Thẩm quyền của Trọng tài thương mạ

Một phần của tài liệu Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO và giải pháp khai thác cơ hội, vượt qua thách thức" (Trang 31 - 33)

II. Những bất cập trong việc thực thi pháp luật Trọng tài thương mạ

2. Thẩm quyền của Trọng tài thương mạ

a. Thẩm quyền của TTTM trong việc giải quyết các tranh chấp

Theo quy định của PLTTTM năm 2003, Nghị định 25/2004/NĐ-CP, TT có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong “hoạt động thương mại”.

Khái niệm “hoạt động thương mại” được định nghĩa tại Điều 2.3 PL được đưa ra theo lối liệt kê, dẫn đến một thực tế là chưa bao quát được hết các lĩnh vực có thể phát sinh tranh chấp trong thực tế (như tranh chấp phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp, tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ

phiếu, trái phiếu…). Do đó, hạn chế quyền tự do định đoạt của các tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Mặt khác, khái niệm “hoạt động thương mại” cũng được Luật Thương mại 2005 quy định tại Điều 3.1: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Mặc dù cũng theo phương pháp liệt kê, nhưng trong Luật Thương mại 2005 quy định khái niệm “hoạt động thương mại” mang tính khách quan cao hơn so với quy định trong PLTTTM 2003, cho phép xác định tất cả các “hoạt động nhằm mục đích sinh lời” đều là hoạt động thương mại. Như vậy, với cùng một khái niệm “hoạt động thương mại” nhưng lại được định nghĩa khác nhau trong 2 văn bản pháp luật đang có hiệu lực. Việc tồn tại 2 định nghĩa về một khái niệm như trên đã gây khó khăn trong thực tế khi xác định thẩm quyền của TTTM.

Ngoài ra, theo quy định của PLTTTM 2003, Thẩm quyền của TT trong việc giải quyết các tranh chấp hiện nay chỉ giới hạn các tranh chấp thương mại (Điều 1 PL). Trong khi đó, còn rất nhiều tranh chấp trong lĩnh vực dân sự khác như lao động, đầu tư... bản chất hoàn toàn có thể được giải quyết theo TT thì lại phải đưa ra toà án, trong khi toà án thường xuyên ở tình trạng quá tải. Đây là điều chưa hợp lý.

Quan điểm này phù hợp với kiến nghị của GS TSKH Đào Trí Úc – Phó chủ tịch thường trực kiêm tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam: “Cần mở rộng thẩm quyền của TT phù hợp với tính chất của các quan hệ kinh tế – xã hội hiện nay trong bối cảnh Việt Nam là nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh. Theo đó, ngoài thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại, Luật cần mở rộng các lĩnh vực dân sự, lao động theo yêu cầu của các bên và các bên tranh chấp không chỉ là tổ chức, cá nhân kinh doanh. Với tính chất là hình thức tài phán tư, TT cần được tạo điều kiện để có thể giải quyết tất cả các tranh chấp tư, bao gồm cả các tranh chấp hợp đồng và ngoài hợp đồng,

trừ những quan hệ liên quan đến lợi ích công và trật tư cộng cộng”.

b. Trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Theo quy định tại Điều 33 PLTTTM: “Trong quá trình HĐTT giải

quyết vụ tranh chấp, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, thì các bên có quyền làm đơn đến TA cấp tỉnh nơi HĐTT thụ lý vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời…”

Theo đó, TT không có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, mà thẩm quyền này chỉ thuộc về TA. Mà cũng theo như Điều trên, chỉ sau khi HĐTT đã được thành lập, các bên mới có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong khoảng thời gian từ lúc TT thụ lý vụ tranh chấp đến khi thành lập HĐTT, vấn đề áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không được đặt ra.

Trên thực tế, phía bị đơn sau khi đã biết mình bị kiện, thường có những hành vi xóa bỏ chứng cứ bất lợi, tẩu tán tài sản để tránh bị kê biên khi thi hành quyết định của TT sau này. Nguyên đơn dù biết được những việc làm không đúng của bị đơn, yêu cầu TA áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm ngăn chặn việc làm không đúng của bị đơn, nhưng TA không thể làm gì khi mà HĐTT chưa được thành lập. Điều này khiến cho việc giải quyết tranh chấp kém hiệu quả khi giải quyết bằng con đường TT.

Đây là một hạn chế lớn của TT so với TA khiến các doanh nghiệp ngần ngại khi quyết định chọn TT để giải quyết tranh chấp.

Một phần của tài liệu Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO và giải pháp khai thác cơ hội, vượt qua thách thức" (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w