1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện cho học sinh lớp 5 trường tiểu học chiềng mung, huyện mai sơn, tỉnh sơn la

84 324 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 899,42 KB

Nội dung

- Nghiên cứu, khảo sát thực trạng của việc nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.. Trong đó, nhóm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC QUA GIỜ KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC CHIỀNG MUNG,

HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học giáo dục

Sinh viên thực hiện: Hà Hải Yến Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh

Tòng Văn Nam Giới tính: Nam Dân tộc: Thái

Lò Thị Thiêu Giới tính: Nữ Dân tộc: Thái

Lớp: K56 ĐHGD Tiểu học B Khoa: Tiểu học – Mầm non Năm thứ 3/Số năm đào tạo: 4

Ngành học: ĐHGD Tiểu học

Sinh viên nghiên cứu chịu trách nhiệm: Hà Hải Yến

Người hướng dẫn: TS Điêu Thị Tú Uyên

Sơn La, tháng 05 năm 2018

Trang 2

đề tài

Chúng em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, thầy cô giáo cùng toàn thể các

em học sinh khối 5, trường Tiểu học Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ chúng em trong quá trình khảo sát và thực nghiệm đề tài

Sơn La, tháng 5 năm 2018

Sinh viên thực hiện:

Hà Hải Yến Tòng Văn Nam

Lò Thị Thiêu

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Giả thuyết khoa học 5

8 Phương pháp nghiên cứu 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6

1.1 Cơ sở lí luận 6

1.1.1 Cảm thụ văn học và năng lực cảm thụ văn học 6

1.1.2 Đặc điểm cảm thụ văn học của học sinh tiểu học 7

1.1.3 Yêu cầu của cảm thụ văn học ở học sinh tiểu học 10

1.1.4 Nội dung, nhiệm vụ của việc cảm thụ văn học thông qua giờ kể chuyện 11

1.1.5 Nội dung chương trình kể chuyện lớp 5 14

1.2 Cơ sở thực tiễn 17

1.2.1 Thực trạng bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh của giáo viên 17

1.2.2 Thực trạng việc cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện của học sinh 18

1.2.3 Kết luận về điều tra thực trạng 20

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 20

CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC QUA GIỜ KỂ CHUYỆN 22

2.1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, cảm nhận nội dung, ý nghĩa, hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm văn học thông qua giờ kể chuyện 22

2.2 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, nhận biết tính cách, phẩm chất, ý nghĩa của nhân vật trong truyện thông qua giờ kể chuyện 26

2.3 Hướng dẫn học sinh bày tỏ thái độ, tình cảm đối với nhân vật, câu chuyện 34

2.4 Hướng dẫn học sinh kể chuyện sáng tạo gắn với viết văn cảm thụ 36

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 41

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 42

Trang 4

3.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 42

3.2 Thời gian, địa điểm thực nghiệm 42

3.3 Nội dung thực nghiệm 42

3.4 Phân tích kết quả thực nghiệm 51

3.5 Kết luận sau thực nghiệm 53

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 54

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 55

1 Kết luận 55

2 Khuyến nghị 56

2.1 Đối với các nhà quản lí giáo dục 56

2.2 Đối với giáo viên 56

2.3 Đối với học sinh 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Ghi nhận đánh giá về mức độ hoàn thành của HS trong việc phát biểu

cảm nhận đối với nhân vật trong TPVH

Bảng 3.2 So sánh kết quả bài tập làm văn CTVH của HS lớp 5

Trang 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Khoa Tiểu học – Mầm non

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1.Thông tin chung

- Tên đề tài: Biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện cho học

sinh lớp 5 Trường Tiểu học Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

- Sinh viên thực hiện

1 Hà Hải Yến

2 Tòng Văn Nam

3 Lò Thị Thiêu

- Lớp: K56 ĐHGD Tiểu học B Khoa Tiểu học – Mầm non

- Người hướng dẫn: TS Điêu Thị Tú Uyên

2 Mục tiêu đề tài

- Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài

- Nghiên cứu, khảo sát thực trạng của việc nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

- Đề xuất một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn

học khi học môn Tiếng Việt

4 Kết quả nghiên cứu

Từ nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, nhóm tác giả đề tài đề xuất 4 biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện cho học sinh lớp 5, đó là:

Trang 8

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, cảm nhận nội dung, ý nghĩa, hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm văn học thông qua giờ kể chuyện

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, nhận biết tính cách, phẩm chất, ý nghĩa của nhân vật trong truyện thông qua giờ kể chuyện

- Hướng dẫn học sinh bày tỏ thái độ, tình cảm đối với nhân vật, câu chuyện

- Hướng dẫn học sinh kể chuyện sáng tạo gắn với viết văn cảm thụ

Đề tài hoàn thành gồm 54 trang khổ A4 Trong đó, nhóm tác giả đề tài đã tìm

hiểu thực trạng dạy bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh của giáo viên và

thực trạng việc cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện của học sinh Từ đó nghiên cứu và

đề xuất một số biện pháp giúp nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện cho học sinh lớp 5

Nhóm đề tài đã tiến hành thực nghiệm sư phạm, kiểm chứng được những biện pháp mà nhóm nghiên cứu đề xuất mang lại một số hiệu quả tương đối tốt, có tính khả thi, có thể nhân rộng để thực hiện trong thực tế dạy học môn Tiếng Việt

5 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài

Công trình này đã nghiên cứu một số cơ sở lí luận và thực tiễn, từ đó giúp giáo viên nhận thấy những vai trò quan trọng của việc rèn luyện, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, đặc biệt đối tượng học sinh dân tộc thiểu số Việc quan tâm nhận thức của giáo viên sẽ có những tác động quan trọng đến quan điểm và phương pháp dạy học của họ Giúp giáo viên có sự đổi mới, sáng tạo trong dạy học

môn Tiếng Việt nói chung, trong bồi dưỡng nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho

học sinh nói riêng Đề tài có thể ứng dụng ở các trường tiểu học có nhiều học sinh dân tộc thiểu số, ở miền núi và những vùng khó khăn

Đề tài còn làm tài liệu tham khảo trực tiếp cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học tại Trường Đại học Tây Bắc; Giáo viên Trường Tiểu học Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

6 Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có)

………

………

Trang 10

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực

hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

Trang 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Khoa: Tiểu học – Mầm non

THÔNG TIN SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I.SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN

Họ và tên: Hà Hải Yến

Sinh ngày: 14 tháng 8 năm 1997

Nơi sinh: Chiềng Pằn – Yên Châu – Sơn La

Lớp: K56 Đại học Giáo dục Tiểu học B Khóa: 2015- 2019

Khoa: Tiểu học – Mầm non

Địa chỉ: Tổ 2, Phường Quyết Tâm – thành phố Sơn La

Điện thoại: 0164.526.8125 Email: hahaiyen15997@gmail.com

II.QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ nhất đến

năm đang học):

*Năm thứ 1:

Ngành học: Giáo dục Tiểu học Khoa: Tiểu học – Mầm non

Kết quả xếp loại học tập: Trung bình

Xác nhận của trường Sinh viên chịu trách nhiệm chính

(Ký tên và đóng dấu) thực hiện đề tài

Hà Hải Yến

Trang 12

1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Giáo dục tiểu học là bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, cơ sở ban

đầu hết sức quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông Mục tiêu giáo dục tiểu học hiện nay là hình thành cho học sinh (sau đây sẽ viết tắt là HS) những tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, thể chất về các kĩ năng cơ bản mang tính đúng đắn và lâu dài để các em học tiếp bậc Trung học cơ

sở Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kì phát triển công nghệ, công nghiệp hoá, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chất lượng giáo dục là vấn đề số một trong nội dung công tác của ngành giáo dục

Để đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đáp ứng nhu cầu hiện nay của xã hội, chúng ta rất cần nhân tài, những người có trí tuệ sắc bén, có kĩ năng thuần thục, có tính chủ động, độc lập trong thực hiện công việc Việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài ngay từ khi bắt đầu bậc học đầu tiên của phổ thông (bậc tiểu học) là việc làm thực sự cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng

1.2 Ở tiểu học, việc bồi dưỡng năng lực, kỹ năng và kiến thức về cảm thụ văn

học (sau đây sẽ viết tắt là CTVH) cho HS là trách nhiệm của giáo viên (sau đây sẽ viết

tắt là GV) và nhà trường Trong hệ thống các môn học ở tiểu học thì môn Tiếng Việt là

môn học rất quan trọng, được coi là môn học công cụ để học tốt các môn học khác

Môn Tiếng Việt gồm nhiều phân môn đó là các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả, Luyện từ và câu trong đó phần rèn kĩ năng, năng lực CTVH thuộc phân môn Tập làm văn là phần nhằm phát triển tư duy cho HS, nhằm bồi dưỡng để các

em có thể trở thành HS giỏi môn Tiếng Việt Khi cảm thụ được tác phẩm văn học (sau

đây sẽ viết tắt là TPVH), HS không chỉ được cung cấp nhận thức mà còn được tác động về tình cảm Từ đó, HS sẽ nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được bồi dưỡng về tâm hồn, khơi dậy những năng lực hành động trong hiện tại và tương lai

Bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS nhằm hướng tới việc khám phá nghệ thuật của TPVH Khi tiếp cận với TPVH, bồi dưỡng năng lực cảm thụ chính là nhằm giúp

HS nhận biết nhanh nhạy và chính xác các nội dung, ý nghĩa, chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm Từ đó, hình thành ở HS một số kĩ năng sơ giản trong phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; phát triển tình cảm, tâm hồn, nhân cách cho HS; giúp HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong văn học và trong cuộc sống

Trang 13

2

Việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS lớp 5 là một việc làm cần thiết nhưng cũng đầy khó khăn Nguyên nhân chủ quan về phía HS: đặc điểm tư duy vẫn đang phát triển từ cụ thể đến trừu tượng; trình độ tiếp nhận TPVH chủ yếu còn mang tính chất cảm tính; về phía GV: do áp lực của việc phải dạy nhiều môn, phải quản lý HS, phải hoàn thành nhiều loại hồ sơ, sổ sách,… nên chưa đặt ra vấn đề phải quan tâm đặc biệt đến năng lực CTVH cho HS Trong khi đó, việc quan tâm, rèn luyện nhằm nâng cao chất lượng CTVH cho HS là một việc làm thực sự cần thiết Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khách quan như: trang thiết bị của nhà trường còn chưa đảm bảo để phục

vụ việc học tập cho HS, tài liệu tham khảo trên thư viện nhà trường chưa phong phú

Đó chính là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng lực CTVH của HS còn nhiều hạn chế

Thực tế này cho thấy, cần thiết phải có những nghiên cứu, tìm ra những giải pháp phù hợp, khoa học, linh hoạt, sáng tạo để nâng cao năng lực CTVH cho HS tiểu học

Đây là những vấn đề gợi ý cho nhóm tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: Biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện cho học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Các TPVH là món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ thơ Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng bay bổng, ước mơ khám phá thế giới xung quanh và sáng tạo trong cuộc sống Vì vậy việc định hướng, hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng CTVH cho HS là

một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết trong dạy học Tiếng Việt ở bậc tiểu học Dạy văn là dạy người, thông qua các giờ dạy môn Tiếng Việt của GV, HS sẽ được

trang bị phong phú về kiến thức, bồi đắp thêm sự nhạy bén, tinh tế trong cảm nhận văn

học Nhờ đó mà người đọc văn, học văn có thể “Lấy hồn ta để hiểu hồn người” [3,

tr.12]

Vấn đề bồi dưỡng, trau dồi năng lực CTVH cho HS lớp 5 đã được các nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình và giáo dục đề cập đến ở tầm khái quát

Phan Trọng Luận viết cuốn Cảm thụ văn học và giảng dạy văn học Đây là

chuyên luận đầu tiên nghiên cứu những vấn đề lí luận về CTVH và phương pháp dạy văn trong trường phổ thông

Trang 14

3

Nhóm tác giả Phạm Minh Diệu và Hoàng Thị Mai, Nguyễn Đình Mai, Lê Thị

Lan Anh đồng biên soạn cuốn Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh Tiểu học Nội dung cuốn sách trình bày các phương pháp bồi dưỡng CTVH cho HS tiểu học thông qua môn Tiếng Việt

Tác giả Dương Thị Hương với cuốn Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học cũng đã đề cập một số biện pháp bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS tiểu học thông qua phân môn Tập đọc

Tác giả Hoàng Hòa Bình trong cuốn Dạy văn cho học sinh tiểu học lại chủ yếu

tập trung nghiên cứu phương pháp dạy văn cho HS tiểu học nói chung mà chưa tập trung nhiều vào nội dung hướng dẫn và rèn luyện năng lực CTVH cho HS

Trong cuốn Dạy kể chuyện ở trường tiểu học, tác giả Chu Huy khẳng định, nhu

cầu kể chuyện đối với HS tiểu học là rất lớn Ngoài việc xác định vị trí, nhiệm vụ rất

quan trọng của phân môn Kể chuyện, ông còn đề ra các phương pháp dạy học với một

số bài soạn mẫu cụ thể

Tác giả Hà Nguyễn Kim Giang với cuốn Phương pháp đọc kể diễn cảm đã giúp

người đọc nhận thức đúng được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động đọc, kể diễn cảm TPVH và cách vận dụng các phương pháp giáo dục nhằm giúp trẻ dễ dàng phát huy khả năng sáng tạo của mình

Nội dung các công trình trên đều đậm nhạt đề cập đến vấn đề rèn luyện, nâng cao năng lực CTVH cho HS tiểu học Điểm chung của các tác giả trong những công trình khoa học này là quan điểm khẳng định vai trò quan trọng của việc CTVH ở HS Các công trình nghiên cứu trên cũng đã quan tâm đến các phương diện về phương pháp dạy văn học cho HS tiểu học, hoặc cụ thể hơn, đã đề cập đến phương pháp bồi dưỡng CTVH cho HS tiểu học, làm tiền đề khoa học cho các nghiên cứu khoa học sau Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên nghiên cứu về lý luận khái quát, chưa đi vào một phạm vi cụ thể và hẹp, hoặc nếu có đề cập đến phạm vi cụ thể như biện pháp nâng cao

năng lực CTVH cho HS tiểu học thì mới quan tâm chủ yếu là thông qua phân môn Tập đọc, còn một số phân môn khác (như Kể chuyện, Tập làm văn) thì chưa đề cập tới

Đây vừa là khoảng trống, vừa là gợi ý khoa học để chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài:

Biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

Trang 15

4

Ngoài ra, một số đề tài nghiên cứu khoa học Biện pháp nâng cao chất lượng tiếp nhận văn học thiếu nhi cho học sinh lớp 4, 5 Trường Tiểu học Tường Phù – Phù Yên – Sơn La thông qua giờ tập đọc của Lường Thanh Mai; Một số biện pháp bồi dưỡng khả năng cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học của Nguyễn Thị Sang và Biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Xuân Lương – Yên Thế - Bắc Giang của Nông Thị Nhung cũng đã quan tâm đến vấn đề nâng cao

chất lượng CTVH cho HS ở một số trường tiểu học cụ thể Đây là những công trình nghiên cứu khoa học tạo tiền đề thuận lợi để nhóm tác giả đề tài tham khảo, triển khai

đề tài nghiên cứu về nâng cao năng lực CTVH cho HS lớp 5 qua giờ kể chuyện

3 Mục đích nghiên cứu

Khảo sát và đánh giá thực trạng CTVH qua giờ kể chuyện của HS lớp 5, Trường Tiểu học Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La Từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao năng lực CTVH qua giờ kể chuyện cho HS lớp 5 tại trường tiểu học này

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu, phân tích một số cơ sở lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Xây dựng một số biện pháp nâng cao chất lượng CTVH cho HS lớp 5 thông qua giờ kể chuyện

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của biện pháp nâng cao năng lực CTVH cho HS lớp 5 thông qua giờ kể chuyện mà đề tài đã đề xuất

- Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm và kết luận về các kết quả nghiên cứu của

đề tài

5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp nâng cao chất lượng CTVH cho HS lớp 5 thông qua giờ kể chuyện

Trang 16

5

- Bước đầu đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng CTVH cho HS lớp 5 và ứng dụng tại một trường tiểu học cụ thể là Trường Tiểu học Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

- Trong chương trình phân môn Kể chuyện lớp 5, chúng tôi chủ yếu chọn các

truyện là TPVH hoặc truyện có nhiều tính chất văn học để làm phương tiện đề xuất các biện pháp; ngoài các truyện có trong sách giáo khoa (sau đây sẽ viết tắt là SGK),

chúng tôi có sử dụng thêm một số truyện trong cuốn Truyện đọc lớp 5 – Cuốn sách bổ trợ cho chương trình phân môn Kể chuyện lớp 5

7 Giả thuyết khoa học

Trên thực tế, tại Trường Tiểu học Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, việc nâng cao chất lượng CTVH cho HS lớp 5 chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng chất lượng CTVH của HS chưa cao Nếu biện pháp chúng tôi đề xuất trong

đề tài nghiên cứu này khả thi và được ứng dụng thì việc đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc CTVH cho HS lớp 5

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu tài liệu, hệ thống hoá tài liệu xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp thống kê, phân loại

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp khảo sát bằng phiếu Anket

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp thống kê toán học

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

9 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung của đề tài gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 17

6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Cảm thụ văn học và năng lực cảm thụ văn học

CTVH là một quá trình tiếp nhận, hiểu, cảm nhận được văn chương, tính hình tượng của văn chương, đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng phản ánh nghệ thuật của văn chương

Ngoài ra, tác giả Trần Mạnh Hưởng cho rằng: “CTVH là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ… thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ)” [4, tr.16]

Trong cuốn Cảm thụ văn học của tác giả Dương Thị Hương cũng cho rằng:

“CTVH là đọc hiểu các tác phẩm văn chương ở mức độ cao nhất, người đọc không chỉ nắm bắt thông tin mà còn phải thẩm thấu được thông tin, phân tích, đánh giá được khả năng sử dụng ngôn từ của tác giả, tạo được mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả và bạn đọc và có thể truyền thụ cách hiểu đó cho người khác” [5, tr.12]

Như vậy CTVH được hiểu là một quá trình, trong đó người đọc người nghe trình bày những cảm nhận, đánh giá của mình về một TPVH CTVH thiên về phương diện cảm xúc, tình cảm, quan điểm cá nhân, đậm tính chủ quan, thường khai thác các giá trị đặc sắc của tác phẩm

Năng lực CTVH là khả năng nắm bắt một cách nhanh, nhạy, chính xác các đặc điểm, đặc trưng, bản chất của tác phẩm về nội dung và nghệ thuật; là khả năng hiểu, rung cảm một cách sâu sắc, tinh tế với những điều tâm sự thầm kín nhất của tác giả gửi gắm qua hình tượng; là khả năng đánh giá chính xác và sâu sắc tài năng cũng như sự độc đáo trong phong cách nhà văn

Năng lực CTVH ở mỗi người không hoàn toàn giống nhau do nhiều yếu tố như: vốn sống và hiểu biết, năng lực và trình độ kiến thức, tình cảm và thái độ, sự nhạy cảm khi tiếp xúc với tác phẩm văn học… quy định Ngay cả ở một người, sự cảm thụ một TPVH trong những thời điểm khác nhau cũng không hoàn toàn đồng nhất, trùng khớp

Ví dụ: đối với tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài) cách cảm nhận có những điểm

khác nhau Đây là tác phẩm chủ yếu được hiểu là truyện viết cho thiếu nhi, các nhân

Trang 18

7

vật trong truyện mang tính biểu tượng cho tính cách, quá trình trưởng thành của thiếu nhi Nhưng ở góc độ xã hội, tác phẩm lại được hiểu là có hàm ẩn quan niệm của Tô Hoài về thời thế, nhân vật Dế Mèn được hiểu như biểu tượng có ý nghĩa chính trị Năng lực CTVH được chia làm hai cấp độ khác nhau:

Năng lực cảm thụ tốt: Là năng lực hiểu, nắm bắt chính xác những đặc điểm nội

dung, nghệ thuật của TPVH

Năng lực cảm thụ nhạy bén: Là khả năng hiểu, nắm bắt chính xác, nhạy bén, sâu

sắc và tinh tế những đặc điểm bản chất, những giá trị độc đáo về nội dung nghệ thuật của TPVH

Ở HS tiểu học, mức độ CTVH chủ yếu dừng lại ở cấp độ thứ nhất Do hai nguyên nhân chính: đặc điểm tâm lý lứa tuổi và trình độ tiếp nhận kiến thức của HS còn có những non nớt, chưa đủ điều kiện để đạt được mức độ hiểu một cách sâu sắc, nắm bắt một cách nhạy bén và tinh tế những giá trị của TPVH; quan niệm của một bộ phận

GV, cho rằng với trình độ HS như thế, không cần thiết phải đào sâu, yêu cầu cao đối với HS trong việc nắm bắt, cảm nhận những giá trị của TPVH Thực tế trên đang đặt ra những thách thức cho việc định hướng và rèn luyện nhằm nâng cao năng lực CTVH cho HS tiểu học, đáp ứng nhu cầu giáo dục toàn diện HS trong thời điểm hiện nay

1.1.2 Đặc điểm cảm thụ văn học của học sinh tiểu học

1.1.2.1 Đặc điểm tâm lí, ngôn ngữ ảnh hưởng đến việc cảm thụ văn học

a Đặc điểm tâm lí

HS lớp 5 đã bước vào tuổi thiếu niên HS lớn nhanh, kích thước và tổ chức cơ thể

đã tiến gần đến người trưởng thành Hành vi và đời sống nội tâm của HS đã có những thay đổi đột biến

Nét đặc thù của nhân cách HS ở tuổi này là ý thức mình không còn là trẻ con Vì vậy tuy hành vi vẫn là trẻ con nhưng HS lại muốn tỏ ra mình đã là người lớn HS dễ bị cáu bẳn nếu bị người lớn âu yếm như trẻ con, và bướng bỉnh, khó bảo nếu không được tôn trọng, không được cư xử bình đẳng Tuổi này vì vậy được gọi là tuổi chuyển tiếp

Do đó sự cân bằng cơ thể của trẻ em bị phá vỡ, sự cân bằng của cơ thể người lớn còn chưa vững chắc, HS dễ xúc động và xúc động cao L.X Vugotxki cho rằng: “Những giai đoạn khủng hoảng trong đời sống con người, những thời kì chuyển tiếp và cấu tạo lại cơ thể luôn tràn đầy những phản ứng cảm xúc và đời sống tình cảm.” [1, tr.12, 13] Tình trạng dâng cao cảm xúc khiến trẻ em ở tuổi này có một sự thay đổi đáng kể Ở

Trang 19

8

tuổi này, HS chỉ thích được bày tỏ và thích được người khác, nhất là người lớn ghi nhận ý kiến của họ; thích được viết lại những suy nghĩ, cảm nhận, cảm xúc qua các hình thức nhật kí, bài văn dạng phát biểu cảm nghĩ Và đặc điểm này sẽ tạo thuận lợi cho GV khi có ý định định hướng và rèn luyện kĩ năng CTVH cho HS HS đã biết sử dụng những kinh nghiệm đã được tích lũy được ở các lớp học dưới để áp dụng vào các bài viết của mình Trong quá trình phát triển tư duy ở HS tiểu, tư duy được chuyển dần

từ tính trực quan cụ thể sang trừu tượng khái quát và đạt ngưỡng cao nhất ở cấp tiểu học là khi các em bước vào giai đoạn lớp 5, lúc này tuy khả năng khái quát lý luận, khả năng phân tích tổng hợp còn sơ đẳng song đã đáp ứng được những yêu cầu cần thiết cụ thể để HS có khả năng cảm thụ được TPVH dưới sự hướng dẫn của GV Thêm vào đó tưởng tượng, nhất là tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo đã bắt đầu hoàn thiện, phát triển mạnh mẽ Từ những hình ảnh cũ HS đã có khả năng tái tạo ra những hình ảnh mới, phát triển các khả năng làm thơ, làm văn… đây là một điểm thuận lợi giúp HS thực hiện tốt được các yêu cầu khi viết các dạng bài văn cảm thụ như: hóa thân vào nhân vật, nhớ và kể lại một câu chuyện bằng lời của nhân vật trong truyện… Tuy nhiên tưởng tượng của HS trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng gắn liền với các rung động tình cảm của HS Do đó đòi hỏi người GV muốn phát triển khả năng CTVH của HS thì phải biết biến các câu chuyện khô khan thành những hình ảnh giàu cảm xúc, đặt ra cho

HS những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút HS vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để HS có cơ hội phát triển nhận thức của mình một cách toàn diện

b Đặc điểm ngôn ngữ

Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và

lý tính của HS Nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của HS phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của HS Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của HS ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ, nhân cách của HS

Hầu hết HS tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân, tự bày tỏ ý kiến của cá nhân HS tiểu học vì thế không chỉ quan tâm đến SGK mà còn quan tâm

Trang 20

9

đến các loại văn bản khác như báo (Nhi đồng, Măng non, Hoa học trò, ), TPVH dành

cho thiếu nhi HS cũng quan tâm và tỏ ra có hứng thú với các hoạt động như thi kể chuyện, đọc thơ, viết báo tường, viết nhật kí, viết cảm tưởng Điều đó cho thấy, HS tiểu học có nhu cầu rất lớn trong việc tăng cường vốn ngôn ngữ phong phú, đa dạng, tăng cường năng lực sử dụng ngôn ngữ cho bản thân để học tốt và trở thành một bản thể có chính kiến Đây là đặc điểm quan trọng để GV có những định hướng tốt hơn trong việc giúp HS bày tỏ được những cảm nhận, những cách quan niệm của mình khi tiếp cận với các TPVH

1.1.2.2 Đặc điểm cảm thụ văn học của học sinh tiểu học (lớp 5)

Sự CTVH của HS lớp 5 còn chưa hoàn thiện so với HS ở các bậc học cao hơn

Đó là một quá trình CTVH chịu sự chi phối mạnh mẽ của tình cảm hơn là lý tính Khi tiếp xúc với TPVH, HS lớp 5 thường không thích những nhân vật ít hành động, tức là nhân vật giàu suy tư HS thường bỏ qua hay đọc lướt những đoạn bình luận, suy nghĩ, triết lí của nhân vật hay tác giả, vì cho là không thú vị Trái lại, HS thích những nhân vật hành động, cả trong trường hợp những nhân vật ấy được miêu tả rất sơ lược, không tạo nên biểu tượng về tính cách

Vì tình cảm vượt trước quá trình phân tích – tổng hợp và ấn định các biểu tượng nên HS tuổi này thường cảm tính, chủ quan khi gán cho nhân vật của tác phẩm những nét tính cách theo chủ ý của mình mà ít quan tâm đến chủ định của tác giả khi xây dựng nhân vật Thiện chí và sự thông cảm làm HS thấy nhân vật mình yêu thích chỉ có những nét tính cách tốt và dễ dàng đánh giá cao nhân vật hơn mức mà nhân vật có Ngược lại, HS thấy thiếu thiện cảm, hoặc ghét nhân vật mình không yêu thích, cho là chỉ có nét xấu

Ví dụ, chúng tôi yêu cầu đọc một số HS lớp 5 đọc truyện ngắn Người thợ săn và con dê núi [2, tr.37, 38] và bày tỏ thái độ đối với các nhân vật trong truyện Thoạt đầu

khi đọc câu chuyện HS dễ cho rằng người thợ săn là một nhân vật xấu vì chuyên đi săn các loài động vật hoang dã Nên trước hành động con dê núi lao đầu vào húc vào người thợ săn, HS cho rằng đó là cái giá mà người thợ săn đáng phải nhận mà không nghĩ rằng hành động đó của con dê cũng đã gây nguy hiểm tới tính mạng của người thợ săn Hình ảnh người thợ săn đập gãy đôi khẩu súng vào tảng đá ở cuối chuyện cho thấy bước chuyển hóa trong suy nghĩ của người thợ săn: cả ông và con dê núi hay rộng hơn là tất cả muông thú trong rừng đều là những chủ nhân bình đẳng và thân thiện

Trang 21

Ví dụ: Khi học truyện “Trời biết, đất biết, ta biết…” [2, tr.89], HS dễ dàng nhận

biết được:

- Vị khách đêm khuya mang vàng đến biếu Đàm Văn Lễ có mục đích gì?

- Vị khách nói gì để Đàm Văn Lễ không ngại nhận quà đút lót?

Câu trả lời của Đàm Văn Lễ với vị khách… Song HS khó trả lời khi được hỏi câu hỏi:

- Vì sao Đàm Văn Lễ từ chối món quà?

- Điều đó cho thấy ông là người như thế nào?

Bởi HS thường gặp khó khăn trong quá trình thâm nhập vào tác phẩm, khai thác phẩm chất, tính cách của nhân vật, nên GV phải có sự hướng dẫn cụ thể cho HS trong quá trình phân tích nội dung tác phẩm

1.1.3 Yêu cầu của cảm thụ văn học ở học sinh tiểu học

Yêu cầu thứ nhất là HS phải hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của TPVH

Đặc biệt, HS phải có khả năng xác định, giải nghĩa các từ ngữ quan trọng, hoặc chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của các chi tiết, hình ảnh, hình tượng trong tác phẩm Từ đó, HS biết cách liên kết giữa nội dung và hình thức nghệ thuật để hiểu sâu các giá trị của tác phẩm

Ví dụ: Khi nghe truyện Tra tấn hòn đá [2, tr.105], HS phải thấy được tấm lòng

lương thiện của vị quan huyện trong truyện, vì thương người mà ông đã nghĩ ra kế tra tấn hòn đá để làm cho người dân tò mò muốn xem ông xử án mà quyên tiền giúp đỡ người đàn bà có hoàn cảnh nghèo khó; thấy được sự khéo léo, tài tình của vị quan huyện; cái hay của tác phẩm ngay từ nhan đề truyện độc đáo: vừa lạ vừa khó hiểu là tra tấn hòn đá bắt hòn đá khai nhận tội của mình – một hành động phi lí nhưng nhằm

cái đích tốt đẹp là giúp đỡ người đàn bà nghèo khổ… Hay truyện Trí dũng song toàn

[12, tr.25], HS phải thấy được Giang Văn Minh là một người vừa mưu trí, vừa dũng cảm Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và

Trang 22

11

danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài Sự khôn khéo, tài tình khi đối đáp với vua Minh

Yêu cầu thứ hai là HS phải có hiểu biết chính xác và sâu sắc tính cách, phẩm

chất, bản chất nhân vật trong tác phẩm Từ đó, HS phải biết bộc lộ, bày tỏ thái độ, tình cảm của cá nhân đối với nhân vật trong tác phẩm (thích hoặc không thích, yêu hoặc ghét, đồng tình hoặc phản đối )

Ví dụ: Trong truyện Phí Trực xử án [2, tr.104], HS phải nhận biết được Phí Trực

là một người thông minh, cẩn thận, xử án công minh để từ đó HS đồng ý với cách xử

án để lâu không xử vì còn nghi ngờ của ông Hay trong truyện “Cưỡi gió mạnh, đạp sóng dữ ” [2, tr.5], HS phải nhận biết được Triệu Thị Trinh là một người con gái anh

hùng, trước cảnh nước nhà bị nhà Ngô bên Trung Quốc đô hộ, áp bức bóc lột, nhân dân sống trong cảnh oán hận, căm hờn nên bà đã phất cờ khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm lập nên những chiến công hiển hách, là minh chứng cho truyền thống anh hùng bất khuất của phụ nữ Việt Nam, từ đó làm cho HS thêm ngưỡng mộ, quý trọng và biết

ơn công lao của bà

Yêu cầu thứ ba là HS có thể trình bày lại một cách rõ ràng, trọng tâm những hiểu

biết, thái độ của cá nhân đối với tác phẩm thông qua cách chiếm lĩnh đối tượng, liên tưởng, so sánh đối tượng này với đối tượng khác

Yêu cầu thứ tư là HS phải có sự tương tác khi tiếp xúc với TPVH (tương tác giữa

HS và GV, giữa HS và HS)

Ví dụ: Trong truyện Nhà vô địch [12, tr.139], HS có thể trao đổi với nhau về một

chi tiết mà mình thích nhất, chẳng hạn chi tiết Dũng Béo nhảy lún cả sân đất, các bạn khác phải nhổ lên hoặc chi tiết Tôm Chíp nhảy vèo qua con mương để cứu em bé khỏi rơi xuống nước; trao đổi về nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp hay trao đổi ý kiến, quan điểm của mình về ý nghĩa của câu chuyện đó Khi HS trao đổi với HS và HS trao đổi với GV chính là sự tương tác qua lại sau khi đã tiếp xúc với câu chuyện hay TPVH

1.1.4 Nội dung, nhiệm vụ của việc cảm thụ văn học thông qua giờ kể chuyện

1.1.4.1 Nội dung của việc cảm thụ văn học thông qua giờ kể chuyện

Giờ kể chuyện phần nào giống giờ tập đọc vì HS cũng được tiếp xúc với nhiều văn bản nghệ thuật (các câu chuyện kể) và từ việc tiếp xúc, HS phải nắm bắt nội dung,

ý nghĩa của tác phẩm cũng như bày tỏ được cảm xúc, thái độ, quan điểm về tác phẩm,

Trang 23

12

về nhân vật Nhưng có điểm khác biệt là trong giờ kể chuyện, yêu cầu của việc CTVH

chủ yếu nghiêng về sự chủ động và sáng tạo Thứ nhất, HS chủ động trong việc kể lại

nội dung câu chuyện đã được nghe hoặc đọc (chứ không bắt buộc phải trình bày lại

văn bản đã có sẵn) Thứ hai, HS được quyền sáng tạo theo ý tưởng của mình khi kể nội

dung một câu chuyện (dựa vào tranh, đặt lời kể lại), tức là tái tạo văn bản nghệ thuật Tính chủ động và sáng tạo khi kể chuyện còn thể hiện ở việc HS có quyền bày tỏ cảm xúc, thái độ, ý kiến của cá nhân mình về tác phẩm một cách thoải mái Đây chính là hai đặc điểm quan trọng để GV vận dụng nhằm nâng cao năng lực CTVH cho HS Qua giờ kể chuyện (đối với các truyện kể có tính chất văn học), HS có thể được rèn luyện năng lực CTVH ở một số phương diện cơ bản sau:

Rèn luyện năng lực nắm bắt, hiểu vững nội dung, ý nghĩa của TPVH

Rèn luyện năng lực phát hiện, chỉ ra những đặc sắc về nghệ thuật của TPVH như chi tiết nghệ thuật hay, hình ảnh, từ ngữ độc đáo, nhân vật được miêu tả, xây dựng có

ý nghĩa

Rèn luyện năng lực trình bày, bộc lộ cảm xúc, thái độ, quan điểm về vấn đề đặt

ra trong TPVH hoặc về nhân vật trong tác phẩm

Rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ để tái tạo 1 TPVH

Rèn luyện năng lực biểu cảm khi tái tạo 1 TPVH

Rèn luyện năng lực ứng dụng các vấn đề trong TPVH vào cuộc sống, để thay đổi lối sống của bản thân và mọi người xung quanh, nâng cao chất nhân văn cho cuộc sống

Ví dụ: Trong truyện Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán [2, tr.8, 9], HS phải nắm

bắt được các chi tiết tiêu biểu khi kể về vị anh hùng Ngô Quyền là một người mưu lược, sức khỏe vô song HS phải trình bày, bộc lộ được thái độ ngưỡng mộ về sự mưu trí của Ngô Quyền khi bày ra mưu kế rất tài tình

Hay trong câu truyện Một quyết định danh dự [2, tr.98, 99], HS có thể học tập

đức tính của anh Lê Văn Cảnh là người rất công bằng, trọng danh dự, không vì mình là người của đội 5 và bị ông đội trưởng, đội phó gây áp lực cho mình mà thiên vị cho đội

5 Anh đứng về phía danh dự của trọng tài để thổi phạt đội 5, chỉ thẳng tay vào chấm phạt đền HS có thể học tập đức tính đó của anh để áp dụng vào bản thân, tự xây dựng cho mình những phẩm chất tốt đẹp (noi gương anh Lê Văn Cảnh trong truyện)

Trang 24

13

Như vậy, khi tiến hành dạy một giờ kể chuyện, GV là người sử dụng câu chuyện (hoặc yêu cầu kể chuyện theo từng chủ đề) làm phương tiện để định hướng và rèn luyện năng lực CTVH cho HS Việc định hướng và rèn luyện năng lực CTVH cho HS thông qua giờ kể chuyện có đặt được hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu mà người GV hướng tới và giáo án mà người GV thiết kế Còn đối với HS, khi học một giờ kể chuyện, họ là người chịu sự tác động của GV trong toàn bộ thiết kế bài giảng để có những biến đổi về quá trình, cách thức, năng lực CTVH Sự tiếp thu này thụ động hay chủ động không chỉ phụ thuộc vào cách thức tổ chức của GV mà còn phụ thuộc rất nhiều vào hứng thú và khả năng của HS

1.1.4.2 Nhiệm vụ của việc cảm thụ văn học thông qua giờ kể chuyện

Kể chuyện là hoạt động có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu được nghe kể chuyện ở trẻ

em, phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, làm giàu vốn sống và vốn văn học cho HS Cụ thể, nó tập trung vào thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm:

Phân môn Kể chuyện trong chương trình Tiếng Việt tiểu học giúp phát triển năng

lực nắm bắt vấn đề được thể hiện trong TPVH Nhiệm vụ này biểu hiện ở các khía cạnh: hiểu nội dung, ý nghĩa của 1 TPVH ngay cả khi không có hệ thống câu hỏi gợi ý (nghĩa là, khi tìm hiểu một câu chuyện để kể lại, HS đã biết câu chuyện đó kể về điều gì? Kể về ai? Kể có mục đích gì? ; sau khi kể lại câu chuyện, HS có thể hiểu sâu hơn các lớp ý nghĩa mang tính biểu tượng thông qua câu chuyện, nhân vật); hiểu các vấn

đề có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa nhân văn được thể hiện trong câu chuyện

Phân môn Kể chuyện giúp phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cho HS Nhiệm

vụ này biểu hiện ở các khía cạnh: tăng cường vốn từ, tăng cường khả năng sử dụng cú pháp, đặt câu, khả năng diễn đạt chính xác, mạch lạc, lưu loát văn bản, khả năng linh hoạt và sáng tạo trong sử dụng từ ngữ vào những ngữ cảnh cụ thể

Phân môn Kể chuyện góp phần phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy hình tượng

và cảm xúc thẩm mĩ ở HS Nhiệm vụ này biểu hiện ở chỗ: HS rèn luyện khả năng tư duy khi phải tái tạo một câu chuyện; rèn luyện khả năng tư duy hình tượng khi phải hình dung, liên tưởng, tưởng tượng để từ đó dựng lại một hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm

Phân môn Kể chuyện cũng góp phần tích lũy vốn sống, vốn văn hoá, văn học cho

HS Việc được nghe kể và tham gia kể các câu chuyện (gồm nhiều thể loại: văn học dân gian, văn học hiện đại, văn học Việt Nam, văn học thế giới, truyện về danh nhân,

Trang 25

14

truyện về cuộc sống hàng ngày ) giúp HS có một hiểu biết rộng lớn về cuộc sống, về truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của dân tộc và nhân loại, về những giá trị nghệ thuật trong TPVH

1.1.5 Nội dung chương trình kể chuyện lớp 5

SGK Tiếng Việt 5 (cả hai tập) có 10 chủ điểm Trong mỗi chủ điểm, phân môn

Kể chuyện được bố trí theo thời lượng là 1 tiết trên 1 tuần, mỗi tiết có thể dao động từ

35 đến 40 phút Việc bố trí thời lượng như thế cho thấy vị trí của phân môn này trong

môn Tiếng Việt lớp 5 rất quan trọng

Nội dung của phân môn Kể chuyện ở Tiếng Việt 5 chủ yếu phân bố những thể

loại truyện như: truyện danh nhân lịch sử, danh nhân khoa học, truyện văn học, truyện diễn ra trong đời sống thực tế trong đó, thể loại truyện nhật dụng, kể những chuyện diễn ra trong đời sống thực tế chiếm số lượng lớn nhất Với yêu cầu và xu hướng rèn luyện kỹ năng kể chuyện cho HS lớp 5 Như vậy, vấn đề đặt ra đối với GV khi muốn nâng cao năng lực CTVH cho HS thông qua giờ kể chuyện là khó khăn Vì muốn thông qua giờ kể chuyện để nâng cao năng lực CTVH cho HS thì các truyện kể phải là truyện văn học Nhưng trong chương trình truyện kể lớp 5 chủ yếu là hoạt động kể chuyện thực tế (kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia) với những chủ đề rất cụ thể mang tính nhật dụng Nên GV chỉ có thể sử dụng một số bài mà hoạt động kể chuyện hướng đến mục tiêu kể chuyện đã nghe, đã đọc Ở hoạt động này, GV vừa có thể định hướng cho HS sử dụng các TPVH hoặc truyện có nhiều chất văn chương vừa hướng dẫn HS kể sáng tạo và tìm hiểu, cảm thụ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện

Tìm hiểu về nội dung, chương trình phân môn Kể chuyện lớp 5 theo chương trình

giáo dục tiểu học hiện hành, chúng tôi tiến hành tìm hiểu nội dung, số lượng, cách trình bày và sự phân bố các bài kể chuyện mà HS đã nghe, đã đọc Các bài kể chuyện lớp 5 được phân bố theo tuần tự gắn với các chủ điểm học tập theo các tuần học như sau:

(Học kỳ I)

1 Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Lý Tự Trọng)

2 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể về anh hùng, danh nhân của nước ta)

Truyền thuyết Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn

12 sứ quân, Vị sứ thần thông minh (Truyện đọc lớp 5)

Trang 26

15

3 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước)

4 Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Tiếng Vĩ Cầm ở Mỹ Lai)

5 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh): Sứ giả hoà bình, Hội thề Đông Quan, Sự tích Hồ Gươm

6 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước)

7 Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Cây cỏ nước Nam)

8 Kể chuyện đã nghe, đa đọc (Quan hệ giữa con người và thiên nhiên)

9 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Thăm cảnh đẹp ở địa phương hoặc nơi khác)

10 Ôn tập

11 Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Người đi săn và con nai)

12 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (bảo vệ môi trường)

13 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Bảo vệ môi trường)

14 Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Pa-xtơ và em bé)

15 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Những người góp sức mình chống lại nghèo đói, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân)

16 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể về một buổi sum họp đầm

ấm trong gia đình)

17 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm

vui, hạnh phúc cho người khác): Chú chó Bấc, Vua Lý Thái Tông đi cày, Vai diễn cuối cùng

18 Ôn tập

(Học kỳ II)

19 Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Chiếc đồng hồ)

20 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể về những tấm gương sống, làm việc theo

pháp luật, theo nếp sống văn minh): Nhân cách quý hơn tiền bạc, Nếp sống giản dị của Bác Hồ, Một quyết định danh dự

21 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể về một việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích

Trang 27

16

lịch sử - văn hóa; thể hiện ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ; thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ)

22 Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Ông Nguyễn Khoa Đăng)

23 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể về những người đã góp sức bảo vệ trật tự,

an ninh): Làm văn đuổi cá sấu, Phí Trực xử án

24 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể về một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết hoặc được tham gia)

25 Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Vì muôn dân)

26 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể lại một câu chuyện nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam)

27 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể về một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói ên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta; kể một kỷ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em đối với thầy, cô)

28 Ôn tập

29 Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Lớp trưởng lớp tôi)

30 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về một nữ anh hùng hoặc

một phụ nữ có tài): “Cưỡi gió mạnh, đạp sóng dữ ”, Nguyên phi Ỷ Lan,

31 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể về một việc làm tốt của bạn em)

32 Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Nhà vô địch)

33 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội)

34 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể một câu chuyện mà em biết

về việc gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi; kể về một lần em cùng các bạn trong lớp hoặc trong chi đội tham gia công tác xã hội)

35 Ôn tập

Trang 28

17

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh của giáo viên

1.2.1.1 Nhận thức về việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh qua giờ

kể chuyện

Chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 05 GV dạy khối lớp 5 Trường Tiểu học Chiềng Mung về nhận thức của họ đối với việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực CTVH cho HS lớp 5 và nhận thông tin phản hồi của GV như sau:

Khi được hỏi: “Theo thầy (cô) việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực CTVH cho HS lớp 5 có cần thiết không?” thì 100% GV chọn đáp án là “cần thiết” Kết quả này chứng

tỏ GV đã nhận thức đúng về sự cần thiết của việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực CTVH cho HS lớp 5

Khi được hỏi: “Theo thầy (cô), GV có thể thông qua những phân môn nào trong

môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học để nâng cao năng lực CTVH cho HS lớp 5?” thì có 5/5 (100%) GV chọn đáp án: sử dụng các phân môn Luyện từ và câu, Tập làm văn và Kể chuyện Kết quả này chứng tỏ nhận thức của GV dạy khối lớp 5 trường Tiểu học

Chiềng Mung chưa hoàn toàn đúng đắn về việc lựa chọn phân môn chính để nâng cao năng lực CTVH cho HS lớp 5

Khi được hỏi: “Theo thầy (cô), phân môn Kể chuyện có vai trò quan trọng ở

mức độ như thế nào trong việc nâng cao chất lượng CTVH cho HS lớp 5?” thì 5/5 (100%) GV đều chọn đáp án: “quan trọng” Kết quả này chứng tỏ nhận thức của GV dạy khối lớp 5 trường Tiểu học Chiềng Mung đã xác định được tầm quan trọng trong cách thức truyền tải của bản thân tác động tới khả năng lĩnh hội nội dung, ý nghĩa và CTVH của HS

Khi được hỏi: “Quá trình kể chuyện cho HS lớp 5 nghe có tác dụng như thế nào trong việc giúp HS CTVH?” thì 5/5 (100%) GV chọn đáp án: gồm nhiều tác dụng (giúp HS hiểu được nội dung ý nghĩa của câu chuyện, hiểu được tính cách, phẩm chất, bản chất của nhân vật; giúp HS yêu thích và biết thể hiện thái độ với các nhân vật, giúp HS yêu thích câu chuyện) Kết quả này chứng tỏ nhận thức của GV dạy khối 5 Trường Tiểu học Chiềng Mung đã nhận thức được tầm quan trọng của quá trình kể chuyện cho HS lớp 5 nghe có tác dụng quan trọng trong việc giúp HS CTVH

1.2.1.2 Thực trạng việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh qua giờ kể chuyện

Trang 29

HS kể lại câu chuyện hoặc HS kể chuyện đã nghe, đã đọc và xác định nội dung, ý nghĩa của câu chuyện”; “Có thể cho HS phân vai để thể hiện lại nội dung câu chuyện” Thực tế này cho thấy, dù nhận thức đúng về vai trò quan trọng của việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực CTVH cho HS nhưng tiến hành việc này thông qua hoạt động kể chuyện thì vẫn còn chưa được quan tâm, chưa chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy Tiếng Việt của GV khối 5 Trường Tiểu học Chiềng Mung, Mai Sơn, Sơn La

1.2.2 Thực trạng việc cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện của học sinh

Trong quá trình khảo sát đối với HS khối 5 tại Trường Tiểu học Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, chúng tôi nhận thấy nhận thức của HS về vai trò quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng CTVH qua hoạt động kể chuyện cũng như năng lực CTVH của HS qua giờ kể chuyện là khác nhau

Đối tượng HS nhóm đề tài gặp gỡ và trưng cầu ý kiến là: 03 lớp (5A, 5B, 5C), gồm 83 HS Trong đó, lớp 5A có 29 HS (3 HS dân tộc Kinh; 26 HS dân tộc Thái); lớp 5B có 27 HS (1 HS dân tộc Kinh; 3 HS dân tộc Mường; 23 HS dân tộc Thái);lớp 5C

có 26 HS (1 HS dân tộc Kinh; 25 HS dân tộc Thái) Chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Khi được hỏi: Các giờ học phân môn Kể chuyện giúp HS:

A Hiểu được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện (TPVH)

B Hiểu được tính cách, phẩm chất, bản chất của các nhân vật tham gia câu chuyện

C Yêu thích và biết thể hiện thái độ đối với các nhân vật tham gia câu chuyện

D Yêu thích câu chuyện (TPVH) thông qua việc kể lại chuyện hoặc tương tác với GV trong quá trình nghe, kể chuyện

Trang 30

19

E Cả 4 phương án A B C D

F Không hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện, tính cách của nhân vật

G Không yêu thích các nhân vật trong truyện

H Không hứng thú với câu chuyện” thì 63/81 (77,8%) HS trả lời là: Hiểu được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện (TPVH) Điều đó chứng tỏ, trong quá trình học giờ kể chuyện, HS chỉ được quan tâm hướng dẫn nắm bắt nội dung, ý nghĩa của câu chuyện Các phương diện khác như hiểu được tính cách, phẩm chất, bản chất của nhân vật; biết bày tỏ thái độ đối với nhân vật; yêu thích câu chuyện chưa được GV quan tâm hướng dẫn để đạt được một cách hiệu quả nhất

Khi được hỏi: “Trong quá trình học phân môn Kể chuyện em gặp những khó

khăn gì?” thì 40/81 (50,6%) HS trả lời là: có nhiều nhân vật tham gia vào câu chuyện,

HS khó khăn trong việc nhập vai để thể hiện giọng điệu của nhân vật nhằm thể hiện diễn cảm câu chuyện; 36/82 (44,4%) HS trả lời là khó khăn khi nhìn vào tranh để kể lại câu chuyện theo bức tranh và 5/81 (6,1%) HS chọn đáp án khác

Khi được hỏi: “Em mong muốn điều gì khi học giờ kể chuyện trên lớp?” thì 25/81 (30,9%) HS trả lời: mong muốn được kể chuyện trước lớp nhiều hơn; 33/81 (40,7%) trả lời: mong muốn hiểu rõ hơn về nội dung, ý nghĩa của truyện và có thể kể diễn cảm được câu chuyện; 79/81 (97,5%) HS trả lời: muốn được nghe cô giáo giảng giải kĩ hơn về tính cách, phẩm chất nhân vật trong truyện… Kết quả trên cho thấy, HS

có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn vào câu chuyện chứ không chỉ nghe kể chuyện Đồng thời

HS cũng có nhu cầu nhập vai vào nhân vật để kể chuyện hay hơn

Một thực tế nữa không hiển thị trong phần phiếu trưng cầu ý kiến nhưng nhóm tác giả đề tài cũng nhận biết được qua quá trình tiếp xúc, điều tra, phỏng vấn HS khối

5, Trường Tiểu học Chiềng Mung là đa số HS là con em người dân tộc thiểu số Ngôn ngữ chính HS dùng để giao tiếp hàng ngày là tiếng mẹ đẻ (tiếng Thái, tiếng Mường) Thực tế đó có ảnh hưởng đến khả năng nói tiếng Việt của một bộ phận HS Qua theo dõi và ghi chép lại của nhóm tác giả đề tài thì có 28 HS (33,7%) mắc các lỗi: nói ngọng (chủ yếu phát âm chưa chuẩn xác phần phụ âm đầu L – Đ, phần thanh điệu dấu ngã – sắc); chưa biết cách nói gãy gọn thành câu; diễn đạt còn chưa mạch lạc, trôi chảy Bên cạnh đó còn nhiều HS chưa tự tin, rụt rè, e ngại trong giao tiếp Những biểu hiện trên cũng được cho là một nguyên nhân tác động, gây ảnh hưởng đến việc tiếp

Trang 31

20

nhận và kể chuyện của HS, từ đó ảnh hưởng đến khả năng cảm thụ các giá trị văn học (nội dung, ý nghĩa, đặc sắc trong cách xây dựng nhân vật ) ở các câu chuyện kể

1.2.3 Kết luận về điều tra thực trạng

Qua điều tra thực trạng: thực trạng nhận thức của GV, thực trạng tổ chức hoạt động kể chuyện của GV để bồi dưỡng, nâng cao năng lực CTVH của HS; thực trạng năng lực CTVH của HS thông qua giờ kể chuyện, nhóm tác giả đề tài nhận thấy một

số vấn đề nổi bật sau:

Thứ nhất, GV đã nhận thức đúng về vai trò quan trọng của việc bồi dưỡng năng

lực CTVH cho HS

Thứ hai, bên cạnh việc sử dụng các phân môn khác như Tập đọc, Tập làm văn

phục vụ cho việc nâng cao chất lượng CTVH cho HS, GV đã bước đầu quan tâm đến

việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS qua phân môn Kể chuyện Việc này dừng lại ở

mức độ giúp HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện kể

Thứ ba, HS có sự quan tâm đến việc tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện

thông qua hoạt động nghe kể và kể lại chuyện; bước đầu có sự quan tâm đến việc tìm hiểu về giọng điệu của nhân vật để nhập vai nhân vật, thể hiện diễn cảm câu chuyện

Thứ tư, HS còn gặp một số khó khăn trong việc kể lại câu chuyện, nhất là đối với

yêu cầu kể lại câu chuyện đã được nghe, được đọc vì vốn truyện (đặc biệt những truyện có tính chất văn học) của HS ít, hơn nữa khả năng tiếng Việt của một bộ phận

HS còn có những hạn chế, ảnh hưởng ít nhiều đến việc cảm nhận các giá trị của câu chuyện

Những vấn đề còn tồn tại nêu trên là gợi ý để nhóm tác giả đề tài nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp khắc phục, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng cảm thụ văn học cho HS lớp 5 tại trường này thông qua giờ kể chuyện

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 hình thành các cơ sở lý luận của việc nâng cao năng lực CTVH cho

HS qua giờ kể chuyện CTVH và năng lực CTVH có vị trí quan trọng việc dạy HS

môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Kể chuyện nói riêng Tuy nhiên, đối với HS tiểu

học, đặc điểm CTVH có những điểm khác so với HS ở các bậc học cao hơn, đó là một quá trình cảm thụ đơn giản, nặng về cảm tính, ít tính khái quát và sự phân tích mang tính chất lí tính Đặc điểm cảm thụ ấy quy định một phương pháp truyền đạt và rèn

Trang 32

21

luyện kĩ năng khác biệt Nội dung chương trình truyện kể lớp 5 cũng có những điểm riêng biệt Đáng chú ý là việc tăng cường các văn bản nghệ thuật có tác dụng giúp HS rèn luyện ngôn ngữ, tư duy hình tượng và cảm xúc thẩm mỹ Chương trình này có tác dụng quan trọng trong việc bồi dưỡng nâng cao năng lực CTVH cho HS

Trên cơ sở phân tích các vấn đề lí luận, chương 1 của đề tài cũng nêu ra và phân tích các thực trạng đã khảo sát về việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS lớp 5, Trường Tiểu học Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La Thực tế khảo sát cho thấy, về cơ bản, GV và HS đều đã quan tâm đến việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho

HS Nhưng việc sử dụng giờ kể chuyện để rèn luyện kĩ năng CTVH cho HS thì chưa được chú ý, quan tâm đúng mực Đây là một thực tế đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu cho nhóm tác giả đề tài tại chương 2

Trang 33

22

CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC

QUA GIỜ KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 5

2.1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, cảm nhận nội dung, ý nghĩa, hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm văn học thông qua giờ kể chuyện

Việc tìm hiểu và nắm vững nội dung, ý nghĩa; cảm nhận các giá trị nội dung, ý nghĩa và các giá trị nghệ thuật của TPVH là một yêu cầu quan trọng trong giờ học môn

Tiếng Việt ở bậc tiểu học Thông thường, trong giờ học, GV thường sử dụng hệ thống

câu hỏi gợi ý trong SGK để hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Hệ thống câu hỏi được biên soạn khoa học giúp HS có sự hiểu biết

cơ bản về giá trị của tác phẩm Tuy nhiên, để HS hiểu chiều sâu, nắm bắt được giá trị của tác phẩm đạt đến độ tinh tế, từ đó, kích thích hứng thú của HS đối với việc CTVH thì hệ thống câu hỏi gợi mở trong SGK là chưa đủ GV cần có sự mở rộng hệ thống câu hỏi nhằm: gợi mở để HS phát hiện; nêu vấn đề để HS bày tỏ sự nhận xét, đánh giá

Ở lớp 5, ngoài giờ tập đọc, giờ kể chuyện cũng có khả năng đáp ứng được trong việc thiết kế thêm những loại câu hỏi này Nhiều câu chuyện trong chương trình lớp 5

là TPVH (hoặc một số truyện kể về thực tế cuộc sống nhưng có nhiều tính chất văn

học Ví dụ: truyện Chú chó Bấc, Người đi săn và con nai, Cái cây có cánh buồm đỏ, Bẫy cò, Anh trai, Nin Hơ-gớc-xơn tí hon và lũ sóc…) Đồng thời, yêu cầu của giờ kể

chuyện phát huy được sự chủ động, sáng tạo của HS (HS được yêu cầu kể lại chuyện

đã được nghe, được đọc; HS được yêu cầu kể lại truyện dựa vào tranh; HS được yêu cầu kể lại chuyện mình tham gia…) Đây là một lợi thế để GV bám vào và thiết kế hệ thống câu hỏi nhằm giúp HS từ việc kể chuyện mà nâng cao năng lực CTVH của bản thân

Vấn đề ở chỗ, GV cần vận dụng giờ kể chuyện như thế nào cho thật hiệu quả Nghĩa là phải từ việc kể chuyện phải khơi sâu vào được nhu cầu tìm hiểu, nắm vững, hiểu sâu nội dung, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm ở HS Trong quá trình khảo sát thực tế tại Trường Tiểu học Chiềng Mung, khi kể một câu chuyện cho HS nghe hoặc yêu cầu HS kể lại câu chuyện, GV thường quan tâm đến việc HS hiểu câu chuyện đó ở 2 khía cạnh đó là:

Trang 34

23

Nội dung câu chuyện kể về ai? Kể về việc gì? (nội dung chính của câu chuyện đó

là gì?)

Câu chuyện kể về điều đó để làm gì? (ý nghĩa của câu chuyện là gì?)

Theo chúng tôi, việc chỉ quan tâm đến hai khía cạnh trên đáp ứng được nhu cầu hiểu một cách cơ bản tác phẩm nhưng lại chưa giúp HS hiểu sâu tác phẩm Hơn nữa,

GV chưa quan tâm đến việc giúp HS phát hiện những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Điều này làm hạn chế sự cảm nhận của HS về nghệ thuật của tác phẩm Nói cách khác,

HS không thể biết cách xác định chi tiết nào, hình ảnh nào, từ ngữ nào chuyền tải được nội dung, ý nghĩa nào của câu chuyện Hoặc HS cũng không thể bày tỏ được thái độ về một hình ảnh, một nhân vật nào đó gây ấn tượng đặc biệt với mình

Vì vậy, trong giờ kể chuyện, trước hết, GV cần thay đổi cách thiết kế giờ học theo hướng rèn luyện cho HS khả năng tìm hiểu sâu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện Thứ hai, GV cũng cần thiết kế hệ thống câu hỏi theo hướng giúp HS thấy được những chi tiết nghệ thuật đặc sắc qua các từ ngữ hay trong việc miêu tả, kể, tạo tình huống truyện…và hiệu quả của những chi tiết đó trong việc khơi gợi cảm xúc, hình thành tình

cảm ở HS (truyện có những chi tiết, hình ảnh nổi bật, đặc sắc trong miêu tả nhân vật? chuyện có giọng điệu như thế nào? Những chi tiết, hình ảnh, giọng điệu ấy góp phần tạo nên cảm xúc gì ở người nghe?)

Cụ thể: Trong quá trình tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của một câu chuyện, GV hướng dẫn HS chia truyện đó thành nhiều đoạn, mỗi đoạn ứng với từng nội dung cụ thể Cùng với đó, GV thiết kế lại một số câu hỏi gợi ý giúp HS nắm được nội dung câu chuyện ứng với từng đoạn, hình ảnh, chi tiết, tình huống truyện, giọng điệu đặc sắc, gây ấn tượng ở từng đoạn truyện đó Sau hệ thống câu hỏi cụ thể, GV thiết kế một vài câu hỏi mang tính khái quát để HS nắm bắt nội dung, ý nghĩa cốt lõi của toàn truyện Như vậy sẽ giúp các em cảm nhận sâu và trọn vẹn giá trị nội dung và nghệ thuật của chuyện

Ví dụ: Đối với truyện Ông Nguyễn Khoa Đăng [12, tr.40], câu hỏi trong SGK là:

- Dựa theo lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh vẽ dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện

- Kể lại toàn bộ câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng

- Theo em những biện pháp mà ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm ra kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp đường tài tình ở chỗ nào?

Trang 35

24

Để đạt được mục tiêu đề ra, sau khi HS kể lại truyện, GV gợi ý HS quan sát và xác định nội dung câu chuyện qua hệ thống các câu hỏi tìm hiểu như sau:

- Câu chuyện kể về ai?

- Trong truyện gồm những nhân vật nào?

- Câu chuyện này được chia thành mấy đoạn?

- Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?

- Nội dung của từng bức tranh là gì?

- Ông Nguyễn Khoa Đăng đã làm gì để tìm ra kẻ ăn cắp?

- Ông Nguyễn Khoa Đăng đã trừng trị bọn cướp như thế nào?

- Theo em, những biện pháp mà ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm ra kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp đường tài tình ở chỗ nào?

- Em thấy Nguyễn Khoa Đăng là người như thế nào?

- Qua truyện em rút ra được bài học gì?

- Theo em, điểm độc đáo trong truyện là gì?

- Theo em, chi tiết tha mạng cho bọn cướp và đưa chúng đi ra biên giới khai khẩn đất hoang có ý nghĩa gì?

Trả lời được các câu hỏi nêu trên, HS sẽ hiểu sâu được nội dung, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật của câu chuyện đó

Một ví dụ khác: Đối với truyện Chú chó Bấc [2, tr.33], câu hỏi trong SGK gồm

các câu sau:

- Kể lại những hành động thể hiện tình thân ái giữa Giôn và chú chó Bấc?

- Chuyện gì đã xảy ra khi mọi người đi men theo dòng sông?

- Kể lại ba lần Bấc dũng cảm lao ra giữa dòng nước để cứu chủ?

- Tình cảm thắm thiết giữa Giôn và chú chó Bấc gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người với muôn loài trong thế giới tự nhiên?

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, sau khi HS kể chuyện, GV gợi ý HS tìm hiểu truyện theo hệ thống câu hỏi sau:

- Câu chuyện kể về ai?

- Có mấy nhân vật trong truyện

- Truyện kể về việc gì?

- Những việc đó có diễn biến ra sao?

- Câu chuyện có tác động đến cảm xúc, thái độ của người nghe như thế nào?

Trang 36

25

- Em có cảm nhận gì về tình cảm của Bấc dành cho ông chủ Giôn?

- Em thích chi tiết nào nhất trong câu chuyện?

- Hình ảnh chú chó Bấc cứu chủ cho em cảm nghĩ gì về tình yêu quý của Bấc đối với chủ của mình?

- Qua câu chuyện đó, e rút ra được bài học gì cho bản thân?

- Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào để miêu tả về chú chó Bấc?

- Lần đầu ông Bỉnh gặp con dê núi đầu đàn, điều gì đã xảy ra?

- Sau phát đạn bắn dê núi ở lần gặp thứ hai, vì sao ông Bỉnh bị ngất đi?

- Khi tỉnh dậy, ông nhận ra điều gì về cách cư xử của dê núi?

- Khi quật gãy khẩu súng xong, ông Bỉnh nói những gì với dê núi trong lần gặp thứ ba?

GV cần xây dựng thêm hệ thống câu hỏi giúp HS hiểu sâu hơn nội dung, ý nghĩa, những thông điệp mang tính nhân văn, mang tính thời sự của câu chuyện mà tác giả muốn gửi tới người đọc, người nghe như:

- Câu chuyện có điểm gì giống so với truyện Người thợ săn và con nai?

- Ông Bỉnh nhìn thấy con dê núi trong những hoàn cảnh nào?

- Ông Bỉnh có bắn được con dê núi không? Tại sao?

- Tại sao con dê lại nằm cạnh ông suốt đêm qua?

- Khi ông Bỉnh từ làng trở về ông cảm thấy thế nào?

- Câu chuyện trên đã gửi đến chúng ta thông điệp gì?

Như vậy, để giúp HS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật của TPVH,

GV cần chuẩn bị trước giáo án giờ kể chuyện, thay đổi hệ thống câu hỏi, tự thiết kế thêm câu hỏi đảm bảo hướng HS đến việc hiểu sâu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện, hiệu quả nghệ thuật của câu chuyện

Ngoài ra, GV có thể chú ý đến sự tương tác bằng cách hướng dẫn HS vừa kể vừa dừng lại ở những điểm đặc sắc, gây ấn tượng để trao đổi với tập thể lớp, từ đó gây sự

Trang 37

26

chú ý, tập trung cùng suy nghĩ, nhận biết những tín hiệu nội dung, nghệ thuật giúp các bạn HS khác cùng hiểu sâu câu chuyện

Ví dụ: truyện Chú chó Bấc [2, tr.33]

Khi hướng dẫn HS kể đến đoạn Bấc nhảy xuống cứu Giôn lần thứ hai bị thất bại

và Bấc gần như chết đuối, nó loạng choạng đứng dậy rồi lại ngã xuống GV có thể dừng lại để hỏi các bạn về ấn tượng của họ đối với chi tiết, hình ảnh, hay với tình cảm, hành động của nhân vật chú chó Bấc qua các câu hỏi như:

- Trong lần cứu chủ lần thứ hai của Bấc, bạn ấn tượng với chi tiết nào nhất?

- Hình ảnh Bấc loạng choạng đứng dậy rồi lại ngã gợi cho bạn suy nghĩ gì về sức khỏe của Bấc lúc này?

- Theo bạn Bấc có sẵn sàng cứu chủ mình lần nữa không?

Qua đó, nhằm tạo sự tương tác giữa GV và HS, giúp HS hiểu và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

Một ví dụ khác về việc GV tương tác với HS trong quá trình kể chuyện Cụ thể:

khi kể truyện Người con gái miền đất đỏ [2, tr.141, 142], đến đoạn đoạn chị Võ Thị

Sáu bị giặc dẫn ra pháp trường xử bắn, cảnh chị đưa mắt ngắm nhìn lần cuối cùng ánh ban mai đang rạng dần trên vòm trời xanh cao lồng lộng, GV có thể dừng lại để hỏi HS

về ấn tượng của họ đối với chi tiết, hình ảnh hay hành động của chị Võ Thị Sáu với các câu hỏi như:

- Theo em, chị Sáu ngước nhìn cảnh ban mai lần cuối có ý nghĩa như thế nào đối với chị lúc này?

Với câu hỏi tương tác này, HS có thể bày tỏ được cách hiểu cũng như cảm nghĩ của cá nhân về tâm trạng, khát vọng và tình yêu cuộc sống của nhân vật chị Sáu trước khi chị rời khỏi cuộc sống này

2.2 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, nhận biết tính cách, phẩm chất, ý nghĩa của nhân vật trong truyện thông qua giờ kể chuyện

Hiểu sâu nội dung, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm phải đi đôi với việc nhận biết tính cách, phẩm chất, ý nghĩa của nhân vật thì HS mới cảm thụ trọn vẹn được TPVH Nên một mặt, GV cần chú trọng định hướng, hướng dẫn HS tìm hiểu, nắm bắt nội dung, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Mặt khác, GV cần quan tâm đến việc giúp HS nhận biết tính cách, phẩm chất, ý nghĩa của nhân vật Việc này, thông thường qua giờ tập đọc ít có điều kiện thực hiện tối đa Vì mục tiêu chính của

Trang 38

27

giờ tập đọc là đọc (đọc lưu loát, diễn cảm bài tập đọc) Giờ kể chuyện có khả năng đáp ứng được một cách tập trung hơn yêu cầu này Vì trong khi kể chuyện sáng tạo (kể lại chuyện đã nghe, đã đọc), HS phải có sự nhận biết về tính cách, phẩm chất, ý nghĩa của nhân vật để thể hiện đúng tính cách, phẩm chất đó khi kể chuyện, khi vào vai nhân vật

GV có thể dựa vào giờ kể chuyện để định hướng CTVH cho HS ở phương diện nhận thức, nắm bắt, hiểu sâu Mục đích của biện pháp này không chỉ hướng đến mục đích giúp HS hiểu sâu sắc nội dung, ý nghĩa, hiệu quả sáng tạo nghệ thuật của truyện, giờ

kể chuyện còn cần hình thành được ở HS khả năng nhận biết tính cách, phẩm chất của nhân vật, để từ đó HS có những cảm nhận, đánh giá một cách chính xác, khách quan hơn về con người trong cuộc sống

Để tiến hành biện pháp này, GV cần chú ý thực hiện một số khâu sau:

Thứ nhất là chọn truyện: nên chọn những truyện kể về các nhân vật có tính cách

nổi bật, có phẩm chất, nhân cách lý tưởng, làm những việc có ích cho người, có ích cho đời HS nghe kể hoặc kể lại các chuyện này sẽ nhận thức rõ về các hình tượng nhân vật này

Ví dụ: khi kể về truyền thuyết “Cưỡi gió mạnh, đạp sóng dữ ” [2, tr.5], HS phải

nhận biết tính cách nổi bật của bà Triệu Thi Trinh là một con người khẳng khái, giàu lòng yêu nước, có chí lớn bà là tiêu biểu cho ý chí bất khuất của người phụ nữ Việt và dân tộc Việt trong việc kiên quyết đấu tranh chống quân đô hộ giành lại độc lập cho dân tộc, bà là minh chứng cho truyền thống đánh giặc ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam

Hoặc khi kể truyện Lý Tự Trọng [11, tr.9], HS phải nhận biết được phẩm chất nổi

bật của một thanh niên trẻ sống có lý tưởng, có hoài bão, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù

Hoặc kể truyện Nhân cách quý hơn tiền bạc [2, tr.87], HS phải nhận biết được về

con người của Mạc Đĩnh Chi là một người có nhân cách, phẩm chất cao quý )

Muốn HS nhận biết được, GV cần gợi ý để HS chú ý tìm hiểu và nhận biết tính

cách, phẩm chất nhân vật Chẳng hạn: khi kể truyện Vua Lý Thái Tông đi cày [2, tr.64,

65], GV cần gợi ý để HS thấy được vua Lý Thái Tông là một người thương dân, quan tâm đến phát triển sản xuất, mở mang văn hóa, biết chăm lo đến đời sống của nhân dân Tuy là người đứng đầu muôn dân, song ông vẫn không quản ngại khó khăn vẫn tự mình nhiều lần đi thăm ruộng hoặc cày ruộng tịch điền (cày ruộng sau lễ tế Thần Nông

Trang 39

28

vào đầu xuân), để làm gương cho trăm họ noi theo Ông được ca ngợi là một vị vua hiền, có nhiều công tích nhưng ông vẫn luôn khiêm tốn và tự dặn mình rằng: “Trẫm là người ít đức, đứng đầu thần dân, dậy sớm thức khuya, lúc nào cũng lo sợ như lội vực sâu, chưa biết lấy đạo gì để thấu trời đất, lấy đức gì để kịp vua Nghiêu, vua Thuấn.”

Hoặc khi kể truyện Hội thề Đông Quan [2, tr.25], GV cũng cần gợi ý cho HS

nhận thức được những phẩm chất nổi bật của vua Lê Lợi với tư cách một bậc nhân đức Hành động chấp nhận lời đề nghị xin hàng của giặc Minh nhưng không giết Vương Thông cùng quân lính đầu hàng mà còn trao trả hơn hai vạn tù binh giặc bị bắt cùng hơn hai vạn con ngựa, chu cấp thuyền bè, xe ngựa, sửa sang đường xá, cầu cống cho quân Minh về nước an toàn để dập tắt thảm họa chiến chinh cho đời sau, khiến sử xanh còn ghi mãi tiếng thơm đến muôn thuở HS cũng cần cảm nhận được thông điệp của hành động ấy chính là lòng nhân đạo, tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.Tinh thần yêu chuộng hoà bình và lòng nhân văn của Lê Lợi có ý nghĩa biểu tượng

cho cả một dân tộc yêu chuộng hoà bình và giàu lòng nhân đạo

Thứ hai là hướng dẫn HS tìm hiểu, nhận biết về tính cách, phẩm chất của các nhân vật thông qua các câu hỏi sau khi nghe kể hoặc kể lại truyện; qua việc hướng dẫn HS kể về các nhân vật này với giọng điệu phù hợp với tính cách và phẩm chất của

họ

Ví dụ khi kể chuyện Nhà vô địch [12, tr.139], GV cần xây dựng hệ thống câu hỏi

để định hướng cho HS tìm hiểu về tính cách, phẩm chất của các nhân vật như sau:

- Tôm Chíp là người như thế nào?

- Các nhân vật Dũng Béo, Hưng Tồ và Tuấn Sứt có hành động gì khi Tôm Chíp nhảy lần một bị hụt?

- Sau lần nhảy thứ hai của Tôm Chíp, mọi người có thái độ ra sao?

- Khi vào vai Dũng Béo, Hưng Tồ, Tuấn Sứt và chị Hà em cần có giọng kể như thế nào?

- Nguyên nhân nào dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp?

- Em thích nhất nhân vật nào trong chuyện? Tại sao?

- Em có dự định gì sau khi tiếp xúc với nhân vật mà em ấn tượng nhất trong truyện?

Hay khi kể chuyện Vì muôn dân [12, tr.73], để giúp HS xác định được đúng

giọng điệu của nhân vật để từ đó bản thân HS kể chuyện và các bạn trong lớp có thể

Trang 40

29

cảm nhận được tính cách, phẩm chất, phong thái của nhân vật thì GV nên sử dụng thêm một số câu hỏi như:

- Khi Trần Liễu trăng trối trước khi mất ta nên đọc với giọng điệu như thế nào?

- Khi Trần Hưng Đạo trình bày mọi việc với vua cần kể với giọng điệu ra sao? Phong thái như thế nào?

- Điện Diên Hồng như rung lên bởi tiếng hô của muôn người “Nên đánh!” thể hiện điều gì?

- Qua câu truyện trên em cảm nhận được điều gì ở vua tôi nhà Trần?

Một ví dụ nữa, khi kể câu truyện Lớp trưởng lớp tôi [12, tr.112] GV cũng cần

xây dựng hệ thống câu hỏi giúp HS hiểu sâu hơn về đặc điểm tính cách của mỗi nhân vật trong truyện như sau:

- Giọng kể của nhân vật Quốc ở ba lượt thoại thay đổi như thế nào? Tại sao lại có

sự khác nhau ở ba lượt thoại đó?

- Lượt thoại của Lâm và Quốc ở cuối truyện cần kể với giọng điệu như thế nào?

- Nhân vật “tôi” kể về Vân với giọng điệu ra sao?

- Qua các lượt thoại của ba nhân vật Lâm, Quốc và “tôi” em có nhận xét gì về tính cách của ba nhân vật ấy?

- Em thấy Vân là người như thế nào qua lời kể của nhân vật “tôi”?

Thứ ba là hướng dẫn HS bày tỏ thái độ, cảm xúc của cá nhân về các nhân vật trong truyện thông qua câu hỏi gợi mở, khích lệ HS; thông qua hình thức kể chuyện sáng tạo, vào vai nhân vật, đóng kịch phân vai Trong đó, đặc biệt nhất là hướng dẫn

HS thực hiện hình thức đóng kịch phân vai Ở đây, chúng tôi xin trình bày sâu vào biện pháp hướng dẫn HS bày tỏ quan điểm, thái độ đối với nhân vật qua hình thức đóng kịch phân vai Hình thức này trong giờ tập đọc hầu như không được thực hiện do

yêu cầu của phân môn Nhưng đối với phân môn Kể chuyện, đây lại là hình thức phù

hợp để HS phát huy được sự chủ động, sáng tạo cũng như kích thích được sự hứng thú

của HS Theo đó, đầu tiên GV phải định hướng (nên chọn truyện nào để đóng kịch

phân vai cho phù hợp với mục tiêu của giờ học, với khả năng của HS) Trong quá trình định hướng, GV cần lưu ý, HS ở trường này chủ yếu là người dân tộc thiểu số, nhút nhát, e dè nên cần chọn những truyện có nội dung đơn giản, gần gũi với đời sống và nhận thức của HS để tổ chức đóng kịch phân vai Dần dần, khi HS đã quen, đã bạo dạn, chủ động hơn, GV có thể chọn những truyện có nội dung phức tạp, có tính kịch

Ngày đăng: 25/06/2018, 21:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Hoàng Hòa Bình, Trần Thị Hiền Lương (2017), Truyện đọc lớp 5 – Truyện đọc bổ trợ phân môn Kể chuyện ở tiểu học, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện đọc lớp 5 – Truyện đọc bổ trợ phân môn Kể chuyện ở tiểu học
Tác giả: Hoàng Hòa Bình, Trần Thị Hiền Lương
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2017
3. Vì Thị Hồng (2017), Biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ tập đọc cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Chiềng Sinh – thành phố Sơn La, Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Tây Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ tập đọc cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Chiềng Sinh – thành phố Sơn La
Tác giả: Vì Thị Hồng
Năm: 2017
5. Dương Thị Hương (2009), Giáo trình cảm thụ văn học, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cảm thụ văn học
Tác giả: Dương Thị Hương
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2009
6. Lường Thanh Mai (2015), Biện pháp nâng cao chất lượng tiếp nhận văn học thiếu nhi cho học sinh lớp 4, 5 Trường Tiểu học Tường Phù – Phù Yên – Sơn La thông qua giờ tập đọc, Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Tây Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp nâng cao chất lượng tiếp nhận văn học thiếu nhi cho học sinh lớp 4, 5 Trường Tiểu học Tường Phù – Phù Yên – Sơn La thông qua giờ tập đọc
Tác giả: Lường Thanh Mai
Năm: 2015
7. Ông Thị Ngọc (2015), Biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm tác phẩm văn học cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 Trường Tiểu học Quyết Tâm – thành phố Sơn La, Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Tây Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm tác phẩm văn học cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 Trường Tiểu học Quyết Tâm – thành phố Sơn La
Tác giả: Ông Thị Ngọc
Năm: 2015
8. Nông Thị Nhung (2016), Biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Xuân Lương – Yên Thế - Bắc Giang, Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Tây Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Xuân Lương – Yên Thế - Bắc Giang
Tác giả: Nông Thị Nhung
Năm: 2016
9. Nguyễn Thị Sang (2013), Một số biện pháp bồi dưỡng khả năng cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học, Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Tây Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp bồi dưỡng khả năng cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học
Tác giả: Nguyễn Thị Sang
Năm: 2013
10. Nguyễn Thị Phương Thanh (2012), Một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Quyết Tâm thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La, Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Tây Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Quyết Tâm thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Thanh
Năm: 2012
11. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2016), Tiếng Việt 5 – tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt 5 – tập 1
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2016
12. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2016), Tiếng Việt 5 – tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt 5 – tập 2
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2016
13. Hà Huy Toàn (2014), Biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Yên Lương – Thanh Sơn – Phú Thọ, Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trường Đại học Tây Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Yên Lương – Thanh Sơn – Phú Thọ
Tác giả: Hà Huy Toàn
Năm: 2014
1. Kiến thức - Trao đổi với các bạn về một chi tiết trong truyện, về nguyên nhân dẫn đến thành tích của Tôm Chíp.-Hiểu đƣợc nội dung, ý nghĩa của câu chuyện Khác
2. Kĩ năng - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa trong SGK HS kể lại đƣợc từng đoạn câu chuyện bằng lời người kể, kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w