Nhóm giải pháp về sản xuất :

Một phần của tài liệu hoạt động xuất khẩu rau quả của việt nam sau khi gia nhập wto thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả (Trang 25 - 26)

1) Xác định, qui hoạch vùng sản xuất, chủng loại rau quả có lợi thế cạnh tranh :

• Cần khảo sát qui hoạch chính xác và ổn định vùng sản xuất rau quả đặc sản chủ lực, phù hợp sinh thái vùng. Tổ chức sản xuất rau quả tập trung, tạo nguồn hàng lớn và ổn định, có giá thành thấp và có chất lượng, có điều kiện áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn vệ sinh thực phẩm.

• Xây dựng một số vùng rau quả đặc sản như sau : Dứa (Kiên giang -Tiền Giang - Đồng Giao), thanh long (Bình Thuận), vải thiều (Bắc Giang, Hải Dương), xoài (Tiền Giang, Đồng Tháp), vú sữa (Vĩnh Kim - Tiền giang), măng cụt (Bến tre), rau bó xôi (Lâm Đồng), su su (Sa Pa),…..

2) Nâng cao chất lượng giống, ứng dụng giải pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, sạch bệnh :

• Hoàn thiện, nâng cao các giống tiêu biểu của từng chủng loại quả đặc sản của từng vùng.

• Lai tạo, quản lý và ứng dụng các giống mới.

• Quản lý, nâng cao chất lượng các trung tâm, cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống.

• Ứng dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến và an toàn vệ sinh thực phẩm: chăm bón, tưới tiêu, xử lý phòng trừ sâu bệnh (ruồi đục quả), chủ động điều khiển thời gian thu hoạch,…

3) Ứng dụng rộng rãi công nghệ bảo quản sau thu hoạch :

• Phổ biến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chu trình sản xuất tươi, bảo quản lâu, vận chuyển xa và tuổi thọ tiêu thụ kéo dài. Cần thiết phải chi phí để mua các công nghệ và thiết bị liên quan để xử lý.

• Tổ chức nhà đóng gói (packing house) tiên tiến.

• Mạnh dạn mua công nghệ và thiết bị xử lý ruồi đục quả, thiết bị phân tích dư lượng thuốc sâu,…

Một phần của tài liệu hoạt động xuất khẩu rau quả của việt nam sau khi gia nhập wto thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w