệm, miễn nhiệm; cần đề cao quan niệm công khai, dân chủ, bảo đảmtính trong sáng trong công tác đề bạt và miễn nhiệm cán bộ, công chức; việcbưng bít trong công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm đi ngược lại với chủ trươngcủa Đảng, là nguyên nhân nảy sinh những hành vi xấu như biếu xén, quà cáp,mua chuộc, v.v , làm cho công tác đề bạt cán bộ, công chức không đảm bảochất lượng, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động cua tổ chức; để hạn chế nhữngtiêu cực phát sinh, cần tăng cường phát huy dân chủ, công khai hóa, tạo điềukiện cho quần chúng nhân dân tham gia và giám sát quá trình thực hiện côngtác này Phải kiên quyết chống lại cách làm xuất phát từ quan niệm dòng dõi,đồng hương, bè phái, lấy chức vụ làm vật ban ơn, gây bè, kéo cánh; chống lạinhững thủ đoạn chạy chức, chạy quyền và loại bỏ những tư tưởng tư lợi trongcông tác đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, lấy công việc làm trọng Phải lấy tiêuchuẩn của chức vụ để tìm người thích hợp nhất và căn cứ vào trình độ, kiếnthức, năng lực thực tiễn, phẩm chất đạo đức để xem xét đề bạt cán bộ, côngchức; tạo cơ hội bình đẳng, cạnh tranh vào các chức vụ, từ đó khuyến khíchmọi người tích cực phấn đấu vươn lên trong công việc Để chọn được nhữngngười thực sự có đức, có tài, cần tôn trọng và thực hiện đúng quy trình bổnhiệm, miễn nhiệm theo quy định pháp luật
- Tổ chức thực hiện hiệu quả việc kiểm tra, giám sát trong công tác bổnhiệm, miễn nhiệm: đây là công việc rất cần thiết, nhằm đảm bảo cho côngtác này thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, góp phần thúc đẩycông tác bổ nhiệm, miễn nhiệm ngày càng tốt hơn
* Thực hiện khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức
Việc khen thưởng là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh côngtrạng và khuyến khích bằng lợi ích vất chất đối với cá nhân, tập thể có thànhtích trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; việc khen thưởng phải bảo đảm tính kịpthời, công bằng, minh bạch Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng sẽgóp phần thúc đâỷ mạnh mẽ phong trào hành động cách mạng của quầnchúng, từ đó phát hiện những nhân tố mới tích cực, khen thường kịp thời, tạo
ra tinh thân thi đua hăng hái, sáng tạo, trách nhiệm cao trong công việc, hoànthành xuất sắc các nhiệm vụ được giao Để công tác thi đua, khen thưởng trở
Trang 26thành động lực, khuyến khích, động viên, cổ vũ đội ngũ cán bộ, công chức,nhất là cán bộ, công chức cấp xã trong công tác; trước hết phải đổi mới nhậnthức trong mồi người, đặc biệt là người đúng đầu cơ quan, đơn vị về tầm quantrọng của thi đua, khen thưởng; thực hiện nghiêm túc, công minh trong bìnhxét khen thưởng, người được khen thưởng phải thật sự điển hình, tiêu biểu,xuất sắc, là tấm gương cho mọi người học tập, noi theo; thì việc khen thưởngmới có tác dụng, hiệu quả thiết thực.
Bên cạnh đó, việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức có sai phạmphải được thực hiện một cách cương quyết, nghiêm minh, bảo đảm đúngnguyên tắc, thủ tục, trình tự theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhànước; xử lý phải chính xác, kịp thời, đúng người, đúng vi phạm, góp phầnnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở
* Thực hiện chế độ, chính sách cán bộ, công chức
Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức là những quyđịnh cụ thể về nhiều mặt trong công tác cán bộ, công chức nhằm đãi ngộ đốivới cán bộ, công chức; sự đãi ngộ phải phù hợp với vị trí, vai trò của cán bộ,công chức, giúp ích cho việc thu hút nhân tài, có tác dụng khích lệ, động viêntính tích cực, sáng tạo, tinh thần thi đua vươn lên đạt thành tích cao trongcông tác của cán bộ, công chức; sự đãi ngộ đó phải phù hợp với quan điêmcủa Đảng và điều kiện thực tế của từng địa phương
Các chế độ, chính sách phù hợp sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, công chứccấp xã yên tâm, phấn khởi, nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác; ngược lại,chế độ, chính sách không phù hợp nó sẽ kìm hãm, thậm chí gây ra sự hời hợt,thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ Tuy nhiên, khi đã có chế độ,chính sách đúng đắn chưa chắc sẽ mang lại hiệu quả hoạt động của cán bộ,công chức, mà nó đòi hỏi người thực hiện chế độ, chính sách phải nắm chắccác quy định về chế độ, chính sách và thực hiện nghiêm túc, công bằng, côngkhai, kịp thời, chính xác, đúng quy định, thì chế độ, chính sách đối với cán
bộ, công chức cấp xã mới có hiệu quả, tác dụng
* Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về cán bộ công chức
Các cấp ủy, chính quyền huyện, cơ sở, các cơ quan tô chức cán bộ, ủyban kiểm tra, thanh tra của huyện phải chú trọng, thường xuyên công tác kiểmtra, thanh tra và giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo về cán bộ, công chứccấp xã, góp phần ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực, phát hiện xử lý nghiêmminh những trường hợp vi phạm, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức,
Trang 27xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh toàn diện Thông qua hoạtđộng kiểm tra chỉ ra những ưu điểm, chấn chỉnh, uốn nắn những khuyết điểm,hạn chế đội ngũ cán bộ, công chức; từ đó làm cơ sở đánh giá đúng cán bộ,công chức, có biện pháp thay thế những cán bộ, công chức yếu kém về nănglực, thoái hóa, biến chất, v.v Trong công tác kiểm tra cán bộ, công chức cấp
xã phải coi trọng tính kịp thời, tính toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, đạođức, lối sống và kết quả công việc được giao; kiểm tra phải có kết luận cụ thể,
rõ ràng và phải đạt được mục đích là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức ở cơ sở
1.3 Vai trò quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức là vấn đề hết sức quantrọng, phức tạp, nhạy cảm trong tình hình hiện nay; bởi trong chiến lược cán
bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng đã khẳng địnhrằng: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền vớivận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tácxây dựng Đảng" [17, tr.66]; theo mục tiêu của Đảng là phải xây dựng đội ngũcán bộ, công chức các cấp từ trung ương đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứngđầu, có phẩm chất, năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số lượng,đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp giữa các thế hệ cán bộ, công chức;
để đạt được mục tiêu đó, thì vai trò của công tác quản lý đội ngũ cán bộ, côngchức chính là yếu tố quan trọng, có tính chất quyết định trong việc xây dựng,nâng cao chất lượng cán bộ, công chức
Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013, thì hệ thống đơn vị hành chínhnước ta hiện nay là 04 cấp, bao gồm: Trung ương, tỉnh, huyện và cấp xã; qua
đó đã có sự phân cấp cụ thể trên các lĩnh vực, trong đó có cả vấn đề phân cấpquản lý cán bộ, công chức Việc phân cấp quản lý cán bộ, công chức đã đềcao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền và lãnh đạo các cơquan, đơn vị trong công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức
Trong thời gian qua, thực hiện sự nghiệp đổi mới, huyện Quốc Oai đã thuđược những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực phát triên kinh tê - vănhóa, xã hội - quốc phòng, an ninh, công tác quản lý đội ngũ cán bộ, côngchức, đặc biệt là cán bộ, công chức cấp xã đã có vai trò rất lớn, góp phần quantrọng vào thành tựu chung của cả huyện Thông qua công tác quản lý cán bộ,công chức cấp xã với các hình thức: giáo dục chính trị, tư tưởng, đào tạo, bồi
Trang 28dưỡng, bố trí, sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nhận xét,đánh giá hàng năm cán bộ, công chức, v.v , những thành tựu đạt được, đãkhẳng định vai trò của quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và được thểhiện với các nội dung sau:
Một là, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người trực tiếp triển khai,
tổ chức thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,pháp luật cuả Nhà nước ở cơ sở Bởi vì, chính họ là những người được tiếpthu, quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch củaTrung ương, của tỉnh, huyện về các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xãhội, quốc phòng, an ninh; đồng thời cũng là người tổ chức tuyên truyền, phổbiến, vận động các tầng lớp nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả cácmục tiêu, nhiệm vụ đó; họ thực sự là những cán bộ, công chức có bản lĩnhchính trị, tinh thần, trách nhiệm cao, gương mẫu, có uy tín, sức thu hút, thuyếtphục, dẫn dắt nhân dân tích cực tham gia phát triển kinh tế xã hội, nâng caođời sống, vật chất, văn hóa, tinh thần cho nhân dân, góp phần xây dựng địaphương ngày càng phát triển toàn diện
Hai là, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn là những người gần gũi,
gắn bó mật thiết với nhân dân; sống và làm việc, hàng ngày có mối quan hệchặt chẽ với nhân dân; họ thường xuyên lắng nghe, tham khảo ý kiến của nhândân Trong quá trình triển khai, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, họ tạo ra cầu lối giữaĐảng, Nhà nước với nhân dân; thông qua họ mà ý Đảng, lòng dân tạo thành mộtkhối thống nhất, làm cho Ðảng, Nhà nýớc “ãn sâu, bám rễ” trong quần chúng,tạo nên quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dânvới Đảng, Nhà nước và chế độ Như vậy, đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước có đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực sinhđộng hay không, tùy thuộc phần lớn vào sự tuyên truyền và tổ chức vận độngnhân dân thực hiện của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Ba là, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đóng góp quan trọng vào việc
xây dựng, củng cổ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máyĐảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị huyện, cơ sở Họ là những hạt nhânđoàn kết cán bộ, công chức, đảng viên và quần chúng trong công tác, học tập,rèn luyện, phấn đấu để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của huyện, cơ sở vàcủa bản thân mỗi cán bộ, công chức, đảng viên Họ là những người góp phầnrất quan trọng vào công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, nâng cao
Trang 29chất lượng, hiệu quả trong các phong trào thi đua yêu nước, trong việc củng
cố hệ thống chính trị vững mạnh từ huyện đến cơ sở
Bố là, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn là một trong những nguồn
quan trọng cung cấp cán bộ cho cấp huyện Qua thực tế, cho thấy ở xã, thịtrấn là môi trường rèn luyện, giáo dục, tạo điều kiện cho cán bộ, công chứcphấn đấu, tu dưỡng và trưởng thành Thông qua hoạt động ở đây cán bộ, côngchức tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức không ngừng được
bổ sung, năng lực lãnh đạo, quản lý, phương pháp, phong cách công tác đượcnâng lên rõ rệt
Những cán bộ, công chức đã kinh qua công tác ở các xã, thị trấn khiđược luân chuyển về huyện, được phân công, đảm nhiệm các vị trí công táccao hơn thường vững vàng, có bản lĩnh, thích ứng nhanh với nhiệm vụ mới và
có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Khi đề cập đến vấn đề này,Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, cán bộ, công chức cơ sở “Không những làcái khâu liên hệ, mà còn là cái kho dồi dào cho Đảng lấy thêm lực lượng mới.Nếu đội ngũ này phát triển và củng cố thì Đảng sẽ phát triển và củng cổ, bằngkhông Đảng sẽ khô héo” [45, tr.273]
Như vậy, qua thực tế hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã,giúp cho các cấp ủy đảng, chính quyền huyện, cơ sở và người đứng đầu cơquan, đơn vị đề ra các chủ trương, biện pháp để tăng cường công tác quản lýcán bộ, công chức trên các phương diện như: công tác xây dựng tiêu chuẩnhóa cán bộ, công chức, công tác tuyển chọn, bố trí, sử dụng, công tác đánhgiá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ, công chức, v.v…Công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức được thực hiện trên ba phươngdiện: chính trị, tư tưởng; đạo đức, lối sống; trình độ, năng lực công tác Việckịp thời ban hành các quy chế, quy định và đề ra các biện pháp, cách thức đểnâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã của huyện trong những năm qua, đã góp phần quan trọng làm cho đội ngũcán bộ, công chức ngày càng trưởng thành hơn, nâng cao về phẩm chất chínhtrị, đạo đức lối sống, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị đáp ứng yêu cầunhiệm vụ của thời kỳ mới
Trang 30Chương 2THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Ở HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
2.1 Khái quát về huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay
2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiện kinh tế, xã hội huyện Quốc Oai
* Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đơn vị hành chính
Quốc Oai là huyện nằm về phía tây thành phố Hà Nội, có tọa độ địa lý:
- Vĩ độ Bắc: từ 20054’ đến 21004’;
- Kinh độ Đông: từ 105030’ đến 105043’50’’
Quốc Oai cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30km về phía Tây, cách Quận
Hà Đông 18km và thị xã Sơn Tây 24km Ranh giới địa lý: Phía Bắc giáp huyệnPhúc Thọ và huyện Thạch Thất; Phía Nam giáp huyện Chương Mỹ; Phía Đônggiáp huyện Hoài Đức, Phía Tây giáp huyện Lương Sơn (Hòa Bình)
Diện tích tự nhiên của Quốc Oai là 147km2 Hiện nay huyện có 21 đơn
vị hành chính, gồm 20 xã và 01 thị trấn (Sài Sơn, Phượng Cách,Yên Sơn,ThịTrấn Quốc Oai , Đồng Quang,Thạch Thán, Ngọc Mỹ, Nghĩa Hương, CấnHữu, Đông Yên, Hòa Thạch, Phú Mãn, Phú Cát, Ngọc Liệp,Tuyết Nghĩa vớitổng số dân là 184.714 người, mật độ dân số là 1.114 người/km2
- Hệ thống giao thông đường bộ, gồm 02 trục đường cao tốc lớn chạyqua đó là Đại Lộ Thăng Long, đường mòn Hồ Chí Minh ngoài ra còn có cácđường tỉnh lộ đó là đường 419,421,421B,421C
* Về phát triển kinh tế
Quốc Oai là huyện có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế xã hội.Nhất là từ khi Chính Phủ qui hoạch xây dựng đường Đại Lộ Thăng Long, khucông nghiệp 72ha Quốc Oai, các cụm công nghiệp ven ĐLTL Ngọc Liệp thu hút giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động Năm 2015 Tổng giá trị sản
Trang 31xuất (GTSX) theo giá so sánh 2010 trên địa bàn đạt 8.076 tỷ đồng, bằng97,28% kế hoạch, tốc độ tăng 11,6% (Kế hoạch: 14,8%), trong đó:
- Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng đạt 4.535 tỷ đồng,bằng 96,75% kế hoạch, tốc độ tăng 13,49% (Kế hoạch: 17,3%);
- Dịch vụ - Thương mại đạt 2.130 tỷ đồng, bằng 97,03% kế hoạch, tốc
* Về văn hóa xã hội
Quốc Oai có dân số 187.480 người, dân số trong độ tuổi lao động143.912 người; số lao động đang làm việc trong ngành kinh doanh 16.604người, nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp và xây dựng 112.741 người;thương mại, dịch vụ 14.678 người; lao động khu vực nhà nước 3.546 người
Tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn: Lễ đón nhận bằng xếp hạng ditích Quốc gia đặc biệt Chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá,Phượng Cách; Quyết định công nhận bảo vật Quốc gia và khai hội chùa Thầynăm 2015; Đại hội Đảng bộ các xã, thị trấn; Đại hội Đảng bộ huyện Quốc Oailần thứ XXII, kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9; kỷniệm ngày Quốc Oai giành chính quyền (17/8/1945 - 17/8/2015) với tiêu chí
an toàn, trang trọng, lịch sự, tiết kiệm, kết hợp với nhiều hoạt động mít tinh,văn hóa, văn nghệ, thể thao tạo không khí vui tươi, sôi nổi trong quần chúngnhân dân
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tụcđược quan tâm thực hiện Số cơ quan được công nhận văn hóa đạt 103/170,chiếm 60,6% Số làng đạt công nhận “Làng văn hóa” là 90/96 làng, chiếm93,8%, đạt kế hoạch, số tổ dân phố đạt công nhận văn hóa 2/3 đạt trên 60% kếhoạch
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng được quan tâm phát triển,
về y tế, hệ thống y tế từ huyện đến cơ sở, cơ bản bảo đảm việc chăm sóc, bảo
vệ sức khỏe ban đầu cho nhân dân Hiện nay, số cơ sở y tế ở huyện là 23,
Trang 32trong đó: 21 trạm y tế xã, thị trấn, 1 Trung tâm y tế và 1 Bệnh viện đa khoahuyện; với tổng số 220 giường bệnh; tổng số cán bộ 316 người (bác sỹ 70người, y sỹ, điều dưỡng 246 người) Tỷ lệ bác sỹ trên vạn dân đạt 4,5 bác sỹ;đến năm 2015 có 19/21 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, chiếm 95,34%, trong
đó có 15 xã đạt chuẩn giai đoạn 2
Về giáo dục và đào tạo, quy mô, mạng lưới trường, lớp tiếp tục đượcduy trì, ổn định và phát triển đáp ứng nhu cầu của người học như sau:
Cấp học Mầm non: 27 trường với lớp, 1093 giáo viên, Nhà trẻ: 122
nhóm, Số cháu là 3275 chiếm 33,4% số cháu trong độ tuổi xã hội,Mẫu giáo:
304 lớp Số cháu đến trường 10318 chiếm 94,7% số cháu trong độ tuổi xã hội,
Cấp Tiểu học: 24 trường với 511 lớp, số học sinh là 15.811 em, 809
Cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện, trang thiết bị dạy học cơ bảnđáp ứng được yêu dạy và học trong các nhà trường, tính đến năm 2015 toànhuyện có 34/73 trường đạt chuẩn quốc gia mức 1, đạt tỷ lệ 46.5%
* Về công tác quốc phòng - an ninh
Nhiệm vụ quốc phòng, an ninh địa phương tiếp tục chỉ đạo có hiệu quả,như: công tác tuyển quân, huấn luyện hàng năm đều hoàn thành kế hoạch;công tác phòng, chống bão lụt, cứu hộ, cứu nặn, chính sách hậu phương quânđội được bảo đảm, góp phần bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội,thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển
2.1.2 Tình hình đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Quốc Oai
Quốc Oai là một huyện có 21 đơn vị hành chính xã, thị trấn tính đếnngày 30/12/2015, tổng số cán bộ, công chức cấp xã toàn huyện là 419 người;trong đó: số cán bộ là 228 người, (chiếm 54,5%); số công chức chuyên môn
Trang 33là 191 người; (chiếm 45,5%); có 13 cán bộ cấp xã được bầu vào HĐNDhuyện nhiệm kỳ 2010-2015; 175cán bộ và 78 công chức được bầu vào HĐNDcấp xã; 210 cán bộ và 45 công chức tham gia cấp ủy cấp xã; 06đồng chí Bíthư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND cấp xã và 05đồng chí phó bí thư Đảng ủykiêm Chủ tịch ƯBND cấp xã, 12 đồng chí là chủ tịch UBND xã, 01 đồng chí
Bí thư Đảng Ủy kiêm chủ tịch UBND xã
Phụ lục 2.1: Số lương CBCC cấp xã huyện Quốc Oai năm 2015
Đơn vị tính : Người
chuyên môn Số
lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1 Giới tính NamNữ 19830 86.8413.16 16427 85.8614.14
2 Dân tộc KinhCác dân tộc khác 20919 91.668.34 15212 79.5820.42
Nguồn : Phòng Nôi vụ huyện Năm 2013 -2015
Qua số liệu trên cho thấy đội ngũ cán bộ chuyên trách, công chứcchuyên môn đều có tỷ lệ nữ thấp, nhiều nhất là cán bộ chuyên trách cũng chỉ
có tỷ lệ là 13.16%
Về cơ cấu độ tuổi, giới tính
Phụ lục 2.2: Số lượng, cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã
Cán bộ,
công chức
Số lượng
Trang 34Từ năm 2013 - 2015, số lượng cán bộ hàng năm ít thay đổi, từ 226 –
228 người chiếm 54,5% CBCC cấp xã
Theo phụ lục 1 cho thấy, tổng số cán bộ, công chức cấp xã của huyệnQuốc Oai là 419 người; trong đó: số cán bộ là 228 người, (chiếm 54,5%); sốcông chức chuyên môn là 191 người; (chiếm 45,5%);
Cơ cấu về giới tính của cán bộ, công chức: nam 312 người, chiếm85,86%; nữ 57 người, chiếm 14,14% Cụ thể: trong số cán bộ 228 người, thìnam 198 người, chiếm 86,84%; nữ 30 người, chiếm 13,16% và trong số côngchức chuyên môn 191 người thì nam 164 người, chiếm 85,86%; nữ 27 người,chiếm 14,14%
* Cơ cấu về độ tuổi của cán bộ, công chức
Năm 2015, cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Quốc Oai là 419người , có cơ cấu độ tuổi như sau:
Phụ lục 2.3 Cơ cấu độ tuổi của CBCC cấp xã tính đến 12/2015
Đơn vị tính: Người n v tính: Ngị tính: Người ười i
Các mốc thời gian
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Nguồn Phòng Nội vụ huyện 2015
Nhìn từ kết quả thực tế trên cả cán bộ chuyên trách và công chứcchuyên môn có độ tuổi khá lớn, từ 30 đến 50 chiếm số đông, dưới 30 tuổichiếm tỷ lệ còn ít
Từ những số liệu nêu trên cho thấy, cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã,huyện Quốc Oai Đội ngũ cán bộ, công chức có độ tuổi từ 30 trở xuống rất ít,chỉ chiếm 6,54%, trong khi đó, độ tuổi từ 51 đến 60 lại khá cao 105 người,chiếm 47,1%; trong số này chủ yếu giữ các chức vụ như: Bí thư, Phó Bí thư
Trang 35Đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, ƯBND, Chủ tịch MTTQ, đây lànhững cán bộ có uy tín, kinh nghiệm song với tuổi đời trên 51 tuổi thì số cán
bộ này có nhiều hạn chế về sức khỏe, sự năng động, sáng tạo Vì vậy, công tácđổi mới, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn chậm, kém hiệu quả,chưa đảm bảo sự chuyển tiếp, kế thừa và đan xen giữa các thế hệ cán bộ, côngchức của huyện Quốc Oai hiện nay
* Về trình độ văn hóa
Số cán bộ, công chức có trình độ văn hoá là Trung học phổ thông chiếm
tỷ lệ cao và có xu hướng tăng qua các năm từ 2012 đến 2015 (90,35% năm
2012 và 97,32 % năm 2015) và tăng nhiều kể từ năm 2013 đến nay Tuy nhiênvẫn còn một số lượng cán bộ, công chức chưa tốt nghiệp THPT (mới tốtnghiệp Trung học cơ sở), giảm qua các năm (8,65% năm 2012 và 1,78% năm2015) và đối tượng chủ yếu ở các chức danh cán bộ xã như: Hội Nông dân,Hội Cựu chiến binh
Căn cứ theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/1/2004 của Bộtrưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ,công chức xã, phường, thị trấn; Thông tư sổ 06/2012/TT-BNV ngày30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm
vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn; nhìn chung trình độ văn hóacủa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện cơ bản đảm bảo tiêuchuẩn, quy định của Bộ Nội vụ; đặc biệt các chức danh như: Bí thư, Phó Bíthư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND, Chủ tịch Hội Liên hiệpPhụ nữ, Bí thư Đoàn thanh niên và các chức danh công chức cấp xã đạt tỷ lệgần 100% có trình độ trung học phổ thông
Trang 36Phụ lục 2.4 Trình độ chuyên môn của CBCC cấp xã (12/2015)
Các chức danh Trên
ĐH
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp
Nguồn: Phòng Thống kê huyện 2015
Số cán bộ xã có trình độ chuyên môn có cấp độ được phản ánh bảngtrên nhìn chung tỷ lệ có bằng cấp ngày càng tăng nhất là dối với đội ngũ côngchức nghiệp vụ theo tinh thần chuẩn hóa đội ngũ CBCC cấp cơ sở Tuy nhiênbên cạnh đó vẫn còn mộ tỷ lệ chưa đào tạo cụ thể mà thông qua các lớp tậphuấn ngắn hạn
Qua nghiên cứu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã kết hợp với việc theo
dõi các năm cho thấy huyện đã quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao chất lượng tuyển dụng nên trình độ chuyên môn cán bộ, côngchức xã đã từng bước nâng lên Tuy nhiên nhìn chung trình độ chuyên Số liệu
Trang 37môn của cán bộ cấp xã đến năm 2015 vẫn còn thấp, trình độ chuyên môn của cán
bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện chủ yếu là trình độ trung cấp chiếm tỷ lệcao (27,08%) và tỷ lệ cán bộ, công chức chưa qua đào tạo chuyên môn còn caochiếm > 40% 184 người; chưa đạt yêu cầu chuẩn hóa theo quy định tại Quyếtđịnh số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/1/2004 của Bộ trường Bộ Nội vụ và Thông
tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ
Qua thực tế, từ khi triển khai thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CPngày 22/10/2009 của Chính phủ có quy định "cán bộ, công chức cấp xã đượcthực hiện xếp lương như công chức hành chính trong các cơ quan nhà nước"
và thực hiện Quyết định số 798/2010/QĐ-UBND ngày 11/3/2010 của UBNDtỉnh về chính sách thu hút người có trình độ đại học trở lên về công tác tại xã,phường, thị trấn và chính sách hỗ trợ đối với công chức cấp xã chưa đạtchuẩn; đã khuyến khích, động viên kịp thời, trình độ chuyên môn, nghiệp vụcủa cán bộ, công chức từng bước được nâng cao Tuy nhiên, để đáp ứng yêucầu nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tếhiện nay thì cần phải có những giải pháp quan trọng, hiệu quả hơn nữa để tiếptục nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức cấp xãtrên địa bàn huyện
* Về trình độ lý luận chính trị
Qua các năm từ 2013 đến 2015 cho thấy, cán bộ, công chức có trình độ Lýluận chính trị trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất và tăng qua các năm (từ năm 2013đến nay), đối tượng chủ yếu là đội ngũ cán bộ chủ chốt và một số công chức; cótrình độ sơ cấp thấp nhất năm 2013 là 135 người, chiếm 32% và năm 2015 là 198người, chiếm 47,2%; Chưa qua đào tạo về lý luận chính trị chủ yếu ở các chứcdanh cán bộ, công chức xã mới được tuyển dụng, bổ nhiệm
*Trình độ tin học, ngoại ngữ, quản lý nhà nước CBCC năm 2015
Theo số liệu tổng hợp năm 2015, cán bộ, công chức cấp xã có chứngchỉ tin học là 125 người, chiếm tỷ lệ 29,9%, có chứng chỉ ngoại ngữ là 66người, chiếm tỷ lệ 15,7%, còn; có trình độ quản lý nhà nước là 147 người,
Trang 38chiếm tỷ lệ 35,7%, chưa
Nhìn chung trình độ tin học, ngoại ngữ và quản lý nhà nước của cán bộcấp xã từ năm 2013 đến năm 2015 vẫn còn thấp, còn nhiều người chưa đượcqua đào tạo, bồi dưỡng, vì vậy sẽ rất khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ đượcgiao, đây đang là một bất cập có tính phổ biến hiện nay đối với cán bộ côngchức cấp xã
*Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
Nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, trong những năm qua,huyện uỷ Quốc Oai đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo làm tốt công tácxây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là độingũ cán bộ cơ sở, chú trọng đào tạo về chuyên môn, lý luận chính trị, tăngcường bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ nhằm nâng cao khả năng thực hành,
xử lý tình huống đối với từng chức danh, loại hình công việc Cử và giớithiệu nhiều CBCC đi đào tạo tại các cơ sở đào tào của thành phố, huyệ n vàcác trường và trung tâm
* Đánh giá xếp loại cán bộ, công chức cấp xã huyện Quốc Oai
Số liệu tổng hợp việc đánh giá, xếp loại cán bộ công chức cấp xã từnăm 2010 đến năm 2012 cho thấy: số cán bộ, công chức xếp loại hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ không nhiều (năm có tỷ lệ cao nhất là 2013 với 21%; năm
có tỷ lệ thấp nhất là 2015 với 17%); số cán bộ, công chức được xếp loại hoànthành nhiệm vụ chiếm đại đa số (năm có tỷ lệ cao nhất là 2013 với 84,90%;;
Số cán bộ, công chức xếp loại yếu không hoàn thành nhiệm vụ chiếm tỷ lệthấp khoảng 3 - 5% hàng năm đối tượng chủ yếu là cán bộ, công chức xã cócác vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm
Trong những năm qua, công tác đánh giá cán bộ, công chức cấp xã ởQuốc Oai đã đi vào nề nếp, nhìn chung đã thực hiện đúng quy trình và thủ tục,
mở rộng dân chủ hơn nên đánh giá cán bộ sát hơn
Tuy nhiên, nằm trong tình hình chung hiện nay, việc đánh giá cán bộ,công chức vẫn là khâu hạn chế nhưng chậm được khắc phục: đánh giá cán bộ,
Trang 39công chức vẫn còn hình thức, chưa phản ánh đúng được thực chất cán bộ,công chức; chưa thực sự lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu trongđánh giá cán bộ, công chức; còn cảm tắnh, hình thức, xuê xoa, chiếu lệ; thiếutinh thần xây dựng trong đánh giá cán bộ, công chức Nhìn chung đội ngũCBCC cấp xã về mặt trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ chắnh trịngày càng được nâng cao, nên chất lượng và hiệu quả công tác của CBCCnhìn chung tôt nhiệm vụ.
* Về phẩm chất chắnh trị, đạo đức, lối sống
Cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Quốc Oai, đại bộ phận đều có tưtưởng, bản lĩnh chắnh trị vừng vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dântộc và xây dựng chủ nghĩa xă hội; có ḷng yêu nước; trung thành, tin tưởng vào
sự nghiệp lãnh đạo, đổi mới của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương,đường lối, chắnh sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phát huy vai tròtiên phong, gương mẫu, tận tụy với công việc, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lốisống lành mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện phần lớn cótinh thần trách nhiệm cao trong công tác; có ý thức cầu tiến, ham học hỏi đểnâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng hiểu biết và thực thi phápluật của Nhà nước; có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt nội quy, quy chếcủa địa phương, đơn vị; cương quyết đấu tranh chống lại các biểu hiện lệchlạc, sai trái, gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu cho nhân dân; luôn giữ gìnđoàn kết, thống nhất, tắch cực, chủ động, sáng tạo tổ chức thực hiện hoànthành tốt các nhiệm vụ được giao Đặc biệt thế mạnh của đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã của huyện là 100% cán bộ và 78 % công chức đều là Đảng viênĐảng Cộng sản Việt Nam, là những hạt nhân nòng cốt, có vai trò quan trọng,nắm vững các quan điểm, đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chắnhsách pháp luật của Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả các chương trình, mụctiêu phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương
Trang 402.2 Đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội - kết quả, hạn chế và bài học kinh nghiệm
2.2.1 Những kết quả đã đạt được, nguyên nhân
Trong thời gian qua, trên cơ sở, các văn bản của Trung ương, của thànhphố và xuất phát từ yêu cầu thực tế của huyện trong công tác quản lý đội ngũcán bộ, công chức Huyện ủy, HĐND, UBND huyện ban hành nhiều văn bản,quy định về công tác cán bộ, công chức, như: Căn cứ Quyết định 283-QĐ/TUngày 30/10/2008 của Thành uỷ Hà Nội ban hành “Quy định về phân cấp quản
lý cán bộ”; quyết định 284-QĐ/TU ngày 30/10/2008 của Thành uỷ Hà Nộiban hành “Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử”; HuyệnQuốc Oai đã ban hành Quyết định số 47 -QĐ/HU ngày 16/5/5/2009 ban hành
“Quy định về phân cấp quản lý cán bộ”; Quyết định 48-QĐ/HU ngày17/5/2009 ban hành “Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cửban hành Quy chế tuyển dụng công chức xã, thị trấn trên địa bàn huyện, v.v…
Vì vậy, công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện, có bướcchuyển biến tích cực, rõ rệt, thu được những kết quả quan trọng, trong côngtác: tuyển dụng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức; đánh giá, quyhoạch, đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ, công chức; công tác thi đuakhen thưởng, kỷ luật và giải quyết các chế độ chính sách đối với cán bộ, côngchức; giúp cho công tác quản lư cán bộ, công chức cấp xã ngày càng có nềnếp và hiệu quả hơn, cụ thê:
2.2.1.1 Về quản lý công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đánh giá cán
bộ, công chức
Xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vữngvàng về phẩm chất chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực lãnhđạo, quản lý, phát huy được sở trường ở từng vị trí công tác, đáp ứng yêu cầucủa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Trong thời gian qua,công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đánh giá cán bộ, công chức, được quan