1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoạt động xuất khẩu than của việt nam sau khi gia nhập wto thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả

26 766 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 553,5 KB

Nội dung

- 1 - Thiết kế Sinh viên môn học ngoại thương Tạ Thị Mai Phương KTNT10B Đề tài Hoạt động xuất khẩu than của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả Lời mở đầu Năm 2011, tiếp bước thắng lợi của năm 2010, Bộ Công Thương dự kiến: giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,8%; kim ngạch xuất khẩu đạt 78,8 tỉ USD, tăng 10%; kim ngạch nhập khẩu đạt 92,98 tỉ USD, tăng 10,7%; tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội khoảng 1.952 tỉ đồng, tăng 25% so với năm 2010… Như chúng ta đã biết, than đá là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, cùng với hàng dệt may, hàng nông sản, cà phê v.v Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2010 đạt 1,549 tỷ USD, chiếm 2,16% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Sở hữu những mỏ than có trữ lượng lớn , chúng ta đã sớm phát huy hiệu quả thế mạnh này. Xuất khẩu than đem lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời tác động tới tổng cầu trong nước, làm tăng GDP qua các năm. Mỗi năm có hàng triệu tấn than được khai thác và xuất khẩu, thu về hàng tỷ đồng, đóng góp một phần không nhỏ vào Ngân sách Nhà nước.Định hướng và giải pháp phát triển ngành than cũng đang được các cơ quan chuyên ngành theo dõi và quan tâm đặc biệt.Mục tiêu của đề tài này đó là tổng kết những thành tựu mà ngành xuất khẩu than của chúng ta đã đạt được. Tuy nhiên cũng không thể bỏ qua những sai sót mà ngành này còn mắc phải, để từ đó đưa ra phương hướng giải quyết tối ưu.Ngoài ra chúng ta cũng cần có được một cái nhìn tổng quan nhất về tình hình phát triển và nhu cầu than trên Thế giới.Có như vậy, việc đánh giá và nhận xét sẽ bao quát hơn, đưa ra chiến lược phát triển đúng đắn hợp lý hơn. Trong các chính sách kinh tế vĩ mô, xuất khẩu hàng hóa luôn luôn được chú trọng. Các chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chính sách thường đề ra những biện pháp nâng cao sản lượng sản xuất,chất lượng sản phẩm để kim ngạch hàng xuất khẩu đạt cao và hiệu quả.Tuy nhiên than là một loại tài nguyên thiên nhiên không tái sinh. Do vậy việc khai thác,sử dụng và xuất khẩu sao cho hợp lý hiện đang là một trong - 2 - những vấn đề vô cùng bức thiết, nhất là đối với một nước công nghiệp non trẻ như nước ta. Nắm bắt được điều này, đề tài : Hoạt động xuất khẩu than của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả, sẽ tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, đồng thời đưa ra những ý kiến chủ quan trong việc phát triển mặt hàng này trong tương lai . I. Tổng quan về ngành than 1. Khái quát về than Than mỏ được tạo thành do thực vật bị vùi lấp dưới đất và phân hủy dần, bị nén dưới áp suất cao, nhiệt độ lớn trong hàng triệu năm. Thời gian phân hủy càng dài, than càng già và hàm lượng cacbon trong than càng cao. Than mỏ được cấu tạo từ Cacbon( C ) Phân loại than Than đá là một loại nhiên liệu hóa thạch được hình thành ở các hệ sinh thái đầm lầy nơi xác thực vật được nước và bùn lưu giữ không bị ôxi hóa và phân hủy bởi sinh vật (biodegradation). Thành phần chính của than đá là cacbon, ngoài ra còn có các nguyên tố khác như lưu huỳnh. Than đá, là sản phẩm của quá trình biến chất, là các lớp đá có màu đen hoặc đen nâu có thể đốt cháy được. Than đá là nguồn nhiên liệu sản xuất điện năng lớn nhất thế giới, cũng như là nguồn thải khí carbon dioxide lớn nhất, được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu. Than đá được khai thác từ các mỏ than lộ thiên hoặc dưới lòng đất (hầm lò Than mỡ là loại than có tuổi thành tạo thấp hơn than antraxit ,loại than này người ta dùng để luyện cốc vì khi nung ở nhiệt độ cao nó sẽ tiết ra 1 loại nhựa dính kết các than thành 1 khối. cốc dùng để luyện kim vì có nhiệt lượng rất lớn. Than gầy là loại than ít nhựa hơn than mỡ, như là than bình thường chúng ta sử dụng cũng gọi là than gầy. than non là than có tuổi thành tạo ngắn nhất, như than bùn Than xương cùng loại với than gầy khi tách vàng ra khỏi tạp chất người ta hay thổi thuỷ ngân vào trong khối quặng và thuỷ ngân sẽ hoà tan vàng, hỗn hợp đó gọi là hỗn hống. Than cốc: sản phẩm của quá trình cốc hoá than mỡ ở nhiệt độ 950 - 1.050 o C hoặc cốc hoá cặn chưng cất dầu mỏ ở nhiệt độ 420 - 560 o C, trong điều - 3 - kiện không có không khí. Than cốc từ nguyên liệu than béo có độ bền cơ học cao và độ xốp lớn, dùng làm nhiên liệu cho các lò luyện kim đen. Than cốc từ nguyên liệu cặn dầu mỏ có độ sạch cao, ít tạp chất, chủ yếu dùng để sản xuất điện cực, dùng trong luyện kim màu. Than cám : than đá ở dạng hạt nhỏ hơn 6 mm. Tỉ lệ than cám cao sẽ làm tăng chi phí về sàng tuyển. Khả năng sử dụng than cám trong công nghiệp có hạn nên giá trị thương phẩm thấp hơn than củ. Muốn giảm tỉ lệ than cám trong quá trình khai thác cần áp dụng: nổ mìn với lượng thuốc nổ và phương pháp nổ thích hợp; giảm số lượng vị trí bốc rót; dùng các biện pháp kĩ thuật để hạ chiều cao rót than và loại trừ đến mức tối thiểu hiện tượng va đập khi vận chuyển và lưu trữ than. Than cám ở vùng Quảng Ninh chiếm 70 - 75 % sản lượng khai thác, căn cứ theo độ tro chia ra than cám A, TC B (còn phụ thuộc theo yêu cầu của khách hàng). Than bùn : khoáng sản cháy, xác thực vật (thường là rêu nước) ở đầm lầy chưa bị phân huỷ hoàn toàn trong điều kiện kị khí. Chất liệu thay đổi từ tơi xốp đến hình thành các lớp nâu sẫm. Chứa 50 - 60% cacbon, nhiệt lượng cháy 1.500 - 4.200 kcal/kg. Màu nâu vàng tới xám đen. Thuộc loại than humit. Được sử dụng làm nhiên liệu, phân bón; dùng điều chế hoá chất (phenol, sáp, axit axetic, amoniac), vật liệu cách nhiệt. Trữ lượng than bùn trên thế giới 2.671 tỉ tấn (1979), ở Việt Nam 213.415 triệu m 3 (2000). Gặp ở U Minh và nhiều địa phương khác thuộc Nam Bộ như Đồng Tháp Mười. Than củ : than đá dạng cục, cỡ từ 6 đến 8 mm trở lên. Trong khai thác mỏ cần có biện pháp kĩ thuật để thu hồi được nhiều than củ nhằm làm tăng giá trị thương phẩm và giá trị sử dụng. Than gỗ : than sản xuất bằng cách đốt cháy không hoàn toàn hoặc chưng khô gỗ không cho tiếp xúc với không khí. Khi hoạt hoá, tha gỗ trở thành than hoạt tính có khả năng hấp phụ cao, được dùng để tẩy màu, nạp mặt nạ chống độc, vv. Than hoạt tính : than xốp chứa 88 - 98% than tuỳ theo điều kiện chế tạo, thu được bằng cách than hoá nguyên liệu hữu cơ (vd. than mỏ, gỗ, sọ dừa, xương ) và hoạt hoá sản phẩm nhận được ở khoảng 900 o C. Hoạt hoá là quá trình cho than phản ứng với hơi nước, khí cacbonic, kẽm clorua, vv. Vd. do phản ứng C + CO 2 = 2CO một phần than bị cháy tạo thành khí CO - 4 - để lại lỗ hổng làm cho than trở nên xốp (độ xốp khoảng 60 - 70%) và do đó có khả năng hấp phụ tốt. Là chất hấp phụ tốt đối với các chất không phân cực, thường là chất hữu cơ, hấp phụ yếu các chất phân cực như nước, amoniac. Được dùng để chế tạo mặt nạ chống hơi độc, thu hồi hơi dung môi hữu cơ, làm sạch dung dịch nước (vd. tẩy màu dung dịch đường, dầu, mỡ ). Trong y học, được dùng để làm sạch máu và hút chất độc trong bộ máy tiêu hoá. Than luyện cốc : than đá có mức độ than hoá nhất định, ở giai đoạn giữa của quá trình biến chất than. Màu đen xám. Vết vạch đen, rất mềm. Ánh thuỷ tinh. Giòn. Khối lượng riêng 1,18 - 1,24 g/cm 3 . Độ ẩm 1%. Chất bốc 22 - 26%; cacbon (cháy) 89 - 90%; hiđro 4,5 - 4,9%. Nhiệt lượng cháy 8.500 - 8.700 kcal/kg; có độ thiêu kết tốt. Than Linhit: Than nâu đặc sít ở giai đoạn hoá than thấp. Linhit thường có độ sẫm cao (20 - 40%), hàm lượng chất bốc 45 - 60%, hàm lượng cacbon 60 - 70%, nhiệt lượng cháy 7.000 kcal/kg. Vd. than Na Dương (Lạng Sơn) là TL. Gỗ đã bị hoá than yếu, còn thấy rõ thớ gỗ, gặp ở trong các mỏ than nâu. Ứng dụng Than sử dụng nhiều trong sản xuất và đời sống. Trước đây, than dùng làm nhiên liệu cho máy hơi nước , đầu máy xe lửa . Sau đó , than làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện , ngành luyện kim . Gần đây than còn dùng cho ngành hóa học tạo ra các sản phẩm như dược phẩm , chất dẻo , sợi nhân tạo . Than chì dùng làm điện cực Than có tính chất hấp thụ các chất độc vì thế người ta gọi là than hấp thụ hoặc là than hoạt tính có khả năng giữ trên bề mặt các chất khí , chất hơi , chất tan trong dung dịch . Dùng nhiều trong việc máy lọc nước , làm trắng đường , mặt nạ phòng độc Than hoạt tính ứng dụng ở hai lĩnh vực chính: xử lý chất lỏng (79%) và chất khí (21%). Ứng dụng nhiều nhất là trong xử lý nước. Than hoạt tính lọc nước qua hai quá trình song song: quá trình lọc cơ học - giữ lại các hạt cặn bằng những lỗ nhỏ và quá trình hấp thụ các tạp chất hòa tan trong nước bằng cơ chế hấp phụ bề mặt và trao đổi ion. Từ nguồn nước muốn lọc, cho nước đi qua vòi sen để tạo mưa (hạt nhỏ - tránh làm xói mòn lớp cát trên cùng). Qua lớp cát trên cùng, nước đã được lọc sơ các loại bụi bẩn, sinh vật, phèn. Sau đó nước sẽ thấm qua lớp - 5 - than hoạt tính. Lớp than hoạt tính này có tác dụng hấp phụ các chất độc hại, các loại vi sinh vật nguy hiểm và trung hòa các khoáng chất khó hoàn tan trong nước. Qua lớp than hoạt tính, nước tiếp tục thấm qua lớp cát lớn, lớp sỏi nhỏ và lớp sỏi lớn nhất để đi ra bể chứa nước sạch. Ngoài ra, than hoạt tính còn có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác. Trong công nghiệp hóa học, than hoạt tính được ứng dụng làm chất xúc tác và làm chất mang cho các chất xúc tác khác; trong kỹ thuật: dùng lọc khí trong tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ; trong y tế (carbo medicinalis – than dược): để tẩy trùng và các độc tố sau khi bị ngộ độc thức ăn. Ngoài ra, than hoạt tính còn được dùng để chế tạo mặt nạ chống hơi độc, thu hồi hơi dung môi hữu cơ, phòng tránh tác hại của tia đất Than cốc được sử dụng để nung chảy gang (cốc lò cao) cũng như làm nhiên liệu không khói chất lượng cao, làm chất khử trong các công nghệ luyện kim từ quặng sắt, các chất làm tơi trong phối liệu. Than cốc cũng được sử dụng như là nhiên liệu trong sản xuất gang đúc hay các mục đích sử dụng thông thường, trong các công nghiệp hóa chất và luyện các hợp kim của sắt (các dạng cốc đặc biệt). Cốc lò cao cần phải có kích thước các cục không nhỏ hơn 25-40 mm với số lượng các cục cốc nhỏ hơn 25 mm và lớn hơn 80 mm không vượt quá 3%. Than cốc sử dụng để đúc gang theo kích thước không được nhỏ hơn than cốc lò cao, các cục cốc trong trường hợp này có kích thước không nhỏ hơn 60-80 mm. Sự khác biệt chính giữa cốc lò cao và cốc đúc là hàm lượng lưu huỳnh nhỏ hơn, nó không được vượt quá 1% (trong cốc lò cao có thể tới 2%). Trong công nghiệp luyện các hợp kim của sắt người ta sử dụng các cục than cốc nhỏ (ví dụ, các cục kích thước 10-25 mm), trong trường hợp này thì người ta cần tốc độ phản ứng nhanh chứ không phải hàm lượng các tạp chất có trong than cốc. Các yêu cầu đối với độ bền vững của than cốc thông thường là không quá nghiêm ngặt so với cốc lò cao hay cốc đúc. Trong mọi loại hình sản xuất than cốc thì loại nguyên liệu được ưa chuộng là các loại than có độ xốp cao, ít tro và chứa ít lưu huỳnh và chứa không nhiều các thành phần tạo cốc cục nhỏ. Sản lượng than cốc sản xuất trên thế giới khoảng 400 triệu tấn/năm. Vì những ứng dụng quan trọng đó mà ngày nay, than đá là nhiên liệu vô cùng quan trọng trong đời sống cũng như trong quá trình phát triển các ngành công nghiệp ở khắp các quốc gia trên Thế giới Tại cuộc họp năng lượng quốc tế, các chuyên gia cho rằng các nước phát triển sẽ cần nhiều nguồn năng lượng như điện hơn để đưa đến những vùng nông thôn, mà phần lớn nguồn điện được tạo ra sẽ là đốt than đá. - 6 - Charles Goodyear giám đốc của BHP Billiton cho rằng nhiên liệu hóa thạch cung cấp 86% cho nhu cầu năng lượng của thế giới và điều này sẽ không thay đổi cho đến năm 2025, mặc dù nhu cầu phát triển năng lượng đến thời điểm đó tăng tới 50%. Phần lớn yều cầu phát triển này sẽ hình thành nên nhu cầu cung cấp điện cho những nước phát triển cùng với sự gia tăng dân số 1,25 tỷ người vào năm 2025, nhất là ở châu Phi và châu Á. Tất cả nguồn năng lượng sẽ phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch, và đây chính là một vấn đề lớn đang được các chuyên gia tìm cách giải quyết. Mặc dù khí carbon dioxide tạo nên 60% khí gas, nhưng than đá vẫn đáp ứng nhu cầu nhiều hơn vì nó rất dồi dào, tiết kiệm và dễ vận chuyển. Phân bố than trên Thế giới: Trữ lượng than của cả thế giới vẫn còn cao so với các nguyên liệu năng lượng khác ( dầu mỏ , khí đốt ) .Than được khai thác nhiều nhất ở Bắc bán cầu , trong đó 4/5 thuộc các nước sau : Hoa Kì , Nga , Trung Quốc , Ấn Độ , Úc , Đức , Ba Lan , Canada , sản lượng than khai thác hiện nay là khoảng 6 tỉ tấn/năm Bản đồ phân bố mỏ than trên Thế giới - 7 - Sản lượng than khai thác trên Thế giới STT Quốc gia/Vùng Lãnh thổ Sản lượng than (triệu tấn) So với Thế giới(%) Thế giới 6.395,6 100 1 Trung Quốc 2.536,7 39,7 2 Hoa Kỳ 1.039,2 16,2 3 Châu Âu 590,5 9,2 4 Ấn Độ 478,2 7,5 5 Australia 393,9 6,2 6 Nga 314,2 4,9 7 Nam Phi 269,4 4,2 8 Đức 201,9 3,2 9 Indonesia 174,8 2,7 10 Ba Lan 145,8 2,3 11 Kazakhstan 94,4 1,5 12 Thổ Nhĩ Kì 76,6 1,2 13 Ukraina 76,3 1,2 14 Colombia 71,7 1,1 15 Canada 62,6 1,0 - 8 - Trữ lượng than ở Việt Nam Theo Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam – TKV trữ lượng than tại Việt Nam rất lớn: riêng ở Quảng Ninh khoảng 10.5 tỷ tấn, trong đó đã tìm kiếm thăm dò 3.5 tỷ tấn (chiếm khoảng 67% trữ lượng than đang khai thác trên cả nước hiện nay), chủ yếu là than antraxit. Khu vực đồng bằng sông Hồng được dự báo có khoảng 210 tỷ tấn, chủ yếu là than Asbitum, các mỏ than ở các tỉnh khác khoảng 400 triệu tấn. Riêng than bùn là khoảng 7 tỉ m3 phân bố ở cả 3 miền. Tuy nhiên, theo thống kê của Cơ quan thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) trữ lượng than Việt Nam có 165 triệu tấn, còn theo tập đoàn BP thì con số này là khoảng 150 triệu tấn. Cũng theo EIA, sản lượng khai thác của Việt Nam năm 2007 là 49.14 triệu tấn, đứng thứ 6 trong các nước chấu Á và thứ 17 trên thế giới, chiếm 0.69% sản lượng thế giới. So với Trung Quốc hoặc Mỹ thì sản lượng của Việt Nam như “muối bỏ bể” (Trung Quốc là 2,796 triệu tấn chiếm 39.5% sản lượng thế giới còn Mỹ là 1,146 triệu tấn, chiếm 16.1% sản lượng thế giới. Tập đoàn TKV giao cho các công ty quản lý tài nguyên, trữ lượng than. Hàng năm, các công ty khai thác than cho Tập đoàn theo Hợp đồng giao nhận thầu khai thác, sàng tuyển than. Do đó, không có sự cạnh tranh về sản phẩm và thị trường giữa các Công ty khai thác than. Lợi nhuận của các công ty khai thác than chịu ảnh hưởng trực tiếp của định mức lợi - 9 - nhuận do TKV quy định và gián tiếp bởi những yếu tố khác, gồm có sản lượng xuất khẩu, giá xuất khẩu và giá bán than trong nước. TKV hiện có khoảng 30 mỏ và các điểm khai thác lộ thiên trong đó có 5 mỏ có công suất từ 1 triệu tấn đến trên 3 triệu tấn/năm. Có khoảng 20 mỏ khai thác hầm lò trong đó có 7 mỏ có công suât từ 1 triệu tấn trở lên là: Mạo Khê, Vàng Danh, Nam Mẫu, Hà lầm, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy. Quảng Ninh tập trung khoảng 67% trữ lượng than toàn quốc, chủ yếu là antraxít, sản lượng than mỡ rất thấp - khoảng 200 ngàn tấn/năm. Quảng Ninh có 7 mỏ than hầm lò sản xuất với công suất trên dưới 2 triệu tấn than nguyên khai/năm; chiếm hơn 45% tổng sản lượng khai thác than của TKV. Quảng Ninh có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên 2 triệu tấn than nguyên khai/năm là: Cọc Sáu, Cao Sơn, Hà Tu, Ðèo Nai, Núi Béo, cung cấp đến 40% sản lượng cho TKV. II.Tình hình khai thác than hiện nay 1.Bối cảnh Thế giới Khai thác than Hàng năm có khoảng hơn 6,030 triệu tấn than được khai thác, con số này đã tăng 38% trong vòng 20 năm qua. Sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở châu Á, trong khi đó chấu Âu khai thác với tốc độ giảm dần. Các nước khai thác nhiều nhất không tập trung trên một châu lục mà nằm rải rác trên thế giới, năm nước khai thác lớn nhất hiện nay là: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nam Phi. Hầu hết các nước khai thác than cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 18% than cứng dành cho thị trường xuất khẩu. Lượng than khai thác được dự báo tới năm 2030 vào khoảng 7 tỷ tấn, với Trung Quốc chiếm khoảng hơn một nửa sản lượng. Than đóng vai trò sống còn với sản xuất điện và vai trò này sẽ còn được duy trì trong tương lai. Khoảng 39% lượng điện sản xuất ra trên toàn thế giới là từ nguồn nguyên liệu này và tỷ lệ này sẽ vẫn được duy trì trong tương lai (dự báo cho đến năm 2030). Lượng tiêu thụ than cũng được dự báo sẽ tăng ở mức từ 0.9% đến 1.5% từ nay cho đến năm 2030. Tiêu thụ về than cho nhu cầu trong các lò hơi sẽ tăng khoảng 1.5%/năm trong khi than non, được sử dụng trong sản xuất điện, tăng với mức 1%/ năm. Cầu về than cốc, loại than được sử dụng trong công nghiệp thép và kim loại được dự báo tăng với tốc độ 0.9%.Thị trường than lớn nhất là châu Á, chiếm khoảng 54% lượng tiêu thụ toàn thế giới, trong đó nhu cầu chủ yếu đến từ Trung Quốc. Một số nước khác không có nguồn nhiên liệu tự nhiên phải nhập khẩu than cho các nhu cầu về năng lượng và công nghiệp - 10 - như Nhật Bản, Đài Bắc và Hàn Quốc. Không chỉ những nước không thể khai thác than mới phải nhập khẩu mà ngay cả các quốc gia khai thác lớn nhất thế giới cũng phải nhập than. Nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho dự trữ hay những nguồn than có chất lượng. Than sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt tại các khu vực có tốc độ tăng trưởng cao. Tăng trưởng của thị trường than dành cho đốt lò hơi và than cốc sẽ mạnh nhất tại châu Á, nơi mà nhu cầu về điện, sản xuất thép, sản xuất xe hơi và nhu cầu dân sinh tăng cao theo mức sống ngày càng được cải thiện Than Thương mại Than được thông thương trên khắp thế giới qua đường biển với khối lượng lớn. 20 năm trước, than hơi nước tiêu thụ qua đường biển tăng trưởng khoảng 8% mỗi năm trong khi với than cốc là 2%. Tổng lượng tiêu thụ quốc tế trong năm 2008 đạt 718 triệu tấn, chiếm khoảng 18% lượng than tiêu dùng. Chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá giao than. Thị trường than xuất khẩu được chia thành 2 thị trường lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Thị trường Đại Tây Dương bao gồm các nước nhập khẩu như Tây Âu, đặc biệt là Anh, Đức và Tây Ban Nha. Thị trường Thái Bình Dương gồm các nước đang phát triển và các nước thuộc nhóm OECD châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Bắc. Thị trường Thái Bình Dương hiện chiếm khoảng 60% lượng than hơi nước được thông thương. Các thị trường có xu hướng chuyển đổi lẫn nhau khi giá than cao và nguồn cung dồi dào. Úc là nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới, tại thời điểm cuối năm 2003, nước này xuất khẩu trên 207 triệu tấn than cứng trong tổng số hơn 274 triệu tấn than khai thác tại nước này. Đây là một trong những hàng hóa xuất khẩu có giá trị nhất của nước này. Mặc dù ¾ lượng xuất khẩu của Úc là vào thị trường châu Á tuy nhiên than của nước này được tiêu thụ trên toàn thế giới trong đó châu Âu, châu Mỹ và châu Phi. Việc buôn bán than cốc trên bình diện quốc tế là khá hạn chế. Úc xuất khẩu tới 51% trong số này. Mỹ và Canada là các quốc gia xuất khẩu lớn sau Úc và Trung Quốc mới nổi lên nắm vai trò quan trọng. Than cốc có giá cao hơn than hơi nước, điều đo cũng có nghĩa Úc sẽ có ảnh hưởng và tác động lớn tới thị trường loại than này trên thế giới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hai tháng đầu năm 2009, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam giảm 5,1% so với cuối năm 2008, nhưng có một số ngành tăng như: xuất khẩu đá quý, kim loại quý (vàng…) tăng 3,052.6%, xuất khẩu gạo tăng 113.2% và xuất khẩu than tăng 9.4% Điều này cho thấy, ngành than là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay. Thống kê từ năm 2003 đến hết năm 2007, sản lượng khai thác than bình quân trên thế giới tăng khoảng 3.33%/năm, nhưng nhu cầu sử dụng than tăng khoảng [...]... ở Việt Nam II.Tình hình khai thác than hiện nay - 25 1.Bối cảnh Thế giới : Khai thác than Than Thương mại Giá than 2.Tình hình xuất khẩu than ở Việt Nam Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam Thị trường xuất khẩu than chính của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu than của Việt Nam 3.Những khó khăn, bất cập trong ngành khai thác than của Việt Nam An toàn lao động Ô nhiễm môi trường Xuất khẩu than. .. trình xuất khẩu than của Việt Nam trong một vài năm trở lại đây,ta có thể thấy,ngành than Việt Nam đã đạt được những thành quả nhất định Thể hiện ở kim ngạch xuất khẩu liên tục - 24 tăng qua các năm, đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Sau khi gia nhập WTO ngành than nước ta lại càng có được nhiều cơ hội mở rộng thêm thị trường ,nâng cao khả năng cạnh tranh Đặc biệt trong giai đoạn này, khi mà... tắt tiếng Việt là TKV Tập đoàn được thành lập trên cơ sở Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam Theo đó, công ty mẹ là Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam được chuyển thành công ty con của Tập đoàn b Các thị trường xuất khẩu than chính của Việt Nam - 14 Các khách hàng lớn của Việt Nam có thể kể đến là Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu, Đông Âu Sau nhiều... các khách hàng truyền thống của Công ty từ rất lâu và sử dụng các loại than có chất lượng cao dùng cho công nghiệp xi măng, thép, hóa chất, luyện kim và nhiệt điện v.v c.Kim ngạch xuất khẩu than của Việt Nam * Trước khi gia nhập WTO Theo số liệu của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV): Năm 2003, sản lượng than xuất khẩu đạt 6,524 triệu tấn giá trị xuất khẩu đạt 163,726 triệu USD Năm... Việt Nam có thể phải giảm khối lượng xuất khẩu than sẽ tạo thêm áp lực lên giá than trên thị trường thế giới Giá than Thế giới trong giai đoạn 1998 – 2007 ( USD/ tấn) 2 Tình hình xuất khẩu than của Việt Nam a Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam hay tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, Tên tiếng Anh là Vietnam national Coal - Mineral Industries... ngạch xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD, tăng 29,9 % về lượng nhưng giảm 4,5% về kim ngạch Nam 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,98 tỷ USD , tăng 52,9% sao với năm 2009 Nhận xét: Sau khi gia nhập WTO – Tổ chức kinh tế lớn nhất trên Thế giới, chúng ta tiếp cận dễ dàng hơn thị trường của các nước thành viên WTO và hạn ngạch đối với một số mặt hàng xuất khẩu của ta cũng được bãi bỏ Mở rộng thị trường xuất khẩu Xuất khẩu. .. cho sản xuất, với Cơ cấu bán than và giá như hiện nay, ngành than càng làm càng lỗ Thời gian qua báo chí hồ hởi với thành tích xuất khẩu 2 triệu tấn clinker của ngành xi măng, Tuy nhiên giá xuất quá rẻ Nếu trước đây ta nhập clinker thì nay Trung Quốc lại nhập clinker và cả xi măng của Việt Nam do giá than, xi măng, clinker của Việt Nam đều rẻ hơn Trung Quốc nhiều lần (vì được trợ giá) Giá than cũng... nhiên nếu làm vậy, ngành than sẽ lỗ 5.800 tỉ đồng, 30.000 công nhân sẽ “ít việc” và không có thu nhập Về giá than và lợi nhuận sản xuất, nếu cứ theo lộ trình tăng giá áp với lộ trình cắt giảm xuất khẩu than thì đến khi giá than theo giá thị trường, chúng ta đã hết than cho xuất khẩu Hiện giá than bán cho các đơn vị trong nước là 27 USD/tấn, trong khi xuất khẩu là 81,5 USD/tấn Trong khi mỗi năm TKV cần 39.000... phát triển ngành than trong tương lai 1.Quan điểm phát triển 2.Chiến lược phát triển 3.Mục tiêu phát triển 4.Định hướng phát triển Các tài liệu tham khảo _Than và phân loại than ( Wikipedia) _Phân bố và trữ lượng than trên Thế giới ( BHP Billiton) _Tình hình xuất khẩu than của Việt Nam, kim ngạch xuất than của Việt Nam ( Số liệu của Tổng cục thống kê ) _Quan điểm phát triển ngành than trong tương lai... trường lớn nhất của Việt Nam Than Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc cung cấp cho các nhà máy điện ở tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây khoảng 70% Ngoài ra còn cung cấp cho các nhà máy Xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng tại khu vực đảo Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, cho nhà máy thép Baosteel ở Thượng Hải… Do đón bắt được nhu cầu lớn của thị trường Trung Quốc, nước ta đã chủ động tìm kiếm và tiếp cận khách . Mai Phương KTNT10B Đề tài Hoạt động xuất khẩu than của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả Lời mở đầu Năm 2011, tiếp bước thắng lợi của năm 2010, Bộ Công Thương. như nước ta. Nắm bắt được điều này, đề tài : Hoạt động xuất khẩu than của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả, sẽ tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, đồng thời. ngạch xuất khẩu than của chúng ta có tăng nhưng chưa cao * Sau khi gia nhập WTO Theo số liệu của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV): Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt trên

Ngày đăng: 01/08/2014, 13:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w