1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO và giải pháp khai thác cơ hội, vượt qua thách thức"

49 904 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 292 KB

Nội dung

Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO và giải pháp khai thác cơ hội, vượt qua thách thức"

Trang 1

Lời nói đầu

Trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chứcThương mại thế giới WTO, thì việc ngày càng mở rộng quan hệ thươngmại với các nước trên thế giới là điều tất yếu Điều này đòi hỏi nhà nước taphải hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật kinh tế, trong đó cópháp luật về Trọng tài thương mại (TTTM), để đảm bảo sự tương thích của

nó với Pháp luật quốc tế

Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 (PLTTTM 2003) được xây dựngtrên cơ sở pháp điển hóa các văn bản pháp luật về TT ở Việt Nam, đã khắcphục được những bất cập của các văn bản pháp luật về TT trước đó Tuynhiên qua một thời gian thi hành, nó vẫn chưa phát huy được đầy đủ vai tròcủa mình trong đời sống kinh tế xã hội, do nhiều nguyên nhân khác nhau.PLTTTM 2003- nguồn pháp luật chủ yếu của pháp luật về TTTM đã bộc lộkhông ít hạn chế, bất cập, làm ảnh hưởng đến hoạt động của TTTM ở nước

ta thời gian qua

Trong khi đó, thực tiễn của hoạt động kinh doanh thương mại trongnền kinh tế thị trường tất yếu dẫn đến việc tranh chấp phát sinh ngày càngnhiều về số lượng, lớn về quy mô, đa dạng về nội dung và phức tạp về tínhchất Và việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về TTTM và thựctiễn pháp luật TTTM, phát hiện ra những bất cập trong quy định của phápluật để từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật TTTM

là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay

Nhằm đạt được những mục đích trên, em chọn đề tài: “Những bất cậpcủa pháp luật về TTTM hiện nay và kiến nghị”

Trang 2

Nội dung

Chương I: Chế độ pháp lý hiện hành của pháp luật về

TTTM

I Khái niệm Trọng tài

1 Khái niệm Trọng tài

a Lịch sử hình thành và phát triển của Trọng tài

Trên thế giới, phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài (TT)

đã xuất hiện từ rất lâu trong đời sống xã hội, nhất là ở những nước có nềnkinh tế phát triển Từ thế kỷ VII trước công nguyên, người Hy Lạp cổ đại

đã biết sử dụng TT như một phương thức giải quyết các tranh chấp phátsinh Theo đó, nếu hai bên có tranh chấp và định chọn người xét xử thì họ

có quyền chỉ định người mà họ muốn để làm việc này Họ phải tôn trọng ýkiến của người đó và không được thưa kiện trước Tòa án (TA) Phải đếnkhi kinh tế hàng hóa phát triển, hình thành nền kinh tế thị trường thúc đẩycác hoạt động thương mại phát triển thì khi đó, TTTM mới thật sự ra đời.Thời kỳ đầu, TTTM chủ yếu tồn tại dưới hình thức TT vụ việc Vềsau, khi thương mại phát triển mạnh mẽ thì TT thường trực mới xuất hiện,

và ngày càng phổ biến hơn Quá trình đi từ TT vụ việc đến TT thường trực

là quá trình bổ sung, hoàn thiện các hình thức tổ chức của TT

Các Trung tâm Trọng tài (TrTTT), với tư cách là một tổ chức thườngtrực xuất hiện đầu tiên phải kể đến là: TA TT Quốc tế London (LCIA)thành lập năm 1892, TA TT thường trực Quốc Tế (PCA) thành lập năm

1899, TA TT Quốc tế của Phòng thương mại quốc tế (ICC) thành lập năm1923… Ở khu vực Châu Á, các TrTTT xuất hiện muộn hơn: TrTTTKualalumpur thành lập năm 1978, TrTTT Quốc tế Hồng Kông (HKIAC)thành lập năm 1985; TrTTT Quốc tế Singapore thành lập năm 1990…

Ở Việt Nam, TT ra đời khá muộn Vào những năm 1960, TT ở Việt

Trang 3

Nam ra đời và chia làm 2 loại, TT giải quyết tranh chấp trong nước và TTgiải quyết tranh chấp quốc tế Trong 2 loại này thì TT Kinh tế Nhà nước làmột cơ quan Nhà nước được giao nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp kinh

tế Bởi vậy, về bản chất, nó không phải là TTTM theo đúng nghĩa

Đến tháng 7/1994, TT Kinh tế Nhà nước giải thể, nhường chỗ cho sự

ra đời của TT phi chính phủ, được đánh dấu bởi Nghị định 116/CP ngày05/09/1994 Từ đó, TT Kinh tế đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu của cácdoanh nghiệp về một cơ quan giải quyết tranh chấp linh hoạt, thuận tiện,giữ được bí mật kinh doanh Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của NĐ 116 làchưa quy định về hình thức TT vụ việc và tính được đảm bảo thi hành bằngcưỡng chế Nhà nước đối với quyết định TT Đây là nguyên nhân chủ yếudẫn đến trong khoảng 10 năm (1994- 2003), ở Việt Nam chỉ có 5 TrTTTKinh tế được thành lập, và bản thân các Trung tâm này cũng chỉ hoạt độngcầm chừng

Từ năm 2003, với sự ra đời của PLTTTM 2003, các TrTTT Kinh tế đã

có cơ sở pháp lý cao hơn để tổ chức và hoạt động nhằm từng bước đáp ứngyêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra đối với lĩnh vực giải quyết tranhchấp thương mại

b Khái niệm Trọng tài- Trọng tài thương mại

Khái niệm TT, ta có thể hiểu là tài phán trung lập, chỉ người thứ bađược cử ra làm trung gian để phân xử sự bất đồng giữa hai bên Với ýnghĩa này, TT đã xuất hiện từ rất lâu, có vai trò giải quyết các tranh chấptheo yêu cầu của các bên

Trong khoa học pháp lý, TT được nghiên cứu dưới những góc độ khácnhau, nhưng chủ yếu là ở 2 phương diện: là một phương thức, và là mộtthiết chế để giải quyết tranh chấp Nếu như quan điểm coi TT là một thiếtchế để giải quyết tranh chấp gần như thiên về mặt hình thức nhiều hơn,nhìn nhận sự tồn tại thực tế của tổ chức TT dưới dạng các TrTTT- cơ quantài phán độc lập, tồn tại song song với TA; thì quan điểm coi TT là một

Trang 4

phương thức để giải quyết tranh chấp lại thiên về mặt bản chất nhiều hơn,khái quát được các đặc trưng của TT khác với các hình thức giải quyếttranh chấp khác

Nhưng dù nhìn TT dưới góc độ nào thì tất cả đều có một điểm chung,

TT là một công cụ mà người ta sử dụng để giải quyết các tranh chấp theothủ tục đặc trưng của nó: do các bên thỏa thuận, vai trò trung lập, đưa racác quyết định có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành… Những đặc trưngnày thể hiện bản chất của TT là một phương thức tài phán tư, kết hợp đượchai mặt: thỏa thuận và tài phán

Theo sự phát triển của lịch sử nhân loại, khi kinh tế thị trường vớinhững quy luật cơ bản của mình thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của cáchoạt động kinh tế nói chung, và hoạt động thương mại nói riêng, thì TT chủyếu được sử dụng để giải quyết các tranh chấp thương mại Trong lĩnh vựcnày, nó tỏ ra phủ hợp và có ưu thế hơn so với các phương thức giải quyếttranh chấp khác Phạm vi các vụ việc tranh chấp được giải quyết bằngTTTM rộng hay hẹp tùy vào quy định của pháp luật của mỗi quốc gia,trong đó quan niệm về “thương mại” có vai trò rất quan trọng

Trên thế giới, pháp luật của hầu hết các nước đều quan niệm “thươngmại” theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các hoạt động của thương nhân liênquan đến các mối quan hệ có bản chất thương mại

Trong phần chú thích của Điều 1 Luật Mẫu về TTTM Quốc tế năm

1985 của UNCITRAL có quy định: “Khái niệm Thương mại cần phải được

giải thích theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các vấn đề phát sinh từ tất cả các quan hệ có bản chất thương mại, dù có hợp đồng hay không có hợp đồng Quan hệ có bản chất thương mại bao hàm nhưng không chỉ giới hạn đối với các giao dịch sau đây: Bất kỳ giao dịch buôn bán nào nhằm cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hay dịch vụ, hợp đồng phân phối, đại diện thương mại hoặc đại lý, các công việc sản xuất, thuê máy móc thiết bị, xây dựng, tư vấn thiết kế cơ khí, li- xăng, đầu tư, ngân hàng, tài chính, bảo

Trang 5

hiểm, các hợp đồng khai thác hoặc chuyển nhượng, liên doanh và các hình thức khác của hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh, vận tải hàng hóa hoặc hành khách bằng đường không, đường biển, đường sắt hay đường bộ”.

Pháp luật Việt Nam định nghĩa khái niệm “hoạt động thương mại”trong PLTTTM 2003 và theo Luật Thương mại 2005

Theo Điều 2.3 PLTTTM 2003, “hoạt động thương mại là việc thực

hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật;

li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật” Có thể thấy, khái niệm hoạt động thương mại trong PL được hiểu

theo nghĩa rất rộng, bao gồm hầu như toàn bộ các lĩnh vực hoạt động củathương nhân, từ suản xuất đến lưu thông phân phối, từ sản xuất hàng hóađến cung cấp dịch vụ, từ hoạt động kinh doanh thông thường đến hoạt độngkinh doanh có tính chất đặc thù Về cơ bản, thuật ngữ “hoạt động thươngmại” trong PL của Nhà nước ta có nội hàm tương tự như khái niệm

“thương mại” trong Luật Mẫu của UNCITRAL về TTTM

Theo Điều 3.1 Luật Thương mại 2005 đưa ra định nghĩa “Hoạt độngthương mại” với nội hàm như khái niệm nêu trong PLTTTM 2003, nhưng

nội dung ngắn gọn hơn, và thể hiện rõ hơn bản chất của thương mại: “Hoạt

động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”

Như vậy, có thể nói, khái niệm “hoạt động thương mại” được quyđịnh trong PLTTTM và Luật Thương mại đã tiếp cận được với pháp luật

Trang 6

Quốc tế và pháp luật các nước trên thế giới, cho phép mở rộng phạm vi cáctranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của TTTM ở nước ta.

2 Những ưu điểm khi giải quyết tranh chấp thương mại thông qua con đường Trọng tài

Các hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thươngmại được các thương nhân sử dụng là: thương lượng, hòa giải, TT, TA.Trong đó, chỉ có hai hình thức giải quyết mang tính tài phán là TT và TA

So với các hình thức giải quyết tranh chấp khác như thương lượng, hòagiải, TA, TTTM có nhiều ưu thế

Thứ nhất là tính bí mật Điều này đảm bảo bí mật kinh doanh và uy

tín nghề nghiệp của các bên tham gia tranh chấp TT là một quá trình giảiquyết tranh chấp có tính riêng biệt, áp dụng nguyên tắc xét xử bí mật Phiênhọp của HĐTT chỉ có mặt các bên tranh chấp, ngoài ra không ai có quyềntham dự nếu các bên không đồng ý TTV không được tiết lộ những điềumình biết về nội dung vụ tranh chấp; phán quyết của TT chỉ được phépcông bố rộng rãi khi có sự đồng ý của các bên Đây là đặc điểm thể hiệnbản chất của TT, khác với việc giải quyết tranh chấp tại TA, nơi mà việcxét xử công khai trở thành nguyên tắc Chính sự khác biệt này tạo nên ưuthế của TTTM đối với các nhà kinh doanh Trong kinh doanh, không aimuốn tranh chấp xảy ra- nhưng khi đã có tranh chấp thì tâm lý chung là họkhông muốn cho người khác biết, đặc biệt là nội dung tình tiết cụ thể của

vụ việc Tính bí mật của TT đáp ứng được nhu cầu này của các doanhnghiệp, bảo vệ uy tín nghề nghiệp và bí mật kinh doanh

Thứ hai, phán quyết của TT mang tính chung thẩm được thi hành

ngay, thủ tục giải quyết đơn giản, tiết kiệm được thời gian của các bêntranh chấp TT chỉ giải quyết 1 cấp, phán quyết của TT có hiệu lực thi hànhngay, các bên không có quyền kháng cáo lên bất kỳ một cơ quan hay tổchức nào (trừ khi có sự vi phạm về tố tụng) Điều này không thể có nếu vụtranh chấp được đưa ra giải quyết tại TA, nơi mọi thủ tục tố tụng quy định

Trang 7

là 2 cấp xét xử, ngoài ra còn Giám đốc thẩm, Tái thẩm, dẫn đến các bênphải mất nhiều thời gian, tốn kém tiền bạc vì phải theo đuổi vụ kiện kéo dài

từ cấp này sang cấp khác Trong khi đó, doanh nghiệp khi có tranh chấpxảy ra, yêu cầu của họ là phải được giải quyết nhanh chóng, bởi nếu quátập trung vào việc giải quyết tranh chấp, các bên có thể phải bỏ lỡ cơ hộikinh doanh mà giá trị của nó có thể còn lớn hơn giá trị đang tranh chấp.Hơn nữa, việc giải quyết tranh chấp không nhanh chóng có thể gây tâm lýcăng thẳng kéo dài cho các nhà kinh doanh, ảnh hưởng xấu đến quan hệkinh doanh

Thứ ba, việc giải quyết tranh chấp bằng con đường TT tạo ra khả

năng tiếp tục duy trì được quan hệ hợp tác vốn có giữa các bên TTV với tưcách là người thứ ba, bằng những hình thức phù hợp, tìm giải pháp tốt nhấtcho vụ tranh chấp, tạo không khí thân thiện, mở ra cơ hội tiếp tục duy trì sựhợp tác làm ăn giữa các bên sau khi giải quyết tranh chấp Xét về mặt tâm

lý, việc giải quyết tranh chấp kín đáo, không ồn ào của TT, làm bên viphạm dễ nhận lỗi về mình hơn, bên có quyền lợi bị xâm phạm dễ thôngcảm với bên kia hơn, tránh cho các bên có nguy cơ làm tổn thương đếnquan hệ hợp tác Trong khi đó, việc xét xử công khai tại TA thường dễ làmcho các bên luôn bị chi phối bởi sự thắng thua mà rơi vào tình thế đối địchnhau

Thứ tư, TT giải quyết đảm bảo tính chính xác cao, nhất là những vụ

việc có nội dung tranh chấp từ những vấn đề mang tính chuyên sâu Vì cácbên được quyền chỉ định TTV nên có điều kiện lựa chọn TTV có kinhnghiệm, kiến thức chuyên môn cao và đạo đức để giải quyết tranh chấp.Trong khi đó, thẩm phán do Chánh án chỉ định, các bên không có quyềnlựa chọn

Thứ năm, TT giải quyết có tính linh hoạt, bảo đảm quyền tự định đoạt

của các bên TA giải quyết tranh chấp nhân danh quyền lực Nhà nước, nênkhi thực thi quyền lực đó, Thẩm phán phải tuân thủ triệt để các quy tắc tố

Trang 8

tụng do Nhà nước quy định Ngược lại, TT giải quyết tranh chấp trên cơ sởcủa quyền lực do các bên giao, vì vậy tính linh hoạt của hoạt động kinhdoanh cũng được áp dụng trong tố tụng TT, nhằm đảm bảo tối đa quyềnđịnh đoạt của các bên Việc giành cho các bên quyền định đoạt về nhiềuvấn đề trong quá trình giải quyết tranh chấp là hoàn toàn phù hợp với hoạtđộng kinh doanh vốn linh hoạt và đầy nhạy cảm Có thể nói, đây là ưu thếnổi trội của TT so với TA trong việc giải quyết các tranh chấp trong kinhdoanh- thương mại.

Thứ sáu, TT không đại diện cho quyền lực tư pháp của Nhà nước nên

phù hợp đê giải quyết tranh chấp mà các bên có quốc tịch khác nhau Trongtrường hợp các bên trong quan hệ tranh chấp có quốc tịch khác nhau, thực

tế cho thấy, không bên nào muốn đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại TAquốc gia ở phía bên kia Lý do trước hết xuất phát từ bản chất quyền lực

TA là quyền lực tư pháp của nhà nước Với yêu cầu về tính khách quan,việc giải quyết tranh chấp bằng con đường TT có ưu thế hơn so với TAtrong trường hợp này Hơn nữa, khi các bên có quốc tịch khác nhau, thì vớiviệc giải quyết tranh chấp bằng TT, họ có thể lựa chọn TTV của nước thứ

ba, lựa chọn ngôn ngữ và thủ tục thích hợp

Thứ bảy, Phán quyết của TT được công nhận và thi hành ở cả nước

ngoài Về nguyên tắc, phán quyết của TT chỉ có hiệu lực pháp lý trongphạm vi lãnh thổ của nước có tổ chức TT đó Tuy nhiên, nếu các bên cóquốc tịch của nước là thành viên của Công ước New- York năm 1958 vềcông nhận và cho thi hành án các quyết định của TT nước ngoài thì phánquyết TT sẽ được công nhận và thi hành theo quy định của Công ước; vàcác quy định của TT nước ngoài được công nhận và thi hành ở nước thứ ba

là thành viên của Công ước

Tóm lại, TTTM với những ưu thế xuất phát từ bản chất của mình,đang ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình Trong điều kiệnhiện nay, khi Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ làm ăn với các nước

Trang 9

trên thế giới, là thành viên WTO, một sân chơi mà vấn đề tranh chấpthương mại diễn ra thường xuyên và ngày càng phức tạp, thì ngay từ lúcnày, các doanh nghiệp Việt Nam cần có một cái nhìn nghiêm túc về những

ưu thế của TT

II Nội dung của pháp luật về Trọng tài thương mại hiện hành

PLTTTM 2003 được Ủy ban Thường cụ Quốc hội thông qua ngày25/02/2003, có hiệu lực từ 01/07/2003

Ngày 31/07/2003, Hội Đồng Thẩm phán TAND tối cao ban hành Nghịquyết 05/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định củaPLTTTM 2003

Ngày 15/01/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2004/ NĐ-CPquy định chi tiết thi hành một số điều của PLTTTM 2003

Những quy đinh trong các văn bản nêu trên là cơ sở pháp lý chủ yếucho hoạt động TTTM ở Việt nam Bên cạnh đó, Bộ luật tố tụng Dân sự, cácvăn bản Pháp luật về kinh doanh thương mại, về Thi hành án cũng có quyđịnh liên quan đến TTTM

1 Các quy định về thoả thuận Trọng tài

Thỏa thuận Trọng tài (ThTT) là sự nhất trí của các bên về việc đưa ra

TT giải quyết tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh, Đây là vấn đề then chốttrong việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường TT, bởi, nếukhông có ThTTT thì các bên không thể đưa tranh chấp ra giải quyết tạiTTTM

Điều 2.2 PLTTTM 2003 định nghĩa: “ThTTT là thỏa thuận giữa các

bên cam kết giải quyết bằng TT các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại” ThTTT được coi là một nguyên tắc

nền tảng cho việc giải quyết tranh chấp bằng TT, thể hiện tại Điều 3.1 của

PL: “Tranh chấp được giải quyết bằng TT nếu trước hoặc sau khi xảy ra

tranh chấp các bên có ThTTT”.

Bản chất của thỏa thuận là sự thống nhất ý chí của các bên; ý chí này

Trang 10

phải hoàn toàn tự nguyện, minh bạch, không bên nào bị lừa dỗi hoặc bị đedọa Nội dung của ThTTT là việc các bên giao cho TT quyền giải quyết vụtranh chấp, mặc nhiên thừa nhận TT có quyền đưa ra phán quyết chungthẩm bắt buộc các bên phải thi hành Do đó, khi một ThTTT có hiệu lực thì

TA không có thẩm quyền đối với việc giải quyết tranh chấp, và ThTTT cótác dụng rang buộc các bên, không bên nào được thoái thác việc giải quyếttranh chấp bằng TT

Điều 9 PLTTTM 2003 quy định về hình thức của ThTTT:

“1 ThTTT phải được lập bằng văn bản ThTTT thông qua thư, điện

báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chỉ của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng TT được coi là ThTTT bằng văn bản;

2 ThTTT có thể là điều khoản TT trong hợp đồng hoặc là một thỏa thuận riêng”

Tại thời điểm ThTTT được xác lập, tranh chấp có thể phát sinh hoặcchưa phát sinh Do đó, ThTTT có thể là Điều khoản TT (đối với tranh chấpchưa phát sinh) hoặc thỏa ước TT (đối với tranh chấp đã phát sinh) ThTTTđộc lập với hợp đồng

Về hiệu lực, theo quy định tại Điều 10.1 của PLTTTM, ThTTT sẽ vôhiệu nếu tranh chấp không thuộc hoạt động thương mại được quy định tạiĐ2.3 của Pháp lệnh (PL) Ngoài ra, theo Nghị Định số 25/2004/NĐ-CP,ngoài việc xác định rõ những tranh chấp có thể giải quyết bằng TT lànhững tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, còn quy định chi

tiết thêm về mặt chủ thể: “ TTTM có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

phát sinh trong hoạt động thương mại quy đinh tại Khoản 2 Điều 3 của PL

mà các bên tranh chấp là các nhân kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh”

(Điều 2.1 NĐ 25)

Các trường hợp ThTTT vô hiệu ngoài việc được đề cập ở phần hiệulực cảu ThTTT như trên, còn một số các trường hợp khác Theo Điều 10

Trang 11

của PL, có 6 trường hợp như sau:

1 Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại được quy định tại khoản 3 Điều 2 của PL này;

2 Người ký ThTTT không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật;

3 Một bên ký kết ThTTT không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

4 ThTTT không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tai có thẩm giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thỏa thuận bổ sung;

5 ThTTT không được lập theo quy định tại Điều 9 của PL này;

6 Bên ký kết ThTTT bị lừa dối, bị đe dọa và có yêu cầu tuyên bố ThTTT vô hiệu; thời hiệu yêu cầu tuyên bố ThTTT vô hiệu là sáu tháng, kể

từ ngày ký kết ThTTT, nhưng phải trước ngày HĐTT mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp quy định tại Điều 30 của PL này.

Đây là những căn cứ để TA xem xét quyết định của TT có hợp pháphay không, khi có đơn yêu cầu hủy quyết định TT

ThTTT dù là một điều khoản trong hợp đồng (điều khoản TT) hay làmột thỏa thuận riêng (thỏa ước TT) thì nó vẫn luôn tồn tại độc lập với hợpđồng Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồngkhông làm ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản TT (theo Điều 11 PL).Tính độc lập tương đối này của ThTTT có ý nghĩa rất quan trọng, nhất làkhi hợp đồng bị hủy bỏ, vô hiệu thì ThTTT vẫn có hiệu lực Pháp luật TTcủa các nước trên thế giới cũng quy định tương tự về vấn đề này

2 Các quy định về thẩm quyền Trọng tài thương mại

Theo xu hướng phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới thì TTđược thành lập chủ yếu để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạtđộng thương mại Tùy theo quan điểm của mỗi nước mà thẩm quyền của

TT có thể được quy định khác nhau, nhưng có một điểm chung nhất làpháp luật TT các nước đều thừa nhận TT là một phương thức phổ biến và

Trang 12

hữu hiệu trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thươngmại.

Khái niệm “hoạt động thương mại” trong PLTTTM 2003 được hiểu

theo nghĩa rất rộng: “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay

nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại;

ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường

bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật” (Điều 2.3

PL)

Như vậy, về cơ bản, thuật ngữ “hoạt động thương mại” trong PL cónội hàm tương tự như trong Luật Mẫu của UNCITRAL về TT Với quyđịnh này, thẩm quyền của TT đã được PL mở rộng theo hướng phù hợp vớipháp luật các nước trên thế giới

Ngoài thẩm quyền chung về đối tượng TT thì vấn đề thẩm quyền theolãnh thổ không được đặt ra, mà hoản toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn củacác bên tranh chấp Điều này tạo một mặt bằng pháp lý bình đẳng cho tất cảcác TrTTT trên cả nước, các bên tranh chấp có quyền thỏa thuận lựa chọnbất cứ TrTTTTM nào mà không phụ thuộc vào nơi cư trú hay nơi đặt trụ sởcủa các bên

3 Các quy định về Trọng tài viên

Hiệu quả giải quyết tranh chấp thương mại phụ thuộc phần lớn vàođội ngũ Trọng tài viên (TTV), do vậy, pháp luật của các nước đều đưa ranhững tiêu chuẩn nhất định làm cơ sở cho các bên lựa chọn TTV TheoĐiều 12 PLTTTM 2003:

1 Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây có thể làm TTV: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực vô tư, khách quan;

Trang 13

c) Có bằng đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ năm năm trở lên.

2 Người đang bị quản chế hành chính, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích không được làm TTV.

3 Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức đang công tác tại TA nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án không được làm TTV.

So với NĐ 116/CP năm 1994, điều kiện về TTV của PL đã đơn giảnhơn, như trình độ chuyên môn của người muốn làm TTV chỉ đòi hỏi cótrình độ đại học, bất kể ngành nào, không nhất thiết phải có trình độ đại họcLuật, thâm niên cũng đã rút bớt lại còn 5 năm…

Điều 12 PL cũng quy định một số đối tượng không được trở thànhTTV Vấn đề này là cần thiết để đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấpcủa TTV được đúng đắn, trung thực và khách quan

Quyền và nghĩa vụ của TTV được quy định cụ thể tại Điều 13 PL:

1 TTV có các quyền sau đây:

a) Chấp nhận hoặc từ chối giải quyết vụ tranh chấp;

b) Độc lập trong việc giải quyết vụ tranh chấp;

c) Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp;

d) Hưởng thù lao.

2 TTV có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ các quy định của PL này;

b) Vô tư, khách quan trong việc giải quyết vụ tranh chấp;

c) Từ chối giải quyết vụ tranh chấp trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 27 của PL này;

d) Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết;

đ) Không được nhận hối lộ hoặc có hành vi khác vi phạm đạo đức TTV.

So với thẩm phán, quyền, nghĩa vụ của TTV được quy định mở hơn;

Trang 14

có những quyền chỉ có đối với TTV như: quyền từ chối giải quyết vụ tranhchấp mà không bắt buộc phải nêu lý do; quyền được hưởng thù lao… Điềunày xuất phát từ sự khác nhau về bản chất giữa TT và TA: Thẩm phán làmột chức danh tư pháp mang tính công quyền, xét xử các vụ tranh chấp làthực hiện quyền lực tư pháp của Nhà nước, trên cơ sở pháp luật và nhândanh Nhà nước; còn TTV là một công dân được các bên tranh chấp ủynhiệm giải quyết một vụ tranh chấp trên cơ sở pháp luật và sự thỏa thuậncủa các bên.

4 Các quy định về Trung tâm Trọng tài thương mại (TrTTTTM)

Điều 16 PLTTTM 2003 quy định về địa vị pháp lý và cơ cấu tổ chứccủa TrTTT:

1 TrTTT là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu

và tài khoản riêng

2 TrTTT được lập chi nhánh, văn phòng đại diện của Trung tâm.

3 TrTTT có Ban điều hành và các TTV

Ban điều hành TrTTT gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó chủ tịch, có thể có Tổng Thư ký do Chủ tịch TrTTT cử…

TrTTTTM là một hình thức tổ chức hoạt động của các TTV nhằmthực hiện việc giải quyết các tranh chấp thương mại do các bên giao, phải

có ít nhất 5 TTV sáng lập thì mới có thể thành lập TrTTTTM (Điều 14.2PL)

Theo quy định tại Điều 14.1 PL: “Căn cứ vào tình hình phát triển kinh

tế - xã hội của các địa phương, TrTTT được thành lập tại một số địa phương theo quy định của Chính phủ” Cũng theo Nghị định 25/2004/NĐ-

CP ngày 15/01/2004, TrTTT được thành lập tại Hà Nội, thành phố Hồ ChíMinh, Đà Nẵng- những địa phương có hoạt động thương mại sôi động,kinh tế phát triển

TrTTT là một tổ chức có tư cách pháp nhân, do đó, có đầy đủ quyền

và nghĩa vụ của một pháp nhân: độc lập hoàn toàn trong hoạt động nghiệp

Trang 15

vụ và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về toàn bộ hoạt động của mình.Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các TrTTT được pháp luật quy định cụ thểtại Điều 17 PL:

1 Xây dựng Điều lệ và Quy tắc tố tụng của TrTTT, nhưng không được trái với những quy định của PL này;

2 Mời những người có đủ điều kiện quy định tại Điều 12 của PL này làm TTV của Trung tâm;

3 Chỉ định TTV để thành lập HĐTT theo quy định của PL này;

4 Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng cho các HĐTT giải quyết các vụ tranh chấp;

5 Thu phí TT, trả thù lao cho TTV theo Điều lệ của TrTTT;

6 Tổ chức rút kinh nghiệm, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp của TTV;

7 Báo cáo định kỳ hoạt động của TrTTT với Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam và Sở Tư pháp nơi TrTTT đăng ký hoạt đông;

8 Xóa tên TTV trong danh sách TTV của TrTTT khi TTV vi phạm nghiêm trọng các quy định của PL này và Điều lệ của TrTTT;

9 Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định TT theo yêu cầu của các bên hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

10 Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 16.2 PL cũng quy định rõ, “TrTTT được lập chi nhánh, văn

phòng đại diện của Trung tâm” Quy định này hoàn toàn phù hợp với thực

tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, là sự bổ sung cần thiết cho quy định

về việc TrTTT chỉ được thành lập ở một số địa phương nhất định

PL cũng quy định TrTTT có Ban điều hành để thực hiện công tácquản lý, điều hành hoạt động của trung tâm cũng như đối với các TTV, tạiĐiều 16.3 PL

5 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp của TTTM

Theo quy định của PLTTTM 2003 thì việc giải quyết tranh chấp bằng

Trang 16

TT phải tuân thủ một số các nguyên tắc:

Thứ nhất, nguyên tắc thẩm quyền dựa trên ThTTT, quy định tại Điều

3.1 PL: “Tranh chấp được giải quyết bằng TT nếu trước hoặc sau khi xảy

ra tranh chấp các bên có ThTTT” Như vậy, việc không có ThTTT hoặc

ThTTT vô hiệu là căn cứ để TA tuyên bố quyết định TT vô hiệu khi có yêucầu Đây là nguyên tắc cơ bản nhất của phương thức giải quyết tranh chấpbằng con đường TT

Thứ hai, nguyên tắc khi giải quyết tranh chấp, TTV phải độc lập,

khách quan, vô tư, phải căn cứ vào pháp luật và tôn trọng thỏa thuận của

các bên, được thể hiện tại Điều 3.2 PL: “Khi giải quyết tranh chấp, TTV

phải độc lập, khách quan, vô tư, phải căn cứ vào pháp luật và tôn trọng thỏa thuận của các bên” Theo nguyên tắc này, TTV chỉ căn cứ vào pháp

luật và sự thỏa thuận của các bên nhằm giải quyết đúng đắn vụ tranh chấp;TTV không chịu sự tác động của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào, khôngđược thiên vị, định kiến với bất cứ bên nào Đề đảm bảo thực hiện nguyêntắc này, PLTTTM 2003 quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể của TTV (Điều

13 PL); quy định các trường hợp TTV phải từ chối giải quyết vụ tranh chấp(Điều 27.1 PL); cũng như quy định một trong những căn cứ để TA hủyquyết định TT là TTV đã vi phạm nghĩa vụ của mình (Điều54.5 PL)

Điều 13 Quyền, nghĩa vụ của TTV

1 TTV có các quyền sau đây:

a) Chấp nhận hoặc từ chối giải quyết vụ tranh chấp;

b) Độc lập trong việc giải quyết vụ tranh chấp;

c) Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp;

d) Hưởng thù lao.

2 TTV có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ các quy định của PL này;

b) Vô tư, khách quan trong việc giải quyết vụ tranh chấp;

Trang 17

c) Từ chối giải quyết vụ tranh chấp trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 27 của PL này;

d) Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết;

đ) Không được nhận hối lộ hoặc có hành vi khác vi phạm đạo đức TTV.

Điều 27 Thay đổi TTV

1 TTV phải từ chối giải quyết vụ tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu thay đổi TTV giải quyết vụ tranh chấp trong các trường hợp sau đây: a) TTV là người thân thích của một bên hoặc đại diện của bên đó; b) TTV có lợi ích trong vụ tranh chấp;

c) Có căn cứ rõ ràng cho thấy TTV không vô tư, khách quan trong khi làm nhiệm vụ.

Điều 54 Căn cứ để hủy quyết định TT TA ra quyết định hủy quyết

định TT nếu bên yêu cầu chứng minh được rằng HĐTT đã ra quyết định TT thuộc một trong các trường hợp sau đây:

…5 Bên yêu cầu chứng minh được trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp có TTV vi phạm nghĩa vụ của TTV quy định tại khoản 2 Điều 13 của

Trong trường hợp các bên không lựa chọn được pháp luật để giải quyết vụ tranh chấp thì HĐTT quyết định.

Trang 18

Thứ tư, nguyên tắc xét xử không công khai, quy định tại Điều 38.3

PL: “Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp không công khai Trong trường

hợp có sự đồng ý của các bên, HĐTT có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp” Đây chính là một trong những ưu thế lớn của TT so

với TA, vì nó hợp với mong muốn của các nhà kinh doanh, là việc giảiquyết tranh chấp không làm ảnh hưởng đến uy tín trên thương trường vàđảm bảo được bí mật kinh doanh Với nguyên tắc này, TT không cho phépnhững người không liên quan đến vụ tranh chấp tham gia tiến trình TT nếucác bên không đồng ý TTV cũng không được phép tiết lộ những điều mìnhbiết về vụ tranh chấp mà mình đã tham gia giải quyết (Điều 12.2.d PL)

Thứ năm, nguyên tắc chỉ xét xử một lần, quy định tại Điều 6 PL:”

Hiệu lực của quyết định TT Quyết định TT là chung thẩm, các bên phải thi hành, trừ trường hợp TA hủy quyết định TT theo quy định của PL này”.

Đây là nguyên tắc đặc trưng của TT: quyết định của TT có hiệu lực thihành, không thể bị khuyến cáo Nếu việc giải quyết tranh chấp của TT cótheo những trường hợp được quy định cụ thể thì các bên có quyền yêu cầu

TA xem xét để hủy quyết định TT (Điều 54 PL)

Thứ sáu, nguyên tắc ra quyết định của TT, quy định tại Điều 42 PL:

“Nguyên tắc ra quyết định TT Quyết định TT của HĐTT được lập theo nguyên tắc đa số, trừ trường hợp vụ tranh chấp do TTV duy nhất giải quyết Ý kiến của thiểu số được ghi vào biên bản phiên họp.

6 Các quy định về mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài thương mại

TT, do bản chất phi Nhà nước của mình, không thể nhân danh quyềnlực Nhà nước để thực hiện một số công việc phát sinh trong quá trình giảiquyết tranh chấp thương mại do các bên giao Do đó, TA phải hỗ trợ TTtrong việc giải quyết chúng Vai trò hỗ trợ của TA là một yếu tố quan trọngảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động của TT PLTTTM 2003 quy định mối quan hệgiữa TA và TT được coi là bước đột phá phù hợp với thông lệ đã được ghinhận trong pháp luật quốc tế và pháp luật TT của các nước trên thế giới

Trang 19

Thứ nhất, TA hỗ trợ việc thi hành ThTTT, thể hiện ở Điều 5 PL:

“Trong trường hợp vụ tranh chấp đã có ThTTT, nếu một bên khởi kiện tại

TA thì TA phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp ThTTT vô hiệu”.

Thứ hai, TA có quyền xem xét tính hợp pháp của ThTTT; tuy nhiên,

HĐTT có quyền xem xét ThTTT trước khi đưa đến TA, quy định tại Điều

Hết thời hạn này, nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên TTV mà mình chọn, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu TA tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là TA cấp tỉnh) nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú chỉ định TTV cho bị đơn.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Chánh án TA giao cho một Thẩm phán chỉ định TTV cho bị đơn và thông báo cho các bên.

Về nguyên tắc, việc lựa chọn TTV là quyền của các bên tranh chấp.Tuy nhiên, không phải lúc nào việc lựa chọn TTV cũng xảy ra suôn sẻ; và

sự hỗ trợ của TA là hết sức cần thiết (Điều 26 PL)

Thứ tư, TA ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

nhằm tạo điều kiện cho TT hoạt động, (thể hiện tại các Điều từ 33 đến PL) Trong quá trình giải quyết tranh chấp, có thể phát sinh nhiều vấn đềnếu không được xử lý kịp thời, chúng sẽ ảnh hưởng xấu đến việc giải quyếttranh chấp của TT

35-Thứ năm, TA thực hiện việc lưu trữ hồ sơ đối với TT vụ việc, quy

định tại Điều 48 PL:

Trang 20

1 Đối với việc giải quyết vụ tranh chấp do TrTTT tổ chức, hồ sơ, quyết định TT, biên bản hòa giải được lưu trữ tại TrTTT.

2 Đối với việc giải quyết vụ tranh chấp tại HĐTT do các bên thành lập, trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày công bố quyết định TT hoặc biên bản hòa giải, HĐTT phải gửi quyết định TT, biên bản hòa giải kèm theo hồ sơ giải quyết vụ tranh chấp cho TA cấp tỉnh nơi HĐTT ra quyết định TT hoặc lập biên bản hòa giải để lưu trữ.

Thứ sáu, TA xem xét và hủy bỏ quyết định TT khi có yêu cầu.

PLTTTM 2003 quy định các bên có quyền yêu cầu TA xét hủy quyết định

TT trong những trường hợp nhất định, để đảm bảo việc TT không được làmviệc, ra quyết định một cách tùy tiện (theo Điều 50- 54 PL)

7 Các quy định về Tố tụng Trọng tài

Tố tụng TTTM là trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thương mạibằng hình thức TT Tố tụng TT có những điểm khác với tố tụng TA, do bảnchất hình thức tài phán tư của mình Tố tụng TT linh hoạt, thông thoánghơn so với tố tụng TA Trong tố tụng TT luôn có quy định về mối quan hệcủa TT với TA, TA cần phải hỗ trợ hoạt động của TT (như trên đã phântích) Khác với TA, TT chỉ thực hiện một cấp xét xử và việc xét xử làkhông công khai

PLTTTM 2003 quy định về tố tụng TT tại Chương V, gồm các bước:

Gửi đơn kiện và thụ lý đơn kiện

Điều 20 Đơn kiện

1 Để giải quyết vụ tranh chấp tại TrTTT, nguyên đơn phải làm đơn kiện gửi TrTTT .

Đơn kiện gửi TrTTT gồm có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Ngày, tháng, năm viết đơn;

b) Tên và địa chỉ của các bên;

c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;

d) Các yêu cầu của nguyên đơn;

Trang 21

đ) Trịì giá tài sản mà nguyên đơn yêu cầu;

e) TTV của TrTTT mà nguyên đơn chọn.

2 Để giải quyết vụ tranh chấp tại HĐTT do các bên thành lập, nguyên đơn phải làm đơn kiện gửi cho bị đơn; nội dung đơn kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3 Kèm theo đơn kiện, nguyên đơn phải gửi bản chính hoặc bản sao ThTTT, bản chính hoặc bản sao các tài liệu, chứng cứ Bản sao phải có chứng thực hợp lệ.

4 Tố tụng TT bắt đầu khi TrTTT nhận được đơn kiện của nguyên đơn hoặc từ khi bị đơn nhận được đơn kiện của nguyên đơn, nếu vụ tranh chấp được giải quyết tại HĐTT do các bên thành lập.

5 Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn kiện, TrTTT phải gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Cũng giống như trong tố tụng tại TA, đơn kiện chỉ được chấp nhận khiđược gửi trong thời gian còn thời hiệu khởi kiện (Điều 21 PL):

Quy định này rất cần thiết trong tố tụng TT, để các bên có trách nhiệmquan tâm tới việc giải quyết các tranh chấp phát sinh, đồng thời hạn chếviệc kéo dài thời gian, tạo tâm lý an tâm cho các nhà kinh doanh

Việc nộp tạm ứng phí TT là yêu cầu đối với Nguyên đơn (nếu các bênkhông có thỏa thuận khác) Mỗi TrTTT có biểu phí riêng Trường hợp giảiquyết vụ tranh chấp tại HĐTT do các bên thành lập thì phí TT do HĐTT ấnđịnh (theo Điều 22.3 PL)

Gửi bản tự bảo vệ, đơn kiện lại

Việc gửi bản tự bảo vệ vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ tố tụng của bịđơn khi nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo của nguyên đơn Đây

là điểm tiến bộ, phù hợp với thực tiễn thương mại hiện nay, khi mà tranhchấp trong lĩnh vực thương mại ngày càng đa dạng, phức tạp, nhiều vụ việcmang tính chất chuyên sâu, bên nào cũng có lý lẽ, lập luận riêng để bảo vệ

Trang 22

cho quyền lợi của mình Quyền tự bảo vệ thông qua việc gửi bản tự bảo vệđảm bảo cho một quá trình tố tụng công bằng (Điều 24 PL)

PLTTTM còn cho phép bị đơn được quyền kiện lại nguyên đơn ngaytrong vụ tranh chấp về những vấn đề có liên quan đến yêu cầu của nguyênđơn, quy định tại Điều 29 PL

Thành lập HĐTT

Sau khi đơn kiện của nguyên đơn đã được gửi, các bên sẽ lựa chọnTTV để thành lập HĐTT giải quyết vụ tranh chấp Điều 25 PL quy định cụt

hể về trình tự, thủ tục thành lập HĐTT; Điều 26 quy định về thành lậpHĐTT do các bên tự thành lập để giải quyết vụ tranh chấp PL cũng quyđịnh về những trường hợp các bên được quyền thay đổi TTV và thủ tụcthay đổi TTV trong quá trình tố tụng TT tại Điều 27

Như vậy, có thể thấy các quy định của pháp luật TTTM Việt Nam vềthủ tục chọn và chỉ định TTV để thành lâph HĐTT là cụ thể, chặt chẽ, tôntrọng quyền định đoạt của các bên trong giải quyết tranh chấp

Lựa chọn địa điểm, ngôn ngữ TT và pháp luật áp dụng

Các bên có quyền thỏa thuận địa điểm giải quyết vụ tranh chấp (Điều

23 PL), không bắt buộc phải tiến hành tại trụ sở TrTTT hoặc nơi cư trú, nơiđặt trụ sở của một trong các bên Trường hợp không có thỏa thuận thìHĐTT quyết định, nhưng phải bảo đảm thuận tiện cho các bên trong việcgiải quyết (Điều 23) Sự thuận lợi ở đây dựa trên cơ sở, thuận lợi cho việcthu thập và xuất trình chứng cứ, chi phí đi lại…

Đối với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ do các bên

thỏa thuận lựa chọn, “Các bên có quyền thỏa thuận về sử dụng ngôn ngữ

trong tố tụng TT, nếu các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ dùng trong tố tụng TT là tiếng Việt” (Điều 49.7 PL).

Xem xét ThTTT và thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp

Đây là bước đặc thù trong tố tụng TT: HĐTT có quyền xem xét, xácđịnh thẩm quyền của chính mình khi có khiếu nại của các bên về thẩm

Trang 23

quyền của HĐTT Điều 30.1 PL: “Trước khi xem xét nội dung vụ tranh

chấp, nếu có đơn khiếu nại của một bên về việc HĐTT không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp; vụ tranh chấp không có ThTTT hoặc ThTTT vô hiệu, HĐTT phải xem xét, quyết định với sự có mặt của các bên, trừ trường hợp các bên có yêu cầu khác Bên khiếu nại đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì được coi là đã rút đơn khiếu nại HĐTT tiếp tục xem xét giải quyết vụ tranh chấp”.

Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của HĐTT về nộidung nêu trên, trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận đượcquyết định của HĐTT, các bên có quyền yêu cầu TA cấp tỉnh nơi HĐTT đã

ra quyết định xem xét lại quyết định của HĐTT Bên có yêu cầu phải đồngthời thông báo việc này cho HĐTT Quyết định của TA có giá trị thi hành,nên nếu TA quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của HĐTT,

vụ tranh chấp không có ThTTT hoặc ThTTT vô hiệu thì HĐTT ra quyếtđịnh đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp Các bên có quyền khởi kiện ra TA

để giải quyết theo tố tụng Dân sự, nếu không có thỏa thuận nào khác

Cung cấp và thu thập chứng cứ cho vụ tranh chấp

Điều 32 Thu thập chứng cứ

1 Các bên có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh sự việc mà mình nêu ra HĐTT có quyền yêu cầu các bên cung cấp chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp.

2 Trong trường hợp cần thiết, HĐTT có thể tự mình thu thập chứng cứ; mời giám định theo yêu cầu của một bên hoặc các bên và phải thông báo cho các bên biết Bên yêu cầu giám định phải nộp tạm ứng phí giám định, trường hợp các bên mời giám định thì cùng phải nộp tạm ứng phí giám định.

Nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc

“Sau khi được chọn hoặc được chỉ định, các TTV phải nghiên cứu hồ

sơ; xác minh sự việc nếu thấy cần thiết” (Điều 31.1 PL) Đề giải quyết vụ

Trang 24

tranh chấp được đúng đắn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên, tráchnhiệm của các TTV sau khi được chọn hoặc chỉ định là phải nghiên cứu kỹcàng hồ sơ vụ tranh chấp cũng như các quy định pháp luật có liên quan.Đây là một bước chuẩn bị quan trọng của TTV cho toàn bộ các hoạt độngtiếp theo của quá trình tố tụng TT.

Theo Điều 31.2 PL: “HĐTT có quyền gặp các bên để nghe các bên

trình bày ý kiến Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên hoặc theo sáng kiến của mình, HĐTT có thể tìm hiểu sự việc từ người thứ ba, với sự có mặt của các bên hoặc sau khi đã thông báo cho các bên” Ở đây, điều luật quy

định cụ thể là HĐTT, chứ không phải là TTV, do đó, từng cá nhân TTVkhông được tiếp xúc với các bên hoặc gặp bên thứ ba, điều này đảm bảotính khách quan trong hoạt động giải quyết tranh chấp của HĐTT

Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

TTTM là tổ chức tài phán phi chính phủ, không có quyền lực của cơquan Tư pháp Nhà nước nên không có quyền quyết định biện pháp khẩncấp tạm thời Trong khi đó, quá trình tố tụng TT có rất nhiều trường hợpcần có biện pháp mang tính quyền lực đối với một bên để hỗ trợ cho việcgiải quyết vụ tranh chấp Một trong các hìnht hức hỗ trợ quan trọng của TAđối với TT là việc TA ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời,tạo điều kiện thuận lợi cho TT trong việc giải quyết tranh chấp

Điều 33 PL quy định các biện pháp khẩn cấp tạm thời; Điều 34 đến 36quy định thủ tục áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời vàtrách nhiệm của bên yêu cầu áp dụng các biện pháp này Theo đó Bên yêucầu phải gửi đơn và bản sao ThTTT, cung cấp đầy đủ bằng chứng; đồngthời phải nộp một khoản tiền đảm bảo do TA ấn định Trường hợp bên yêucầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại chobên kia, cho người thứ ba thì phải bồi thường Với quy định như trên,người yêu cầu phải cân nhắc khi làm đơn gửi TA yêu cầu áp dụng biệnpháp khẩn cấp tạm thời Khi thấy biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn

Ngày đăng: 06/08/2013, 10:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Luật Thương mại II – Đại học Luật Hà Nội Khác
2. Hoàn thiện pháp luật về TTTM của Việt Nam trong điều kiện hội nhập Quốc tế (Luận án tiến sỹ Luật học- 2007), Nguyễn Đình Thơ, Đại học Luật Hà Nội Khác
3. Báo cáo kết quả hoạt động nhiệm kỳ II (1998- 2001) và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ III (2002- 2005), Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (2005), Hà Nội Khác
4. Báo cáo hoạt động năm 2005 và phương hướng hoạt động năm 2006, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (2006), Hà Nội Khác
5. Sổ tay Trọng tài viên (2007), Nguyễn Minh Trí (chủ biên), Hà Nội Khác
6. Báo Pháp luật và Đời sống các số tháng 7, 8/2008 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w