hoạt động xuất khẩu rau quả của việt nam sau khi gia nhập wto thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả

30 788 3
hoạt động xuất khẩu rau quả của việt nam sau khi gia nhập wto  thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài : Hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sau khi gia nhập WTO : Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả. 1 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU. PHẦN I : TÍNH THIẾT YẾU CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ ĐỐI VỚI VIỆT NAM. 1.1. Lịch sử phát triển của ngành hàng rau quả. 1.2. Đặc điểm của ngành hàng rau quả. 1.3. Diện tích đất trồng và sản lượng rau quả. 1.4. Vai trò của việc xuất khẩu rau quả đối với Việt Nam. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu ngành hàng rau quả. 1.6. Tiêu chuẩn GAP (Good Agriculture Practices). PHẦN II : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SAU KHI RA NHẬP WTO. 2.1. Tác động của việc gia nhập WTO. 2.2. Kim ngạch xuất khẩu. 2.3. Thị trường xuất khẩu. 2.4. Chính sách của nhà nước. 2.5. Đánh giá thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam sau khi gia nhập WTO. PHẦN III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO. 3.1. Nhóm giải pháp về sản xuất. 3.2. Nhóm giải pháp về tiêu thụ. 3.3. Kiến nghị với nhà nước. KẾT LUẬN. 2 LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi và tập tục canh tác lâu đời, phù hợp để phát triển nhiều loại cây rau quả thuộc các dạng, từ quả ôn đới như mận, đào, đến quả cận nhiệt đới như vải thiều, hay quả nhiệt đới như măng cụt, sầu riêng,… và các loại rau vụ đông như dưa chuột, cà chua, khoai tây,…Là một quốc gia thuần nông nên việc chuyển đổi nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước không thể nào thiếu sự đóng góp của ngành nông nghiệp nói chung và sản xuất rau quả nói riêng. Những năm gần đây, khi Việt Nam đã chính thức tham gia vào WTO, ngành sản xuất rau quả cũng có một phấn đóng góp vào nền kinh tế nước nhà . Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu được coi là con đường hữu hiệu nhất trong việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Kim ngạch xuất khẩu thể hiện mức độ lớn mạnh của một nền kinh tế, vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế. Việt Nam có đầy đủ khả năng để phát triển ngành sản xuất rau quả lớn mạnh. Hơn nữa, rau quả lại là một trong những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của con người. Nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này trên thế giới luôn có xu hướng gia tăng, tạo ra một cơ hội hết sức thuận lợi cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Nhận ra lợi thế này, chính phủ cũng như các doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam, tối đa hóa hiệu quả kinh tế mà nó mang lại. Bài viết này sẽ phân tích thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, từ đó đưa ra những nhận xét và giải pháp khắc phục trong thời gian tới. 3 PHẦN I : TÍNH THIẾT YẾU CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ ĐỐI VỚI VIỆT NAM. 1.1. Lịch sử phát triển của ngành hàng rau quả : 1.1.1. Lịch sử phát triển ngành trồng rau : Rau là những cơ quan của cây thân thảo được sử dụng làm thực phẩm như rễ, rễ củ, thân, thân củ, chồi non, lá, hoa, quả. Rau được chia làm 2 nhóm chính: - Nhóm quả có phần sử dụng được là quả và hạt gồm họ cà chua (cà chua, cà tím, ớt rau…), họ đậu (đậu Hà Lan, đậu đũa…), họ bầu bí (bí đao, mướp, bầu, bí ngô, dưa chuột…). - Nhóm sinh dưỡng gồm rau ăn củ và rễ (khoai tây, cà rốt, su hào… ), họ cải (cải trắng, bắp cải, súp lơ…), họ hành (hành, hẹ, tỏi…), rau thơm (mùi, thìa là,…) 1.1.1.1. Nguồn gốc cây rau : Tất cả cây trồng đều bắt nguồn từ loại hoang dại. Những đặc tính sinh học và nông học của chúng đã được hình thành trong quá trình tiến hoá, sự chọn lọc của con người khi canh tác. Dựa trên các dữ kiện về thực vật học, địa lý học, khảo cổ học, lịch sử học và nghiên cứu về các tập đoàn giống rau khác nhau, viện sĩ N.I. Vavilop đã phân ra 8 trung tâm khởi nguyên phần lớn các loại rau trồng như sau:  Trung tâm Trung Quốc (gồm miền núi miền Trung, Bắc Trung Quốc và vùng đồng bằng) : Đây là nơi phát sinh của củ cải trắng nhiệt đới, cải bắc thảo, cải trắng, cải xanh, dưa leo trái to, cà pháo, hành lá, khổ qua, mướp,…  Trung tâm Ấn Độ (gồm phần lớn Ấn Độ, Miến Điện và Banlades) : Đây là vùng khởi nguyên của cà tím, dưa chuột, mướp khía, bầu (Lagenaria vulgaris), đậu rồng, xà lách (Lactuca indica),…Trong trung tâm này có một trung tâm phụ gồm bán đảo Trung Ấn và các quần đảo ngoài khơi biển Đông như Philippines, Sumatra, Mã Lai. Đây là quê hương của gừng, bí đao, các loại khoai củ. 4  Trung tâm Trung Á (gồm vùng Đông Bắc Ấn Độ, Apganixtan, Pakixtan và vùng Trung Á Liên Xô) : Đây là trung tâm khởi nguyên của dưa melon, hành tây, tỏi, bó xôi, củ cải rađi, cà rốt vàng, đậu hoà lan,…  Trung tâm Cận Đông (gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Sirie, Irak, Iran và 1 phần Liên Xô) : Đây là quê hương của dưa melon, bí đỏ, dưa leo, cà rốt, ngò tây, hành boa-rô, củ dền, xà lách,…  Trung tâm Địa Trung Hải (gồm các nước ở bờ biển Địa Trung Hải và Bắc Phi Châu) : Đây là trung tâm của củ dền, cải bắp, cải bông, củ cải đỏ, ngò tây, củ cải trắng, hành tây, hành boa-rô, tỏi, cần tây,…  Trung tâm biển Ả Rập (Etiopia): Đây là trung tâm nguyên thủy của hành lá, các đậu ăn trái (Vigna sinensis, vicia faba),…  Trung tâm Trung Mỹ và Nam Mêhicô : Đây là quê hương của bí, su su, ớt cay, ớt ngọt, cà chua, bắp, khoai lang,…  Trung tâm Nam Mỹ (gồm các nước như Peru, Equador, Bolivia) : Đây là quê hương của khoai tây trồng và các loài khoai tây hoang dại, cà chua, ớt, bí đỏ,… 1.1.1.2. Lịch sử trồng rau ở Việt Nam : Việt Nam có lịch sử trồng rau rất lâu đời. Từ thời Hùng Vương, bầu bí đã được trồng trong các vườn rau gia đình. Theo sổ sách ghi chép, rau được nhập vào nước ta từ thời nhà Lý (thế kỷ X). Năm 1721-1783, Lê Quí Đôn đã tiến hành tổng kết các vùng phân bố rau. Trước đây, giống rau có ít và gọi là "rau ta" như rau muống, rau cải, rau đay, rau dền, Từ đầu thế kỷ XX, cùng với sự mở mang đô thị, ngành trồng rau cũng được phát triển. Nhiều giống rau quý, dinh dưỡng cao được du nhập trong thời Pháp thuộc được gọi là "rau tây" như cải bắp, su hào, cải bông, hành tây, tỏi, cà rốt, cà chua, Ngoài ra, một số giống rau nhập từ Trung Quốc được gọi là "cải tàu" như cải tàu cuốn, cải bắc thảo, cải bẹ, Ngày nay, qua chọn lọc và thuần hoá lâu đời, nước ta đã có nhiều giống trồng tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu từng vùng riêng biệt. Nông dân đã tích 5 lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực thuần hoá, chọn và để giống các loại rau, hình thành những vùng rau tập trung như vùng rau ngoại thành Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, vùng rau Đà Lạt,… 1.1.2. Lịch sử phát triển ngành trồng cây ăn quả : Cây ăn quả là các loại cây trồng hoặc quả rừng mà trái cây được dùng làm thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm. Cây ăn quả là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng, đặc biệt nhiều vitamin, nhất là các vitamin A và vitamin C rất cần cho cơ thể con người. Tuỳ theo nguồn gốc, xuất xứ và vùng sinh thái mà có thể chia ra cây ăn quả nhiệt đới, cây ăn quả cận nhiệt đới, cây ăn quả ôn đới,… Các loại cây ăn quả chính của thế giới : chi cam chanh (cam, quýt, bưởi, quất, chanh,…), chuối, nho, táo, hồng, xoài, đào, dứa, mận, lê, đu đủ, dâu tây, bơ,… 1.2. Đặc điểm của ngành hàng rau quả : Rau quả là một trong số các sản phẩm đặc trưng của nhóm hàng nông sản, mang những đặc điểm chung của nhóm hàng này và cũng có đặc điểm riêng biệt. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của ngành hàng rau quả : - Thứ nhất, mang tính mùa vụ cao : Vào mùa thu hoạch, sản lượng sẽ cao, ngược lại trái mùa, sản lượng sẽ thấp. Điều đó dẫn tới việc cung cấp các sản phẩm trái vụ sẽ mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh . Rau quả là ngành hàng dễ hỏng nên cần hoàn tất hợp đồng trong thời gian ngắn. Đặc tính này giúp các doanh nghiệp biết được thời điểm để huy động được một số lượng hàng lớn nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất. - Thứ hai, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên : Sản lượng rau quả cao hay thấp, chất lượng tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất rau quả từ khâu gieo trồng tới khâu thu hoạch và bảo quản. 6 - Thứ ba, giá trị gia tăng cao : Thời gian thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm nhanh, giá trị đầu tư không quá cao nên dễ quay vòng sản phẩm, quay vòng vốn. - Thứ tư, sử dụng nhiều hóa chất công nghiệp : Từ khâu gieo trồng đến khâu bảo quản đều cần sử dụng công nghệ, hóa chất để chất lượng sản phẩm đạt được tốt nhất. Mỗi loại rau quả có thời gian sử dụng và khả năng chịu tác động của môi trường bên ngoài khác nhau. Do đó cần có biện pháp phù hợp trong việc sử dụng hóa chất và phải đặc biệt chú ý tới vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. - Thứ năm, là sản phẩm tươi nên cần bảo quản kĩ lưỡng khi vận chuyển : Việc vận chuyển mặt hàng rau quả đòi hỏi phải có những phương tiện vận chuyển chuyên dụng với hệ thống kho bảo quản, hệ thống làm lạnh công nghệ cao và đồng bộ. Tất cả nằm tránh cho rau quả trong quá trình vận chuyển bị dập, thối dẫn đến mất giá trị. 1.3. Diện tích đất trồng và sản lượng rau quả : 1.3.1. Rau : Tuỳ vào điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác, mỗi vùng của nước ta có khả năng phát triển sản xuất cây rau khác nhau. Với nhiều lợi thế và điều kiện tự nhiên thuận lợi, khu vực đồng bằng sông Hồng trở thành vùng trồng rau lớn nhất cả nước. Năm 2010, diện tích trồng rau của đồng bằng sông Hồng lên đến 7vạn ha, chiếm 27,8% tổng diện tích rau cả nước và hơn 30% tổng sản lượng rau cả nước. Bảng 1 : Diện tích và sản lượng rau Việt Nam. Năm Diện tích(1000 ha) Sản lượng(1000 tấn) Năm 2007 706,5 11084,6 Năm 2008 714,6 11374,7 Năm 2009 735,5 11885,4 Năm 2010 780,0 12935,3 Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư. 7 Dựa vào bảng 1, ta có thể thấy diện tích và sản lượng rau của nước ta sau khi gia nhập WTO liên tục tăng. Năng suất bình quân từ năm 2007-2010 đạt 16,1tạ/ha. Sự gia tăng này nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 1.3.2. Quả : Cây ăn quả là nhóm cây có nhiểu triển vọng phát triển ở nước ta. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp với nhiều loại cây ăn quả, trong đó có những loại có thể xuất khẩu. Theo số liệu thống kê, diện tích đất trồng cây ăn quả của nước ta những năm gần đây tăng khá nhanh. Đồng bằng song Cửu Long là vùng có diện tích và sản lượng cây ăn quả lớn nhất cả nước với 270 nghìn ha, thu hoạch mỗi năm khoảng 7 triệu tấn. Bảng 2 : Diện tích cây ăn quả cả nước. Năm Diện tích (1000ha) 2007 771,3 2008 786,2 2009 774,0 2010 845,0 Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư. Dựa vào bảng 2, ta có thể thấy diện tích đất trồng cây ăn quả từ năm 2007 đến năm 2008 tăng 1,9%. Nhưng sang năm 2009, diện tích đất trồng lại giảm. Nguyên nhân do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn (khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn năm 2008 đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái) và thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên cả nước, đã gây ra những ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Đến năm 2010, diện tích đất trồng lại tăng nhanh chóng, vượt năm 2008 lên mức 845 nghìn ha. Sau đây là bảng thống kê sản lượng của một số loại quả tiêu biểu từ khi Việt Nam gia nhập WTO : Bảng 3 : Sản lượng một số loại quả tiêu biểu. 8 ( Đơn vị : 1000 tấn ) Các loại quả Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Cam quýt 662,0 677,7 691,5 729,4 Dứa 400,0 491,9 483,6 502,7 Xoài 409,3 520,6 553,3 574,0 Bưởi 211,6 348,3 380,7 394,1 Nhãn 481,0 633,2 605,9 590,6 Chuối 1200,0 1677,0 1649,0 1700,0 Nguồn : Tổng hợp. 1.4. Vai trò của việc xuất khẩu rau quả đối với Việt Nam : • Xuất khẩu rau quả đang dần trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn, đóng góp rất tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Xuất thân là một ngành sản xuất nhỏ bé, thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội địa, sản xuất rau quả đã và đang khẳng định vị trí xứng tầm của mình trong nền kinh tế. • Xuất khẩu rau quả phát triển, tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Đồng thời, nó kéo theo sự phát triển của công nghiệp chế tạo thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và các ngành dịch vụ liên quan. Như vậy, nó đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. • So với các ngành công nghiệp khác, cùng một lượng kim ngạch xuất khẩu, thu nhập ngoại tệ ròng của hàng nông sản nói chung và hàng rau quả nói riêng sẽ cao hơn, do tỉ lệ chi phí sản xuất mang nguồn gốc ngoại tệ của rau quả thấp. • Ngành sản xuất rau quả sử dụng rất nhiều lao động. Việc gieo trồng và xuất khẩu rau quả đã tạo thêm việc làm, giảm tình trạng thất nghiệp, đặc biệt ở nông thôn và miền núi. Có việc làm ổn định, thu nhập của người nông dân được cải thiện, đời sống tinh thần và vật chất nâng cao, xoá đói giảm nghèo. • Xuất khẩu rau quả tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, góp phần cho sản xuất trong nước phát triển ổn định. Đồng 9 thời, nó giúp khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới, nâng cao vị thế quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế. • Xuất khẩu rau quả đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, góp phần vào việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, tạo nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu và các hoạt động kinh tế xã hội khác. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu ngành hàng rau quả : Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu ngành hàng rau quả, ví dụ như giống, điều kiện tự nhiên, cầu người tiêu dùng, cạnh tranh trên thị trường, khoa học công nghệ, rào cản kĩ thuật… • Giống : Lựa chọn được loại giống tốt không những cho năng suất cao, chống được sự khắc nghiệt của khí hậu, sâu bệnh, côn trùng mà còn cho đặc tính bảo quản tốt. • Điều kiện tự nhiên : - Khí hậu thời tiết : Đây là yếu tố quyết định được mùa hay mất mùa của hoạt động sản xuất rau quả. Khí hậu thời tiết tốt sẽ giúp cho việc gieo trồng, thu hoạch diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả kinh tế cao và ngược lại. - Đất đai : Đây là một trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng rau quả. Mỗi vùng đất kết hợp với khí hậu thời tiết sẽ sản xuất ra những loại rau quả đặc trưng như : rau sắng (chùa Hương), cải mèo (Sa Pa), cà chua bi (Lào Cai), xoài tượng (Bình Định), cam xã Đoài (Nghệ An), nhãn lồng (Hưng Yên), Bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), vải Thanh Hà ( Hải Dương),… • Khoa học công nghệ : Sự phát triển của khoa học công nghệ không chỉ có ý nghĩa to lớn trong việc lai tạo các giống mới chất lượng tốt, năng suất cao mà còn khiến cho việc thu hoạch, chế biến, bảo quản diễn ra nhanh chóng, nâng cao chất lượng sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường. Quá trình vận chuyển cũng được rút ngắn, dễ dàng hơn, khiến cho hoạt đông thương mại đạt kết quả cao hơn. • Cầu người tiêu dùng : Ở các quốc gia phát triển, nhu cầu tiêu thụ rau quả 10 [...]... kiếm nguyên liệu xuất khẩu, đặc biệt là những khi mất mùa PHẦN III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO 3.1 Nhóm giải pháp về sản xuất : 1) Xác định, qui hoạch vùng sản xuất, chủng loại rau quả có lợi thế cạnh tranh : • Cần khảo sát qui hoạch chính xác và ổn định vùng sản xuất rau quả đặc sản chủ lực, phù hợp sinh thái vùng Tổ chức sản xuất rau quả tập trung,... II : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SAU KHI RA NHẬP WTO 2.1 Tác động của việc gia nhập WTO : Gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội cũng như những thách thức cho ngành xuất khẩu rau quả nước ta : Cơ hội Thách thức 13 - Hưởng ưu đãi của các nước thành viên - Nguồn cung ứng manh mún, hệ thống kho lạnh và quản lí chất lượng bị giới hạn - Thâm nhập vào thị trường thế giới - An toàn vệ sinh thực. .. giúp người kinh doanh khi gặp rủi ro khách quan 2.5 Đánh giá thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam sau khi gia nhập WTO: 2.5.1 Ưu điểm : • Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá đều, trung bình 20% / năm • Nhà xuất khẩu đã chịu đầu tư mở rộng tìm kiếm thị trường xuất khẩu Đến nay, mặt hàng rau quả của Việt Nam đã xuất hiện trên hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, chủ yếu là các nước EU, ASEAN, Trung Quốc,... thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản những năm qua liên tục tăng từ 10-15% , đầu năm 2011 đạt 9 triệu USD Việc tăng cường xuất khẩu vào thị trường Nhật lúc này không chỉ thiết thực hỗ trợ Nhật tái thiết đất nước, ổn định đời sống nhân dân mà còn là cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam • Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang... với việc xuất khẩu rau quả tươi và chế biến của Việt Nam như thanh long, chuối, dứa, xoài, măng ta, cà chua, gừng, ớt,…vì chi phí vận tải thấp và nhu cầu tiêu dùng hai nước khá giống nhau Trong những tháng đầu năm 2011, tình hình thời tiết bất lợi tại Trung Quốc khi n lượng rau quả của nước này giảm, nhu cầu nhập khẩu tăng cao Số liệu thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang... có hiệu lực thi hành Và như vậy, sẽ có khoảng 70% dân số Việt Nam ở nông thôn được hưởng lợi từ chính sách này Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu rau quả : Để khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có, chính sách phát triển thị trường xuất khẩu rau quả theo hướng đa phương hoá thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu có lợi thế Do đó chính sách phát triển thị trường xuất khẩu rau quả. .. chuyển và các chợ đầu mối - Tiếp tục hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu trưng bày sản phẩm và 27 xây dựng thương hiệu rau quả của Việt nam - Tăng cường vai trò Hiệp hội trái cây và phát huy mối quan hệ giữa thành viên và Hiệp hội KẾT LUẬN Với những lợi thế và điều kiện tự nhiên sẵn có, rau quả vẫn luôn là mặt hàng được quan tâm trong thời gian tới Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu rau quả. .. vùng chuyên canh sản xuất rau quả ( hệ thống đường xá, phương tiện vận chuyển, hệ thống tưới tiêu,…), đầu tư phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ cho quá trình kinh doanh rau quả xuất khẩu được thông suốt Tuy nhiên, các hoạt động đầu tư này chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, cần được thực hiện triệt để hơn nữa Chính sách vốn, tín dụng : Để đạt được mục tiêu xuất khẩu rau quả, giải quyết vấn đề vốn... tham gia vào hoạt động xuất khẩu rau quả Việc thúc đẩy xuất khẩu rau quả chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn phía trước, nhưng phải biết tùy cơ ứng biến để khắc phục nhanh nhất và tích lũy những bài học kinh nghiệm quý giá Cùng với sự phát triển của đất nước, nhất định xuất khẩu rau quả sẽ có vị trí tương xứng với tiềm năng của nó Do kiến thức còn hạn chế và nguồn dữ liệu chưa đầy đủ nên bài thiết kế của. .. cho các vùng sản xuất rau quả chuyên canh xuất khẩu, trong đó chú ý đầu tư khâu nghiên cứu cải tạo giống, ứng dụng các kỹ thuật canh tác tiến bộ nhằm tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu • Đầu tư cho khâu bảo quản, chế biến nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của rau quả Việt Nam trên thị trường quốc tế • Đầu tư thêm vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả có điều kiện mở rộng và phát triển kinh . : Hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sau khi gia nhập WTO : Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả. 1 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU. PHẦN I : TÍNH THIẾT YẾU CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ. Việt Nam sau khi gia nhập WTO. PHẦN III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO. 3.1. Nhóm giải pháp về sản xuất. 3.2. Nhóm giải pháp về tiêu thụ. 3.3 : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SAU KHI RA NHẬP WTO. 2.1. Tác động của việc gia nhập WTO : Gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội cũng như những thách thức cho ngành xuất khẩu rau quả

Ngày đăng: 01/08/2014, 13:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan