Ông Nguyễn Anh Tuấn Chánh tòa kinh tế TA nhân dân TP Hà Nộ

Một phần của tài liệu Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO và giải pháp khai thác cơ hội, vượt qua thách thức" (Trang 35 - 37)

II. Những bất cập trong việc thực thi pháp luật Trọng tài thương mạ

2 Ông Nguyễn Anh Tuấn Chánh tòa kinh tế TA nhân dân TP Hà Nộ

c. ThTTT vô hiệu

Căn cứ vào các quy định về thẩm quyền ký kết, hình thức, nội dung… của ThTTT mà TA tuyên bố một ThTTT là vô hiệu hay không.

Điều 10 PL quy định về các trường hợp ThTTT vô hiệu, được coi là tiến bộ, giúp các bên tránh những tình huống này khi xác lập ThTTT và làm căn cứ cho TA xem xét giải quyết yêu cầu hủy quyết định TT. Thế nhưng, việc PL quy định ThTTT vô hiệu nếu “quy định không rõ tổ chức TT có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thỏa thuận bổ sung” (Điều 10.4 PL) là không hợp lý. Bởi nó mâu thuẫn với Điều 4 PL, quy định về hình thức TT: có 2 hình thức TT là TT thường trực và TT vụ việc. Trên thực tế, nếu các bên chọn hình thức TT vụ việc thì không thể có tên cụ thể. Như vậy, khi các bên xác lập ThTTT lựa chọn TT vụ việc để giải quyết tranh chấp thì ThTTT này đương nhiên bị vô hiệu, do “không quy định rõ tổ chức TT có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp”.

Mặt khác, quy định nói trên đã hạn chế quyền tự định đoạt của các bên trong việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp, cho dù các bên đã thể hiện ý chí muốn giải quyết tranh chấp bằng TT. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do không hiểu biết về pháp luật TT, thiếu kỹ năng soạn thảo hợp đồng và ThTTT, nắm thông tin về tên, trụ sở của TrTTT không chính xác… nên khi ký kết hợp đồng, các bên chỉ thỏa thuận về phương thức giải quyết tranh chấp bằng TT mà không nêu được chính xác tên tổ chức TT sẽ giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Đó là lỗi kỹ thuật. Ngoài ra, ý chí giải quyết tranh chấp bằng TT khi có tranh chấp xảy ra của các bên là có thực, cần được tôn trọng. Về lý thuyết, việc cho các bên có quyền thỏa thuận bổ sung để khắc phục thiếu sót về tên tổ chức TT được chọn giải quyết vụ tranh chấp có thể coi là một quy định mở; nhưng trên thực tế, khi xảy ra tranh chấp, bên vi phạm thường tìm mọi cách nhằm cản trở, kéo dài việc giải quyết. Do đó, việc đạt được một sự thỏa thuận bổ sung trong những trường hợp này là rất khó.

Ngoài ra, PL cũng bỏ sót những trường hợp như ThTTT không thể thực hiện hoặc không thể thi hành, trường hợp các bên cùng huỷ thoả thuận TT…

Một phần của tài liệu Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO và giải pháp khai thác cơ hội, vượt qua thách thức" (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w