Phương pháp luận nghiên cứu 1 Kế hoạch lấy mẫu

Một phần của tài liệu Đánh giá Sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo của Trường ĐH KTCN Thái Nguyên (Trang 23 - 34)

2.2. ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LềNG CỦA SINH VIấN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐH KTCN

2.2.1. Phương pháp luận nghiên cứu 1 Kế hoạch lấy mẫu

Tổng thể mục tiêu của nghiên cứu là toàn bộ sinh viên chính quy đang theo học tại trường ĐH KTCN. Tổng sinh viên của cả trường rất lớn (khoảng 7000 sinh viên), nên nhóm nghiên cứu không thể thu thập được ý kiến của tất cả sinh viên trong trường vì thế mà nhóm đã lấy mẫu một cách ngẫu nhiên………….

2.2.1.2 Bảng câu hỏi điều tra

Bảng câu hỏi được xây dựng gồm 17 câu hỏi, các câu hỏi được xây dựng tương đối đơn giản, dễ hiểu thuận tiện cho người trả lời.

Bảng câu hỏi được trình bày cụ thể trong phần Phụ lục 1 2.2.2. Các kết quả nghiên cứu và đánh giá

Nhóm điều tra phát ra 50 Bảng câu hỏi thăm dò; số lượng bảng câu hỏi thu về là 50; các bảng câu hỏi đều được điền đầy đủ và hợp lệ.

Nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu từ điều tra; kết quả được trình bày trong phần Phụ lục 2.

2.2.2.1. Đánh giá chung về mức độ hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo của trường Đại học kỹ thuật công nghiệp

Điểm đánh giá trung bình: 3,17 (theo Bảng 1- Phụ lục 2). Tức là sinh viên khá hài lòng với các dịch vụ đào tạo mà nhà trường đã cung cấp.

Tần suất cụ thể các đánh giá của sinh viên như sau:

Các đánh giá Tần suất %

Không hài lòng 2 4.0

Bình thường 18 36.0

Hài lòng 23 46.0

Rất hài lòng 7 14.0

Total 50 100.0

Nhìn vào bảng trên ta thấy với 50 mẫu nghiên cứu, có 30/50 mẫu hài lòng với các dịch vụ đào tạo của trường và 2/50 mẫu là chưa hài lòng với các dịch vụ đào tạo

của nhà trường. Như vậy, qua đánh giá chung của các mẫu được điều tra thì các dịch vụ đào tạo của nhà trường là tương đối tốt và phù hợp với nhu cầu học tập của họ, chỉ có một số ít mẫu là thực sự không hài lòng có thế là do một số các yếu tố chủ quan hoặc khách quan mang lại, chúng ta sẽ tiếp tục phân tích ở các phần sau.

2.2.2.2. Phân tích mức độ hài lòng của sinh viên theo các yếu tố ảnh hưởng

* Số năm theo học tại trường

Lúc đầu nhóm nghiên cứu dự đoán Sinh viên ở các năm học khác nhau sẽ có khả năng đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo ở các khác nhau do càng về những năm học cuối, sinh viên sẽ càng tiếp xúc nhiều với các môn chuyên ngành, hiểu và quen với các dịch vụ thông thường của trường. Tuy nhiên do số lượng mẫu nghiên cứu nhỏ và biến này lại là biến khá nhạy cảm do phụ thuộc nhiều vào tính cách cá nhân của mỗi sinh viên nên trong kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu chúng tôi chưa đưa ra được xu hướng rừ ràng cho biến ảnh hưởng này.

Bảng 2: Mức độ hài lòng của sinh viên theo biến ảnh hưởng Sinh viên năm thứ

Mức độ hài lòng đối với các dịch vụ mà nhà

trường đã cung cấp Total

Không hài

lòng bình thường Hài lòng Rất hài lòng

Năm học thứ 1 1 4 8 0 13

2 0 2 6 3 11

3 1 7 5 2 15

4 0 5 1 1 7

5 0 0 3 1 4

Total 2 18 23 7 50

* Khoa đang theo học

Bảng 3: Mức độ hài lòng của sinh viên theo biến ảnh hưởng (Khoa theo học)

Khoa theo học

Mức độ hài lòng đối với các dịch

vụ mà nhà trường đã cung cấp Total Không

hài lòng

Bình thường

Hài lòng

Rất hài lòng

Khoa cơ khí 0 1 5 4 10

Khoa điện tử 1 3 5 1 10

Khoa điện 0 3 7 0 10

Khoa QLCN & MT 0 5 3 2 10

Khoa sư phạm kỹ thuật 1 6 3 0 10

Total 2 18 23 7 50

Nhận xét: Theo bảng trên ta thấy rằng ở các khoa có lịch sử lâu đời và uy tín về đào tạo như: Khoa Cơ khí, khoa Điện thì mức độ hài lòng của sinh viên là khá cao 9/10 sinh viên khoa Cơ khí, 7/10 sinh viên khoa Điện hài lòng với những dịch vụ đào tạo mà nhà trường đã cung cấp. Còn ở những khoa mới được thành lập những năm gần đây như khoa Điện tử, khoa QLCN và MT, khoa Sư phạm kỹ thuật, do một số hạn chế như chương trình đào tạo mới được xây dựng chưa được kiểm định qua các

khoá đào tạo, đội ngũ giáo viên còn thiếu và tương đối trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, các cơ sở vật chất phục vụ cho học tập và nghiên cứu chưa kịp thời đầu tư đầy đủ,…

nên sự hài lòng của sinh viên ở các khoa này đối với dịch vụ đào tạo còn tương đối thấp: chỉ có 6/10 sinh viên khoa Điện tử, 5/10 sinh viên khoa QLCN và MT, 3/10 sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật hài lòng với các dịch vụ đào tạo của nhà trường.

Như vậy, việc đối tượng được điều tra thuộc các khoa khác nhau trong trường cũng có sự nhận định và mức độ hài lòng khác nhau về các dịch vụ đào tạo của Nhà trường. Nếu người được điều tra là các sinh viên đến từ các khoa có lịch sử lâu đời, những khoa chủ chốt của trường thường có mức độ hài lòng cao hơn. Điều này, có thể lý giải do các khoa này đã được thành lập và phát triển cùng với sự lớn mạnh của nhà trường và qua thời gian dài đó các khoa này đã tích lũy được đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn và giảng dạy, những khoa này cũng thường nhận được sự đầu tư, quan tâm từ phía nhà trường và thời gian đã khẳng định được uy tín, chất lượng đào tạo, tạo dựng được niềm tin đối với người học và xã hội.

* Lý do chọn trường và điểm trung bình trung tích luỹ

Những sinh viên vào trường do cảm nhận được chất lượng uy tín, phù hợp với lực học và mong muốn về nghề nghiệp tương lai của họ thường có thái độ học tập đúng đắn (thể hiện ở kết quả trung bình trung tích luỹ cao hơn) thường khá hài lòng đối với các dịch vụ đào tạo của nhà trường. Ngược lại các sinh viên vào trường do gia đình lựa chọn hay là không trúng tuyển vào các trường khác thì có mức điểm chung bình trung tích luỹ thấp hơn và sự hài lòng đối với các dịch vụ đào tạo của nhà trường là không cao. Thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 4: Điểm trung bình chung tích lũy * Mức độ hài lòng đối với các dịch vụ mà nhà trường đã cung cấp * Lý do chọn trường Crosstabulation

Mức độ hài lòng đối với các dịch vụ mà nhà trường đã cung cấp Không

hài lòng

Bình

thường Hài lòng

Rất hài lòng

Từ 2.0 đến 2.29 1 0 0 1

Từ 2.3 đến 2.49 1 4 2 7

Từ 2.5 đến 3.19 1 2 0 3

Total 3 6 2 11

Phù hợp với lực học

Từ 2.3 đến 2.49 3 4 1 8

Từ 2.5 đến 3.19 0 1 0 1

Total 3 5 1 9

Phù hợp với mong muốn về

nghề nghiệp trong tương lai

Từ 2.0 đến 2.29 1 0 0 0 1

Từ 2.3 đến 2.49 0 3 3 0 6

Từ 2.5 đến 3.19 0 0 4 3 7

Từ 3.2 đến 3.59 0 1 0 1 2

Total 1 4 7 4 16

Gia đình lựa chọn Dưới 2.0 0 1 1 0 2

Từ 2.0 đến 2.29 0 3 0 0 3

Từ 2.3 đến 2.49 0 1 1 0 2

Từ 2.5 đến 3.19 0 0 1 0 1

Total 0 5 3 0 8

Không trúng tuyển vào các

Từ 2.0 đến 2.29 1 0 0 0 1

Từ 2.3 đến 2.49 0 3 1 0 4

Từ 2.5 đến 3.19 0 0 1 0 1

Total 1 3 2 0 6

(Nguồn: Tổng hợp từ các Bảng 4,5,6 - Phụ lục 2)

* Mức chi tiêu trung bình trong tháng (khả năng tài chính) Bảng 5: Mức độ hài lòng của sinh viên theo biến ảnh hưởng

mức chi tiêu trung bình trong tháng

Mức độ hài lòng đối với các dịch vụ mà nhà trường đã cung cấp

Total Không

hài lòng

Bình thường

Hài lòng

Rất hài lòng Mức chi

tiêu trung bình trong

tháng

Dưới 1

triệu 1 0 5 2 8

Từ 1 triệu

đến 1.5 triệu 0 6 7 2 15

Từ 1.5 đến

2 triệu 1 4 6 3 14

Trên 2 triệu 0 8 5 0 13

Total 2 18 23 7 50

Qua bảng trên ta thấy: Với những sinh viên có khả năng tài chính tốt hơn thì thường đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng các dịch vụ do vậy thường có mức hài lòng thấp hơn, thể hiện cụ thể với các sinh viên có mức chi tiêu trên 2 triệu/tháng thì chỉ có 5/13 sinh viên hài lòng với dịch vụ đào tạo của trường, trong khi những người có khả năng tài chính kém hơn thì tỏ ra khá hài lòng với dịch vụ đào tạo của nhà trường như có 9/14 sinh viên có mức chi tiêu từ 1,5-2 triệu đồng/tháng; 9/15 sinh viên có mức chi tiêu từ 1-1,5 triệu/tháng; 7/8 sinh viên có mức chi tiêu dưới 1 triệu đồng/tháng hài lòng với các dịch vụ của nhà trường.

2.2.2.3. Đánh giá cụ thể của sinh viên về các dịch vụ mà nhà trường cung cấp Để đánh giá được cụ thể mức độ hài lòng của sinh viên đối với các dịch vụ mà nhà trường đã cung cấp, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hàm thống kê trung bình và các bảng phân phối xác suất từ Bảng 8 đến Bảng 9 phần Phụ lục 2

Qua các Bảng trên ta thấy rằng: Sinh viên đánh giá các “điểm mạnh” của các dịch vụ mà nhà trường cung cấp:

* Đối với đội ngũ giảng viên của nhà trường:

+ Các giảng viên được đánh giá là có tác phong nghiêm túc, thái độ, cử chỉ đúng mực, trang phục gọn gàng, lịch sự. Điểm trung bình đánh giá là 4,2 trên thang điểm 5.

+ Giảng viên có kiến thức chuyên môn vững vàng. Điểm trung bình đánh giá 3,96.

+ Giảng dạy đúng tiến độ, thời gian ra vào lớp, cụ thể điểm trung bình đánh giá 4,16.

+ Nhiệt tình trong công tác giảng dạy và giúp đỡ sinh viên, điểm trung bình đánh giá 3,68

* Đối với phương pháp giảng dạy

+ Có sử dụng các công cụ hỗ trợ công tác giảng dạy, điểm trung bình đánh giá 3.86

+ Có hỗ trợ rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho sinh viên, điểm trung bình đánh giá 4,06.

* Đánh giá về tài liệu chuyên môn:

+ Có kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, điểm đánh giá 3,82

+ Bố cục khoa học sát với bài giảng, điểm trung bình đánh giá 3,96

+ Có hỗ trợ rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho sinh viên, điểm trung bình đánh giá 4,0.

* Đánh giá về công tác thi

+ Đề thi rừ ràng, bao quỏt được kiến thức mụn học (điểm trung bỡnh đỏnh giỏ 4,1/5)

+ Đề thi đánh giá, phân loại được sinh viên (điểm trung bình đánh giá 4,24/5) + Thời gian làm bài thi phù hợp với nội dung thi (điểm trung bình đánh giá 4,5/5).

+ Điểm thi phản ánh đúng kết quả học tập (điểm trung bình đánh giá 4,06/5)

* Đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học

+ Giáo viên hướng dẫn nhiệt tình, có chuyên môn (điểm trung bình đánh giá 4,22/5)

* Đánh giá về chương trình đào tạo

+ Các môn học trong chương trình phù hợp với chuyên ngành đào tạo (điểm trung bình đánh giá 4/5)

+ Định hướng nghề nghiệp rừ ràng (điểm trung bỡnh đỏnh giỏ 4,02/5)

* Đánh giá về cơ sở vật chất: Khuôn viên thiết kế hợp lý phù hợp với việc di chuyển,học tập của sinh viên (điểm trung bình đánh giá 4,08/5)

* Đối với dịch vụ thư viện: Quy trình mượn sách hợp lý (điểm trung bình đánh giá 4,02/5)

* Đối với dịch vụ ký túc xá: Thái độ của nhân viên quản lý đúng mực, hòa nhã (điểm trung bình đánh giá 4,58/5)

Sinh viên đánh giá các “điểm yếu” của các dịch vụ đào tạo mà nhà trường cung câp:

* Công tác quản lý: được đánh giá khá thấp, sinh viên còn gặp nhiều khó khăn trong các vấn đề như thủ tục còn phiền hà, phức tạp, thủ tục chưa được giải quyết nhanh gọn, thái độ của cán bộ phục trách các công tác này chưa được hòa nhã, thân thiện với sinh viên.

* Hoạt động nghiờn cứu khoa học: chưa cú được quy trỡnh khoa học, rừ ràng, diễn đàn chuyên ngành chưa phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu khoa học, mức hỗ trợ kinh phí còn tương đối thấp.

* Về cơ sở vật chất của nhà trường: Hệ thống các khu để xe còn chật hẹo chưa đảm bảo đáp ứng nhu cầu sinh viên, khu thể thao còn thiếu và không đảm bảo chất lượng, cụ thể là các điểm trung bình đánh giá khá thấp dưới 3.

* Dịch vụ thư viện:

+ Số lượng đầu sách phong phú điểm đánh giá trung bình 2,6/5 + Các phòng đọc đáp ứng nhu cầu, điểm trung bình đánh giá 2,78/5

Như vậy, sinh viên đánh giá thấp về dịch vụ thư viện của nhà trường do các phòng đọc chưa đáp ứng đủ nhu cầu, chất lượng phòng chưa cao và số lượng đầu sách chưa phong phú.

* Đối với ký túc xá: Chưa đáp ứng được nhu cầu về phòng tự học, sinh hoạt chung trong ký túc xá.

* Đối với dịch vụ hỗ trợ học tập và đời sống chưa đáp ứng được sự mong muốn, kỳ cọng của sinh viên, cụ thể là trong việc tổ chức các cuộc vui chơi giải trí, và khu nhà ăn chưa đáp ứng được nhu cầu.

Chương III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LềNG CỦA SINH VIấN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐH KTCN THÁI NGUYÊN 3.1 Giải pháp về cơ chế chính sách

3.1.1 Chính sách tài chính a) Tăng nguồn tài chính hiện có

Tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Tài chính dồi dào, giúp chúng ta có thể thực hiện các kế hoạch và cung cấp các chương trình, các dịch vụ giáo dục đảm báo chất lượng, từ đó củng cố thương hiệu và chính điều đó sẽ góp phần đem về nguồn tài chính mạnh hơn và ổn định hơn.

Với cương vị là một trường đào tạo ra các kỹ sư công nghiệp, trường có lợi thế là có rất nhiều các chuyên gia giỏi về công nghiệp. Dựa vào lợi thế đó, trường có thể thành lập các tổ dự án, bộ phận kinh doanh chuyên nhận các dự án từ các doanh nghiệp, các dự án có thể là sửa chữa, nâng cao sản xuất hay cải tiến sản xuất.v.v..

Hoặc cũng có thể nghiên cứu chế tạo các loại máy móc, công nghệ mới và chào bán lại cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất hay bà con nông dân…

Ngoài ra việc mở rộng các loại hình đào tạo, tăng cường liên kết với các cơ sở sản xuất, các khu vực địa bàn trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh mở các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn. Giới thiệu và mở lớp tập huấn sử dụng các loại máy móc công nghệ mới, phổ biến cho bà con nông dân hay các công nhân tại các nhà máy sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp.

b. Sử dụng và Quản lý tài chính hiệu quả.

Với những nguồn tài chính sẵn có, làm sao để sử dụng và quản lý hiệu quả? Đây là 1 câu hỏi không chỉ của trường ĐHKTCN mà còn là vấn đề chung của các nhà quản lý của các doanh nghiệp, và các ban ngành khác.

Để quản lý và sử dụng nguồn tài chính có hiệu quả, cần phải có 1 cơ chế quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch. Do vậy cần có kế hoạch và có cơ chế quản lý trong việc sử dụng và phân bổ một cách phù hợp.

c. Phân chia các loại hình dịch vụ tùy theo các loại hình tài chính.

Dựa vào kết quả điều tra về mức độ thỏa mãn của sinh viên đối với các chương trình đào tạo. Ta có thể phân chia thành 2 loại hình dịch vụ. Một loại hình dịch vụ chất lượng cao hơn (kèm việc học với việc thực tập môn học tại các doanh nghiệp luôn, đầu tư các thiết bị mới nhất để phục vụ học tập,hoặc đảm bảo đầu ra cho các đối tượng sinh viên này) với mức học phí cao hơn. Và loại còn lại, đảm bảo giữ nguyên và ngày càng nâng cao chất lượng (nhờ một phần tài chính thu được từ loại hình đào tạo trước). Loại hình này đảm bảo duy trì được số lượng sinh viên, mặt khác cũng là một hình thức hỗ trợ cho các đối tượng sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thể tham gia học tập.

d. Giải pháp hỗ trợ tài chính

- Hỗ trợ cho sinh viên ( Học bổng + khen thưởng + Hỗ trợ các đối tượng chính sách..)

- Hỗ trợ cho giáo viên trong việc học tập, nâng cao kiến thức và các hình thức hỗ trợ tài chính khác nhằm giải quyết khó khăn cho giáo viên ( Khen thưởng + Phụ cấp ..)

3.1.2 Chính sách sử dụng nguồn nhân lực.

a) Giáo viên đã có kinh nghiệm

Đối với lực lượng giảng viên đã hết tuổi công tác nhưng còn đủ sức khỏe, nhà trường có chính sách mời giảng, mời cộng tác nhờ vậy sinh viên được học tập với đội ngủ giảng viên giàu kinh nghiệm, đồng thời, đội ngũ giảng viên trẻ kế cận cũng có điều kiện học hỏi kinh nghiệm hoàn thiện bản thân

b) Giáo viên trẻ

Với đội ngủ giảng viên trẻ giàu nhiệt huyết và còn thiếu kinh nghiệm, cần khuyến khích, tạo điều kiện để họ có thể nâng cao trình độ, trau dồi kiến thức, làm dày thêm kinh nghiệm, bằng cách cắt cử đi học các chương trình đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ, học tập, chuyển giao công nghệ…

c) Các chuyên gia có kinh nghiệm và uy tín tại các doanh nghiệp

3.2 Giải pháp về nâng cao chất lượng, phát triển số lượng dịch vụ đào tạo

Một phần của tài liệu Đánh giá Sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo của Trường ĐH KTCN Thái Nguyên (Trang 23 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w