1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức ở việt nam hiện nay TIỂU LUẬN CAO HỌC

29 737 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 217 KB

Nội dung

Sinh thời Bác Hồ thường xuyên quan tâm và chăm lo đến việc đào tạo, huấn luyện, xây dựng đội ngũ cán bộ. Bác nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Trong nhiều văn kiện của Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đều khẳng định vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng. Hội nghị Trung ương ba (khoá VIII) khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng… là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”. Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải hoàn thiện được yếu tố chủ đạo đó là tư tưởng và con người xã hội chủ nghĩa, trong đó người cán bộ rất quan trọng bởi vì: “Con người xã hội chủ nghĩa là con người có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phụ vụ nhân dân, phục vụ cách mạng”. Xác định được vị trí và vai trò của cán bộ là tiền vốn của đoàn thể cái gốc của mọi công việc nên Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ mẫu mực phải có đức, có tài, lấy Đức là chính, phải khắc phụ mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, xa rời quần chúng, hống hách kiểu quan cách mạng, quan liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm dẫn đến chia rẽ, cục bộ địa phương và kết quả tất yếu là hỏng việc. Cán bộ và công tác cán bộ là một trong những vấn đề có tầm quan trọng quyết định đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh là một nội dung quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm. Trong đó công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức chiếm vị trí then chốt. Công tác cán bộ bao gồm: tuyển dụng, quy hạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, quản lý, cất nhắc, đề bạt cán bộ. Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tôi chỉ đi sâu vào việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

Trang 1

A MỞ ĐẦU

Sinh thời Bác Hồ thường xuyên quan tâm và chăm lo đến việc đào

tạo, huấn luyện, xây dựng đội ngũ cán bộ Bác nói: “Cán bộ là cái gốc của

mọi công việc”, “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Trong nhiều văn kiện của Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đều khẳng

định vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng Hội nghị Trung ương ba

(khoá VIII) khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của

cách mạng… là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”.

Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải hoàn thiệnđược yếu tố chủ đạo đó là tư tưởng và con người xã hội chủ nghĩa, trong đó

người cán bộ rất quan trọng bởi vì: “Con người xã hội chủ nghĩa là con

người có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phụ vụ nhân dân, phục vụ cách mạng”.

Xác định được vị trí và vai trò của cán bộ là tiền vốn của đoàn thể cái gốc của mọi công việc nên Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộmẫu mực phải có đức, có tài, lấy Đức là chính, phải khắc phụ mọi biểu hiệncủa chủ nghĩa cá nhân, xa rời quần chúng, hống hách kiểu quan cách mạng,quan liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm dẫn đến chia rẽ, cục bộ địa phương

-và kết quả tất yếu là hỏng việc

Cán bộ và công tác cán bộ là một trong những vấn đề có tầm quantrọng quyết định đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam Trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vấn đề xây dựng độingũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh là một nội dung quan trọngluôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm Trong đó công

Trang 2

Công tác cán bộ bao gồm: tuyển dụng, quy hạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí,

sử dụng, quản lý, cất nhắc, đề bạt cán bộ Nhưng trong phạm vi nghiên cứucủa đề tài này tôi chỉ đi sâu vào việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũcán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Trang 3

B NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG, SỬ DỤGN VÀ QUẢN LÝ CÁN BỘ CÔNG CHỨC.

1 Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm cán bộ, công chức

Trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay, sửdụng đồng thời các khái niệm “cán bộ”, “công chức”, “viên chức” Các “cánbộ”, “công chức”, “viên chức” không chỉ làm việc trong bộ máy Nhà nước

mà cả trong các tổ chức xã hội

Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 không đưa ra định nghĩa riêng chođối tượng “cán bộ”, “công chức” mà tại Điều 1 của Pháp lệnh cán bộ, côngchức (1998) quy định: “Cán bộ, công chức” là công dân Việt Nam trongbiên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước

Theo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung của Pháp lệnh cán bộ, công chức đã được

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XI thông qua ngày 29/4/2003 Tại Điều 1khoản 1 Pháp lệnh này quy định cán bộ, công chức là “Công dân Việt Nam”,trong biên chế, bao gồm:

a) Những người do bầu cử, để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);

b) Những người được tuyện dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

Trang 4

c) Những người được tuyện dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong cơ quan nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

d) Những người được tuyện dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

đ) Thẩm phán Toà án nhân dân, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;

e) Những người được tuyện dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;

g) Người do bầu cử để đảm nhiệm chức vự theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, phường, thị trấn (sau đây gọi

Từ quá trình truyền bá lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học và phong trào công

Trang 5

nhân, Mác khẳng định: “Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con

người sử dụng lực lượng thực tiễn”(1)

V.I.Lênin kế thừa và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác, đã đặc biệtcoi trọng đội ngũ cán bộ “những nhà chính trị của giai cấp” thực sự củamình Từ ngày đầu thành lập Đảng, Lênin đã coi trọng cán bộ và công táccán bộ Khi Đảng có chính quyền lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội,

Lêninh khẳng định: “Nghiên cứu con người, tìm những cán bộ có bản lĩnh.

Hiện nay đó là then chốt; nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn”(2) Lênin còn chỉ rõ, trong bất kỳ giai đoạn nào

của cách mạng, “Người cộng sản lãnh đạo chỉ có một cách duy nhất để

chứng minh quyền lãnh đạo của mình, đó là tìm cho mình được nhiều, càng ngày càng nhiều những người phụ tá… biết giúp đỡ họ làm việc, biết đề bạt

họ, biết giới thiệu và chú ý đến kinh nghiệm của họ”(3) Khi vào giai đoạncông nghiệp hoá xây dựng đất nước, Lênin đặc biệt coi trọng đội ngũ cán bộkhoa học - kỹ thuật và quan tâm tới đội ngũ tri thức của giai cấp công nhân,

coi đây là điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội: “không có sự chỉ đạo của

các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm, thì không thể nào chuyển lên chủ nghĩa xã hội được, vì chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một bước tiến có ý thức và có tính chất quần chúng để đi tới một năng suất lao động cao hơn năng suất của chủ nghĩa tư bản dựa trên cơ sở những kết quả mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được”(4)

1 C.Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.2, tr 181.

2 V.I.Lênin: Sđd, 1975, tr 44, tr.449.

3 V.I.Lênin: Sđd, 1979, tr 42, tr.407.

4 V.I.Lênin: Sđd, 1978, tr 36, tr.217.

Trang 6

1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tuyển dụng, sử dụng và quản

lý cán bộ, công chức

Những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ vàcông tác cán bộ hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh Cốt lõi của tư tưởng HồChí Minh về công tác cán bộ chính là coi trọng và đánh giá đúng vai trò

“quyết định”, “cái gốc của mọi công việc” của người cái bộ; từ đó có chiếnlược để hình thành người cán bộ có đức, có tài; xây dựng một đội ngũ cán bộvững mạnh đủ sức đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong mỗimột thời kỳ

Trong việc lựa chọn cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâmtới phẩm chất đạo đức và năng lực của những người được lựa chọn Người

nói: “Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng Phải giữ vững

đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân chính” (1) Và “Sức

có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”(2)

Bác đã nêu rõ 4 tiêu chuẩn để lựa chọn cán bộ:

“1 Những người đã tỏ ra rất trung thành, hăng hái trong công việc, trong

lúc đấu tranh.

2 Những người liên lạc mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng, luôn luôn chú ý đến lợi ích của dân chúng Như thế, thì dân chúng mới tin cậy cán bộ và nhận cán bộ là người lãnh đạo của họ.

3 Những người có thể phụ trách giải quyết các vấn đề, trong những hoàn cảnh khó khăn Ai sợ phụ trách và không có sáng kiến thì không phải

là người lãnh đạo Người lãnh đạo đúng đắn cần phải: Khi thất bại không hoang mang, khi thắng lợi không kiêu ngạo Khi thi hành các nghị quyết kiên quyết, gan góc không sợ khó khăn.

Trang 7

4 Những người luôn luôn giữ đúng kỷ luật.

Đó là những khuôn khổ để lựa chọn cán bộ, chúng ta phải theo cho đúng”(3).Trong công tác cán bộ, Người luôn luôn coi trọng cả đức và tài của người

cán bộ Người nói: “Có tài phải có đức Có tài không có đức tham ô, hủ hoá,

có hại cho nước Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa không giúp ích gì được ai”(4)

Sử dụng đúng cán bộ “Tài nhỏ có thể hoá ra tài to” Theo Hồ Chí Minh, nếu

“Dùng cán bộ không đúng tài năng của họ cũng là một cớ thất bại”; “Nếu

người có tài mà dùng không đúng tài của họ, cũng không được việc”(1)

“Mục đích khéo dùng cán bộ, cốt để thực hành đầy đủ chính sách của Đảng

và Chính phủ Nếu cán bộ có ý hoang mang, sợ hãi, buồn rầu, uất ức hoặc công tác không hợp, chắc chắn không thành công được”(2)

Phải biết rõ cán bộ, đương nhiên trước khi dùng cán bộ phải hiểu cán bộ.Càng am hiểu bản chất, ưu khuyết điểm của cán bộ thì càng có cơ sở dùngcán bộ hiệu quả, đặt cán bộ phù hợp với năng lực sở trưởng của họ Người

từng nói: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài Nhưng vắn dài đều

họp nhau lại nơi bàn tay Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta… là con Lạc

Trang 8

cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc”(3) Hồ Chí Minh nói vềphương châm sử dụng cán bộ như sau:

“Hiểu biết cán bộ; khéo dùng cán bộ; cất nhắc cán bộ; thương yêu cán bộ;

Phê bình cán bộ”(4)

Sử dụng cán bộ thế nào ? Theo Hồ Chí Minh, trước hết phải xác địnhđúng yêu cầu công việc, “công việc yêu cầu cán bộ” và khi bố trí, sử dụngphải tránh sự thiên vị cá nhân Dùng người là cả một khoa học và nghệ thuật,

do đó, nếu bố trí đúng sẽ phát huy mặt mạnh của cán bộ, thúc đẩy đượcphòng trào và còn hạn chế được mặt yếu, mặt dở của họ

Người căn dặn 5 vấn đề người cán bộ lãnh đạo phải thực hiện khidùng người:

“1 Minh phải độ lượng, vị tha thì mới có thế đối với cán bộ một cách chí

công - vô tư, không có thành kiến, khiến cán bộ không bị bỏ rơi;

2 Phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần gũi những người mình không ưa;

3 Phải có tính chịu khó dạy bảo mới có thể nâng đỡ những đồng chí còn kém, giúp cho họ tiến bộ;

4 Phải sáng suốt mới khỏi bị bọn vu vơ bao vay, mà cách xa cán bộ tốt;

5 Phải có thái độ vui vẻ, thân mật, các đồng chí mới vui lòng gần gũi mình”

Trang 9

2 Cơ sở pháp lý về công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức.

2.1 Tuyển dụng cán bộ, công chức

Tuyển dụng công chức là một hoạt động của quản lý hành chính Nhànước diễn ra thường xuyên theo quy định của pháp luật Theo đó Nhà nướcchọn lựa một số người đủ tiêu chuẩn, năng lực và phẩm chất vào những vị trínhất định của bộ máy hành chính Nhà nước Tuyển dụng diễn ra bằng thi cửcông khai do Chính phủ quy định

Theo quy định tại Điều 23, tuỳ vào vị trí công tác mà người đượctuyển dụng phải tuân theo những quy định và chế độ, hình thức tuyển dụngriêng Như vậy, để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cóphẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực và tận tuỵ phục vụ nhân dân,trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, việc tuyển dụng cán bộ,công chức đã có những quy định cụ thể và chặt chẽ như sau:

1 Khi tuyển dụng cán bộ, công chức quy định tại các điểm b, c, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này, cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác của chức danh cán bộ, công chức và chỉ tiêu biên chế được giao.

2 Khi tuyển dụng cán bộ, công chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này, đơn vị sự nghiệp phải căn cứ vào nhu cầu công việc, kế hoạch biên chế và nguồn tài chính của đơn vị Việc tuyển dụng được thực hiện theo hình thức hợp đồng làm việc.

3 Người được tuyển dụng làm cán bộ, công chức quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này phải qua thực hiện chế độ công chức dự bị.

Trang 10

4 Người được tuyển dụng phải có phẩm chất đạo đức, đủ tiêu chuẩn và thông qua thi tuyển; đối với việc tuyển dụng ở các đơn vị sự nghiệp, vùng cao, vùng sau, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở vùng dân tộc ít người thì có thể thực hiện thông qua xét tuyển.

Chính phủ quy định cụ thể chế độ thi tuyển và xét tuyển.

Việc tuyển chọn và bổ nhiệm thẩm phán Toà án nhân dân, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân, Pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm toà án nhân dân, Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân và Pháp lệnh về kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân Được quy định trong Điều 24 của Pháp lệnh cán bộ, công

chức

Theo Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10-10-2003 của Chính phủ

về việc tuyển dụng cán bộ, công chức như sau:

* Về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức:

1 Người đăng ký dự tuyển vào công chức phải bảo đảm những điềukiện sau:

a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

b) Tuổi của người dự tuyển từ 18 tuổi đến 40 tuổi Trường hợp người

dự tuyển là sĩ quan, quân nhân chuyển nghiệp, viên chức trong các đơn vị sựnghiệp và doanh nghiẹp nhà nước thì tuổi dự tuyển có thể cao hơn nhưngkhông quá 45 tuổi;

c) Có đơn vị dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; có văn bằng chứng chỉ đàotạo phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển;

d) Đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ, công vụ;

Trang 11

đ) Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành

án phạt tù, cải tạo không gian giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáodụng tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục

2 Những người dự tuyển vào công chức quy định tại điểm b và điểm

c khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnhCán bộ, công chức ngày 29-4-2003 phải qua thực hiện chế độ công chức dựbị

3 Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ vào tính chất vàđặc điểm chuyên môn nghiệp vụ của ngạch tuyển dụng, cơ quan có thẩmquyền tuyển dụng có thể bổ sung thêm một số điều kiện đối với người dựtuyển

* Về tuyển dụng cán bộ, công chức:

1 Việc tuyển dụng công chức phải thông qua thi tuyển

2 Người tình nguyện làm việc từ năm năm trở lên ở vùng cao, vùng sâu,vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán

bộ, công chức ở vùng dân tộc ít người thì việc tuyển dụng có thể thực hiệnthông qua xét tuyển

2.2 Sử dụng cán bộ, công chức

Sử dụng cán bộ, công chức được quan niệm là Nhà nước, đại diện làChính phủ thực hiện chính sách huy động nguồn nhân lực hành chính (Chủyếu là đội ngũ công chức Nhà nước) vào hoạt động quản lý từ lực lượngđang trong hệ thống công vụ như thế nào Sử dụng cán bộ, công chức cònthể hiện ở khoa học về tổ chức lao động khoa học (thuộc về chuyên ngànhquản trị công chức, công sở) ở việc sử dụng một công chức cụ thể với mộtchuyên môn cụ thể, một lứa tuổi cụ thể và một năng lực, phẩm chất nhất

Trang 12

định Sử dụng cán bộ, công chức còn thể hiện một khoa học quản lý về bảnlĩnh của các nhà lãnh đạo như thế nào.

Theo Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10-10-2003 của Chính phủ vềviệc sử dụng cán bộ công chức như sau:

* Bố trí, phân công công tác:

1 Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức chịu trách nhiệm bố trí, phâncông, giao nhiệm vụ cho công chức, bảo đảm các điều kiện cần thiết để côngchức thi hành nhiệm vụ, thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức

2 Khi thực hiện việc bố trí, phân công công tác cho công chức phải bảo đảmphù hợp giữa nhiệm vụ được giao với ngạch công chức được bổ nhiệm, côngchức ở ngạch nào thì bố trí công việc phù hợp với ngạch đó

3 Công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ,công vụ của mình; công chức giữ chức vụ lãnh đạo còn phải chịu tráchnhiệm về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của công chức thuộc quyền quản

lý theo quy định của pháp luật

* Chuyển ngạch:

1 Công chức được phân công nhiệm vụ mới không phù hợp với ngạch côngchức đang giữ thì phải chuyển ngạch cho phù hợp với vị trí và chuyển mônnghiệp vụ được giao

2 Công chức được chuyển ngạch phải đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn,nghiệp vụ của ngạch được chuyển và phù hợp với cơ cấu ngạch công chứccủa cơ quan

3 Cơ quan sử dụng công chức khi chuyển ngạch cho công chức phảithành lập Hội đồng kiểm tra để sát hạch về trình độ và năng lực của côngchức Nếu công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch mới, thì cơquan sử dụng công chức ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc đềnghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức bổ nhiệm

Trang 13

Theo quy định tại Điều 33, nội dung quản lý về cán bộ, công chứckhông chỉ dừng lại ở việc ban hành văn bản pháp luật mà còn phải tổ chứcthực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy chế về cán bộ, côngchức;

Việc quyết định biên chế cán bộ, công chức cũng được quy định rõràng và cụ thể trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương; quy định định mựcbiên chế hành chính, sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân; hướng dẫn định mứcbiên chế trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ở Trung ương

Ngoài ra, trong nội dung quản lý về cán bộ, công chức, Nhà nước cònban hành thêm chế độ tập sự, thử việc (khoản 6)

Việc quản lý cán bộ, công chức cũng được quy định cụ thể đến từng

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,…

* Về nội dung quản lý cán bộ, công chức:

Nội dung quản lý cán bộ, công chức được quy định tại Điều 33 của Phápluật cán bộ, công chức và theo Điều 40 Nghị định của Bộ trưởng Bộ Nội vụnhư sau:

1 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ,

Trang 14

2 Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức;

3 Quy định chức danh và tiêu chuẩn cán bộ, công chức;

4 Quyết định biên chế cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ởTrung ương; quy định định mức biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc Uỷban nhân dân; hướng dẫn định mức biên chế trong các đơn vị sự nghiệp củaNhà nước ở Trung ương;

5 Tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng và phân cấp quản lý cán bộ, côngchức;

6 Ban hành quy chế tuyển dụng, nâng ngạch; chế độ tập sự, thử việc;

7 Đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, công chức;

8 Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãingộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức;

9 Thực hiện việc thống kê cán bộ, công chức;

10 Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của pháp luật về cán bộ,công chức;

11 Chỉ đạo, tổ chức giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, côngchức

Trên đây là một số cơ sở pháp lý để tuân thủ khi thực hiện công táctuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quanNhà nước

Ngày đăng: 02/07/2016, 22:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w