Cần ban hành Luật Trọng tài thay cho Pháp lệnh Trọng tài Thương mại

Một phần của tài liệu Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO và giải pháp khai thác cơ hội, vượt qua thách thức" (Trang 40 - 41)

mại 2003

1. Nâng hình thức văn bản của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại lên thành "Luật" thành "Luật"

PLTTTM 2003 hiện đang là nguồn chủ yếu của pháp luật về TTTM Việt Nam. So với ý nghĩa và vai trò to lớn của TTTM thì hình thức văn bản pháp luật về TTTM là PL còn thấp, chưa ngang tầm. Do đó, việc nâng hình thức văn bản của PLTTTM 2003 lên thành “luật” là việc làm cần thiết lúc này, nâng cao giá trị pháp lý của luật điều chỉnh TT. Điều này còn giúp cho TT đến gần hơn với doanh nghiệp, và doanh nghiệp đặt niềm tin vào TT khi lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp đã, hoặc có thể sẽ phát sinh của mình.

2. Ban hành Luật Trọng tài thay vì Luật Trọng tài thương mại

Thực tế cho thấy, khái niệm thương mại quy định trong PL, tuy được coi là rất rộng nhưng trong quá trình áp dụng đã phát sinh các vướng mắc về phạm vi giải quyết tranh chấp bằng TT, nhất là các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu trái phiếu, tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động và giải thể công ty. Nhiều ý kiến cho rằng, các tranh chấp trên đương nhiên thuộc thẩm quyền của TT vì mang bản chất là kinh doanh, thu lợi nhuận. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, TT không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trên vì không được liệt kê trong PL.

Do không có quy định rõ ràng, các TrTTT vẫn còn băn khoăn khi nhận được đơn kiện về các tranh chấp này vì lo ngại rằng nếu thụ lý, quyết định TT sẽ có nguy cơ bị TA tuyên hủy do vượt quá thẩm quyền. Điều này khiến cho một số tranh chấp tuy đã chọn TT nhưng các bên gặp khó khăn khi đưa ra giải quyết.

Mặt khác, theo quy định của PLTTTM năm 2003, Nghị định 25/2004/NĐ-CP, TT chỉ giải quyết những tranh chấp trong lĩnh vực thương mại. Trong khi, còn rất nhiều tranh chấp trong lĩnh vực dân sự khác như lao động, đầu tư... bản chất hoàn toàn có thể được giải quyết theo TT thì lại phải đưa ra toà án, trong khi toà án thường xuyên ở tình trạng quá tải.

Do vậy, nếu lấy tên gọi là Luật TT thì sẽ giải quyết được các bất cập nêu trên. Theo đó, TT sẽ có thẩm quyền rộng hơn, không chỉ các tranh chấp thương mại mà bao gồm các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ dân sự theo sự thỏa thuận của các bên, trừ những quan hệ liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình… Điều này cũng phù hợp với luật pháp quốc tế, khi mà có đến 80- 90% các nước trên thế giới đều lấy tên là luật TT.

GS. TSKH Đào Trí Úc - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam cho rằng: Việc đổi tên Luật TTTM thành Luật TT trước hết xuất phát từ sự cần thiết phải mở rộng thẩm quyền của TT. Điều này phù hợp với tính chất của các quan hệ kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay.

Đồng quan điểm trên, TS. Nguyễn Minh Chí - Chủ tịch TrTTT Quốc tế Việt Nam nêu ý kiến: “Nên thay tên Luật TTTM bằng tên Luật TT. Bởi lẽ, lấy tên luật TT sẽ mở rộng hơn phạm vi thẩm quyền của TT khi giải quyết các tranh chấp, mà không giới hạn ở các tranh chấp thương mại”3.

Một phần của tài liệu Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO và giải pháp khai thác cơ hội, vượt qua thách thức" (Trang 40 - 41)