Cơ chế hủy quyết định Trọng tà

Một phần của tài liệu Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO và giải pháp khai thác cơ hội, vượt qua thách thức" (Trang 37 - 39)

II. Những bất cập trong việc thực thi pháp luật Trọng tài thương mạ

5.Cơ chế hủy quyết định Trọng tà

PL còn một số bất cập. theo Điều 50 PL: “… nếu có bên không đồng ý với quyết định TT thì có quyền làm đơn … để yêu cầu hủy quyết định TT”. Với quy định này, điều kiện để yêu cầu hủy quyết định TT quá đơn giản, chỉ cần một bên "không đồng ý" với Quyết định TT là có quyền làm đơn yêu cầu hủy bỏ. Điều này dẫn đến tình trạng quyết định TT thường xuyên bị yêu cầu huỷ và làm mất ý nghĩa "chung thẩm" của phán quyết TT.

Mặc dù Điều 54 PL đã quy định rất rõ những căn cứ để Toà án tuyên huỷ quyết định của TT và yêu cầu của các bên chỉ được thoả mãn nếu phù hợp với những căn cứ đó. Tuy nhiên, bên thua kiện- đương nhiên là bên không đồng ý với quyết định TT, nhiều khi chỉ cần trì hoãn thời gian phải thi hành phán quyết của TT nên cứ nộp đơn yêu cầu toà án tuyên huỷ.

Theo quy định của pháp luật, phán quyết của TT có giá trị chung thẩm, phải được thi hành ngay (Điều 6 PL). Nhưng vì có một bên nộp đơn yêu cầu Toà huỷ quyết định của TT, nên trong khi toà đang xem xét, giải quyết yêu cầu này, quyết định của TT chưa được thực thi. Thực tế cho thấy, có không ít vụ việc, trong khi toà án đang xem xét vụ việc, người nộp đơn yêu cầu huỷ quyết định của TT tranh thủ tẩu tán tài sản và làm nhiều điều không có lợi cho bên được hưởng từ phán quyết của TT. Ông Vũ ánh Dương, Phó Tổng thư ký TrTTT Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, hiện nay một số quyết định TT của VIAC, đặc biệt là quyết định TT giữa SAIGON COOP và Bệnh viện Quốc tế thận và Lọc thận đang bị bên thua kiện cố tình trì hoãn việc thi hành thông qua việc vận dụng các quy định bất cập của PL để làm thủ tục huỷ tại TAND TP. HCM.

Một khía cạnh khác của vấn đề yêu cầu huỷ quyết định TT, tại thời điểm giải quyết tranh chấp, các bên không khiếu nại về vấn đề thẩm quyền của TT. Tuy nhiên, sau khi TT ra quyết định, một bên lại có đơn yêu cầu huỷ quyết định TT vì có vi phạm thẩm quyền. Trong trường hợp này, pháp luật chưa quy định rõ, nhiều Toà án vẫn thụ lý giải quyết theo đơn yêu cầu trên. Điều này không phù hợp với pháp luật quốc tế, nhất là với Luật Mẫu.

Theo Điều 4 Luật Mẫu: “Khi một bên biết rằng bất kỳ quy định nào của luật này có thể gây bất lợi cho các bên, hoặc bất kỳ yêu cầu nào theo thoả thuận TT chưa được tuân thủ và vẫn tiếp tục tiến hành TT mà không tuyên bố sự phản đối của mình về những việc vi phạm đó trong thời hạn cho phép thì được coi là đã từ bỏ quyền phản đối của mình”.

Một phần của tài liệu Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO và giải pháp khai thác cơ hội, vượt qua thách thức" (Trang 37 - 39)