1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

109 8,3K 46
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đất nước Việt Nam đang trong thời kì hội nhập và phát triển Đặcbiệt sau khi gia nhập WTO, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngàycàng được củng cố và nâng cao Tiếng Việt đã, đang và sẽ là phương tiệnđắc dụng để bạn bè thế giới tiếp cận với văn minh, văn hoá Việt Nam, làphương tiện tốt nhất để con em Việt kiều hiểu về đất nước, con người dântộc mình, và cũng là phương tiện để người Việt Nam giao lưu, hội nhập vớithế giới trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, du lịch,…Do vậy, việcdạy tiếng Việt như một ngoại ngữ đang phát triển khá mạnh mẽ Để đápứng nhu cầu xã hội và yêu cầu của việc giảng dạy cho nhiều đối tượng khácnhau, nhiều khoa, nhiều trung tâm giảng dạy tiếng Việt cho người nướcngoài đã được mở cùng với sự phát triển của các cơ sở có sẵn từ trước.Nhiều Hội nghị khoa học về “Tiếng Việt như một ngoại ngữ”, “Tiếng Việtcho người nước ngoài”,… cũng đã được tổ chức ở trong nước cũng như ởnước ngoài Trong báo cáo trình bày ở các hội nghị đó, vấn đề “Tiếng Việtcho người nước ngoài” cũng đã được nghiên cứu khá sâu sắc và đã đạtđược một số kết quả đáng khích lệ Đặc biệt là tại Hội nghị quốc tế về

“Việt Nam học” lần thứ nhất được tổ chức vào tháng 7/1998 tại Hà Nội cóhẳn một tiểu ban “Tiếng Việt cho người nước ngoài” Trong báo cáo tổngkết của hội nghị này, vấn đề “Tiếng Việt cho người nước ngoài” cũng đãđược chú ý và được nêu thành một mục riêng

Trước những yêu cầu và đòi hỏi của thực tế khách quan, đặc biệt làchương trình cải tiến nội dung nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa TiếngViệt và Văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài đang đứng trước nhiềunhiệm vụ cần phải giải quyết kịp thời và cấp bách Một trong những nhiệm

Trang 2

nước ngoài nhằm đáp ứng những nhu cầu của thực tế đặt ra cho sự nghiệpđào tạo tiếng Việt trong tình hình hiện nay.

Giống như việc dạy các ngoại ngữ khác, việc dạy tiếng Việt chongười nước ngoài phải cung cấp cho người học ngữ liệu và cách sử dụngngữ liệu cho người học nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong việc sử dụng tiếngViệt Cung cấp ngữ liệu bao gồm ba mặt là: ngữ âm - từ vựng - ngữ pháp.Trong đó việc cung cấp từ vựng có vai trò quan trọng Khoá luận này,chúng tôi đi vào khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trìnhdạy tiếng Việt cho người nước ngoài nhằm phục vụ cho việc hiệu chỉnh, bổsung và củng cố các giáo trình đã và đang sử dụng ở Khoa Việt Nam học

và tiếng Việt

2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong khoá luận này, chúng tôi tập trung khảo sát và nghiên cứu vốn

từ vựng được cung cấp trong một số giáo trình dạy tiếng Việt cho ngườinước ngoài đang được sử dụng tại Khoa Việt Nam học tiếng Việt ở cả trình

độ cơ sở và nâng cao Ở đây, chúng tôi lựa chọn bốn cuốn giáo trình trong

đó có hai cuốn chương trình cơ sở và hai cuốn chương trình nâng cao là:

- “Tiếng Việt cho người nước ngoài” - Chương trình cơ sở, NguyễnVăn Phúc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007

- “Tiếng Việt cho người nước ngoài” - Trình độ nâng cao, Trịnh ĐứcHiển (Chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004

- Tiếng Việt cơ sở, Vũ Văn Thi, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008

- Tiếng Việt Nâng cao (cho người nước ngoài - quyển 1), NguyễnThiện Nam, Nxb Giáo dục, 1998

Qua việc khảo sát, phân tích vốn từ vựng được đưa ra trong bốn cuốngiáo trình nêu trên, chúng tôi hy vọng tìm ra những đặc điểm của việc đưavốn từ vào trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nhằmhiệu chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các giáo trình đã và đang được sử dụng ở

Trang 3

Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Trường đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, một trong những trung tâm đào tạotiếng Việt lớn nhất cả nước.

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong tình hình thực tế của việc dạy tiếng Việt ở nước ta hiện nay,giáo trình là một vấn đề quan trọng vì nó đóng vai trò là cầu nối, có tínhchát công cụ đối với người dạy và người học Hiện nay, có nhiều giáo trìnhdạy tiếng Việt cho người nước ngoài và có nhiều tác giả tham gia vào côngviệc này với những định hướng khác nhau Chính vì vậy tình trạng rất phổbiến là giữa các giáo trình danh sách từ vựng khác nhau khá nhiều; trong

đó nổi lên một vấn đề: tính thống nhất và tính chuẩn mực cho các giáo trìnhdạy tiếng

Khoá luận này thực hiện việc khảo sát vốn từ vựng trong bốn giáotrình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được nêu qua các phần sau:

- Từ mới của bài hội thoại

- Từ vựng của bài đọc

- Bảng từ chung của mỗi giáo trình

Khoá luận này sẽ đánh giá thực trạng từ vựng trong các giáo trìnhnêu trên để thấy rõ hơn toàn cảnh từ vựng của chúng nhằm góp thêm thôngtin cho việc tiến tới xây dựng bộ tiêu chí đánh giá lượng từ vựng cho cácgiáo trình

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Mục đích

Thông qua so sánh việc cung cấp vốn từ vựng ở trình độ cơ sở vànâng cao, khoá luận chỉ ra những đặc điểm cũng như thực trạng cung cấpvốn từ vựng hiện nay trong các giáo trình dạy tiếng Việt Đồng thời, nghiêncứu đề tài này, chúng tôi nhằm mục đích cung cấp thông tin để góp phầnhiệu chỉnh và cải tiến chất lượng của việc biên soạn giáo trình dạy tiếng

Trang 4

Việt như một ngoại ngữ, đặc biệt ở phần từ vựng, một trong ba phần cơ bảncủa việc cung cấp ngữ liệu trong dạy tiếng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khoá luận thực hiện xác định lý luận về từ, các đơn vị cơ sở chonghiên cứu, đánh giá

- Thống kê và phân loại từ vựng được cung cấp trong các giáo trình.Sau đó, so sánh các vốn từ được cung cấp trong mỗi giáo trình, việc cungcấp vốn từ trong mỗi giáo trình để thấy được sự khác biệt ở mỗi giáo trình

và giữa các trình độ

- Dựa trên những kết quả nghiên cứu được, khoá luận nêu lên nhữngđặc điểm của việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việthữu quan, đồng thời đưa ra một số ý kiến về việc cung cấp, phát triển vốn

từ của người học

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TƯ LIỆU

4.1 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong khoá luận là một sốthao tác phân tích ngôn ngữ học thường gặp và một số thủ tục nghiên cứuđịnh lượng khi cần thiết

4.2 Tư liệu

Chúng tôi thống kê và mô tả việc cung cấp vốn từ vựng trong bốncuốn giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được sử dụng tại Khoatiếng Việt và Văn hoá Việt Nam dành cho người nước ngoài , bao gồm:

- Tiếng Việt cho người nước ngoài ( Vietnam for foreigners) - Chương

trình cơ sở, Nguyễn Văn Phúc, Nxb đại học Quốc gia Hà Nội, 2007

- Tiếng Việt cho người nước ngoài (Vietnam for foreigners) - Trình độ

nâng cao, Trịnh Đức Hiển (Chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004

- Tiếng Việt cơ sở (Vietnamese for beginners), Vũ Văn Thi, Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008

Trang 5

- Tiếng Việt Nâng cao cho người nước ngoài, quyển 1 (Intermediate Vietnamese for non – native speakers), Nguyễn Thiện Nam,

Nxb Giáo dục, 1998

5 CẤU TRÚC CỦA KHOÁ LUẬN

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, phần Phụ lục và Danh mục tàiliệu tham khảo, nội dung chính của khoá luận bao gồm:

Chương 1: Một số vấn đề lí luận

1.1 Quá trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam

1.2 Nhận thức về vấn đề dạy tiếng và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài 1.3 Lý luận về từ và đơn vị từ vựng

1.4 Quá trình tiếp thu và tích luỹ từ vựng

Chương 2: Việc cung cấp vốn từ trong nguồn tư liệu được khảo sát xét trên phương diện từ loại

Trang 6

NỘI DUNGCHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN

1.1 Quá trình phát triển của việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

ở Việt Nam

Trải qua nhiều biến thiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã cónhững cuộc tiếp xúc lớn với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.Người nước ngoài đến mảnh đất này với nhiều lí do khác nhau và theo đóviệc sử dụng ngôn ngữ bản địa đã trở thành nhu cầu cấp thiết của họ

Tuy nhiên, cho đến trước cuộc xâm lược của người Pháp ở Việt Nam(thế kỉ 19), việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài chưa được đặt ra theođúng ý nghĩa của việc “dạy ngoại ngữ” Cho đến lúc đó, ở Việt Nam chưathấy xuất hiện tài liệu giáo khoa nào chính thức được biết và sử dụng Đốivới gia đoạn này, chủ yếu người nước ngoài tiếp xúc với tiếng Việt theo lối

tự phát, truyền khẩu

Tiếng Việt được dạy cho người nước ngoài như một ngoại ngữ ởnước ta có lẽ trong lịch sử chỉ diễn ra trong vòng hơn 100 năm nay Việcnày gắn với nhu cầu của người Pháp khi tiến hành xâm lược thuộc địa vàthi hành chính sách cai trị ở đây Mục đích của việc học tiếng đối với họcũng rất rõ ràng: thông ngôn và cai trị

Trong suốt thời gian dài từ cuối thế kỉ 19 đến năm 1945 sách dạytiếng Việt cho người Pháp căn bản do người Pháp viết Năm 1889, một tàiliệu giảng dạy tiếng Việt ra đời rất sớm là “Dẫn đàng nói chuyện tiếngPhalangsa” và tiếng “Annam” do Bon (Cố Bân) và Dronet (Cố Ân) biênsoạn Quyển sách này được dùng cho các giáo sĩ Châu Âu ở Việt Nam.Ngoài ra còn vài tài liệu do Trương Vĩnh Ký và Trương Vĩnh Tống biênsoạn Các sách dạy tiếng Việt trong thời kỳ này đều theo nguyên tắc dựa

Trang 7

vào các phạm trù ngữ pháp trong tiếng Pháp để dạy tiếng Việt với nhậnthức đã là ngôn ngữ thì đều giống nhau về mặt hình thức.

Nhu cầu dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ chỉ thực sự được đặt rasau năm 1954 Sau hiệp định Giơnevơ, Việt Nam bị chia cắt thành hai miềnNam - Bắc Do những mối quan hệ quốc tế trong thời kỳ chiến tranh, việcdạy tiếng Việt đã trở nên cấp bác nhất là những nước có quan hệ về mặtngoại giao với Việt Nam Trong thời kỳ này đã xuất hiện những trung tâmtiếng Việt Các trường Đại học lớn ở Pháp, Mĩ, Đức, Nga, Cu-ba, Ba Lan,Tiệp Khắc, Trung Quốc, Ấn Độ đã có khoa hay trung tâm dạy và nghiêncứu tiếng Việt như: Đặc biệt là ở Việt Nam, sau khi miền Bắc giải phóng,Đại học Tổng hợp được thành lập và đã có bộ môn dạy tiếng Việt chongười nước ngoài, tiền thân của Khoa tiếng Việt và văn hoá Việt Nam chongười nước ngoài hiện nay

Việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thực sự phát triển từ khiViệt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, cả thế giới bước vào thời kỳ đối thoại

và hội nhập trên mọi lĩnh vực Sự phát triển của khoa học kĩ thuật cùng với

sự “bùng nổ thông tin”…đã làm nhu cầu giao tiếp của con người ngày càngtrở nên cấp thiết, nhằm mở rộng giao lưu trên trường quốc tế Ý muốn tìmhiểu về một quốc gia, về một nền văn hoá…đã thúc đẩy việc dạy và họctếng ngày càng phát triển và mở rộng về quy mô cũng như hình thức(không chỉ trong nước mà còn cả quốc tế) Trong nước, tiếng Việt đượcdạy phổ biến với nhiều mục đích và đối tượng học khác nhau Ở khu vựcĐông - Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, các trung tâm dạytiếng ở các trường Đại học lớn Pháp, Mĩ…với các hình thức đào tạo đadạng: ngắn hạn, dài hạn, chuyên sâu…tạo nên không khí sôi động đáp ứngnhu cầu thiết thực của thời cuộc

1.2 Vấn đề dạy tiếng và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, là phương tiện để con người thể hiện

Trang 8

mỗi ngôn ngữ của một dân tộc có những cách thức thể hiện khác nhau.Muốn vận dụng được bất kì một ngôn ngữ nào trong giao tiếp, chúng taphải có một sự hiểu biết nhất định về ngôn ngữ đó Vì vậy, dạy tiếng là dạyvận hành một cơ chế cấu trúc ngôn ngữ, tương ứng với cấu trúc nhận thức

và gắn liền với con người

Dạy tiếng có thể xét ở hai bình diện:

- Dạy tiếng cho người nước ngoài

- Dạy tiếng cho người bản ngữ

Ở đây chúng tôi xin đề cập đến lĩnh vực dạy tiếng cho người nước ngoài.Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu Việc tiếpnhận một ngôn ngữ mới chính là hình thức giải mã kí hiệu của ngôn ngữ đó

mà đằng sau nó là cả một nền văn hoá Cho nên, dạy tiếng là dạy một nềnvăn hoá (vì ngôn ngữ là công cụ của văn hoá ghi lại tri thức văn hoá củadân tộc) Dạy tiếng là dạy chính thứ tiếng đó với tính chất ngôn ngữ tựnhiên chứ không phải dạy về tiếng trên phương diện nghiên cứu

Trong các phương pháp dạy và học ngoại ngữ, chúng ta phải nói đếnhai loại phương pháp cơ bản là những phương pháp truyền thống và nhữngphương pháp hiện đại

- Phương pháp dạy và học ngoại ngữ trước đây, được xem là nhữngphương pháp truyền thống: Phương pháp này tồn tại hàng thế kỉ với địnhhướng truyền đạt là chính chứ ít rèn luyện kĩ năng Phương pháp truyềnthống rất coi trọng đến hình thức nên mỗi bài giảng đều bắt đầu bằng việcdạy ngữ pháp Ngữ pháp đó được thực hiện hoặc giới thiệu trực tiếp quacác từ loại và bài khoá Các vấn đề phát âm đựoc tách thành những bàiriêng biệt trong đó tập trung rèn luyện về các nguyên âm, phụ âm, trọng âmnhưng rất coi nhẹ ngữ điệu, đồng thời không coi trọng hành vi ngôn ngữ

- Phương pháp dạy và học ngoại ngữ hiện nay, được xem là nhữngphương pháp hiện đại: Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong

Trang 9

những năm gần đây Thay vì học tiếng theo lối mô tả, giới thiệu là chính thìbây giờ học tiếng lấy thực tế sinh động của ngôn ngữ làm đối tượng.

Trái với những phương pháp truyền thống, những phương pháp hiệnđại đi từ lời nói, nó được thể hiện qua các cá nhân Lời nói của các nhânđược thể hiện qua các hành động ngôn ngữ và các hành vi ngôn ngữ

Tiếng Việt ngày càng có địa vị xứng đáng trên trường quốc tế, sốngười nước ngoài học và nghiên cứu tiếng Việt ngày càng đông Việcnghiên cứu phương pháp dạy tiếng Việt cho người nước ngoài là cần thiết

Việc dạy tiếng Việt ở mỗi thời kỳ lịch sử đều có sự khác nhau Trướckia, việc dạy này được áp dụng theo phương pháp truyền thống Nhưngtrong những năm trở lại đây, khoa học kĩ thuật phát triển, người học cóđiều kiện tiếp xúc với những thành tựu mới mẻ đó trong việc dạy và họctiếng Đặc biệt là trong việc dùng các phương tiện cho việc học như radio,kênh hình,… làm cho việc học đạt kết quả cao hơn, người học có thể tiếpxúc với ngôn ngữ mới ở nhiều góc độ sinh động của cuộc sống với thựctiễn phong phú Từ thực tế trên, một loạt giáo trình dạy tiếng đã ra đời đểphục vụ cho việc học Các giáo trình này chuyển từ phương pháp truyềnthống sang phương pháp dạy tiếng hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu chongười học tiếng Việc cung cấp ngữ liệu trong đó có từ vựng là một vấn đềcần được quan tâm trước hết nhằm xây dựng cơ sở và tạo hiệu quả cho việchọc tiếng Việt đối với người nước ngoài

Theo chương trình đào tạo của Khoa Tiếng Việt và Văn hoá ViệtNam cho người nước ngoài thì sự cung cấp vốn từ được phân bố như sau:

- Bậc cơ sở (Elememtary):

+ Về số lượng: từ 600 – 800 đơn vị từ

+ Về kiểu loại:

* Từ đơn và một số từ ghép đơn giản

* Chủ yếu lượng từ về sinh hoạt, thông dụng

Trang 10

+ Về số lượng: 1600 – 2500 đơn vị từ+ Về kiểu loại:

* Hoàn thiện các kĩ năng sử dụng vốn từ thông dụng

* Cung cấp một số vốn từ thuộc các lĩnh vực: xã hội,báo chí, kinh tế, khoa học, giáo dục,…

- Bậc hoàn thiện (Advance):

+ Về số lượng: 2500 – 4500 đơn vị từ+ Về kiểu loại:

* Hoàn thiện vốn từ báo chí, hoạt động xã hội, khoahọc, giáo dục,…

* Cung cấp vốn từ chuyên ngành: văn học, ngôn ngữ,chính trị,

Việc phân bố lượng từ vựng ở mỗi bậc học về số lượng và kiểu loạinhư vậy là nhằm phù hợp với yêu cầu và khả năng của người học trongviệc tiếp nhận một ngoại ngữ Việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáotrình dạy tiếng theo xu hướng tăng dần về số lượng và chất lượng Mỗi bậchọc khác nhau thì vốn từ được cung cấp cũng khác nhau, nhưng đều phảinằm trong cùng một hệ thống nhằm đảm bảo sự thống nhất Số lượng từđược cung cấp phải hợp lí: ở trình độ cơ sở thì số lượng từ được cung cấp íthơn ở trình độ nâng cao và hoàn thiện vì đây là lúc người học bắt đầu tiếpxúc với một ngoại ngữ mới nhưng các từ phải đáp ứng được yêu cầu giaotiếp cơ bản và thông dụng Ở trình độ nâng cao và hoàn thiện thì vốn từ có

số lượng lớn hơn, các từ được cung cấp phải đáp ứng được yêu cầu về sửdụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và chuyên ngành học Quátrình học tiếng Việt cũng giống như bất kỳ một ngoại ngữ nào, cần phảitheo một trình tự tăng dần và có sự tích luỹ về mặt từ vựng và phù hợp vớitừng trình độ Do đó, sự phân bố dung lượng về nội dung từ vựng cho mỗitrình độ dạy tiếng Việt cho người nước ngoài tại khoa tiếng Việt được nêu

Trang 11

trên về cơ bản đã đáp ứng được chương trình đào tạo cũng như phù hợp vớihọc viên.

Ở khoá luận này, chúng tôi chỉ đi vào khảo sát vốn từ vựng đượccung cấp trong các giáo trình ở bậc cơ sở và nâng cao

1 3 Lý luận về từ vựng và đơn vị từ vựng

Bất cứ ngôn ngữ nào cũng gồm ba mặt được phân giới là thành phầnngữ âm, các phương tiện từ vựng và các phương tiện ngữ pháp Cách phângiới các phương tiện ngôn ngữ theo các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp bắtnguồn từ ngôn ngữ học truyền thống cổ điển và dựa vào phẩm chất của cácquá trình trừu tượng hóa

Đơn vị cơ bản của từ vựng là từ Từ là một chỉnh thể nhỏ nhất có ýnghĩa dùng để cấu tạo câu nói Từ vốn có ý nghĩa và năng lực gọi tên, biểuthị các sự vật, hiện tượng,… trong phạm vi định danh và năng lực tham giavào các mối liên hệ từ vựng trong ngữ đoạn Thoả mãn những đòi hỏi củaphạm vi định danh và phạm vi ngữ đoạn của hoạt động ngôn ngữ, từ có tất

cả những đặc trưng tuyệt đối lẫn những đặc trưng tương đối Chính đặcđiểm này đã biến từ trở thành một loại đơn vị ngôn ngữ đặc biệt, nằm trêngiao điểm của hai trục toạ độ cơ bản trong cấu trúc của ngôn ngữ - trục đối

vị (trục dọc) và trục nối tiếp (trục ngang)

Bên cạnh các từ, trong thành phần từ vựng của mỗi ngôn ngữ còntồn tại rất nhiều các cụm từ cố định, thường được gọi là các thành ngữ.Cụm từ cố định có nhiều điểm giống với từ: Chúng cũng có khả năng táihiện trong lời nói như các từ; Về mặt ngữ pháp, chúng cũng có thể là thànhphần của câu, cũng có thể là cơ sở để cấu tạo từ; Về mặt ngữ nghĩa, chúngcũng biểu thị những hiện tượng của thực tế khách quan gắn liền với nhữngkiểu hoạt động khác nhau của con người Chính vì vậy, các cụm từ cố địnhcũng nằm trong thành phần từ vựng của ngôn ngữ, cũng được hệ thống hoátrong các từ điển

Trang 12

Từ và cụm từ cố định được gọi là những đơn vị định danh cơ bản củangôn ngữ, thực hiện chức năng gọi tên các sự vật, hiện tượng… của thực tế.Tuy nhiên, cụm từ cố định không phải là đơn vị từ vựng cơ bản, bởi vìchúng do các từ cấu tạo nên: muốn có các cụm từ cố định trước hết phải cócác từ.

Từ chẳng những là đơn vị cơ bản của từ vựng mà còn là đơn vị cơbản của ngôn ngữ nói chung

Trong các đơn vị ngôn ngữ, từ là đơn vị duy nhất có thể đảm nhiệmnhiều chức năng nhất Chức năng cơ bản của từ là chức năng định danh,nhưng trong dãy ngữ đoạn, từ còn mang cả chức năng “phân biệt nghĩa”,làm bộc lộ ý nghĩa này hay ý nghĩa khác của những từ nhiều nghĩa Tuỳtheo tính chất của mình, từ có thể đảm nhiệm những chắc năng khác nhaubên trong cấu

trúc Thuộc tính nhiều chức năng của từ cho phép nó trở thành một đơn vị

có tính chất phổ biến nhất, cho phép nó chiếm vị trí trung tâm trong cấutrúc của ngôn ngữ

1.4 Quá trình tiếp thu, tích luỹ từ vựng

Quá trình dạy và học một ngoại ngữ, trên thực tế là quá trình tiếp xúcgiữa hai ngôn ngữ: ngôn ngữ đã ổn định trước đó của người học và ngônngữ mới đang trong quá trình hình thành, hoàn thiện quá trình thụ đắc ngônngữ là quá tình tương tác giữa ngôn ngữ đã ổn định và ngôn ngữ đang trongtình trạng hoàn thành và dần hoàn thiện Vì việc tiếp nhân một ngoại ngữ làmột quá trình nên nó có nhiều giai đoạn, với mỗi giai đoạn lại có một đặcđiểm riêng, không giống với người bản ngữ học ngôn ngữ của họ Việcphân chia quá trình thụ đắc ngôn ngữ rất cần sự thống nhất,giúp người học

và cả người dạy ngoại ngữ nâng cao kết quả học tập và giảng dạy

Để đạt được mục đích giao tiếp trên cơ sở ngôn ngữ, ngoài nhữngquy tắc cấu trúc ngữ pháp nhất định phải có sự vận hành của một lượng từvựng trong mỗi ngôn ngữ Vốn từ vựng càng phong phú thì khả năng giao

Trang 13

tiếp càng linh hoạt Chính vì vậy, khi tiếp xúc với một ngôn ngữ chúng takhông thể không tiếp xúc với vốn từ vựng của ngôn ngữ đó.

Tuy các tri thức, kỹ năng thuộc các bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữpháp không tách rời nhau, mà được tích luỹ, rèn luyện cùng với nhau;nhưng về mặt nghiên cứu, chúng ta vẫn có thể tạm cô lập hoá chúng để tiếnhành những khảo sát, phân tích riêng biệt

Từ vựng là đơn vị ngôn ngữ duy nhất có thể đảm nhiệm nhiều chứcnăng nhất Số lượng các đơn vị ngôn ngữ có hàng ngàn hàng vạn Mỗi đơn

vị từ vựng có thể sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong các lời nói và vănbản Khác với hệ thống ngữ âm, từ vựng trực tiếp phản ánh đời sống tinhthần và văn hoá của con người, phản ánh các mối quan hệ xã hội và ý thức

hệ tư tưởng của con người Bởi vậy, hệ thống từ vựng phát triển và biến đổikhông ngừng

Vốn từ vựng của một ngôn ngữ là tổng thể và hệ thống toàn bộ từ vàcụm từ cố định của ngôn ngữ đó Các ngôn ngữ hiện nay trên thế giới cómột khối lượng từ vựng hết sức lớn và việc xác định chính xác số lượng từcủa một ngôn ngữ nào đó cũng không phải dễ dàng

Tuy nhiên, vốn từ mà con người sử dụng hàng ngày thường là những

từ tích cực, tức là những từ thường trực và hay dùng, có tần số sử dụng cao,được con người nắm vững và sử dụng trong lời nói một cách thành thạo.Còn đối với những từ tiêu cực, thì người nói ngôn ngữ có thể nắm vững saunhiều lần sử dụng Một trong những nhiệm vụ chính năng cao trình độ vănhoá về mặt ngôn ngữ của con người là nâng cao vốn từ vựng Người ta làmgiàu vốn từ tích cực bằng cách chuyển những từ mới từ vốn từ tiêu cựcsang vốn từ tích cực

Đối với tất cả những người học tiếng, sự tri nhận ngôn ngữ mới làquá trình giải mã ngôn ngữ dựa trên hai hệ thống lớn:

- Hệ thống từ vựng

Trang 14

Trong đó, hệ thống ngữ pháp cũng được hiện thực bằng các từ vựng

có tính chất công cụ Và như vậy, vốn từ vựng với người học trong trườnghợp này trước hết là tiếp nhận chứ không phải tiềm tàng Mặt khác, vốn từvựng của một ngôn ngữ không đồng nhất, bao gồm nhiều lớp từ, nhiềunhóm từ có chất lượng khác nhau Trong vốn từ vựng của ngôn ngữ nàocũng đều có những từ mới và những từ cũ, những từ phổ biến chung vànhững từ địa phương, những từ có tính chuẩn mực và những biệt ngữ

Chính vì vậy, khi đi vào khảo sát từ vựng của một ngôn ngữ cụ thểphải nắm bắt được các yếu tố đó, để từ đấy có thể xác định một cách đúngđắn phương pháp dạy tiếng cho người nước ngoài dưới góc độ từ vựng Đốivới người học, những kiến thức mới là trước tiên phải làm quen với từ.Chính “từ”, với những phép tắc và tính nghệ thuật của nó là công cụ quantrọng để tạo khả năng sử dụng ngôn ngữ mới cho người học

Điều này giải thích tại sao vốn từ vựng phải tăng lên cả về lượng lẫn

về chất (lượng được hiểu là con số từ mà người học cần nắm còn chất đượchiểu là năng lực dùng từ mà người học cần có)

Tiểu kết:

Trên cơ sở lí thuyết về từ vựng và đơn vị của từ vựng, chúng ta nhậnthấy cái dễ và khó nắm bắt ở việc sử dụng từ trong giao tiếp, đặc biệt là đốivới người bắt đầu học Vì vậy, việc dạy về cấu tạo từ phải thực hiện theonguyên tắc từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, cung cấp cho người học mộtlượng từ vừa phải ở những mức độ khác nhau trong những giai đoạn họckhác nhau

Nói tới tiếng Việt là nói tới cả ba mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của

nó, nhưng so với ngữ âm và ngữ pháp thì từ vựng có tầm quan trọng hàngđầu bởi vì chính từ vựng mới trực tiếp phản ánh đời sống xã hội Mọi diễnbiến trong đời sống xã hội đều được ghi lại trước hết trong từ vựng; ngữ âm

và ngữ pháp chỉ quan hệ với đời sống xã hội một cách gián tiếp thông qua

từ vựng Do đó, học tiếng Việt cũng như học một thứ tiếng bất kì nào khác,

Trang 15

thì từ vựng đóng một vai trò quan trọng cần yếu đầu tiên Việc tích luỹ từvựng là quá trình “vết dầu loang”,có nghĩa là sự tích luỹ dần và tuỳ theođối tượng, mục đích việc tích luỹ từ vựng cũng khác nhau Do vậy, việcbiên soạn giáo trình không thể đáp ứng đồng đều theo yêu cầu của mỗingười mà chỉ cần đáp ứng yêu cầu của mẫu số chung.

Trang 16

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA VỐN TỪ TRONG NGUỒN TƯ

LIỆU ĐƯỢC KHẢO SÁT

2.1 DẪN NHẬP

2.1.1 Từ loại là đối tượng nghiên cứu thuộc hệ thống ngôn ngữ hơn

là thuộc về chức năng của ngôn ngữ Vấn đề từ loại có nguồn cội từ thời cổđại với sự phân biệt danh từ với động từ của Arixôt, tiếp theo là bảng phânloại đầu tiên bao quát tất cả các từ của một ngôn ngữ của những người khắc

kỉ Một học thuyết trọn vẹn về từ loại đã được hình thành vào thời kìAlexandria (thế kỉ 3 - 1 trước Công nguyên)

Về nguyên tắc phân loại, các nguyên tắc được sử dụng là nguyên tắchình thái học và ngữ nghĩa, với cách sử dụng pha trộn hoặc chỉ dùngnguyên tắc hình thái học

Tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, không biến đổi

về hình thái, do đó không có biểu hiện về từ loại Trên thực tế, các bảngphân định từ loại của tiếng Việt cho đến nay vẫn căn cứ vào phương pháp

và kết quả nghiên cứu về từ loại của các ngôn ngữ châu Âu, có nguồn gốc

từ thời Alexandria và được hiệu chỉnh vào thế kỉ 17 trong “Ngữ pháp duy

lí và phổ quát” của Port Royal, cộng với những điều chỉnh cho thích hợp

hơn với tiếng Việt

Các từ loại của ngôn ngữ là những lớp từ nhất định của ngôn ngữ ấyxét ở đặc trưng ngữ pháp Cho đến nay tồn tại một cách phổ biến hai cáchphân định từ loại: phân chia vốn từ của một ngôn ngữ ra thành hai lớp kháiquát là thực từ và hư từ, và phân chia vốn từ của một ngôn ngữ ra thànhnhiều lớp cụ thể hơn với những đặc trưng xác định hơn

Bàn về vấn đề từ loại, từ trước đến nay vẫn có nhiều quan điểm và ýkiến cho rằng, trong tiếng Việt có tồn tại khái niệm về từ loại hay không?Trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt lác đác có những ý kiến cho rằng từ

Trang 17

tiếng Việt không định loại được vì chúng không có một dấu hiệu hình thứcnào cả, nói cách khác là tiếng Việt không có cái gọi là từ loại Tuy nhiên sốđông các nhà nghiên cứu thì cho rằng tiếng Việt vẫn có từ loại và họ đã giacông tìm tòi các dấu hiệu khách quan để định loại.

Với những người khẳng định sự có mặt của từ loại thì từ loại tiếngViệt cũng được phân định theo hai cách: phân định thực từ với hư từ vàphân định thành những lớp ngữ pháp cụ thể

Thời gian gần đây, trong công việc phân định từ loại tiếng Việt thànhnhững lớp cụ thể nhiều nhà nghiên cứu có một xu hướng khá thống nhất làcăn cứ vào ba tiêu chuẩn sau đây:

- Ý nghĩa khái quát (còn được gọi là ý nghĩa phạm trù chung)

- Khả năng kết hợp (Với tư cách là một tiêu chuẩn thuộc mặt biểuhiện hình thức)

- Khả năng giữ một hay một số chức vụ cú pháp chủ yếu (tức là khảnăng làm thành phần câu, tiêu chuẩn về chức năng)

Ba tiêu chuẩn này sẽ được vận dụng theo những cách và những mức

độ thích hợp trong quá trình định loại các lớp từ tiếng Việt Tuy nhiên, việcphân chia từ loại ở tiếng Việt không quan trọng như ở các ngôn ngữ biếnhình khác

2.1.2 Trong khoá luận này, các phạm trù từ loại được hiểu như sau:

- Danh từ: là những từ biểu thị mọi “thực thể” tồn tại trong thực tại,được nhận thức và được phản ánh trong tư duy của người bản ngữ như lànhững sự vật

- Động từ: là những từ biểu thị ý nghĩa khái quát về quá trình Ýnghĩa quá trình thể hiện trực tiếp đặc trưng vận động của thực thể Đó là ýnghĩa hành động Ý nghĩa trạng thái được khái quát hoá trong mối liên hệvới vận động của thực thể trong thời gian và không gian

- Tính từ: là lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng của thực thể hay

Trang 18

thường có tính chất đối lập phân cực (thành cặp trái nghĩa) hoặc có tínhchất mức độ (so sánh và miêu tả theo thang độ).

- Đại từ: là lớp từ dùng để thay thế và chỉ trỏ đại từ không trực tiếpbiểu thị thực thể, quá trình hoặc đặc trưng như danh từ, động từ và tính từ.Đại từ chỉ biểu thị các ý nghĩa đó một cách gián tiếp: chúng mang nội dungphản ánh vốn có của các thực từ được chúng thay thế Khi đại từ thay thếdanh từ, thì chúng biểu thị ý nghĩa thực thể của danh từ; khi thay thế chođộng từ ( hay tính từ ), chúng biểu thị ý nghĩa quá trình ( hay đặc trưng )của động từ ( hay tính từ )

- Tình thái từ: là tiểu từ chuyên dùng biểu thị ý nghĩa tình thái trongquan hệ của chủ thể phát ngôn với người nghe hay với nội dung phản ánh;hoặc ý nghĩa tình thái gắn với mục đích phát ngôn

- Kết từ:

+ Về ý nghĩa khái quát, kết từ biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa cáckhái niệm và đối tượng được phản ánh Kết từ là dấu hiệu biểu thị các quan

hệ cú pháp giữa các thực từ (và hư từ) một cách tường minh

+ Về khả năng kết hợp và chức năng cú pháp, kết từ được dùng đểnối kết các từ, các kết hợp từ, các câu và đoạn văn có quan hệ cú pháp

Dựa vào các kiểu loại ý nghĩa quan hệ (quan hệ cú pháp) được thểhiện bằng kết từ, có thể chia thành hai lớp: lớp kết từ chính phụ và lớp kết

từ đẳng lập

- Số từ: Số từ gồm những từ biểu thị ý nghĩa số Xét theo đối tượngphản ánh trong nhận thức và tư duy, ý nghĩa số vừa có tính chất thực (kháiniệm số thường gắn với khái niệm thể) vừa có tính chất hư (không tồn tạinhư những thực thể hay quá trình)

- Trợ từ: Trợ từ dùng trong câu biểu thị ý nghĩa tình thái, bằng cáchnhấn mạnh vào từ, kết hợp từ có nội dung phản ánh liên quan với thực tại

mà người muốn nói lưu ý người nghe Vị trí của trợ từ thường tương ứng

Trang 19

với chỗ ngừng hay chỗ ngắt đoạn khi phát ngôn câu Do đó, trợ từ có thể cótác dụng phân tách các thành phần câu.

- Phụ từ: bao gồm định từ và phó từ

+ Định từ: là những từ biểu thị quan hệ về số lượng với sự vật đượcnêu ở danh từ, chuyên dùng kèm với danh từ, với chức năng làm thành tốphụ trong kết hợp từ có trung tâm ngữ nghĩa - ngữ pháp là danh từ (cụmdanh từ)

+ Phó từ: là hư từ thường dùng kèm với thực từ (động từ, tính từ).Chúng biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa quá trình và đặc trưng với thực tại,đồng thời cũng biểu hiện ý nghĩa về cách thức nhận thức và phản ánh cácquá trình và đặc trưng trong hiện thực

Phó từ không có khả năng làm trung tâm ngữ nghĩa – ngữ pháp trongkết hợp thực từ, và rất ít có khả năng làm thành phần chính trong câu.Chúng xuất hiện phổ biến ở vị trí thành tố phụ trong kết hợp thực từ, vàtrong cấu tạo thành phần câu

Và chín phạm trù từ loại trên đây được xem là cơ sở để khảo sát ởcác phần sau của chương 2 và các chương sau

2.1.3 Như đã giới thiệu ở phần Mở đầu, mục đích của khoá luận này

là đánh giá thực trạng từ vựng trong giáo trình dạy tiếng Việc ở bậc cơ sở

và nâng cao, cho nên mục tiêu trong chương này chủ yếu dành cho việckhảo sát đánh giá phân bố từ vựng về mặt từ loại Chúng tôi tiến hành khảosát qua những bước như sau:

- Ở mỗi bậc học, sự phân bố về mặt từ loại có thống nhất hay không?

- Từ loại nào được tác giả cung cấp nhiều nhất trong các giáo trình

Trang 20

Cũng như trong các thứ tiếng khác, trong tiếng Việt từ loại là một hệthống từ được phân chia theo bản chất ngữ pháp Bộ phận biến động nhiềunhất trong các giáo trình chắc chắn thuộc về thực từ Còn việc sử dụng các

hư từ chỉ có tính chất công cụ ngữ pháp là căn bản

Thực từ là lớp từ có số lượng lớn nhất, có ý nghĩa phạm trù chungkhá rõ, dùng biểu thị thực thể, quá trình hay đặc trưng, là những đối tượngphản ánh hiện thực được nhận thức và phản ánh trong tư duy Đây là lớp từ

có khả năng làm thành tố chính trong tổ chức đoản ngữ và làm thành phầncâu; có thể có thành tố phụ là hư từ đi kèm Thực từ bao gồm các từ loại:danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ

Hư từ là lớp từ có số lượng ít hơn so với thực từ, có ý nghĩa phạm trùchung mờ nhạt, chuyên dùng biểu thị các quan hệ, tức là những mối liên hệgiữa các đối tượng phản ánh và dùng biểu thị cách thức phản ánh các đốitượng đó Đây là lớp từ không có khả năng làm thành tố chính trong tổchức đoản ngữ và làm thnàh phần câu, chuyên dùng làm thành tố phụ đikèm thực từ, dùng để liên kết từ trong câu Hư từ bao gồm các từ loại: phụ

từ, kết từ tình thái từ, trợ từ

Do đó, việc khảo sát thực từ cũng phải đi kèm với việc khảo sát hư từ

để có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá và so sánh một cách cụ thể, rõ ràngtrong việc cung cấp từ vựng mà cụ thể ở đây là các từ loại trong các giáo trìnhdạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở trình độ cơ sở và nâng cao

Trang 21

Số lượng từ

Danh từ Động từ Tính từ Đại từ Tình thái từ Kết từ

Số từ Trợ

từ Phụ từ

Các thể loại từ

Trang 22

Nhận xét:

Trong giáo trình này, tác giả đã đưa các từ thuộc các từ loại và có sốlượng như sau:

- Danh từ được sử dụng với số lượng lớn nhất với 264 từ

- Động từ được sử dụng với số lượng nhiều thứ hai với 205 từ

2.2.2 Tiếng Việt cơ sở (Vietnamese for beginners) – Vũ Văn Thi,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008

Trang 23

Số lượng từ

Danh từ Động từ Tính từ Đại từ Tình

thái từ Kết từ Số từ Trợ từ Phụ từ Các thể

Trang 24

2.2.3 Tiếng Việt cho người nước ngoài (Vietnamese for beginners) – Trình độ nâng cao - Trịnh Đức Hiển (Chủ biên), Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội, 2004

Trang 25

50 100 150 200 250 300 350 400

Số lượng từ

Danh từ Động từ Tính từ Đại từ Tình thái từ Kết từ Số từ Trợ từ Phụ

từ

Các thể loại từ

Nhận xét:

Trong giáo trình này, số lượng các từ loại được cung cấp như sau:

- Danh từ có số lượng nhiều nhất là 395 từ

- Động từ có số lượng nhiều thứ hai với 292 từ

- Tính từ có số lượng nhiều thứ ba trong tổng số từ được cung cấptrong giáo trình với 138 từ

- Phụ từ có số lượng đứng thứ tư (39 từ) và kết từ có số lượng đứngthứ năm (26 từ) trong tổng số từ mới được cung cấp trong giáo trình

- Đại từ, tình thái từ, trợ từ và số từ có số lượng rất ít, hầu như rất ítxuất hiện trong các bảng từ mới được cung cấp: Bốn loại từ nhưng chỉ có số

lượng là 8 từ Trong đó đại từ có 4 từ, tình thái từ có 2 từ, còn trợ từ và số

từ mỗi loại chỉ có 1 từ

Trang 26

2.2.4 Tiếng Việt nâng cao cho người nước ngoài, Quyển 1 (Intermediate Vietnamese for non-native speakers) - Nguyễn Thiện Nam,

Trang 27

Số lượng từ

Danh từ Động từ Tính từ Đại từ Tình thái từ Kết từ Số từ Trợ

từ Phụ từ

Các thể loại từ

Nhận xét:

Trong giáo trình này, số lượng từ được cung cấp có sự phân bố như sau:

- Danh từ có số lượng rất lớn và nhiều nhất trong tổng số từ mớiđược đưa vào trong giáo trình này với 578 từ

- Động từ cũng có một số lượng lớn với 247 từ

- Tính từ có số lượng là 100 từ

- Phụ từ có số lượng là 62 từ

- Kết từ có số lượng là 18 từ

- Đại từ và số từ đều có số lượng là 11 từ

- Trợ từ và tình thái từ có số lượng ít nhất là 3 từ và 1 từ Đây là mộtcon số rất nhỏ trong tổng số từ mới được cung cấp ở giáo trình này

Trang 28

2.3 NHẬN XÉT

Trên cơ sở phân tích tài liệu, qua 4 cuốn giáo trình dạy tiếng Việtcho người nước ngoài trên đây ở cả bậc cơ sở và nâng cao, chúng tôi rút ranhận xét sau:

2.3.1 Về mặt định lượng:

Số lượng từ ngữ của các giáo trình cung cấp theo nguyên tắc từ ítđến nhiều theo trình độ của giáo trình giảng dạy Số lượng từ vựng ở giáotrình bậc cơ sở ít hơn số lượng từ vựng được cung cấp trong giáo trình ởbậc nâng cao

Bảng kí hiệu cho các giáo trình

Tiếng Việt cho người nước ngoài

(Vietnam for roreigners) - Chương trình

cơ sở - Nguyễn Văn Phúc (Chủ biên), Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007

Tiếng Việt cơ sở (Vietnamese for

beginners) – Vũ Văn Thi, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội, 2008

Tiếng Việt cho người nước ngoài

(Vietnamese for beginners) – Trình độ

nâng cao - Trịnh Đức Hiển (Chủ biên),

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004

Tiếng Việt nâng cao cho người nước

ngoài, Quyển 1 (Intermediate Vietnamese

for non-native speakers) - Nguyễn Thiện

Trang 29

660 697

898

1031

0 200 400 600 800 1000 1200

Số lượng từ

Chú thích: Kí hiệu sách xin xem ở Bảng kí hiệu cho các giáo trình,

trang 28

- Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy, ở các trình độ khác nhau thì lượng

từ ngữ được cung cấp trong mỗi giáo trình là khác nhau Ở trình độ cơ sở

số lượng từ mới được cung cấp ít hơn so với giáo trình ở trình độ nâng cao:

+ Giáo trình bậc cơ sở: Quyển 1: 660 từ, quyển 2: 697 từ+ Giáo trình bậc nâng cao: Quyển 2: 898 từ, quyển 4: 1031 từ

- Tuy cùng một bậc học nhưng số lượng từ vựng được sử dụng trongcác giáo trình cũng khác nhau

+ Số lượng từ mới được cung cấp trong giáo trình “Tiếng Việt chongười nước ngoài” (Vietnam for roreigners) - Nguyễn Văn Phúc (Chủ biên)

là 660 từ, ít hơn số lượng từ mới được đưa vào giáo trình “Tiếng Việt cơsở” (Vietnamese for beginners) - Vũ Văn Thi (697 từ)

+ Số lượng từ mới được cung cấp trong giáo trình “Tiếng Việtcho người nước ngoài” (Vietnamese for beginners) - Trịnh Đức Hiển (Chủbiên) là 898 từ, ít hơn số lượng từ mới được cung cấp trong giáo trình

Trang 30

“Tiếng Việt nâng cao cho người nước ngoài, Quyển 1 (IntermediateVietnamese for non-native speakers) - Nguyễn Thiện Nam (1031 từ).

- Lượng từ vựng được sử dụng trong các tài liệu dạy tiếng quá khácnhau cho thấy, trong thực tế quá trình xây dựng các tài liệu giảng dạy vẫnthiếu một cơ sở có tính chuẩn mực cho việc xác định về định lượng Vìvậy, người học tiếng ngay từ bậc học ban đầu đã gặp rất nhiều khó khăn

Họ không có khả năng được tiếp xúc với một lượng từ ổn định và thốngnhất Mặt khác, tình trạng khác biệt quá lớn trong danh sách từ loại giữacác giáo trình cũng đưa đến tình trạng khó xác định chính xác thời gian chotừng bậc học

Có thể nói, vấn đề tiêu chí định lượng cho danh sách từ đã trở thànhmột trong những vấn đề cấp bách trong việc biên soạn giáo trình Có đượclượng từ mới phù hợp sẽ góp phần mang lại hiệu quả cao cho giáo trìnhtrong việc dạy tiếng và giúp người học tiếp nhận được kiến thức một cáchtốt nhất

2.3.2 Về mặt định tính:

Qua việc thống kê hệ thống từ loại trong các giáo trình nêu trên,chúng tôi nhận thấy những từ loại như: Danh từ, động từ, tính từ chiếm sốlượng rất lớn Hơn nữa, sự khác biệt của bảng từ loại giữa các giáo trìnhchủ yếu tập trung ở những loại từ này Cụ thể số lượng các từ loại danh từ,động từ, tính từ được biểu diễn qua 3 biểu đồ sau:

Trang 31

Biểu đồ về cung cấp danh từ

Số lượng từ

1 2 3 4 Tên giáo trình

Trang 32

Số lượng từ

Chú thích: Kí hiệu sách xem ở Bảng kí hiệu cho các giáo trình, trang 28

- Bên cạnh sự xuất hiện về số lượng và tần số sử dụng rất lớn của từloại danh từ, động từ, tính từ thì các từ loại: Đại từ, tình thái từ, kết từ, số

từ, trợ từ, phụ từ được sử dụng với số lượng và tần số xuất hiện rất ít Cóthể thấy qua bảng thống kê như sau:

Bảng thống kê về số lượng của các từ loại: Đại từ, tình thái từ, kết từ,

Trang 33

- Qua số liệu trên đây, chúng ta thấy tình trạng phân bố của các từloại danh từ, động từ, tính từ được cung cấp trong các giáo trình hơn rấtnhiều lần so với các loại từ đại từ, tình thái từ, kết từ, số từ, trợ từ, phụ từ.

Sự phân bố trên cũng là dễ hiểu, vì trong thực tế danh từ, động từ, tính từ lànhững từ loại có khả năng phản ánh hiện thực khách quan Nhờ đó màchúng ta có thể xác định được sự vận động, đặc trưng của các sự vật, hiệntượng Còn đại từ, tình thái từ, kết từ, số từ, trợ từ, phụ từ không có ý nghĩa

từ vựng chân thực, chỉ có tác sụng làm công cụ ngữ pháp để chỉ các ý nghĩangữ pháp khác nhau của từ

Khi dạy một ngôn ngữ với tính chất như ngoại ngữ cho người nướcngoài chính là chúng ta nên cung cấp cho họ một khả năng tư duy bằngchính ngôn ngữ đó bằng cách cung cấp cho họ một lượng từ vựng cụ thể đểphản ánh về thế giới khách quan, về sự vận động của các sự vật, hiện tượngvới các đặc thù của nó trong bối cảnh giao tiếp văn hoá của dân tộc đó Với

lí do trên thì vai trò thuộc về loại từ danh từ, động từ, tính từ là rất lớn.Chẳng hạn, muốn miêu tả về sự vật, hiện tượng họ cần những từ chỉ kháiniệm (danh từ), muốn chỉ hoạt động của sự vật cần từ loại động từ, muốnnêu lên đặc trưng, tính chất của sự vật cần từ loại tính từ Vốn từ của ngườihọc càng phong phú thì họ càng có khả năng trong thể hiện tư duy ngônngữ Đó chính là lí do tại sao người ta chia ra thành các bậc học Ở nhữngtrình độ khác nhau, khả năng phản ánh tư duy của người học cũng khácnhau nên cách sử dụng từ ngữ cũng khác nhau Ở những bậc học cao hơnđòi hỏi một lượng từ vựng phong phú hơn, sử dụng từ ngữ mượt mà, trauchuốt và chính xác hơn, do đó lượng từ mới cần được cung cấp nhiều hơn ởbậc cơ sở

Các loại từ như đại từ, tình thái từ, kết từ, số từ, trợ từ, phụ từ vềthực chất là những từ loại đi kèm thực từ hoặc dùng để liên kết từ trong câunên chiếm số lượng ít Nhưng sự có mặt của chúng loại rất cần thiết đảm

Trang 34

Vì vậy phần tâm của bảng phân bố từ loại chiếm đa số trong các giáo trìnhdạy tiếng đa số thuộc về những từ loại này Điều đó được chứng minh qua

4 cuốn giáo trình mà chúng tôi tiến hành khảo sát

- Để giúp cho việc theo dõi được dễ dàng, chúng tôi xin tổng hợpbảng phân bố các từ loại ở các giáo trình bằng bảng thống kê như sau:

Trang 35

Biểu đồ

1 2 3 4

- Lượng từ đưa ra trong mỗi giáo trình có sự khác biệt nhau rất rõ,không đồng đều, nặng về ngẫu nhiên, từ phát, vì vậy dẫn đến sự thiếu kiểmsoát cả về định lượng cũng như định tính

- Đa số các loại danh từ, động từ, tính từ được sử dụng với số lượnglớn Còn các từ loại đại từ, tình thái từ, kết từ, số từ, trợ từ, phụ từ được sửdụng với số lượng ít hơn

- Sự phân bố từ vựng không đều không chỉ ảnh hưởng về mặt từvựng mà còn ảnh hưởng cả ở mặt ngữ pháp

Trang 36

+ Do ảnh hưởng của việc phân bố các từ loại: danh từ, động

từ, tính từ của các giáo trình không theo trình tự một cách nhất quán khiquan tâm đến các tổ chức phát ngôn trong việc sử dụng từ loại Vì vậy, việcgiao tiếp đôi khi chỉ là sự lặp đi lặp lại các từ một cách máy móc, cứng nhắctheo công thức, không tạo ra cho người đọc khả năng giao tiếp linh hoạt

+ Việc phân bố lượng từ vựng không đều có ảnh hưởng đếnviệc sử dụng các cấu trúc ngữ pháp

- Qua biểu đồ đường, chúng ta có thể thấy mức độ lệch nhau về sốlượng từ vựng trong các giáo trình không cùng một xu hướng Trong cácgiáo trình thì danh từ luôn chiếm số lượng nhiều nhất, động từ chiếm sốlượng nhiều thứ hai, tính từ chiếm số lượng nhiều thứ ba Các từ loại cònlại thì có sự chênh lệch nhau giữa các giáo trình Điều đó chứng tỏ các giáotrình chưa có sự thống nhất về việc cung cấp từ loại và chưa được thiết kếtheo một mô hình chung

Điểm nhô của biểu đồ tuy không trùng nhau nhưng về cơ bản đều có

xu hướng chung ở các loại từ trong cả 4 giáo trình, thể hiện sự thống nhất

về cung cấp từ vựng ở mỗi từ loại khác nhau

Trang 37

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM VỀ VIỆC CUNG CẤP VỐN TỪ TRONG CÁC NGUỒN TƯ LIỆU ĐƯỢC KHẢO SÁT XÉT TRÊN PHƯƠNG

Chủ điểm là những đề mục xã hội mà người thiết kế chương trìnhnhằm vào để luyện cho người học thông qua các hoạt động giao tiếpthường xuyên, hướng tới nhằm tạo ra các định hướng trong rèn luyện ngônngữ Khi nói về chủ điểm, chúng ta thường có những loạt từ để phục vụ choviệc mô tả và tìm hiểu chủ điểm đó

Chủ điểm rất có ích cho người học trong cách dùng từ Họ sẽ biết sửdụng từ ngữ thích hợp với hoàn cảnh giao tiếp Sự nổi bật của chủ điểm là

sự phân bố từ vựng theo những nhóm chủ đề trong khung hoạt động giaotiếp Với nội dung giao tiếp này cần số lượng từ vựng cơ bản tối thiểu làbao nhiêu từ Từ vựng thuộc cùng một chủ điểm thường có những mối liênquan nhất định và được tập hợp theo một trường nghĩa của giao tiếp Điềunày có nghĩa các từ vựng thường có mối liên quan đến nhau, nhất là khichúng được sử dụng trong cùng một chủ đề giao tiếp hay mục đích nào đó

Trong công việc khảo sát để tiến hành xây dựng một giáo trình chuẩn

Trang 38

thiết Qua phân bố từ vựng trong các chủ điểm, người ta có thể tìm hiểuxem những nguyên tắc chi phối việc lựa chọn các chủ điểm để tiến tới đề ramột danh mục chủ điểm cần thiết cho người học ở từng bậc học Trên cơ sở

đó điều phối được mật độ phân bố từ vựng hợp lí ở từng chủ điểm và cho

cả giáo trình nói chung

cơ sở - Nguyễn Văn Phúc (Chủ biên), Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007

22

4

Tiếng Việt nâng cao cho người nước ngoài, Quyển 1 (Intermediate Vietnamese for non-native speakers) -

Nguyễn Thiện Nam, Nxb Giáo dục, 1998

8

Bảng 2

Trang 39

Các chủ điểm có trong giáo trình “Tiếng Việt cho người nước ngoài” –

Trình độ cơ sở - Nguyễn Văn Phúc

mới

Bảng 3 Tiếng Việt cơ sở - Vũ Văn Thi

Ngày đăng: 05/08/2013, 11:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Riêng trợ từ thì không có từ nào được cung cấp trong bảng danh - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
i êng trợ từ thì không có từ nào được cung cấp trong bảng danh (Trang 23)
Bảng kí hiệu cho các giáo trình - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Bảng k í hiệu cho các giáo trình (Trang 28)
Bảng kí hiệu cho các giáo trình - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Bảng k í hiệu cho các giáo trình (Trang 28)
Chú thích: Kí hiệu sách xe mở Bảng kí hiệu cho các giáo trình, trang 28 - Bên cạnh sự xuất hiện về số lượng và tần số sử dụng rất  lớn của từ  loại danh từ, động từ, tính từ thì các từ loại: Đại từ, tình thái từ, kết từ, số  từ, trợ từ, phụ từ được sử dụn - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
h ú thích: Kí hiệu sách xe mở Bảng kí hiệu cho các giáo trình, trang 28 - Bên cạnh sự xuất hiện về số lượng và tần số sử dụng rất lớn của từ loại danh từ, động từ, tính từ thì các từ loại: Đại từ, tình thái từ, kết từ, số từ, trợ từ, phụ từ được sử dụn (Trang 32)
Bảng thống kê về số lượng của các từ loại: Đại từ, tình thái từ, kết từ,  số từ, trợ từ, phụ từ - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Bảng th ống kê về số lượng của các từ loại: Đại từ, tình thái từ, kết từ, số từ, trợ từ, phụ từ (Trang 32)
Vì vậy phần tâm của bảng phân bố từ loại chiếm đa số trong các giáo trình dạy tiếng đa số thuộc về những từ loại này - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
v ậy phần tâm của bảng phân bố từ loại chiếm đa số trong các giáo trình dạy tiếng đa số thuộc về những từ loại này (Trang 34)
Bảng 1 - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Bảng 1 (Trang 38)
Bảng 3 - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Bảng 3 (Trang 39)
Bảng 4 - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Bảng 4 (Trang 40)
Bảng 5 - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Bảng 5 (Trang 41)
Qua các bảng được thống kê ở trên, ta có thể thấy một số đặc điểm như sau: - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
ua các bảng được thống kê ở trên, ta có thể thấy một số đặc điểm như sau: (Trang 41)
Chú thích: Kí hiệu tên giáo trình xin xe mở bảng kí hiệu các giáo trình trang 28 - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
h ú thích: Kí hiệu tên giáo trình xin xe mở bảng kí hiệu các giáo trình trang 28 (Trang 45)
Chú thích: Kí hiệu xin xem Bảng kí hiệu các giáo trình trang 32 - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
h ú thích: Kí hiệu xin xem Bảng kí hiệu các giáo trình trang 32 (Trang 50)
Bảng thống kê - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Bảng th ống kê (Trang 50)
Bảng thống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng nhau giữa hai giáo trình 1 và 2 - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Bảng th ống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng nhau giữa hai giáo trình 1 và 2 (Trang 51)
Bảng thống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng nhau giữa hai  giáo trình 1 và 2 - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Bảng th ống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng nhau giữa hai giáo trình 1 và 2 (Trang 51)
Bảng thống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng nhau hoàn toàn ở hai giáo trình 1 và 3 - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Bảng th ống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng nhau hoàn toàn ở hai giáo trình 1 và 3 (Trang 53)
Bảng thống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng nhau hoàn  toàn ở hai giáo trình 1 và 3 - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Bảng th ống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng nhau hoàn toàn ở hai giáo trình 1 và 3 (Trang 53)
Bảng thống kê - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Bảng th ống kê (Trang 54)
Bảng thống kê - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Bảng th ống kê (Trang 54)
Bảng thống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng nhau hoàn toà nở hai giáo trình 1 và 4 - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Bảng th ống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng nhau hoàn toà nở hai giáo trình 1 và 4 (Trang 55)
Nhìn vào bảng thống kê trên, có thể thấy lượng từ vựng được cung cấp trong hai giáo trình 1 và 4 có những đặc điểm sau: - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
h ìn vào bảng thống kê trên, có thể thấy lượng từ vựng được cung cấp trong hai giáo trình 1 và 4 có những đặc điểm sau: (Trang 55)
Bảng thống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng nhau hoàn toàn ở  hai giáo trình 1 và 4 - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Bảng th ống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng nhau hoàn toàn ở hai giáo trình 1 và 4 (Trang 55)
Bảng thống kê - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Bảng th ống kê (Trang 57)
Bảng thống kê - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Bảng th ống kê (Trang 57)
Qua bảng thống kê, chúng tôi có một số nhận xét về việc cung cấp vốn từ vựng của hai giáo trình 2 và 3 như sau: - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
ua bảng thống kê, chúng tôi có một số nhận xét về việc cung cấp vốn từ vựng của hai giáo trình 2 và 3 như sau: (Trang 58)
Bảng thống kê - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Bảng th ống kê (Trang 58)
Bảng thống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng lặp hoàn toàn ở hai giáo trình 2 và 4 - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Bảng th ống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng lặp hoàn toàn ở hai giáo trình 2 và 4 (Trang 59)
Bảng thống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng lặp hoàn toàn  ở hai giáo trình 2 và 4 - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Bảng th ống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng lặp hoàn toàn ở hai giáo trình 2 và 4 (Trang 59)
Bảng thống kê - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Bảng th ống kê (Trang 60)
4.2.6. Giáo trình “Tiếng Việt cho người nước ngoài” - Trình độ nâng cao - Trịnh Đức Hiển và giáo trình  ““Tiếng Việt nâng cao cho  - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
4.2.6. Giáo trình “Tiếng Việt cho người nước ngoài” - Trình độ nâng cao - Trịnh Đức Hiển và giáo trình ““Tiếng Việt nâng cao cho (Trang 60)
Bảng thống kê - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Bảng th ống kê (Trang 60)
Bảng thống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng lặp hoàn toàn ở hai giáo trình 3 và 4 - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Bảng th ống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng lặp hoàn toàn ở hai giáo trình 3 và 4 (Trang 61)
Hình phạt Cơ sở Lớp riêng Chương trình Lớp chung Trò - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Hình ph ạt Cơ sở Lớp riêng Chương trình Lớp chung Trò (Trang 71)
Hình phạt Cơ sở Lớp riêng Chương trình Lớp chung Trò - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Hình ph ạt Cơ sở Lớp riêng Chương trình Lớp chung Trò (Trang 71)
Hình thành Nhuộm Cư trú Chắn Lập Thay thế Tái hiện Triển lãm Gắn bó Trưng bày Bao quanh Vươn Mọc Tồn trữ Chọi trâu Thi đấu Xông  Húc Ghì Thu hút Lưu giữ Phản ánh Trưng bày Bố trí Cảm thụ Tái tạo - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Hình th ành Nhuộm Cư trú Chắn Lập Thay thế Tái hiện Triển lãm Gắn bó Trưng bày Bao quanh Vươn Mọc Tồn trữ Chọi trâu Thi đấu Xông Húc Ghì Thu hút Lưu giữ Phản ánh Trưng bày Bố trí Cảm thụ Tái tạo (Trang 90)
Đài truyền hình Vé giường nằm Tàu tốc hành Dịp - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
i truyền hình Vé giường nằm Tàu tốc hành Dịp (Trang 96)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w