hoạt động xuất khẩu da-giầy của việt nam sau khi gia nhập wto

23 1.3K 6
hoạt động xuất khẩu da-giầy của việt nam sau khi gia nhập wto

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Ngành công nghiệp Da Giầy được coi là một trong những ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển hàng tiêu dùng hướng ra xuất khẩu, là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội và có lợi thế xuất khẩu. Cùng với sự phát triển của ngành Công nghiệp da giày trên thế giới và khu vực, từ năm 1990 ngành Da Giầy Việt Nam đã đón nhận sự chuyển dịch sản xuất và vùng lãnh thổ và từ đó phát triển nhanh chóng. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cũng tăng mạnh, đóng góp vào sự tăng trưởng, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội chung của đất nước. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tiêu biểu là việc tham gia vào các tổ chức kinh tế, thương mại trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Da Giầy nói riêng đang phải đương đầu với những khó khăn thách thức, sự cạnh tranh gay gắt từ thị trường đem lại. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh khi xuất khẩu ra thị trường thế giới ngoài những phương hướng tầm vĩ mô, cần thiết phải có các biện pháp cụ thể được xây dựng một cách quy mô trên cả sản xuất lẫn thị trường.Với lý do đó, em xin chọn đề tài:“ Hoạt động xuất khẩu Da-Giầy của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả”. Bài tiểu luận muốn đưa ra cái nhìn tổng thể về tình hình phát triển của ngành trong một vài năm qua, sau khi ra nhập WTO. Do tính chất của môn học,bài tiểu luận chỉ xin bàn về tình hình hoạt động xuất khẩu của ngành, không đi sâu vào lĩnh vực sản xuất. 1. Mục đích của tiểu luận Nhìn nhận thực trạng sản xuất của ngành Da Giầy sau khi ra nhập WTO để từ đó xác định các tồn tại khó khăn và tìm cách tháo gỡ, điều chỉnh chiến lược sản xuất trong nước, tăng cường năng lực cạnh tranh, xác định phương hướng tiếp cận các thị trường để từ đó đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giầy vào các thị trường.Tiểu luận dựa trên những phân tích, đánh giá thực trạng ngành Da Giầy trong những năm qua, từ đó khái quát cơ hội phát triển, sự chuyển dịch của ngành Công nghiệp giầy dép trên thế giới và khu vực, dự báo xu hướng phát triển của ngành trong những năm tới. 2. Phạm vi nghiên cứu Hoạt động xuất khẩu da giầy. Trong xuất khẩu, tiểu luận cũng chỉ đi sâu vào phân tích một số vấn đề chủ yếu: kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, cơ cấu thị trường xuất khẩu, yếu tố tác động tới hoạt động xuất khẩu. 3. Phương pháp ngiên cứu Phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích thống kê, phương pháp tiếp cận và nghiên cứu số liệu, tính toán kinh tế và một vài phương pháp khác. NỘI DUNG Chương I. Tổng quan 1.1. Những nét cơ bản của ngành Da giầy Việt Nam 1.1.1. Tổng quan về ngành Việt nam được xếp hạng là một trong mười nước xuất khẩu hàng đầu trên thị trường quốc tế hiện nay về da giầy( xếp thứ tư về xuất khẩu giầy dép), riêng ở thị trường EU, Việt Nam xếp thứ hai sau Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của ngành Da Giầy Việt Nam có mức tăng trưởng hàng năm từ 10- 15%, đạt 5,3 tỷ USD năm 2010, đứng thứ ba sau dệt may và dầu khí, chiếm tỷ trọng gần 10% trong giá trị xuất khẩu của cả nước với năng lực sản xuất gần 800 triệu đôi giầy dép các loại, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 1 triệu lao động, là một trong những nguồn thu nhập ngoại tệ chính của quốc gia. Dự báo, trong năm tới, kim ngạch xuất khẩu da giầy Việt Nam sẽ đạt 5,5 tỷ USD. 1.1.2. Chỉ số đánh giá sự phát triển Bên cạnh việc tăng giá trị xuất khẩu của ngành, việc cân bằng giữa thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu và xuất khẩu thành phẩm cũng luôn là vấn đề đáng quan tâm.Theo đánh giá của các chuyên gia, ngành Da Giầy Việt Nam vẫn mang nặng hình thức gia công thuê cho nước ngoài, điều này thể hiện rõ từ khâu nhập nguyên liệu cho tới khâu xuất sản phẩm. Hiện nay, nguyên liệu phần lớn đều phải nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành cao nên ảnh hưởng tới giá trị gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu của ngành. Tuy kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt rất cao nhưng hiệu quả kinh tế thấp, giá trị gia tăng chỉ đạt 25%. Đối với hệ thống phân phối sản phẩm, 70% các sản phẩm da giầy của Việt Namgia công cho phía đối tác nước ngoài dưới hình thức theo đơn đạt hàng, với giá nhân công rẻ các doanh nghiệp chỉ giao hàng tới các nhà buôn mà không trực tiếp xuất khẩu tới các nhà phân phối. Đây cũng là điểm hạn chế nên sớm khắc phục để ngành tránh bị lệ thuộc vào hệ thống phân phối kinh doanh nước ngoài, nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành. 1.2. Vai trò của ngành trong nền kinh tế quốc dân 1.2.1. Giải quyết công ăn việc làm Hiện tại, toàn ngành có khoảng 650 ngàn lao động, trong đó ngành Giầy chiếm 90%, cặp túi ví chiếm 9% và thuộc da chiếm 1%( chưa kể lao động trong các ngành nguyên phụ liệu và phục vụ). Tuy nhiên, mức thu nhập phổ biến của người lao động trong ngành Da Giầy hiện đạt khoảng 2,5-2.8 triệu/công nhân/tháng, mức thu nhập này còn thấp hơn so với một số ngành khác nên đã xuất hiện tình trạng dịch chuyển lao động sang những ngành có thu nhập cao hơn như gỗ, dệt may, điện tử, Do tình trạng khan hiếm công nhân nêu trên, Hiệp hội Da-Giầy Việt Nam( Lefaso) đang chủ trương đưa nhà máy về nông thôn thay vì ở thành thị như hiện nay, với mục đích giúp người lao động không phải lên thành phố tìm việc mà vẫn có việc làm với thu nhập và mức lương không đổi. 1.2.2. Phục vụ nhu cầu trong nước Với dân số trên 85 triệu dân, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông v.v ,đây là những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Da Giầy trong nước nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm phục vụ thị trường nội địa đầy tiềm năng này. Ở thời điểm hiện tại, sản lượng cung cấp của các doanh ngiệp giầy trong nước cho thị trường nội địa đạt khoảng 65 triệu đôi/ năm, chiếm gần 50% nhu cầu của thị trường là 130 triệu đôi/ năm( bình quân là 1,5 đôi/ người/ năm).Với mức tiêu thụ bình quân tăng khoảng 8%/năm và tốc độ tăng trưởng dân số dự báo trên 1,1% trong những năm tới thị lượng giầy dép tiêu thụ tăng khoảng 9 triệu đôi/năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của người tiêu dùng, số lượng, chủng loại và mẫu mã của giầy dép Việt Nam còn ít và kém phong phú, cũng như giá cả thiếu tính cạnh tranh với hàng có xuất xứ từ nước láng giềng Trung Quốc. 1.2.3. Phát huy lợi thế so sánh cuả đất nước Hiện nay, phần lớn các sản phẩm da giầy và thời trang trên thế giới có xuất xứ chủ yếu từ các nước Châu Á đông dân như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, In-đô-nê- xi-a So với các nước trong khu vực, Việt Nam hiện đang có lợi thế cạnh tranh hơn. Cụ thể: - Chi phí nhân công ở nước ta rẻ hơn. Chẳng hạn, tại Trung Quốc, một trong những nước xuất khẩu giầy dép lớn trên thế giới, hiện thu nhập bình quân đầu người đã đạt khoảng 3.000 USD/người/năm nên giá nhân công ở Trung Quốc bắt đầu tăng lên. Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam mới đạt khoảng 1.200 USD/người/năm. Đây chính là lợi thế để Việt Nam phát triển các ngành Công nghiệp sử dụng nhiều lao động như Da Giầy. -Việt Nam là nước đang có cơ cấu dân số “vàng”, tỷ lệ người bước vào độ tuổi lao động hàng năm đang tăng lên, tạo nguồn lao động dồi dào cho các ngành sử dụng nhiều lao động nói chung và ngành Da Giầy nói riêng. 1.2.4. Góp phần tăng thu ngoại tệ Hoạt động xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho nền kinh tế. Trong những năm gần đây, xuất khẩu mang lại khoảng 2/3 tổng thu ngoại tệ, năm 2010 đạt khoảng 68,6 tỷ USD. Ngành Da Giầy là một trong những ngành mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, chiếm tỷ trọng 8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước( trong khi giá trị xuất khẩu chiếm khoảng 10%). 1.3. Tác động của việc gia nhập WTO Ngành Da Giầy thế giới tiếp tục có xu hướng chuyển dịch sản xuất sang các nước đang phát triển, đặc biệt hướng vào các nước có môi trường đầu tư thuận lợi, chính trị ổn định và an toàn. Khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, cùng với các chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu của chính phủ, Việt Nam sẽ trở thành một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các nhà sản xuất da giầy trong nước cũng như thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên chúng ta phải nhìn nhận thực tế rằng năng lực xuất khẩu của ngành trên thị trường xuất khẩu thế giới còn thiếu khả năng tự thiết kế mẫu mã, tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, quy mô sản xuất chưa đủ lớn, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ của Việt Nam còn nhiều hạn chế, giá thành chi phí sản xuất cao, ưu thế về nhân công lao động tuy vẫn là nhân tố cạnh tranh, nhưng không còn thuận lợi như trước đây. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì dù có đến 90% sản lượng xuất khẩu, nhưng lợi nhuận thu về từ ngành lại chỉ đạt mức 25% giá trị gia tăng, vì ngành chủ yếu vẫn “bán’’ sức lao động là chính. Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của ngành Da-Giầy: gia tăng các luồng chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý; củng cố và tăng cường các thể chế quốc tế, có cơ hội hợp tác phát triển tốt và bình đẳng hơn; tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển thị trường quốc tế. Song hội nhập cũng mang lại không ít khó khăn và thách thức. Các doanh nghiệp sản xuất giầy da Việt Nam sẽ phải chịu thêm nhiều sức ép cạnh tranh, không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước, mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất ở các quốc gia trong khu vực, nơi tập trung sản xuất 75% tổng sản lượng giầy dép trên thế giới, cạnh tranh với các công ty đa quốc gia và các nhãn hiệu giầy nổi tiếng(Nike,Adidas,Reebok, ) Cơ hội và thác thức mà ngành Da giầy Việt Nam đang phải đối mặt trước thềm hội nhập phải kể đến như sau: • Cơ hội: Nhu cầu tiêu dùng giầy dép của các nước trên thế giới ngày càng gia tăng cùng với sự cải thiện đời sống kinh tế xã hội. Giầy dép là một trong các sản phẩm tiêu dùng thời trang không thể thiếu được, đặc biệt tại các nước có khí hậu lạnh. Ngành Da Giầy là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội. Tính đến năm 2010, toàn ngành đã thu hút khoảng 650 nghìn lao động(chưa kể số lao động sản xuất trong lĩnh vực nguyên phụ liệu và những lao động tại nhưng cơ sở nhỏ, các hộ gia đình và các làng nghề có thể lên tới hơn 1 triệu lao động), chiếm khoảng 9% lực lượng lao động công nghiệp. Đây có thể coi là lợi thế so sánh với mức chi phí nhân công thấp. Việt Nam gia nhập WTO, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp nhận các thành tựu và kinh nghiệm tiên tiến của các nước trong WTO về quản lý kinh tế, quản lý sản xuất kinh doanh, phù hợp với yêu cầu khắt khe của thị trường. Bên cạnh đó, việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới nói riêng và việc tham gia vào các khối kinh tế khác nói chung cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa thông suốt, ít cản trở, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, ưu đãi về thuế quan tạo điều kiện cho ngành hàng Da Giầy thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Trong những năm gần đây công tác xúc tiến thương mại bắt đầu được chú trọng. Các cơ chế chính sách của Chính phủ về tháo gỡ thúc đẩy sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, cơ chế 2006-2010 tiếp tục phát huy tác dụng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu. Cơ sở hạ tầng của nhiều doanh nghiệp được đầu tư nâng cấp và xây mới đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, thông thoáng. • Thách thức: Tính cạnh tranh của cả ngành Da-Giầy Việt Nam còn yếu so với các nước xuất khẩu giầy dép trong khu vực, đặc biệt là với nước xuất khẩu giầy lớn như Trung Quốc do thiếu khả năng tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ của Việt Nam còn chưa theo kịp các nước và giá không cạnh tranh. Khi Việt Nam gia nhập WTO, sự cạnh tranh này khốc liệt hơn. Thiếu đội ngũ thiết kế tạo mẫu và phát triển sản phẩm và đội ngũ cán bộ marketing, kinh doanh giỏi-lực lượng chủ yếu quyết định sự chuyển đổi phương thức sản xuất( từ gia công sang sản xuất toàn bộ), tạo điều kiện trực tiếp để doanh nghiệp có thể giao dịch trực tếp với khách hàng. Tuy có lợi thế về nguồn lao động song lực lượng lao động của ngành hiện nay vẫn là lao động phổ thông, trình độ tay nghề không cao. Công tác đào tạo lao động có tay nghề kỹ thuật hiện chưa đáp ứng kịp phục vụ nhu cầu sản xuất. Một số doanh nghiệp trong ngành có quy mô không lớn, chưa chủ động tiếp cận với thị trường, vẫn phải gia công thông qua các đối tác trung gian nên hiệu quả sản xuất kinh doanh bị hạn chế, sản xuất dễ bị biến động do không có khách hàng truyền thống. Nhiều doanh nghiệp trong ngành chưa sẵn sàng hội nhập. Sức ép từ các rào cản phi thương mại( các hàng rào kỹ thuật, chính sách bảo hộ của các quốc gia nhập khẩu lớn, yêu cầu về đạo đức kinh doanh, ), sức ép về lao động, việc làm, thu nhập và đảm bảo các chế độ cho người lao động, 1.4. Cơ chế quản lý và chính sách ngoại thương 1.4.1. Chính sách của Việt Nam a. Chính sách chung Ngành công nghiệp da giày (giày dép xuất khẩu và nguyên phụ liệu) đứng vị trí thứ hai sau dệt may trong danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2006 -2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Nhà nước đã có các phương thức cụ thể nhằm nâng cao tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm thông qua việc phát triển các ngành phụ trợ như thuộc da, tạo khuôn giày, đế giày, cung cấp máy móc và hoá chất. Để đối phó với các vụ kiện bán phá giá và các rào cản phi thương mại trong xuất khẩu giày dép, một số sách lược vận động hành lang đã được thực thi trong từng vụ việc cụ thể trong thời gian qua. Nhà nước cũng đã nỗ lực xúc tiến để các nước công nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam để tránh thua thiệt cho các nhà xuất khẩu trong nước. b. Chính sách thuế Các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu nguyên liệu (cho hàng xuất khẩu) và thuế xuất khẩu thành phẩm bằng 0%, theo chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước. Năm 2009, do tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu làm giảm mạnh xuất khẩu của Việt Nam, chính phủ đã đưa ra một số chính sách kịp thời trong ngắn hạn để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu vượt qua khó khăn như chương trình giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, cho vay bù lãi suất kích cầu vốn thương mại, trong đó có ngành da giày. 1.4.2. Chính sách của các nước đối tác chính a. Chính sách của EU EU luôn là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam nói chung và ngành Da Giầy nói riêng. Đây là thị trường rộng, phân đoạn thị trường đa dạng, nhu cầu hàng Da Giầy tương đối lớn. Tuy nhiên việc xuất khẩu vào thị trường này cũng gặp không ít khó khăn. Từ tháng 10/2006, Ủy ban Châu Âu( EC) đã quyết định áp thuế chống bán phá giá 10% đối với giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam trong 2 năm. Sau đó, việc áp thuế trên tiếp tục được EC gia hạn thêm 15 tháng nữa, kể từ ngày 31/12/2009, với mức chống bán phá giá 10%. Quyết định trên khiến cho kim ngạch xuất khẩu giầy da Việt Nam vào thị trường EU bị sụt giảm từ 15%( năm 2005) xuống còn 10%( năm 2009). Sau gần 4 năm, ngày 16/03/2011, EC đã ra thông báo số 2011/C 82/04 về việc chấm dứt áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với giầy mũ da nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó, thuế chống bán phá giá 10% đối với giầy mũ da có xuất xứ từ Việt Nam đã chính thức chấm dứt từ ngày 1/4/2011. Bên cạnh đó, ngày 23/7/2008, Liên minh châu Âu( EU) đã rút lại quyền tiếp cận thuế quan ưu đãi( GSP) đối với ngành hàng da giầy Việt Nam. Quyết định này đồng nghĩa với việc mỗi đôi giầy xuất khẩu phải chịu thêm thuế nhập khẩu từ 3,5-5%. Lý do EU đưa ra là Việt Nam đã đạt được một mức độ cạnh tranh nhất định và không cần được ưu đãi thêm. b. Chính sách của Mỹ Tuy không chịu áp lực thuế như với thị trường EU, nhưng doanh nghiệp xuất khẩu da giầy vào Mỹ đang phải gánh thêm áp lực trước những rào cản kỹ thuật. Theo thông báo từ Hiệp hội May mặc và Da giày Mỹ( AAFA), từ ngày 1/11/2010 đạo luật mới về bảo vệ người tiêu dùng(CPSIA) của Mỹ sửa đổi với nhiều quy định mới khắt khe đã có hiệu lực. Với quy định mới này, các doanh nghiệp da giầy khi xuất khẩu phải thực hiện kiểm định đúng quy trình về hóa chất, các chất an toàn cho phép trong sản phẩm, nếu vi phạm, hàng hóa xuất khẩu không nhưng bị tiêu hủy mà nhà sản xuất có thể phải chịu mức phạt tối đa đến 15 triệu USD/ vụ vi phạm. Bên cạnh các tiêu chuẩn khắt khe về thành phần sản phẩm, đạo luật mới này còn có quy định khác, như yêu cầu kê khai thông tin đầy đủ trên nhãn mác nhằm truy xuất nguồn gốc, sản phẩm vi phạm bị tiêu hủy thay vì tái xuất như trước. Chương II. Thực trạng hoạt động ngoại thương của ngành Da Giầy trong những năm gần đây 2.1. Tình hình xuất khẩu của Da Giầy Việt Nam 2.1.1. Về thị trường Về thị trường xuất khẩu, thị trường xuất khẩu da giày Việt Nam ngày càng được mở rộng và ổn định cụ thể: a. Thị trường EU: Trong những năm vừa qua, do chính sách áp thuế chống bán phá giá 10% đối với giầy mũ da mà liên minh Châu Âu áp dụng với Việt Nam, giày dép Việt Nam xuất khẩu vào EU giảm mạnh về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu( giầy mũ da chiếm khoảng 30% sản lượng da giầy xuất khẩu vào EU). Hết năm 2010, tuy EU vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ giày dép của Việt Nam với doanh thu 2,5 tỉ USD, tăng 15% so với năm 2009, nhưng tỷ trọng xuất khẩu của da giầy vào thị trường đã giảm từ 54% năm 2008 xuống còn 44% năm 2010. Từ ngày 1/4/2011, EU sẽ bãi bỏ mức thuế chống bán phá giá trên, chúng ta kỳ vọng sau quyết định trên, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng giầy mũ da nói riêng và tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành vào thị trường EU sẽ tiếp tục tăng. b. Thị trường Mỹ: Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Da- Giầy Việt Nam. Năm 2004, Việt Nam đã vượt Italia và trở thành nhà cung cấp lớn thứ tư sau Trung Quốc, Brazil, Indonesia. Trong năm 2010, xuất khẩu vào Mỹ đạt 1,7 tỉ USD, tăng 37,7% so với năm 2009. Hiện nay và trong những năm tới, Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu mục tiêu đối với sản phẩm giày dép của Việt Nam và các sản phẩm xuất khẩu chính sẽ là giày thể thao, giày da nam nữ. c. Thị trường các nước Đông Á: [...]... phẩm xuất khẩu Ngành hàng Da-Giầy xuất khẩu của Việt Nam được phân thành 3 nhóm chính: -Giầy dép -Cặp, túi, ví Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010: -Giầy dép: 5,09 tỷ -Cặp, túi, ví: 1 tỷ a Giầy dép Là tiểu ngành có vai trò quan trọng nhất trong tổng thể ngành Da-Giầy Các sản phẩm giầy dép của Việt Nam đa dạng về chủng loại, mẫu mã ngày càng được tăng cường cải thiện Điều đáng chú ý là đơn giá xuất khẩu. .. chi phí sản xuất tăng cao, sự mất giá của đồng Nhân dân tệ so với đồng USD, ) nên đã chuyển đơn đặt hàng từ Trung Quốc sang các nước khác, trong đó có Việt Nam Kinh tế thế giới phục hồi, những bến động của ngành công nghiệp Da-Giầy ở Trung Quốc, lợi thế về chi phí sản xuất, nhân công giá rẻ của Việt Nam Đây là nhưng lý do khi n nhu cầu của thị trường thế giới với hàng da giầy của Việt Nam ngày một... tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đang ngày một nâng cao Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cặp, túi, ví của Việt Nam đạt mức 1 triệu USD, tăng 27% so với năm 2009 Thị trường xuất khẩu của nhóm hàng này ngày càng được mở rộng, nhưng vẫn chú trọng vào thị trường các nước EU như Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan 2.2 Các yếu tố tác động tới hiệu quả hoạt động ngoại thương của ngành hàng 2.2.1 Nhu cầu của thị trường... kiếm cơ hội sản xuất – kinh doanh sản phẩm Da - Giầy tại Việt Nam; - Sản xuất các sản phẩm Da - Giầy với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp với thị hiếu, thói quen tiêu dùng của người Việt Nam Phát triển, mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp trong nước về các vùng nông thôn, miền núi Hưởng ứng và tham gia tích cực cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam ; - Phối hợp... Các chính sách của nhà nước - Chính sách thuế - Các biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của ngành: tăng cường các dự án nghiên cứu, xúc tiến đầu tư, mở các cuộc hội thảo, hội trợ quảng bá Da-Giầy Việt Nam tới các bạn hàng quốc tế, - Cơ chế chính sách thu hút đầu tư - Chính sách tỷ giá hối đoái thích hợp, tạo điều kiên tăng cường xuất khẩu 2.2.3 Các yếu tố đặc thù của ngành - Nguồn lao động - Công... phương và lộ trình hội nhập quốc tế của Việt Nam; - Huy động các thành phần kinh tế, các nguồn lực trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài để xây dựng và phát triển ngành Da – Giầy Việt Nam theo hướng chủ động phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, tăng việc làm, tăng thu nhập đi đôi với cải thiện đời sống người lao động; - Phát triển mạnh sản xuất nguyên phụ liệu và... trong năm tới, con số này có thể đạt tới 6,1 tỷ USD Biểu đồ xuất khẩu giầy dép Việt Nam giai đoạn 2005-2010 Số liệu xuất khẩu giầy dép Việt Nam năm 2010: Tên nước Mỹ Anh Đức Hà Lan Bỉ Tây Ban Nha I-ta-li-a Pháp Mê-hi-cô Nhật Bản Trung Quốc Bra-xin Canada Hàn Quốc Panama Áo Nga Ô-xtrây-li-a Nam Phi Thụy Điển A-Rập Ma-lai-xi-a Đan Mạch Kim ngạch xuất khẩu (1000 USD) 1407310 495671 356775 319017 244666 238177... công nghệ khuôn định, ) - Tình trạng nguyên phụ liệu - Năng lực sản xuất trong nước Chương III Biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của ngành Da Giầy Việt Nam 3.1 Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển của ngành tới năm 2020 3.1.1 Quan điểm và định hướng phát triển của ngành tới năm 2020 - Phát triển ngành Da – Giầy Việt Nam phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy... giống Việt Nam, cùng nằm ở khu vực châu Á Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu từ Việt Nam sang các thị trường này là giày thể thao, giày da nam nữ, dép đi trong nhà Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trương này đạt 819 triệu USD, chiếm 14% tỷ trọng các thị trường, trong đó: Nhật Bản đạt 265,8 triệu USD, Trung Quốc đạt 168,1 triệu USD, Hàn Quốc đạt 124,5 triệu USD Tỷ trọng một số thị trường xuất khẩu. .. giá trị sản xuất công nghiệp ngành Da – Giầy giai đoạn 2011 – 2015 đạt 9,4%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 đạt 8,8 %/năm; giai đoạn 2020 – 2025 đạt 8,2 %/năm; - Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2015 là 9,1 tỷ USD; năm 2020 là 14,5 tỷ USD và năm 2025 đạt 21 tỷ USD Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân trong giai đoạn 2011-2015 là 10,9%/năm; giai đoạn 2016-2020 là 9,7%/năm và giai đoạn 2021 . đề tài:“ Hoạt động xuất khẩu Da-Giầy của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả”. Bài tiểu luận muốn đưa ra cái nhìn tổng thể về tình hình phát triển của ngành. một vài năm qua, sau khi ra nhập WTO. Do tính chất của môn học,bài tiểu luận chỉ xin bàn về tình hình hoạt động xuất khẩu của ngành, không đi sâu vào lĩnh vực sản xuất. 1. Mục đích của tiểu luận . trị ổn định và an toàn. Khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, cùng với các chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu của chính phủ, Việt Nam sẽ trở thành một địa

Ngày đăng: 10/05/2014, 19:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan