MỤC LỤC
Quá trình dạy và học một ngoại ngữ, trên thực tế là quá trình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ: ngôn ngữ đã ổn định trước đó của người học và ngôn ngữ mới đang trong quá trình hình thành, hoàn thiện quá trình thụ đắc ngôn ngữ là quá tình tương tác giữa ngôn ngữ đã ổn định và ngôn ngữ đang trong tình trạng hoàn thành và dần hoàn thiện. Tuy nhiên, vốn từ mà con người sử dụng hàng ngày thường là những từ tích cực, tức là những từ thường trực và hay dùng, có tần số sử dụng cao, được con người nắm vững và sử dụng trong lời nói một cách thành thạo.
Tuy nhiên số đông các nhà nghiên cứu thì cho rằng tiếng Việt vẫn có từ loại và họ đã gia công tìm tòi các dấu hiệu khách quan để định loại. Với những người khẳng định sự có mặt của từ loại thì từ loại tiếng Việt cũng được phân định theo hai cách: phân định thực từ với hư từ và phân định thành những lớp ngữ pháp cụ thể.
Xét theo đối tượng phản ánh trong nhận thức và tư duy, ý nghĩa số vừa có tính chất thực (khái niệm số thường gắn với khái niệm thể) vừa có tính chất hư (không tồn tại như những thực thể hay quá trình). + Định từ: là những từ biểu thị quan hệ về số lượng với sự vật được nêu ở danh từ, chuyên dùng kèm với danh từ, với chức năng làm thành tố phụ trong kết hợp từ có trung tâm ngữ nghĩa - ngữ pháp là danh từ (cụm danh từ).
Hư từ là lớp từ có số lượng ít hơn so với thực từ, có ý nghĩa phạm trù chung mờ nhạt, chuyên dùng biểu thị các quan hệ, tức là những mối liên hệ giữa các đối tượng phản ánh và dùng biểu thị cách thức phản ánh các đối tượng đó. Do đó, việc khảo sát thực từ cũng phải đi kèm với việc khảo sát hư từ để cú thể đưa ra những nhận xột, đỏnh giỏ và so sỏnh một cỏch cụ thể, rừ ràng trong việc cung cấp từ vựng mà cụ thể ở đây là các từ loại trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở trình độ cơ sở và nâng cao.
Thực từ là lớp từ có số lượng lớn nhất, có ý nghĩa phạm trù chung khỏ rừ, dựng biểu thị thực thể, quỏ trỡnh hay đặc trưng, là những đối tượng phản ánh hiện thực được nhận thức và phản ánh trong tư duy. Như vậy, có thể thấy danh từ, động từ và tính từ là 3 từ loại chính và được sử dụng nhiều nhất trong sinh hoạt cũng như học tập và nghiên cứu, do đo khi đưa vào trong giáo trình đây cũng là 3 loại từ chiếm số lượng và xuất hiện nhiều nhất.
Chú thích: Kí hiệu sách xem ở Bảng kí hiệu cho các giáo trình, trang 28 - Bên cạnh sự xuất hiện về số lượng và tần số sử dụng rất lớn của từ loại danh từ, động từ, tính từ thì các từ loại: Đại từ, tình thái từ, kết từ, số từ, trợ từ, phụ từ được sử dụng với số lượng và tần số xuất hiện rất ít. Khi dạy một ngôn ngữ với tính chất như ngoại ngữ cho người nước ngoài chính là chúng ta nên cung cấp cho họ một khả năng tư duy bằng chính ngôn ngữ đó bằng cách cung cấp cho họ một lượng từ vựng cụ thể để phản ánh về thế giới khách quan, về sự vận động của các sự vật, hiện tượng với các đặc thù của nó trong bối cảnh giao tiếp văn hoá của dân tộc đó.
Qua phân bố từ vựng trong các chủ điểm, người ta có thể tìm hiểu xem những nguyên tắc chi phối việc lựa chọn các chủ điểm để tiến tới đề ra một danh mục chủ điểm cần thiết cho người học ở từng bậc học. Trên cơ sở đó điều phối được mật độ phân bố từ vựng hợp lí ở từng chủ điểm và cho cả giáo trình nói chung. Các chủ điểm có trong giáo trình “Tiếng Việt cho người nước ngoài” – Trình độ cơ sở - Nguyễn Văn Phúc.
Có thể thấy, với một giáo trình dạy tiếng bậc nâng cao như giáo trình “Tiếng Việt nâng cao cho người nước ngoài”, Quyển 1 - Nguyễn Thiện Nam mà chỉ đưa ra 8 chủ điểm để tìm hiểu và giảng dạy cho người học là quá ít. Bởi ở trình độ nâng cao người học đã tiếp nhận được một lượng kiến thức về xã hội cũng như vốn từ ngữ và ngữ pháp tương đối đủ để tìm hiểu và học tập nhiều hơn các chủ điểm nhằm hướng tới hoàn thiện chương trình học tiếng Việt của mình. Sở dĩ, lượng chủ điểm chênh nhau trong các giáo trình là do những quan niệm về nhu cầu người học khác nhau của người viết sách, xuất phát từ những quan niệm về nhu cầu người học khác nhau, dẫn đến lượng chủ đề khi cung cấp không thống nhất.
Đó là những vấn đề thường gặp trong giao tiếp hàng ngày, ví dụ như: chào hỏi, làm quen, hỏi đường, ăn uống,… Còn ở bậc nâng cao, nhu cầu học tập và giao tiếp cao hơn nên chủ điểm thường khó hơn, ví dụ như các chủ đề về học tập, khoa học,…. Bởi khi dạy tiếng cho người nước ngoài, chúng ta không chỉ đơn thuần là dạy cho họ vận dụng một ngôn ngữ mới trong giao tiếp mà đằng sau đó là dạy cho họ cả một nền văn hoá cũng như những thói quen của người Việt. Do đó, dẫn đến sự không đồng đều trong việc cung cấp từ ngữ cho mỗi chủ điểm: Có những chủ điểm có số lượng từ mới được cung cấp khá ít, ví dụ như chủ điểm “Chào hỏi” ở giáo trình “Tiếng Việt cho người nước ngoài” – Chương trình cơ sở - Nguyễn Văn Phúc và giáo trình.
Việc cung cấp một lượng từ nhiều như thế cho mỗi chủ điểm dễ làm cho người học khó nắm bắt được từ ngữ nào là cơ bản và cần thiết cho chủ điểm đó, từ ngữ nào chưa sát với chủ đề và làm cho người học rất khó để nhớ hết lượng từ đã được cung cấp. Việc lặp lại từ ngữ ở các chủ điểm trong mỗi giáo trình cũng là một điều cần thiết nhằm giúp cho người học không quên những từ đã học và có sự liên kết giữa các chủ đề với nhau, do đó vấn đề này cũng nên được quan tâm hơn nữa.
- Qua hai bảng thống kê trên, có thể thấy, giữa hai giáo trình 1 và 2 có số lượng từ ngữ được cung cấp không đồng nhất, mặc dù cả hai giáo trình đều thuộc bậc cơ sở của qua trình dạy tiếng. - Các chủ điểm mà mỗi giáo trình đưa ra cũng có số lượng khác nhau, giáo trình 1 đưa ra 22 chủ điểm, giáo trình 2 đưa ra 18 chủ điểm và chỉ có 5 chủ điểm là có sự trùng lặp hoàn toàn ở cả hai giáo trình. - Số lượng từ được cung cấp trong mỗi giáo trình cũng là một số lượng lớn, tuy nhiên các từ ít có sự trùng lặp lần nhau ở từ loại cũng như ở các chủ điểm trùng lặp nhau.
Như vậy, tuy hai giáo trình 1 và 2 là hai giáo trình thuộc trình độ cơ sở và có những chủ điểm trùng lặp nhau hoàn toàn nhưng vẫn còn nhiều khác biệt và thiếu sự đồng nhất trong việc cung cấp vốn từ vựng. Đặc biệt, ở trình độ cơ sở, người học thường là những người lần đầu tiên tiếng xúc với tiếng Việt nên còn nhiều bỡ ngỡ, do đó cần phải cung cấp một vốn từ cơ bản và đơn giản giúp họ dễ tiếp nhận và việc học có hiệu quả hơn. Tuy có sự trùng lặp hoàn toàn ở cả 3 chủ điểm này trong hai giáo trình nhưng vốn từ vựng được cung cấp cho mỗi giáo trình lại khác nhau tuỳ theo mục đích của tác giả và phù hợp với từng bậc học.
- Về từ loại: Xét ở góc độ từ loại, cũng giống như bất kỳ một giáo trình dạy tiếng nào thì việc cung cấp từ vựng đều chủ yếu tập trung ở ba loại từ cơ bản là danh từ, động từ, tính từ. Sự khác nhau trong việc cung cấp từ vựng cho mỗi giáo trình ở mỗi trình độ nhằm phù hợp với tiến trình giảng dạy và sự khác biệt trong nội bộ từ vựng ở từ loại thể hiện vai trò của các loại từ trong việc học tiếng.