II. Những bất cập trong việc thực thi pháp luật Trọng tài thương mạ
3. Chế định thỏa thuận Trọng tà
Thoả thuận TT là vấn đề then chốt trong giải quyết tranh chấp bằng TT. Bởi lẽ, không có ThTTT thì không thể có việc giải quyết tranh chấp bằng TT. Nhưng quy định của pháp luật hiện nay về chế định ThTTT vẫn còn nhiều bất cập.
a. Khái niệm “ThTTT”
thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng TT các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại”. Theo TS. LS Nguyễn Đình Thơ - Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hoà, TTV TrTTT Quốc tế Việt Nam, khái niệm này cho phép hiểu rằng, những tranh chấp phát sinh từ quan hệ thương mại có hợp đồng hay không có hợp đồng đều có thể được giải quyết bằng TT, nếu các bên có thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại TT. Nhưng điều này thể hiện không rõ ràng trong Điều luật. Thực tế cho thấy rất nhiều dạng quan hệ có thể mang tính chất thương mại nhưng lại không thuộc về hợp đồng, trong số đó có thể kể đến các hành vi làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, gây thiệt hại cho bên kia trong quan hệ tiền hợp đồng, các quan hệ phát sinh từ hoạt động hàng hải như đâm va…
Trong điều kiện ở Việt Nam, sự hiểu biết còn hạn chế, việc giải thích và áp dụng luật vốn còn nhiều bất cập thì một định nghĩa rõ ràng, cụ thể như trong Luật Mẫu của UNCITRAL là phù hợp hơn1. Điều 7.1 Luật Mẫu quy định “ThTTT là thỏa thuận mà các bên đưa ra TT mọi tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải quan hệ hợp đồng…”.
Luật TT của nhiều nước trên thế giới: Anh, CHLB Đức, CHLB Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng quy định cụ thể về các tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng đều có thể được giải quyết bằng TT.
b. Khái niệm văn bản trong chế định ThTTT
Điều 9.1 PLTTTM 2003 quy định về hình thức của ThTTT: “ThTTT
phải được lập bằng văn bản. ThTTT thông qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chỉ của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng TT được coi là ThTTT bằng văn bản”. Cụm từ “hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên” theo quy định của Điều 1 Nguyễn Đình Thơ (2007) Hoàn thiện pháp luật về TTTM của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội.
này chưa được PL làm rõ, rất mơ hồ, gây nhiều cách hiểu khác nhau trong thực tế áp dụng. Việc các bên thể hiện ý chí đồng thuận sử dụng TT làm phương thức giải quyết tranh chấp bằng một hình thức nào đó tương đương văn bản như qua việc trao đổi bản tự biện hộ, đơn kiện, vận đơn... chưa chắc đã thoả mãn yêu cầu của Điều 9. Do đó, cần thiết phải có sự giải thích rõ cụm từ trên.
Mặt khác, nội hàm của khái niệm “văn bản” theo quy định của Điều này vẫn còn hẹp so với quy định của Luật Mẫu và Luật TT các nước. Điều 7.2 Luật Mẫu quy định: “ThTTT phải được lập thành văn bản. Thoả thuận là văn bản nếu nó nằm trong một văn bản được các bên ký kết hoặc bằng sự trao đổi qua thư từ, telex, điện tín hoặc các hình thức trao đổi viễn thông khác mà ghi nhận thoả thuận đó hoặc qua trao đổi về đơn kiện và bản biện hộ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận. Việc dẫn chiếu trong hợp đồng tới một văn bản ghi nhận điều khoản TT lập nên ThTTT với điều kiện hợp đồng này phải là văn bản và sự dẫn chiếu đó là một bộ phận của hợp đồng”. Như vậy, PLTTTM 2003 quy định một số hình thức văn bản được chấp nhận: thông tin qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc “hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng TT”. Trong khi Luật Mẫu, ngoài những hình thức văn bản kể trên, văn bản được mở rộng hơn ra như hình thức trao đổi đơn kiện và bản biện hộ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận thẩm quyền của TT. "Quan niệm hình thức văn bản như trong Luật Mẫu có nội hàm rộng, ghi nhận ý chí của các bên tranh chấp trong thoả thuận chọn TT có thẩm quyền giải quyết tranh chấp của mình. Và như vậy, khi tranh chấp xảy ra, quyền và lợi ích của các bên sẽ được bảo vệ"2