Trong những năm qua, nhằm thực hiện tốt đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, các doanh nghiệp nước ta đã nỗ lực phát triển sản xuất và đạt được mức năng xuất lao động cao, phát huy sức mạnh của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Để đạt đựơc những thành tích đó thì yếu tố con người là không thể thiếu được, chính yếu tố con người đã quyết định sự thành bại của mỗi công ty. Vì vậy mỗi doanh nghiệp đã tìm mọi cách để có được nguồn nhân lực có chất lượng cao và làm thế nào để có thể phát huy cao năng lực, sở trường của nguồn lao động mình có nhằm đạt được những mục tiêu chung của tổ chức đặt ra. Việc có nguồn nhân lực tốt trong tay đã khó nhưng việc sử dụng họ như thế nào cho có hiệu quả nhất còn khó khăn hơn. Và công tác tạo động lực cho người lao động sẽ giúp cho viêc sử dụng lao động đạt hiệu quả cao, đem lại sự thành công cho doanh nghiệp. Bên cạnh những thành tích đã đạt đựơc trong công tác tạo động lực cho người lao động thì trên thực tế ở nước ta nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến công tác này đã làm giảm hiệu quả của viêc sử dụng lao động, ảnh hưởng xấu tới kết quả sản xuất kinh doanh. Do đó việc tạo động lực cho người lao động nhằm tăng cường sự nỗ lực, sư hứng thú của họ khi làm việc tao ra năng suất, hiệu quả cao trong công việc là hết sức cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nhận thức rõ sự cần thiết phải tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp và sau một thời gian thưc tập tại Công ty ĐTXL & TM 36 em thấy công tác tạo động lực của công ty tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế vì vậy em đã chọn đề tài “ Tạo động lực cho người lao động tại công ty ĐTXL & TM 36” để làm chuyên đề thực tập. Kết cấu nội dung của chuyên đề: Chương I. Những vấn đề chung về tạo động lực lao động Chương II. Thực trạng công tác tạo đọng lực tại Công ty ĐTXL & TM 36. Chương III. Một số gải pháp tạo động lực tại công ty ĐTXL & TM 36
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞI ĐẦU Trong những năm qua, nhằm thực hiện tốt đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, các doanh nghiệp nước ta đã nỗ lực phát triển sản xuất và đạt được mức năng xuất lao động cao, phát huy sức mạnh của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Để đạt đựơc những thành tích đó thì yếu tố con người là không thể thiếu được, chính yếu tố con người đã quyết định sự thành bại của mỗi công ty. Vì vậy mỗi doanh nghiệp đã tìm mọi cách để có được nguồn nhân lực có chất lượng cao và làm thế nào để có thể phát huy cao năng lực, sở trường của nguồn lao động mình có nhằm đạt được những mục tiêu chung của tổ chức đặt ra. Việc có nguồn nhân lực tốt trong tay đã khó nhưng việc sử dụng họ như thế nào cho có hiệu quả nhất còn khó khăn hơn. Và công tác tạo động lực cho người lao động sẽ giúp cho viêc sử dụng lao động đạt hiệu quả cao, đem lại sự thành công cho doanh nghiệp. Bên cạnh những thành tích đã đạt đựơc trong công tác tạo động lực cho người lao động thì trên thực tế ở nước ta nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến công tác này đã làm giảm hiệu quả của viêc sử dụng lao động, ảnh hưởng xấu tới kết quả sản xuất kinh doanh. Do đó việc tạo động lực cho người lao động nhằm tăng cường sự nỗ lực, sư hứng thú của họ khi làm việc tao ra năng suất, hiệu quả cao trong công việc là hết sức cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nhận thức rõ sự cần thiết phải tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp và sau một thời gian thưc tập tại Công ty ĐTXL & TM 36 em thấy công tác tạo động lực của công ty tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế vì vậy em đã chọn đề tài “ Tạo động lực cho người lao động tại công ty ĐTXL & TM 36” để làm chuyên đề thực tập. Nguyễn Bá Ho n à Kinh tế lao động 46B 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Kết cấu nội dung của chuyên đề: Chương I. Những vấn đề chung về tạo động lực lao động Chương II. Thực trạng công tác tạo đọng lực tại Công ty ĐTXL & TM 36. Chương III. Một số gải pháp tạo động lực tại công ty ĐTXL & TM 36 Trong quá trình thực tập này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Công ty, của phòng tổ chức lao động, của cán bộ hướng dẫn và đặc biệt là sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thanh Vân . Trong quá trình làm bài trắc trắn không thể tránh khỏi những thiếu sót do sự hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, về thời gian vì vậy em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô để báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Bá Ho n à Kinh tế lao động 46B 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KÍCH THÍCH TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG. 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC. 1.1 Khái niệm về tạo động lực Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường sự nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức. Động cơ: chúng ta có động cơ máy và động cơ của con người. Động cơ giúp máy và con người hoạt động được và những hoạt động đó là hoạt động có mục đích. Sự khác nhau giữa mục đích của con người và của máy là hoạt động của máy do con người tạo ra và quyết định còn mục đích của con người là do tự bản thân tạo nên. Để đạt được năng suất và hiệu quả cao trong lao động thì luôn đòi hỏi người lao động làm việc nỗ lực và sáng tạo. Và điều đó phụ thuộc rất nhiều vào cách thức và phương pháp mà người quản lý sử dụng để tác động vào người lao động 1.2 Nhu cầu, lợi ích, mối quan hệ giữa nhu cầu và lợi ích. a. Nhu cầu. Là những đòi hỏi mong ước của con người xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau nhằm đạt được những mục đích nhất định. Con người đòi hỏi phải có rất nhiều những nhu cầu khác nhau trong cuộc sống mà cần được đáp ứng. Nhưng chung quy lại thì con người có hai nhu cầu cơ bản là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Nhu cầu vật chất là những đòi hỏi vật chất cần thiết để con người có thể sống, tồn tại và phát triển được như nhu cầu ăn, mặc, ở… Nhu cầu tinh thần là những đòi hỏi về mặt tinh thần để giúp con người phát triển về mặt trí lực như nhu cầu giao lưu với xã hội, học hỏi, tạo vị thế trong xã hội… Nguyễn Bá Ho n à Kinh tế lao động 46B 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Có thể nói nhu cầu của con người là vô hạn, khi được đáp ứng nhu cầu này thì con người con người có xu hướng cần được đáp ứng các nhu cầu khác cao hơn kể cả nhu cầu vật chất lẫn nhu cầu tinh thần. Hai loại nhu cầu này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Trước hết con người cần đáp ứng những nhu cầu về vật chất và khi được thoả mãn thì lại quan tâm đến nhu cầu tinh thần và phát triển nó cao hơn. Ngược lại khi nhu cầu tinh thần được thoả mãn nó giúp con người đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc tạo ra nhiều vật chất hơn. Trong nền kinh tế càng ngày càng phát triển thì hai loại nhu cầu này ngày càng tăng lên nhanh chóng nhưng với tốc độ không đều nhau. b. Lợi ích. chính là mức độ đáp ứng hay sự thoả mãn các nhu cầu của con người ở trong những điều kiện nhất định. Tương tự như nhu cầu thi cũng có lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Trong đó thì lợi ích vật chất sẽ đóng vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của con người. Do vậy nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động, kích thích lợi ích vật chất là yếu tố quan trọng nhất để khuyến khích người lao động làm việc tạo ra năng suất và hiệu quả cao. Khi lợi ích của người lao động được đáp ứng một cách thoả đáng thì họ sẽ tích cực làm việc hơn, hăng say với công việc mình đang làm, gắn bó với công việc hơn. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường với sự phát triển cao của nền kinh tế, sự phân công lao động ở mức cao thì việc đáp ứng một cách thoả đáng giữa lợi ích cá nhân của người lao động với lợi ích của doanh nghiệp là hết sức khó khăn. Các doanh nghiệp thường chú trọng nhiều hơn đến lợi ích của mình mà ít chú trọng đến lợi ích của người lao động do vậy mà đã làm giảm tính tích cực của người lao động, hiệu quả công việc sẽ không cao. Nếu doanh nghiệp quan tâm, đáp ứng tốt các lợi ích của người lao động thì họ sẽ tích cực làm việc, tạo năng suất lao động cao khi đó cả lợi ích của doanh nghiệp lẫn người lao động Nguyễn Bá Ho n à Kinh tế lao động 46B 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đều tăng hơn. Do vậy các doanh nghiệp cần quan tâm kết hợp một cách hài hoà giữa lợi ích của mình với lợi ích của người lao động và cần coi lợi ích cá nhân là cơ sở cho sự phát triển cũng như là lợi ích của doanh nghiệp. Lợi ích tinh thần. Là sự thoả mãn các nhu cầu tinh thần của người lao động. Đối với các doanh nghiệp thì việc quan tâm đáp ứng các nhu cầu về tinh thần là hết sức cần thiết, nó luôn đi song song với nhu cầu vật chất. Bới khi tinh thần của người lao động tốt thì họ sẽ làm việc tốt hơn, đạt kết quả cao hơn. Trong quá trình làm việc người lao động họ luôn quan tâm cả lợi ích vật chất lẫn tinh thần. Họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, tích cực lao động hơn nếu được làm việc trong những điều kiện làm việc tốt, có chính sách tốt đối với lao động… c. Mối quan hệ giữa lợi ích với nhu cầu. Ta thấy rằng nhu cầu của con người là hết sức phong phú, đa dạng và vô tận. Vì vậy chỉ có thể thoả mãn một phần nào đó các nhu cầu của con người chứ không thể nào đáp ứng hoàn toàn các nhu cầu. Với xu hướng phát triển của thời đại thì nhu cầu của con người cũng không ngừng tăng lên và các nhu cầu của con người ngày càng được thoả mãn nhiều hơn. Khi nhu cầu nào đó được thoả mãn thì nhu cầu khác cũng xuất hiện ở mức cao hơn tức lợi ích của con người cũng ngày càng tăng lên tương ứng. Nhu cầu bao giờ cũng phải xuất hiện trước, có nhu cầu được thoả mãn tức được đáp ứng lợi ích, có nhu cầu không được thoả mãn không được đáp ứng. Do vậy mà tổng các nhu cầu trừ sự thoả mãn các nhu cầu luôn lớn hơn không (∑Nhu cầu- ∑Thoả mãn) > 0 do vậy giữa nhu cầu và thoả mãn các nhu cầu luôn luôn có khoảng cách, đây là cơ sở quan trọng trong việc tạo động lực cho người lao động để không ngừng ngày càng đáp ứng tốt các nhu cầu cho người lao động, rút ngắn khoảng cách trên. Nguyễn Bá Ho n à Kinh tế lao động 46B 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giữa nhu cầu và lợi ích luôn có mối quan hệ chặt trẽ với nhau, nhu cầu luôn xuất hiện trước, không có nhu cầu thí không có lợi ích và nhu cầu là nội dung còn lợi ích là biểu hiện ra bên ngoài của nhu cầu. Chính nhu cầu đã tạo động lực cho người lao động làm việc nhưng điều làm cho họ tích cực làm việc tạo ra hiệu quả cao trong công việc là lợi ích họ nhận được khi lao động. Lợi ích sẽ luôn được người lao động quan tâm tính tới khi làm việc, nhu cầu càng được đáp ứng cao thì họ càng tích cực làm việc, hiệu quả công việc do vậy cũng sẽ tăng cao. Các nhà quản lý cần luôn quan tâm tìm hiểu nhu cầu của người lao động để có thể đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của họ trong khả năng của mình để họ có thể làm việc hiệuquả nhất. 2. CÁC YẾU TỐ TẠO ĐỘNG LỰC 2.1 Yếu tố bên trong. Đây là các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động. - Mục đích lao động. Hoạt động lao động của con người là hoạt động có mục đích, có mục tiêu rõ ràng cụ thể. Nhưng mục đích lao động của con người là hết sức khác nhau, đối với mỗi người họ sẽ tự đề ra những mục tiêu cho riêng mình từ đó sẽ có những phương hướng hoạt động lao động cho phù hợp với mục đích. Chẳng hạn có người đi làm vì mục đích chính là thu nhập như vậy thì tiền lương, tiền thưởng sẽ có tác dụng to lớn đến năng suất hiệu quả công việc của họ, có người mục đích chính đi làm là lấy kinh nghiệm thì việc học hỏi tiếp thu công việc sẽ có tác dụng lớn đến hiệu quả công việc…. - Nhu cầu của người lao động. Nhu cầu con người hêt sức phong phú và đa dạng vì vậy nhu cầu của người lao động cũng vậy. Nhu cầu của rmỗi người lao động là hết sức khác nhau vì vậy mà hoạt động lao động cũng sẽ khác nhau. Những người có nhu cầu nhiều và ở mức cao họ sẽ cố gắng nỗ lực để đạt được Nguyễn Bá Ho n à Kinh tế lao động 46B 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp các lợi ích thoả mãn các nhu cầu của chính bản thân mình, muốn vậy họ phải lao động tích cực lao động và đây là yếu tố để tạo động lực trong lao động. - Các quan niệm về công việc của người lao động. Với mỗi người khác nhau thì họ sẽ có cách nhìn nhận chung về công việc họ đang làm là hết sức khác nhau. Sự yêu thích công việc hay sự không yêu thích nó do cá nhân người lao động tự đánh giá nhưng nó có sự tác động không nhỏ của trào lưu xã hội, người thân, ban bè…. Nếu người đó làm công việc được đánh giá là tốt, công việc họ yêu thích thì họ sẽ thích thú làm hơn. hăng say hơn và đạt được kết quả công việc cao hơn. Ngược lại công việc họ không yêu thích nhưng phải làm vì lý do cuộc sống thì hiệu quả công việc sẽ không được như mong muốn. - Năng lực người lao động. Có thể nói năng lực làm việc của người lao động góp phần không nhỏ vào sự thành công trong công việc. Năng lực của mỗi người là có sự khác biệt rõ rệt điều đó thể hiện trong việc khẳng định vị trí, vị thế của họ công ty, trong xã hội. Một người có năng lực cao thì sự nỗ lực trong công việc sẽ đạt hiệu quả cao hơn, khi đó lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần của họ sẽ đạt được cao hơn điều đó càng thôi thúc kích thích họ làm việc tốt hơn. - … 2.2 Các yếu tố bên ngoài - Văn hoá của công ty. Nó đượchiểu là toàn bộ các giá trị mà công ty tạo nên và phong cách làm việc của công ty. Văn hoá công ty có tác động ảnh hưởng lớn đến phong cách làm việc của người lao động tại chính công ty đó. Những giá trị mà công ty tạo nên như uy tín của công ty, vị thế của công ty trên thị trường sẽ làm cho người lao động cảm thấy yên tâm hơn, tự hào hơn khi được làm việc tại công ty. Khi làm việc tại nơi có bầu không khí thoải mãi, có sự đối sử đúng mực của cấp trên đối với cấp đưới, nhân viên được quan tâm, được sự đãi ngộ thoả đáng thì chắc chắn nơi đó sẽ đạt được hiệu Nguyễn Bá Ho n à Kinh tế lao động 46B 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp quả công việc cao. Ngược lại văn hoá công ty không tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến thái độ hành vi làm việc của nhân viên cũng như người lao động. - Phong cách lãnh đạo. Được hiểu là cách thức hay phương thức mà người lãnh đạo dùng để tác động vào người cấp dưới hay người lao động để đạt được những mục tiêu kết quả nhất định. Những người quản lý khác nhau sẽ có phong cách lãnh đạo khác nhau. Một người lãnh đạo luôn quan tâm,tìm hiểu những nhân viên của mình, xem xét nhu cầu, sở thích, sở trường sở đoản của họ từ đó tìm ra những cách thức hợp lý tác động tới họ giúp họ có được hiệu quả cao trong công việc. Ngược lại người lãnh đạo không hiểu biết về nhân viên của mình, không có được những cách thức tác động đến nhân viên hợp lý thì sẽ không có được hiệu quả cao trong công việc. Vì vậy phong cách lãnh đạo của các nhà quản lý là hết sức quan trọng, nó sẽ tác động tích cực hay tiêu cực tới hành vi lao động, tới năng suất hiệu quả công việc. - Các chính sách về nhân lực. Chính sách về nhân sự luôn là yếu tố quan trọng giúp cho sự thành công của công ty. Nó bao gồm từ khâu tuyển chọn lao động, huấn luyện đào tạo nhân lực, bố trí sắp xếp vị trí công việc, thuyên chuyển, thăng chức, kỷ luật…. Việc thực hiện tốt chính sách trên luôn là yếu tố thúc đẩy người lao động tích cực làm việc bởi nó đã đáp ứng một phần không nhỏ các mục tiêu cá nhân của người lao động. - Các điều kiện làm việc. Người lao động sẽ cảm thấy thoải mái hơn, yên tâm hơn, an toàn hơn khi làm việc trong những điều kiện làm việc tốt. Nó bao gồm có tổ chức phục vụ nơi làm việc, không gian làm việc, an toàn vệ sinh nơi làm việc… Người lao động khi làm việc không chỉ quan tâm tới thu nhập mà họ còn quan tâm nhiều tới các điều kiện tại nơi làm việc, khi các điều kiện làm việc không tốt không chỉ ảnh hưởng tới sự tích cực làm việc, khả năng làm việc mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ người lao động. Vì vậy điều kiện làm việc tốt sẽ là một yếu tố tạo động lực cho người lao động. Nguyễn Bá Ho n à Kinh tế lao động 46B 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Các yếu tố thuộc về công việc. Như bản chất của công việc, quy trình công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị . Bản chất của công việc đang làm. Một công việc mà người lao động ưa thích, phù hợp với khả năng của họ thì người lao động sẽ cảm thấy hứng thú hơn, tự tin hơn về công việc mình đang làm do vậy sẽ đem lại hiệu ầm tốt trong công việc. Hoặc một công việc có vị thế cao trong xã hội, được xã hội coi trọng, có mức thu nhập cao thì người lao động cũng cảm thấy hứng thú, tự tin trong làm việc. Quy trình sản xuất, máy móc thiết bị phục vụ làm việc. Khi quy trình sản xuất máy móc hiện đại sẽ làm cho người lao động giảm được một lượng lớn hao phí sức lao động, khiến công việc của họ đơn giản nhẹ nhàng hơn, an toàn hơn rất nhiều làm cho năng suất lao động tăng lên nhiều do vậy hiệu quả công việc cũng tăng cao. Đó là yếu tố tạo động lực cho người lao động. 3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TẠO ĐÔNG LỰC Xuất phát từ nhu cầu của con người và việc đòi hỏi phải thoả mãn nó. Ta thấy nhu cầu của con người là hết sức đa dạng và phong phú nhưng việc thoả mãn các nhu cầu đó là có giới hạn kể cả lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần. Khi người lao động thoả mãn với các nhu cầu thì họ sẽ cảm thấy thích thú hơn, hưng phấn hơn khi làm việc như vậy sẽ làm cho họ có được động lực khi làm việc. Ngược lại khi họ không được thoả mãn các nhu cầu thì sẽ cảm thấy không thoải mái khi làm việc, không tạo được động lực cho họ làm hiệu quả công việc giảm xuống. Khi người lao động được đặt trong một môi trường làm việc có động lực cao sẽ đem lại hiệu quả công việc cao. Khi đó cả tổ chức và người lao động sẽ được hưởng lợi từ công việc có hiệu quả. Vì vậy các nhà quản lý luôn động viên kích thích người lao động làm việc, họ luôn tạo những điều kiện tốt, kích thích tốt để người lao động làm việc có hiệu quả cao nhất. Nguyễn Bá Ho n à Kinh tế lao động 46B 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4. MỤC ĐÍCH, VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC. 4.1 Mục đích của tạo động lực. Công tác tạo động lực cho người lao động nhằm mục đích chính là khai thác, sử dụng, phát huy một cách hợp lý hiệu quả nguồn lao động của tổ chức để đạt được những những mục tiêu chung của tổ chức. Việc tạo động lực cho người lao động sẽ giúp cho họ yêu thích với công việc của mình hơn, gắn bó với nó, tích cực làm việc từ đó đem lại hiệu quả cao trong công việc, đem lại những lợi ích to lớn cho tổ chức. 4.2 Vai trò. * Đối với người lao động. Giúp người lao động có được khả năng làm việc cao, phát huy tốt những lợi thế của mình, đem lại cuộc sống ngày càng cao hơn, ổn định hơn, bản thân ngày càng được hoàn thiện phát triển cao hơn. * Đối với doanh nghiệp. Khi công tác tạo động lực phát huy hiệu quả sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, lợi nhuận tăng cao, nguồn nhân lực ngày càng phát triển cao, tiế kiệm chi phí sản xuất…. Do vậy giúp công ty ngày càng lớn mạnh, đứng vững trên thị trường. * Đối với xã hội. Giúp xã hội không ngừng phát triển, tiến bộ vững mạnh. Khi bản thân người lao động có động lực cao trong lao động sẽ không chỉ làm lợi cho bản thân họ mà còn làm cho cả doanh nghiệp phát triển, khi các công ty phát triển thì kéo theo nền kinh tế tăng trưởng, phát triển cao. 4.3 Ý nghĩa. Công tác tạo động lực có ý nghĩa vô cùng lớn đến công ty nói chung và phòng tổ chức lao động nói riêng bởi đây là phòng chịu trách nhiệm chính về công tác nhân sự. Khi phòng lao động thực hiện tốt công tác về nhân lực sẽ tạo điều kiện cho việc tạo động lực đối với người lao động làm cho họ làm việc hiệu quả góp phần vào sự thành công của cong ty. Nguyễn Bá Ho n à Kinh tế lao động 46B 10