năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực việt nam sau 2 năm gia nhập wto thực trạng và giải pháp

95 713 1
năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực việt nam sau 2 năm gia nhập wto thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 20 năm kể từ công cuộc đổi mới, sự đóng góp của ngành nông nghiệp vào phát triển kinh tế nước ta đã đạt được những kết quả đáng kể và đang ngày càng tăng lên. Sản phẩm của ngành nông nghiệp không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà nhiều sản phẩm còn có khả năng xuất khẩu ra nước ngoài và đạt được những vị thế cao trên thị trường thế giới. Ví dụ: gạo có khối lượng xuất khẩu đứng thứ 2 trên thị trường thế giới trong nhiều năm: năm 2001, 2004…Năm 2001, thị phần xuất khẩu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới là 14%, năm 2004 là 16% (1) . Cà phê cũng có khối lượng xuất khẩu đứng thứ 2 trên thị trường thế giới liên tục từ năm 2003 đến nay (2). Tuy nhiên, mặc dù các hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam có khối lượng lớn, xếp hạng cao trên thị trường thế giới nhưng tổng giá trị xuất khẩu thu được còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu của thực tế này là phần lớn các nông sản xuất khẩu của chúng ta là dưới dạng thô, sơ chế, tỉ lệ chế biến nông sản thấp. Tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn sản phẩm vẫn chưa đáp ứng, thỏa mãn các tiêu chuẩn của các thị trường nhập khẩu lớn như Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ. Với mục tiêu duy trì và nâng cao vị thế của hàng nông sản xuất khẩu đồng thời làm tăng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, việc nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng nông sản Việt Nam là một điều hết sức cần thiết. Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa như trên, em lựa chọn đề tài: “Năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực Việt Nam sau 2 1 Theo báo cáo “Các nước xuất khẩu gạo hàng đầu giai đoạn 1994-2004” của Bộ Nông nghiệp Mỹ. 2 Theo báo cáo “Tổng khối lượng sản xuất của các nước xuất khẩu từ năm 2003 đến năm 2008” từ Tổ chức cà phê thế giới (“Total production of exporting coutries crop years commencing: 2003 to 2008” from International Coffee Organization). 1 năm gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích và làm rõ năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu; - Đánh giá thực trạng chung các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực hiện nay; - Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong số 9 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực (3) , đề tài giới hạn phân tích năng lực cạnh tranh của 3 mặt hàng, đó là: gạo, cà phê và chè, trong khoảng thời gian là từ năm 2000 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận sử dụng một số phương pháp sau: phương pháp kết hợp giữa phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh, trong đó việc phân tích sẽ được bám sát trên hệ thống lí luận chung. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương pháp phân tích dự báo nhằm đưa ra một số giải pháp trong tương lai. 5. Bố cục khóa luận Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và các bảng biểu, khóa luận bao gồm ba chương: Chương I: Tổng quan về năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO 3 Theo “Chiến lược phát triển trông trọt đến năm 2020” của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 2 Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực Việt Nam trong thời gian tới Trong khuôn khổ có hạn của một bài khóa luận tốt nghiệp, bài viết không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thị Hồng Yến đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành bài khóa luận này. 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CHỦ LỰC 1. Năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực 1.1. Năng lực cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một tất yếu khách quan và không ngừng diễn ra giữa các chủ thể trong nền kinh tế từ ở cấp độ giữa các cá nhân đến các doanh nghiệp và cho đến các quốc gia. Trong quá trình cạnh tranh với nhau, nhằm giành được lợi thế về phía mình, các chủ thể phải áp dụng nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển lợi thế của mình trên thị trường. Các biện pháp này thể hiện một sức mạnh nào đó của chủ thể, được gọi là năng lực cạnh tranh. Thuật ngữ năng lực cạnh tranh được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm năng lực cạnh tranh. Nguyên nhân là, thứ nhất, do phạm vi tiếp cận quá lớn, năng lực cạnh tranh có thể là của sản phẩm, doanh nghiệp hoặc quốc gia. Thứ hai, mục tiêu của từng đối tượng là khác nhau. Ví dụ, đối với doanh nghiệp, mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận còn đối với quốc gia là nâng cao mức sống và phúc lợi nhân dân. Như vậy, khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh, chúng ta cần phải nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh của quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. * Năng lực cạnh tranh của quốc gia: Hiện nay, có nhiều quan điểm về khái niệm năng lực cạnh tranh của quốc gia. Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đưa ra năm 1997, năng lực cạnh tranh của quốc gia là khả năng đạt được và duy trì được tốc độ tăng 4 trưởng kinh tế cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng khác (4) . Khái niệm cạnh tranh dựa trên tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia là khá đơn giản vì nó mới chỉ nói lên khía cạnh tiền tệ của nền kinh tế mà không nói lên được các khía cạnh về giá trị gia tăng, chẳng hạn như: tiến bộ về giáo dục, khoa học và công nghệ… là những vấn đề được coi là tiềm năng tăng trưởng dài hạn của đất nước. Theo quan điểm của Michael Porter đưa ra năm 1990 (5) , cho rằng “khái niệm có ý nghĩa nhất về năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia là năng suất lao động” (6) . Ông cho rằng năng lực cạnh tranh của một quốc gia là một hệ thống gồm nhiều yếu tố có liên quan với nhau, có tác động qua lại và bổ sung cho nhau. Các yếu tố này là nền móng, chỗ dựa cho các công ty, giữ vai trò quyết định, cho phép các công ty sáng tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh trên một lĩnh vực cụ thể. Theo Fagerberg (1988) đã định nghĩa năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng của một đất nước trong việc nhận thức rõ mục đích của chính sách kinh tế tập trung, nhất là đối với tăng trưởng thu nhập và việc làm, mà không gặp phải các khó khăn trong cán cân thanh toán”. Đây là khái niệm vừa mang tính kinh tế vĩ mô, vừa mang tính ngẫu nhiên, bởi vì, khi tính cạnh tranh được xác định như là năng lực để duy trì thị phần có khả năng tạo ra lợi nhuận thì năng lực này lại có triển vọng chưa rõ ràng và mang tính ngẫu nhiên. Trên cơ sở các khái niệm trên đây ta có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về năng lực cạnh tranh của quốc gia như sau: năng lực cạnh tranh của quốc gia là khả năng đáp ứng đước các yêu cầu thay đổi của thị 4 Theo diễn đàn kinh tế thế giới WEF 5 Michael Porter là nhà kinh tế học Hoa Kỳ 6 Theo sách “ Lý thuyết năng lực cạnh tranh của quốc gia” của M. Porter 5 trường, đảm bảo phân bổ có hiệu quả các nguồn lực, đạt và duy trì được mức tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. * Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Theo tổ chức UNCTAD thuộc Liên hiệp quốc cho rằng: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực của doanh nghiệp trong việc giữ vững hoặc tăng thị phần của mình một cách vững chắc hay năng lực hạ giá thành hoặc cung cấp sản phẩm bền, đẹp, rẻ của doanh nghiệp. Theo dự án VIE 01/025 (7) , năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu được lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước. Trên cơ sở các quan điểm trên, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được định nghĩa như sau: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng mà doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của mình một cách lâu dài và bền vững trên thị trường cạnh tranh bằng cách tạo ra các sản phẩm có chát lượng cao, giá thành hợp lý, cách bán thuận tiện và thu được lợi nhuận mong muốn. * Năng lực cạnh tranh của sản phẩm: Khi nói đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm là nói đến sự thể hiện tính trội hơn, ưu việt hơn của sản phẩm đó về chất lượng và cơ chế vận hành của nó trên thị trường tạo nên sự hấp dẫn và thuận tiện cho khách hàng trong quá trình sử dụng. Nét đặc trưng của năng lực cạnh tranh được thể hiện trên các mặt: chất lượng sản phẩm, khối lượng và thời gian giao hàng; tính chất và sự khác biệt của hàng hóa, dịch vụ nước này so với hàng hóa, dịch vụ nước khác nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Có nhiều quan điểm về năng lực cạnh tranh sản phẩm, nhưng nói chung thì năng lực cạnh tranh của sản phẩm có thể được hiểu như sau: 7 Dự án “Hỗ trợ cải cách phát triển quản lý kinh doanh” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế 6 Năng lực cạnh tranh sản phẩm là khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì… vượt trội so với những sản phẩm cùng loại. Bản chất của năng lực cạnh tranh sản phẩm là sự chuyển hóa lợi thế của sản phẩm thành hiện thực, mà những lợi thế này có được một mặt, do lợi thế so sánh tạo nên, mặt khác do tác động của chính sách hay các quy định của Chính phủ tạo ra. Những đặc điểm, ưu thế của sản phẩm biểu hiện sức cạnh tranh bao gồm: chi phí, giá thành sản xuất, chất lượng, giá bán sản phẩm, sự khác biệt hóa của sản phẩm và dịch vụ… của nhà sản xuất trong nước so với các nhà cạnh tranh quốc tế. Lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng không phái lợi thế so sánh nào cũng trở thành lợi thế cạnh tranh và cũng không phải lợi thế cạnh tranh nào cũng là lợi thế so sánh. Một sản phẩm có lợi thế so sánh nhưng không được khai thác hiệu quả sẽ không tạo nên năng lực cạnh tranh, trong khi đó một sản phẩm tuy lợi thế so sánh kém hơn so với đối thủ cạnh tranh nhưng nhờ có chính sách hỗ trợ hợp lý của Nhà nước nên vẫn có thể có lợi thế cạnh tranh là lợi thế nảy được hiện thực hóa thành năng lực cạnh tranh sản phẩm. Vì vậy, chúng ta cần phân biệt và nhận rõ đâu là lợi thế so sánh để khai thác và phát huy có hiệu quả hơn là chỉ tác động vào những sai biệt về giá cả để có năng lực cạnh tranh “ảo” của sản phẩm nhờ chính sách vĩ mô. 1.1.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đánh giá bởi 2 nhóm chỉ tiêu, gồm: nhóm chỉ tiêu định tính và nhóm chỉ tiêu định lượng. _Nhóm chỉ tiêu định tính, bao gồm các chỉ tiêu: chất lượng sản phẩm, mẫu mã, vệ sinh an toàn sản phẩm, thương hiệu. 7 _ Nhóm chỉ tiêu định lượng, bao gồm các chỉ tiêu: doanh thu, thị phần, giá cả. * Nhóm chỉ tiêu định tính _ Chất lượng sản phẩm: Chất lượng là một trong các tiêu chí quan trọng nhất khi người mua lựa chọn sản phẩm. Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên liệu sản xuất (nguyên liệu, phụ liệu), trình độ công nghệ và kỹ thuật của công nhân. Một sản phẩm tốt không những đảm bảo các yếu tố bên trong mà quan trọng hơn cả là phải thỏa mãn đúng thị hiếu của khách hàng ở từng thời điểm, từng khu vực. _ Mẫu mã: Mẫu mã là kiểu dáng, hình thức bên ngoài của sản phẩm, là cái tạo ra sự ấn tượng của khách hàng trước khi tiêu dùng sản phẩm. Mẫu mã càng đẹp sẽ càng khiến khách hàng chú ý tới sản phẩm, quan tâm và biết đến sản phẩm nhiều hơn. Từ đó, sản phẩm sẽ tiếp cận đến với người tiêu dùng dễ dàng hơn. _Thương hiệu: Thương hiệu chính là tài sản quý giá đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Thương hiệu là đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu hàng hóa. Thương hiệu chính làm cho tin tưởng khách hàng khi lựa chọn hàng hóa của doanh nghiệp bởi vì hàng hóa có thương hiệu thì đã được xây dựng và kiểm chứng trên thị trường nên được phần lớn người tiêu dùng tin cậy. *Nhóm chỉ tiêu định lượng: Các chỉ tiêu thuộc nhóm này thể hiện năng lực cạnh tranh của sản phẩm dưới các con số. Nếu số càng cao thì sản phẩm đó càng có năng lực cạnh tranh và ngược lại. 8 1.2. Hàng nông sản xuất khẩu chủ lực 1.2.1. Hàng nông sản Theo từ điển Tiếng Việt, hàng nông sản là các sản phẩm được sản xuất ra trong nông nghiệp như thóc, gạo, bông, đay,… Theo quy đinh của WTO, hàng nông sản là các mặt hàng từ chương 1 đến chương 24 của Biểu thuế Harmonized System và một vài mặt hàng được coi là nông sản và chịu sự tác động bởi các quy định của Hiệp định Nông nghiệp. (8) Tóm lại, hàng nông sản là các sản phẩm thu được từ ngành nông nghiệp. Khi Việt Nam tham gia WTO, hàng nông sản là đối tượng chịu sự tác động các quy định của Hiệp định Nông nghiệp. 1.2.2. Hàng xuất khẩu chủ lực: Theo quan điểm chung hiện nay thì cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của một quốc gia có thể chia ra làm 3 nhóm hàng chính, đó là: hàng xuất khẩu thứ yếu, hàng xuất khẩu quan trọng và hàng xuất khẩu chủ lực. Hàng xuất khẩu thứ yếu gồm nhiều loại, kim ngạch xuất khẩu thường nhỏ. Hàng xuất khẩu quan trọng là hàng không chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu, nhưng đối với từng thị trường, từng địa phương lại có vị trí quan trọng. Hàng xuất khẩu chủ lực là hàng chiếm vị trí quyết định trong kim ngạch xuất khẩu do có thị trường nước ngoài và điều kiện sản xuất trong nước thuận lợi. 8 Theo sách: “Việt Nam-WTO, những cam kết liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp”, trang 9 Như vậy khái niệm mặt hàng xuất khẩu chủ lực được đưa ra nhằm chỉ một nhóm hàng trong cơ cấu hàng xuất khẩu của một quốc gia, phân biệt với hàng thứ yếu và hàng quan trọng. Sự phân loại này chỉ dựa trên tính chất tỷ trọng giá trị xuất khẩu của mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng tỷ trọng này cụ thể là bao nhiêu để coi là hàng xuất khẩu chủ lực lại không được thống nhất giữa các quốc gia. Tùy từng quốc gia khác nhau, tùy từng giai đoạn khác nhau, mà tỷ trọng này được chia ra khác nhau Có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về mặt hàng xuất khẩu chủ lực như sau: Mặt hàng xuất khẩu chủ lực là mặt hàng xuất khẩu có khả năng tổ chức sản xuất trong nước một cách có hiệu quả, có thị trường tiêu thụ ngoài nước rộng lớn, tương đối ổn định trong thời gian dài và đóng góp kim ngạch lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Vị trí của mặt hàng xuất khẩu chủ lực không phải là vĩnh viễn. Một mặt hàng này ở thời điểm này có thể được coi là hàng xuất khẩu chủ lực, nhưng ở thời điểm khác thì có thể là hàng xuất khẩu quan trọng, thậm chí là hàng xuất khẩu thứ yếu. Vì vậy, từng theo từng giai đoạn khác nhau mà chúng ta có danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác nhau. Một mặt hàng trở thành hàng xuất khẩu chủ lực phải có 4 yếu tố cơ bản sau: Thứ nhất là, phải tận dụng được lợi thế so sánh của đất nước; thứ hai là, có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và luôn cạnh tranh được trên thị trường đó (điều kiện về cầu); thứ ba là, có nguồn lực để tổ chức sản xuất và xuất khẩu với chi phí tương đối thấp để thu được lợi trong buôn bán (điều kiện về cung); và cuối cùng là, có khối lượng kim ngạch lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước. 10 [...]... trọng và cho phép cán bộ khoa học kỹ thuật có thể dùng thời gian làm việc trong giờ để nghiên cứu khoa học công nghệ 27 CHƯƠNG II: NĂNG LỰC CẠNH TRANH MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC VIỆT NAM SAU 2 NĂM GIA NHẬP WTO 1 Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam 1.1 Thực trạng xuất khẩu nông sản trước khi Việt Nam gia nhập WTO 1.1.1 Chính sách xuất khẩu nông sản của Việt Nam trước khi gia nhập WTO Trước khi gia. .. nhất của nông sản Việt Nam hiện nay là thị trường châu Á, tiếp đó là thị trường châu Âu và thị trường châu Mỹ 1 .2 Thực trạng xuất khẩu nông sản sau khi Việt Nam gia nhập WTO 1 .2. 1 Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO 13 Theo: “Tổng kết xuất khẩu nông sản nước ta trước WTO -Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương Theo: “Tổng kết xuất khẩu nông sản nước ta trước WTO -Vụ Xuất nhập khẩu, ...1 .2. 3 Hàng nông sản xuất khẩu chủ lực Từ khái niệm hàng nông sản và hàng xuất khẩu chủ lực ở trên, chúng ta có thể hiểu hàng nông sản xuất khẩu chủ lực như sau: Hàng nông sản xuất khẩu chủ lực là những mặt hàng được sản xuất ra từ lĩnh vực nông nghiệp, dùng để xuất khẩu, có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn và thị trường tiêu thụ ổn định trong một thời gian dài Hiện nay, Nhà nước ta đã 9 nhóm hàng nông. .. nông sản xuất khẩu chủ lực gồm: lúa gạo; rau; đậu các loại; cà phê; cao su; cao su; hồ tiêu; điều; chè; cây ăn quả và ca cao.(9) Đây là nhóm hàng có lợi thế cạnh tranh và thị trường xuất khẩu ổn định 1.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực 1.3.1 Sản lượng và danh thu hàng nông sản xuất khẩu cao Trong các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu. .. khuyến nông, khuyến lâm đến tận cơ sở và hộ nông dân, nhằm giúp nông dân hiểu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành nông sản 1.1 .2 Thực trạng xuất khẩu nông sản trước khi Việt Nam gia nhập WTO Sau 20 năm đổi mới từ năm 1986 đến 20 06, Việt Nam đã đạt được những bước tiến lớn trong xuất khẩu nông sản Từ chỗ Việt Nam hầu như không xuất khẩu nông sản cho... trước khi gia nhập WTO Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đang áp dụng các chính sách về xuất khẩu nông sản sau: các biện pháp về hỗ trợ sản xuất nông sản xuất khẩu và về hỗ trợ xuất khẩu nông sản * Nhóm chính sách hỗ trợ xuất khẩu nông sản _ Hỗ trợ trực tiếp cho người xuât khẩu nông sản + Trợ giá xuất khẩu nông sản: Nhà nước đã thực hiện trợ giá xuất khẩu cho một số nông sản như gạo, dứa, cà phê,…Theo Chính... từ 2 894,4 triệu USD năm 20 00 đến 7000 triệu USD năm 20 06 Nhờ cải tiến trong sản xuất, năng suất các mặt hàng nông sản Việt Nam đều tăng, hầu hết các mặt hàng đều đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và có khả năng xuất khẩu Trừ mặt hàng gạo, là loại lương thực thiết yếu, sản xuất tất cả các hàng nông sản chủ yếu đều hướng về xuất khẩu Tỷ lệ xuất khẩu gạo chiếm khoảng 20 % tổng sản xuất hàng năm, ... lưới, chi nhánh và sự trưng bày sản phẩm tại các cơ sở bán hàng, các cơ sở tiêu thụ sản phẩm trên thị trường để thu hút được khách hàng là một nhân tố rất quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường 1.3.3 Chi phí sản xuất và giá hàng nông sản xuất khẩu a Chi phí sản xuất hàng nông sản xuất khẩu thấp Cạnh tranh về chi phí sản xuất hàng nông sản là xuất phát điểm và là điều kiện... (23 ,8%) và gạo (15,9%).(14) Nổi bật trong giai đoạn này là năm 20 05, xuất khẩu nông sản của nước ta đã lập nhiều kỷ lục mới Hầu hết, các mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ lực như gạo, cà phê, cao su, hạt điều… đều tăng cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản Ví dụ, mặt hàng gạo sau 17 năm tham gia thị trường thế giới, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 1,3 tỷ USD; xuất khẩu gỗ và lâm sản. .. triệu USD năm 20 06 (tốc độ tăng bình quân là 19,75%) (bảng 1) Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản Tổng kim Năm 20 00 20 01 20 02 2003 20 04 20 05 20 06 Kim ngạch Tỷ lệ Tốc độ tăng ngạch XK XKNS XKNS/KNXK XKNS (triệu USD) (triệu USD) 14 4 82, 7 2 894,4 15 027 ,0 2 628 ,0 16 705,8 2 428 ,0 20 176,0 2 5 12, 0 26 003,0 2 984,0 32 233,0 5 800,0 39 605,0 7 000 (%) (%) 19,99 5,99 17,49 -9 ,20 14,53 7,61 12, 45 3,46 . I: Tổng quan về năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO 3 Theo “Chiến. 10 1 .2. 3. Hàng nông sản xuất khẩu chủ lực Từ khái niệm hàng nông sản và hàng xuất khẩu chủ lực ở trên, chúng ta có thể hiểu hàng nông sản xuất khẩu chủ lực như sau: Hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. đánh giá năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực 1.3.1. Sản lượng và danh thu hàng nông sản xuất khẩu cao. Trong các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu thì

Ngày đăng: 12/08/2014, 22:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan