Nhóm giải pháp về tiêu thụ :

Một phần của tài liệu hoạt động xuất khẩu rau quả của việt nam sau khi gia nhập wto thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả (Trang 26 - 27)

1. Phát triển thị trường xuất khẩu dựa vào phát triển thị trường nội địa :

Kinh nghiệm các nước cũng như thực tế các năm cho thấy : muốn cạnh tranh tốt để xuất khẩu tất yếu phải cạnh tranh tốt trên thị trường nội địa; thị trường xuất khẩu phải dựa vào thị trường nội địa; mở rộng thị trường xuất khẩu là mũi nhọn chủ lực tác động tích cực trở lại đối với thị trường nội địa; phát triển cả hai thị trường phải gắn liền nhau

2. Ưu tiên cơ cấu tiêu thụ tươi trước sau đó là chế biến:

Tiêu thụ rau quả dưới dạng tươi có hiệu quả cao nhất. Nhưng vấn đề đặt ra là không thể tiêu thụ toàn bộ dưới dạng tươi với sản lượng lớn mà phải qua chế biến (đây cũng là một biện pháp bảo quản). Ngoài ra, ta còn tận dụng được những trái cây có phẩm cấp thấp. Công nghiệp chế biến còn góp phần làm phong phú đa dạng hoá nhiều sản phẩm hơn (rau + quả, hải sản + rau + quả, quả + tinh bột,…).

3. Phát triển hệ thống lưu thông phân phối :

• Phát triển cơ sở hạ tầng (luồng giao thông, phương tiện vận chuyển, kho mát, kệ mát bảo quản, bảo vệ thực vật, thiết bị kiểm tra độ an toàn, ưu tiên bến bãi…).

• Phát huy vai trò một số chợ đầu mối rau quả và nông sản.

• Phổ biến kiến thức về kỹ thuật bảo quản, an toàn vệ sinh thực phẩm.

• Tuyên truyền phổ biến quảng bá lợi ích khi sử dụng rau quả. 4. Xây dựng quan hệ sản xuất – tiêu thụ phù hợp :

Xây dựng quan hệ sản xuất – tiêu thụ phù hợp trên cơ sở tạo thế mạnh cạnh tranh và cùng chia sẽ lợi ích cũng như rủi ro giữa doanh nghiệp và nhà vườn. 5. Thị trường xuất khẩu :

Tạp chí Food Marketing đưa ra xu hướng phát triển 8 thị hiếu tiêu dùng sản phẩm rau quả năm 2010 như sau:

- Nhu cầu về sản phẩm tiện lợi (convenience) sẽ lớn hơn (do người dân ngày càng bận rộn, tình trạng người độc thân tăng lên, giá nhân công cao,…).

- Sản phẩm ngày càng đa dạng (do công nghiệp chế biến ngày càng phát triển). - Nhu cầu tiêu dùng trái cây nhập khẩu, đặc sản tăng.

- Nhu cầu về sản phẩm an toàn, sản phẩm hữu cơ (organic) tăng . - Sản phẩm chế biến sẵn, ăn liền (ready-cooked, take-out) tăng. - Phát triển thương hiệu.

- Thị trường phân cực nhiều hơn (hàng cao cấp - hàng bình dân).

- Yêu cầu thông tin về sản phẩm trên nhãn ngày càng công khai, trung thực và cụ thể.

Một phần của tài liệu hoạt động xuất khẩu rau quả của việt nam sau khi gia nhập wto thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả (Trang 26 - 27)