1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bước đầu khảo sát các cặp thoại hỏi đáp trong sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài

11 2,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 366,99 KB

Nội dung

Bước đầu khảo sát các cặp thoại hỏi - đáp trong sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài Lê Thu Lan Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn ThS. ngành: Ngôn ngữ học; Mã số: 60 22 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hồng Cổn Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Trình bày một số vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài: hội thoại; cặp thoại; cặp thoại hỏiđáp ; vai trò của cặp thoại hỏiđáp trong các giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài. Khảo sát cặp thoại hỏiđáp chính danh như đặc điểm của các phát ngôn (PN) hỏi chính danh trong cặp thoại hỏi đáp; đặc điểm PN đáp trong cặp thoại hỏi đáp chính danh. Khảo sát cặp thoại hỏiđáp không chính danh: đặc điểm của các PN hỏi trong cặp thoại không chính danh; đặc điểm của các PN đáp trong các cặp thoại không chính danh; sự tương hợp về mặt hình thức và nội dung của cặp thoại hỏi – đáp. Keywords. Tiếng Việt; Người nước ngoài; Hỏi đáp; Phương pháp giảng dạy Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang trong quá trình phát triển về mọi mặt. Việc mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới đã đem đến cho Việt Nam nhiều cơ hội. Ngày nay có rất nhiều người nước ngoài tìm đến Việt Nam để đầu tư kinh tế và tìm hiểu về văn hóa xã hội. Và Tiếng Việt đã và đang được coi là nhu cầu và phương tiện cần thiết cho bất cứ người nước ngoài nào muốn hiểu biết về tình hình đất nước, kinh tế, văn hóa, xã hội và con người Việt Nam. Để đáp ứng với nhu cầu của xã hội và yêu cầu của công tác dạy tiếng, nhiều giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã được biên soạn. Có thể nói, đối với việc dạy tiếng nói chung và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nói riêng, giáo trình được coi là tài liệu cần thiết cho việc lên chương trình đào tạo. Với mong muốn là có thể đóng góp một phần trong việc xây dựng giáo trình giao tiếp tiếng Việt hiệu quả hơn cho người nước ngoài. Luận văn muốn tập trung vào khảo sát các cặp thoại hỏi – đáp. Để từ đó rút ra những gì chung nhất, cụ thể nhất cho việc xây dựng và phát triển hội thoại. Đây chính là lý do mà tôi chọn đề tài này. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Ngày nay, nhu cầu học của nhiều người thiên về hiệu quả giao tiếp. Chính vì thế, luận văn đã chọn cặp thoại hỏi đáp để làm đối tượng nghiên cứu. Xuất phát từ suy nghĩ rằng: để hình thành kỹ năng giao tiếp thì người học phải bắt đầu từ việc trao đáp. Nghĩa là có sự tác động qua lại giữa hai người. Và cặp thoại hỏi – trả lời trong một cuộc thoại là hình thức giao tiếp đơn giản và dễ làm cho cuộc thoại được kéo dài. Trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ lựa chọn các quyển sách dạy tiếng Việt được biên soạn và xuất bản ở Việt Nam từ những năm 80 trở lại đây. Trên cơ sở đó có cái nhìn tổng quan về các cặp thoại hỏiđáp được biên soạn trong các phần hội thoại, ngữ pháp, bài luyện và bài tập. 3. Mục đích và ý nghĩa của đề tài Luận văn tiến hành khảo sát các cặp thoại hỏiđáp trong các sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài với mục đích chính là: - Tìm ra những quy tắc hay những cấu trúc phổ biến nhất. - Từ đó xây dựng nên các bài tập, bài luyện hay cao hơn là các hội thoại phục vụ cho việc giao tiếp bằng tiếng Việt hiệu quả hơn. Luận văn sẽ khảo sát hành vi hỏi cũng như hành vi trả lời trong các cặp thoại. Sau đó tiến hành phân loại các hành vi hỏi và hành vi trả lời về mặt hình thức và chức năng. Sau quá trình phân loại sẽ nhận xét, đánh giá hiện trạng phân bố của các hành vi này theo trình độ của giáo trình cũng như theo cấu trúc của giáo trình. Qua đó có thể phát huy hay khắc phục những hạn chế vào việc biên soạn giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Để ngày càng có nhiều giáo trình mang tính ứng dụng cao, thiết thực với việc dạy và học. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong luận văn là: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp miêu tả, phương pháp so sánh. 5. Tư liệu Luận văn tiến hành khảo sát các cặp thoại hỏiđáp trong các sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được xuất bản ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây (bao gồm 10 cuốn). Chúng tôi sắp xếp các giáo trình theo thứ tự từ 1 đến 10 và ký hiệu là Q1, Q2 Q10 để dễ khảo sát. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài Chương 2: Khảo sát cặp thoại hỏiđáp chính danh Chương 3: Khảo sát cặp thoại hỏiđáp không chính danh NỘI DUNG Chương 1 Một số vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài 1.1. Hội thoại Hội thoại còn là một lĩnh vực nghiên cứu hết sức mới mẻ ở Việt Nam, mới mẻ cả về nội dung lẫn phương pháp nghiên cứu. Việc xây dựng một lý thuyết hoàn chỉnh về lĩnh vực này là một mục tiêu của ngữ dụng học. Vì vậy việc đưa ra một khái niệm chính xác về hội thoại là điều rất khó. Nói đến hội thoại là nói đến sự trao đổi, nói chuyện giữa những cá nhân. Đây lại là một hoạt động của con người trong xã hội. Vì thế khi nghiên cứu về hội thoại, người ta thường gắn nó đến các yếu tố liên quan đến con người và xã hội như tâm lý , phong tục, văn hóa hay dân tộc… Trong phần này, chúng tôi có đề cập đến một số khái niệm về hội thoại theo tác giả Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Đức Dân. Ngoài đưa ra khái niệm về hội thoại, luận văn còn đề cập đến các nội dung của hội thoại: - Các đặc điểm của hội thoại - Cấu trúc của hội thoại - Chức năng của các đơn vị hội thoại 1.2. Cặp thoại Các lượt lời kế tiếp nhau làm nên cuộc thoại. Vì thế, trong ngữ dụng học có khái niệm cặp thoại như sau: “Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của cuộc thoại do các tham thoại tạo nên.” - Đặc điểm của cặp thoại Cặp thoại được tạo bởi sự tương thích của các tham thoại dẫn nhập và hồi đáp, thỏa mãn các đặc trưng tuyến tính, đặc trưng kế cận và đặc trưng tích cực/tiêu cực. Cụ thể các đặc trưng như sau: + Đặc trung tuyến tính + Tính kế cận + Đặc trưng tích cực / tiêu cực - Các loại cặp thoại Căn cứ vào số lượng tham thoại trong một cặp thoại thì có những kiểu cặp thoại cơ bản sau: + Cặp thoại một tham thoại + Cặp thoại hai tham thoại + Cặp thoại ba tham thoại + Cặp thoại phức tạp 1.3. Cặp thoại hỏi đáp Khái niệm: Có thể hiểu cặp thoại hỏi đáp là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của cuộc thoại trong đó lượt lời thứ nhất là đưa ra yêu cầu cần được trả lời, còn lượt lời thứ hai là trả lời cho những yêu cầu của lượt lời thứ nhất. Đặc điểm: Cặp thoại hỏiđáp thực chất là một loại của cặp thoại, vì vậy nó cũng mang đầy đủ các đặc điểm của một cặp thoại như đặc trưng tuyến tính, tính kế cận, đặc trưng tích cực và tiêu cực. Ngoài ra, nó còn có thêm đặc điểm nữa là thực hiện chức năng giao tiếp, để duy trì cuộc thoại, làm cho cuộc thoại được tiếp diễn lâu hơn. Các loại cặp thoại hỏi đáp: Chúng tôi phân loại theo cấu trúc và chức năng. Mối quan hệ giữa phát ngôn hỏi và trả lời: Hỏiđáp là hai mặt thống nhất, thể hiện trên nhiều bình diện như chức năng giao tiếp, nhận thức, khung tình thái, hình thức cấu trúc, nội dung mệnh đề….Hỏi và đáp cũng được coi như là một cặp hội thoại tương tác. Chúng làm thành một thể thống nhất. Hỏi và trả lời luôn gắn bó với nhau chặt chẽ trong hoạt động giao tiếp đối thoại. Trả lời xuất hiện là có hỏi. Hỏi và trả lời quyết định sự tồn tại cho nhau vì hỏi là hình thức tìm kiếm kiến thức còn trả lời là phương thức cung cấp kiến thức. 1.4. Vai trò của cặp thoại hỏiđáp trong các giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài Đối với việc thụ đắc tri thức ngôn ngữ Việc coi cặp câu hỏi – trả lời như một cặp trao đáp và nghiên cứu cặp này có tác dụng là: - Là đơn vị để nghiên cứu các đơn vị lớn hơn. - Nhận thức đầy đủ hỏiđáp trong mối tương quan của chúng. Từ đó thấy rõ mối quan hệ giữa hỏi – trả lời. - Nếu chỉ nghiên cứu câu hỏi như một đơn vị đơn thoại thì vô hình chung chúng ta đã loại bỏ các yếu tố đặc thù của hội thoại như liên kết hội thoại, quan hệ liên nhân…và do đó không thấy hết các thuộc tính cũng như giá trị của câu hỏi và câu trả lời. - Nghiên cứu cặp thoại hỏi đáp là một loại cặp thoại có tầm quan trọng đặc biệt vì nó không chịu một sự ràng buộc, chi phối nào về vị trí trong cuộc thoại. Chúng ta có thể gặp cặp PN hỏi – trả lời trong tất cả các đoạn thoại ( mở thoại, thân thoại, kết thoại) của một cuộc thoại. Vì vậy, việc nghiên cứu nó rất độc lập và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Đối với việc hình thành kỹ năng giao tiếp Hỏi và đáp là một cấu trúc rất phổ biến trong giao tiếp. Vì vậy, đối với người học ngoại ngữ, cụ thể là học tiếng Việt thì nắm vững các cấu trúc hỏiđáp là một điều hết sức cần thiết. Trong giao tiếp, không thể không có hỏi và trả lời, để có thể duy trì được cuộc thoại một cách lâu dài thì việc sử dụng PN hỏi là một cách thiết thực và hiệu quả. Hỏi và trả lời là hoạt động giao tiếp có tần số sử dụng rất cao trong các hội thoại hàng ngày. Chính vì lẽ đó mà nghiên cứu hỏi đáp có ý nghĩa đối với việc giảng dạy và biên soạn giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài. Nó giúp người dạy trình bày một cách hệ thống và giúp cho người học hình thành được kỹ năng giao tiếp. Trong các giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài đã biên soạn từ những năm 1980 trở lại đây cho thấy: số lượng các cấu trúc hỏi đáp là tương đối lớn. Trong đó bắt đầu đi từ cấu trúc đơn giản đến phức tạp. Xu hướng mới của học ngoại ngữ ngày nay là hướng tới giao tiếp.Vì vậy, nắm vững cấu trúc hỏi đáp sẽ giúp cho người học có kỹ năng tốt để giao tiếp thực tế. Bên cạnh đó, nghiên cứu cấu trúc hỏi đáp sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu những đơn vị lớn hơn như đoạn thoại, hội thoại. Từ đó có thể biên soạn những đoạn thoại, hội thoại hay bài học phù hợp với từng trình độ. Và tạo ra một hệ thống các cấu trúc hỏiđáp từ dễ đến khó, những cấu trúc hàng ngày thường dùng để người học có thể ứng dụng vào việc giao tiếp hàng ngày. Chương 2 Khảo sát cặp thoại hỏiđáp chính danh 2.1. Đặc điểm của các phát ngôn hỏi chính danh trong cặp thoại hỏiđáp Qua quá trình khảo sát và thống kê, tổng số phiếu mà chúng tôi khảo sát được ở cả hai trình độ là 2.426 phiếu. Chúng tôi đã tiến hành phân loại các phiếu khảo sát. Trong đó tổng số phiếu mà chúng tôi thống kê về các cặp thoại hỏiđáp trong các giáo trình ở trình độ cơ sở là 1.888 phiếu, ở trình độ nâng cao là 538 phiếu. Sau khi phân loại các phiếu này (dựa vào mặt hình thức), chúng tôi đã thu được kết quả như sau: 2.1.1. Đặc điểm hình thức của các phát ngôn hỏi được sử dụng Chúng tôi chia các loại PN hỏi chính danh (xét về đặc điểm hình thức) thành các loại như sau: 2.1.1.1 PN hỏi tổng quát Đây là loại PN hỏi xác định tính đúng / sai, có / không , rồi / chưa Các PN hỏi này là các PN có sử dụng cấu trúc như có không?, đã chưa?, đã bao giờ chưa?.v.v Đây có thể coi là những cấu trúc hỏi cơ bản và rất cụ thể, dễ sử dụng và vận dụng trong các tình huống giao tiếp. Trong đó có các loại PN hỏi TQ phổ biến, ví dụ là: 1) H: Anh có khỏe không? Đ: Cảm ơn chị. Tôi rất khỏe. Nhìn chung loại PN hỏi TQ xuất hiện khá đều nhau trong các giáo trình. Tuy nhiên, tỉ lệ của PN loại này không phải là cao ( chỉ chiếm dưới 40%), cao nhất là Q6 (39%). PN hỏi TQ là loại PN khá phổ biến và có cấu trúc rất cơ bản, rõ ràng và cụ thể. Trong các giáo trình mà chúng tôi khảo sát thì loại PN này thường xuất hiện ngay trong những bài đầu và được giải thích rất cụ thể trong các phần ngữ pháp. Từ số liệu của bảng trên thì thấy rằng: Tuy không chiếm tỉ lệ quá cao nhưng các giáo trình đều có sự tương đồng về tỉ lệ. Trong đó có các Q1, Q2, Q4, Q5, Q6, Q9 chiếm tỉ lệ trên 30%. Các quyển còn lại chiếm dưới 30%, nhưng tỉ lệ không chênh lệch với nhau nhiều. 2.1.1.2. PN hỏi có từ nghi vấn Đây là loại PN hỏi sử dụng các từ nghi vấn như: gì, ai, nào, khi nào, thế nào để tìm kiếm các thông tin về người, vật, thời gian hay tính chất v.v Trong các phiếu mà chúng tôi khảo sát thì loại PN hỏi này được sử dụng khá nhiều. Trong đó có những quyển chiếm tỉ lệ rất cao là quyển số 3, với 72%. Nhưng cũng có quyển chiếm tỉ lệ khá thấp, thấp nhất là quyển số 10 (13,2%). Ngoài ra, các quyển khác có tỉ lệ khá tương đồng với nhau, chiếm trên 50% là Q1 (55,5%), Q2 (50%), Q5 (56,3%). Chiếm dưới 50% là các quyển số 4, số 6, số 7, số 8 và số 9. Tuy loại PN này có tỉ lệ không đều nhau giữa các giáo trình nhưng nhìn chung loại PN này lại chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các loại PN chính danh mà chúng tôi khảo sát được. Điều này nghĩa là: Trong các cặp thoại hỏi đáp thì việc sử dụng các từ nghi vấn để tìm kiếm thông tin là loại PN phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất. Các PN hỏi có từ nghi vấn được sử dụng trong các giáo trình này có thể kể ra một số ví dụ như: 1) H: Anh Nam đang đọc gì? Đ: Anh Nam đang đọc báo. 2.1.1.3. PN hỏi lựa chọn Loại PN hỏi này nêu ra hai khả năng để người nghe chọn lựa. Trong cấu trúc của loại này có sử dụng các dạng như: A hay B, A hoặc B Loại PN hỏi lựa chọn không phải là loại chiếm tỉ lệ cao. Thậm chí loại này chiếm tỉ lệ thấp nhất trong các loại PN. Và có những quyển không có loại PN này trong các cặp thoại hỏi đáp mà chúng tôi khảo sát được như Q8, Q10. Những quyển khác tuy có xuất hiện loại PN này nhưng tỉ lệ cũng không nhiều. Nhiều nhất là Q9 với 3,7%. Các quyển còn lại chỉ có tỉ lệ dưới 2%. Trong các cặp thoại hỏiđáp có sử dụng PN hỏi lựa chọn mà chúng tôi khảo sát được có thể kể ra một số ví dụ cụ thể như: 1) H: Anh đến bưu điện để nhận thư hay gửi thư? Đ: Tôi đến để nhận thư. 2.1.1.4. PN hỏi có chứa tiểu từ tình thái Loại PN hỏi này có sử dụng các TTTT như: à, ư, nhỉ, nhé, chứ Các PN hỏi này thường biểu thị những thái độ khác nhau của người hỏi. Trong giao tiếp có lẽ các loại PN hỏi này hay được sử dụng, ta có thể bắt gặp những cặp như: 1) H: Cậu mới đi công tác thành phố Hồ Chí Minh về à? Đ: Ừ, suốt mùa thu mình ở trong đó, nhớ cốm Hà Nội quá. Loại PN hỏi có chứa TTTT xuất hiện trong các giáo trình không đồng đều. Có những giáo trình xuất hiện rất nhiều như Q10 (chiếm tới 45%). Nhưng có những giáo trình chiếm tỉ lệ rất thấp (2%) như Q8. Các giáo trình khác có tỉ lệ trên 15% như Q6, Q7, Q9, còn lại là dưới 10%. Sự xuất hiện của các loại PN hỏi có chứa TTTT chỉ xếp thứ ba trong các loại PN hỏi chính danh ( Sau loại PN hỏi có từ nghi vấn và PN hỏi TQ). 2.1.2. Đặc điểm phân bố của các loại PN hỏi trong các giáo trình Phần này chúng tôi tiến hành nhận xét các PN hỏi theo sự phân bố của: + Từng giáo trình + Theo cấu trúc của giáo trình + Theo trình độ của giáo trình 2.2. Đặc điểm của các PN đáp trong cặp thoại hỏiđáp chính danh 2.2.1. Các loại PN đáp được sử dụng Với tính chất của cặp thoại hỏiđáp chính danh là hỏiđáp nấy nên trong các cặp thoại hỏi đáp mà chúng tôi khảo sát được thì sau khi phân chia các loại PN hỏi về mặt hình thức thành bốn loại cơ bản thì PN đáp cũng được chúng tôi phân loại dựa vào đó. 2.2.1.1. PN đáp của PN hỏi TQ Theo như kết quả khảo sát và phân loại thì PN đáp của loại PN hỏi TQ thường xuất hiện dưới dạng đáp: có / không, rồi / chưa, vâng / không, Thông qua số liệu mà chúng tôi khảo sát được thì tỉ lệ của các PN đáp cho loại PN hỏi TQ là tương đối nhiều. Tỉ lệ này khá cân bằng với lượng câu hỏi tổng quát đã khảo sát được. Tuy vậy, vẫn có một số câu đáp không có cấu trúc cụ thể và rõ ràng, các câu đáp đó phải dựa vào ngữ cảnh và nội dung mới có thể phân loại được. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá và phân loại những trường hợp đặc biệt ấy trong chương 3 của luận văn. 2.2.1.2. PN đáp của PN hỏi có từ nghi vấn Các PN hỏi có từ nghi vấn có mục đích tìm kiếm thông tin cụ thể về người, vật, thời gian, tính chất , do đó PN đáp là cung cấp thông tin cần thiết cho PN hỏi nhằm thỏa mãn những điều này. Theo đánh giá và phân loại thì chúng tôi thu được kết quả như sau: Tỉ lệ của loại PN đáp này không hoàn toàn tương ứng với tỉ lệ của PN hỏi vì không phải tất cả các PN hỏi có từ nghi vấn đều có câu trả lời thỏa mãn với nội dung của câu hỏi. Do vậy, số phiếu mà chúng tôi thống kê được về loại PN đáp này thấp hơn so với PN hỏi cùng loại . 2.2.1.3. PN đáp của PN hỏi lựa chọn Để đáp lại loại PN hỏi này thì người hỏi đã đưa ra hai phương án để lựa chọn. Do vậy, người đáp chỉ cần lựa chọn một trong hai phương án. Đây là loại PN hỏiđáp có tỉ lệ tương ứng tương đối cao. Theo tỉ lệ như vậy thì có thể thấy rằng: Đối với PN hỏi lựa chọn thì các PN đáp thường đáp ứng được thông tin mà câu hỏi cần. Do đó PN đáp cho loại PN hỏi này phần lớn là PN đáp trực tiếp. 2.2.1.4. PN đáp của PN hỏi chứa TTTT Các PN hỏi chứa TTTT thường không có một dạng trả lời nhất định (xét về mặt hình thức). Nghĩa là các PN hỏi có chứa TTTT như: à, ư, nhỉ, nhé không phải luôn luôn trả lời là ừ / vâng, không Nhưng xét về mặt nội dung thì có thể phân loại chúng. Theo nội dung có thể phân loại dựa vào thông tin trực tiếp mà PN đáp cung cấp. Nếu nó thỏa mãn được yêu cầu mà PN hỏi cần thì chúng tôi vẫn xếp vào loại PN đáp trực tiếp cho câu hỏi chính danh. Do đó, kết quả khảo sát mà chúng tôi có được về loại PN đáp cho PN hỏi có chứa TTTT là: Đối chiếu giữa PN hỏi thuộc loại này thì PN đáp có tỉ lệ khá ngang bằng. 2.2.2. Đặc điểm phân bố của các loại PN đáp trong các giáo trình Vì câu đáp luôn phải đi cùng với câu hỏi. Có câu hỏi thì mới có câu đáp, do đó mà sự phân bố của PN đáp trong các giáo trình cũng giống như sự phân bố của các loại PN hỏi trong các giáo trình. Theo như đã phân tích ở phần trước về PN hỏi thì có thể thấy rằng các loại PN hỏi xuất hiện trong các phần hội thoại, ngữ pháp, bài luyện, bài nghe. Vì vậy, các loại PN đáp cũng xuất hiện trong các phần hội thoại, bài luyện, bài nghe. Nhưng có một điều mà chúng tôi thấy rằng, khi khảo sát các phần ngữ pháp thì những PN hỏi được giải thích rất rõ ràng và cụ thể nhưng các PN đáp lại chưa được đề cập đến. Rất nhiều loại PN hỏi được giải thích, trong đó có các loại PN hỏi TQ, nghi vấn, lựa chọn hay là PN hỏi có TTTT. Tuy nhiên, PN đáp cho các loại PN hỏi này lại ít khi thấy xuất hiện trong các phần giải thích ngữ pháp đó. Theo sự phân chia về trình độ giáo trình thì ở các giáo trình cơ sở, các loại PN hỏi xuất hiện nhiều nên các loại PN đáp cũng xuất hiện nhiều, tương ứng với các loại PN hỏi. Còn ở trình độ nâng cao, các loại PN hỏi này xuất hiện ít hơn, do đó mà các PN đáp cũng xuất hiện ít hơn so với trình độ cơ sở. 2.3 Tiểu kết Hỏi – đáp chính danh là loại hỏi đáp dễ phân biệt về mặt hình thức lẫn nội dung. Vì vậy, sau khi thống kê và phân loại, chúng tôi đã có được một tỉ lệ khá lớn. Các cặp thoại hỏiđáp chính danh xuất hiện ở tất cả các giáo trình, từ cơ sở đến nâng cao. Kết quả đã đem lại cho chúng tôi lợi ích rất lớn để có thể xem xét và xây dựng một hệ thống các cặp thoại hỏiđáp chính danh cho phù hợp với trình độ của người học. Từ đó, người dạy cũng có thể vận dụng một cách cụ thể vào việc giảng dạy. Cặp thoại hỏiđáp chính danh thường xuất hiện với những cấu trúc khá cụ thể và rõ ràng. Người học ở trình độ cơ sở có thể sử dụng cặp thoại hỏiđáp chính danh để luyện tập và thực hiện một cuộc trao đáp đơn giản và hiệu quả. Điều này là rất thiết thực và có hiệu quả cao đối với người học và người dạy. Chương 3 Khảo sát cặp thoại hỏiđáp không chính danh 3.1. Đặc điểm của các PN hỏi trong cặp thoại hỏiđáp không chính danh 3.1.1. Nhận xét chung về các PN hỏi không chính danh được sử dụng Những PN hỏi mang giá trị ngôn trung gián tiếp, nghĩa là trong thực tế giao tiếp, PN hỏi đó không nhằm mục đích để hỏi mà đồng thời thực hiện một số hành vi như : phủ định, khẳng định, nghi ngờ, phỏng đoán v.v thì những PN hỏi đó là PN hỏi không chính danh. Trong khi khảo sát và phân loại, chúng tôi cũng gặp những loại PN hỏi này, tuy nhiên tỉ lệ của các loại PN hỏi này so với các PN hỏi chính danh là rất thấp. Loại PN hỏi không chính danh xuất hiện ở hầu hết các giáo trình, từ cơ sở đến nâng cao. Tuy nhiên, tỉ lệ của loại PN hỏi không chính danh ở mỗi giáo trình là khác nhau. Có thể thấy rằng các loại PN hỏi không chính danh xuất hiện nhiều ở các giáo trình trình độ nâng cao, còn các giáo trình ở trình độ cơ sở thì các loại PN hỏi không chính danh cũng xuất hiện nhưng chiếm tỉ lệ rất ít. 3.1.2. Phân loại ý nghĩa của các PN hỏi không chính danh 3.1.2.1. PN hỏi có giá trị phỏng đoán Đây là loại PN hỏi thể hiện sự nghi ngờ hay đoán định hoặc thể hiện thái độ không chắc chắn, phân vân về một sự kiện, hành động nào đó. Chúng ta có thể nhận ra loại PN hỏi này thông qua việc xác định những từ, cụm từ đặt trước một cú. Chẳng hạn những cụm từ như: liệu, phải chăng, chẳng lẽ, hay là, không biết v.v hay những cụm từ để kết thúc như: chăng, không biết, không nhỉ v.v Chẳng hạn như: 1) H: Tôi đã đọc một số bài thơ ca ngợi sông Hương. Sông Hương chắc đẹp lắm? Đ: Vâng. Sông Hương rất đẹp. 3.1.2.2. PN hỏi có giá trị khẳng định Đây là loại PN hỏi không chính danh phổ biến thứ hai sau loại PN hỏi có giá trị phỏng đoán. Loại PN hỏi này được dùng để thực hiện hành vi khẳng định. Chức năng dụng học của câu hỏi này là nhằm khẳng định lại một sự vật, hiện tượng được thừa nhận là tồn tại. Về mặt hình thức thì loại PN hỏi này có sự xuất hiện của các từ / cụm từ như: chứ đâu, chứ ai, chứ sao, chẳng phải sao?, không là gì? v.v 1) H: Anh đang bận? Đ: Không, hôm nay tôi nghỉ. 3.1.2.3. PN hỏi có giá trị phủ định Đây là loại PN mang hành vi điển hình của câu trần thuật nhưng lại mang chiều hướng phủ định. Hình thức của loại PN nghi vấn phủ định khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên khi khảo sát thì chúng tôi thấy loại PN này ít được sử dụng. Nó chỉ xuất hiện trong vài giáo trình ở trình độ nâng cao. Nhưng các loại PN hỏi như vậy chỉ xuất hiện đơn lẻ chứ không nằm trong một cặp thoại. H: Nhà rộng và nhiều đồ thế này làm sao mà lau xuể? Đ: Nhà có người giúp việc anh ạ. 3.1.2.4. PN hỏi có giá trị cầu khiến Khi một PN hỏi không có yêu cầu cung cấp một thông báo nào tương ứng với nội dung của PN hỏi mà chỉ muốn người nghe cho phép mình được thực hiện một hành vi nào đó hay đề nghị người nghe thực hiện một hành vi gì đó thì PN hỏi này mang ý nghĩa cầu khiến. Loại PN hỏi này cũng khó xác định vì chúng ta phải dựa nhiều vào ngữ cảnh. Trong các cặp thoại mà chúng tôi khảo sát thì loại PN hỏi có giá trị cầu khiến không thấy xuất hiện nhiều. Các câu cầu khiến xuất hiện chủ yếu dưới dạng các câu đề nghị hay mời mọc, rủ rê. Ví dụ như: 1) H: Bác cho xem quyển từ điển kia một chút? Đ: Vâng, đây mời anh xem. 3.1.2.5. PN hỏi có giá trị cảm thán Câu cảm thán sử dụng hình thức nghi vấn đôi khi không cần câu trả lời. PN hỏi loại này thường sử dụng những từ nghi vấn như: biết bao, biết chừng nào, bao nhiêu, sao, đâu v.v Khi nói đến giá trị cảm thán thì không chỉ dựa vào ý nghĩa của lời nói mà phải dựa vào ngữ điệu nữa. Trong các cặp thoại hỏi đáp thì PN hỏi không chính danh loại này xuất hiện rất hiếm.Qua kết quả khảo sát thì chúng tôi thu được hai cặp thoại sử dụng loại PN hỏi này. 1) H: Chỉ có hai tuần thôi! Đ: Vâng chỉ 2 tuần. 3.1.2.6. PN hỏi biểu thị sự ngạc nhiên Trong các loại PN hỏi không chính danh thì ngoài những giá trị đã phân tích ở trên, chúng tôi thấy có sự xuất hiện thêm một giá trị nữa. Đó là PN hỏi thể hiện sự ngạc nhiên. Đây là loại PN hỏi không phải là nhiều nhưng cũng khá là hay và dễ nhận ra. Ví dụ: H: Bạn trèo dừa? Ôi trời! Thật thế ư? Đ: Có gì đâu! Ở nhà mình, hơn ai hết, mình là người trèo dừa giỏi nhất. Mình trèo dừa từ khi còn bé tí. 3.2. Đặc điểm của các PN đáp trong các cặp thoại hỏiđáp không chính danh 3.2.1. PN đáp trực tiếp và PN đáp gián tiếp Ứng với mỗi PN hỏi có thể có nhiều PN đáp khác nhau. Song, các PN đáp thường thuộc vào một trong hai phương thức cơ bản đó là đáp trực tiếp hoặc đáp gián tiếp. PN đáp trực tiếp thường cung cấp những thông tin vào đúng mục đích mà PN hỏi yêu cầu hoặc cung cấp thông tin một cách trực tiếp. Trong khi đó thì PN đáp gián tiếp thường không cung cấp trực tiếp thông tin mà PN hỏi cần. Đó có thể là những câu đáp vòng vo, không cụ thể, không rõ ràng hoặc chưa cung cấp được những thông tin cho câu hỏi. 3.2.2. Các loại PN đáp gián tiếp 3.2.2.1. Đáp bằng cách hỏi lại Đáp bằng câu hỏi là một loại đáp phổ biến nhất trong các loại câu đáp gián tiếp. Cách đáp này xuất hiện ở hầu hết các giáo trình, từ cơ sở đến nâng cao. Trong các cặp thoại hỏi đáp mà chúng tôi khảo sát được thì PN đáp gián tiếp là câu hỏi chiếm tỉ lệ rất cao. Trong các PN đáp bằng cách hỏi lại có nhiều mục đích khác nhau. Đó có thể là xác nhận lại thông tin của PN hỏi khi người nghe chưa rõ câu hỏi hoặc chưa rõ nội dung mà PN hỏi cần. Chẳng hạn như: 1) H: Có xa lắm không ông? Đ: Hả? Cái gì? Xa hả? Cô đi bộ được, không cần xe. 3.2.2.2. Đáp bằng cách khẳng định Đáp bằng cách khẳng định là cách đápngười đáp cung cấp thông tin cho PN hỏi bằng cách nhấn mạnh hoặc khẳng định lại thông tin. Thông qua các cấu trúc thể hiện ý nghĩa nhấn mạnh thì ta có thể hiểu được nội dung ngầm ẩn của câu đáp. Loại PN này cũng được chúng tôi đưa vào loại PN đáp gián tiếp. Ví dụ: quyển số 8, trang 86: H: Bạn đã đi chùa Hương bao giờ chưa? Đ: Ồ, ai đã một lần đến Việt Nam mà chẳng biết đến chùa Hương, một thắng cảnh kỳ thú ở nước này. 3.2.2.3. Đáp bằng cách phủ định Không chỉ có PN đáp bằng cách khẳng định mà chúng tôi cũng khảo sát được những PN đáp có ý nghĩa phủ định. Đáp bằng cách phủ định là cách đáptrong đó có sử dụng những cấu trúc có ý nghĩa phủ định. Trong các giáo trình mà chúng tôi khảo sát thì chúng tôi thấy phần ngữ pháp có giới thiệu rất nhiều cấu trúc phủ định. Ví dụ: 1) H: Cô Lan yêu anh Trung phải không? Đ: Yêu với đương gì. 3.2.2.4. Đáp bằng cách cầu khiến Trong các cách đáp gián tiếp thì chúng tôi thấy có sự xuất hiện của cách đáp thể hiện mục đích cầu khiến. Đó là cách đápngười đáp không cung cấp trực tiếp thông tin cho người hỏi mà người đáp muốn thực hiện một hành vi hay muốn người nghe thực hiện một hành vi nào đó. Trong các cặp thoại mà chúng tôi khảo sát được thì loại đáp không chính danh thể hiện mục đích cầu khiến xuất hiện không nhiều lắm. Nhưng có thể thấy các câu đáp loại này chủ yếu xuất hiện trong các giáo trình cơ sở. Ví dụ: 1) H: Chị đi với tôi không? Đ: Để tôi xem! 3.2.2.5. Đáp bằng cách nêu ra lý do hoặc cung cấp thêm thông tin để giải thích, hoặc lảng tránh. Ngoài những mục đích khác nhau của PN đáp không chính danh mà chúng tôi đã thống kê và phân tích ở những phần trên thì có những PN đáp rất khó phân loại và xếp vào một nội dung cụ thể. Tất cả những trường hợp ấy được chúng tôi sắp xếp dựa vào ý nghĩa của các PN đáp. Những PN đáp đó có rất nhiều mục đích và nội dung của những thông tin mà PN đáp cung cấp thì có thể không cụ thể và rõ ràng, hoặc chưa đáp ứng được thông tin mà PN hỏi cần. Vì vậy, chúng tôi xếp những PN đáp ấy vào trong nội dung này. Chẳng hạn như: 1) H: Anh Nhân đi vắng ạ? Anh ấy đi đâu? Đ: Anh tôi đi có chút việc. Anh tôi sắp về bây giờ. 3.4. Tiểu kết Chương này khảo sát và phân loại các cặp thoại hỏiđáp không chính danh. Qua kết quả mà chúng tôi khảo sát được thì tỉ lệ của cặp thoại hỏiđáp không chính danh là rất ít so với các cặp thoại hỏiđáp chính danh. Thông qua phương pháp thống kê, phân loại và miêu tả, chúng tôi đã sắp xếp các loại cặp thoại không chính danh thành nhiều loại với những ý nghĩa khác nhau. Đối với các PN đáp không chính danh, sau khi phân loại, chúng tôi đã có các loại đáp không chính danh. Các loại đáp này không xuất hiện cùng với các PN hỏi không chính danh. Tỉ lệ của loại đáp bằng cách hỏi lại là cao nhất. Đây là cách đáp không chính danh phổ biến nhất và xuất hiện rất nhiều trong cả giáo trình cơ sở lẫn giáo trình nâng cao. Các loại đáp còn lại thì xuất hiện ngang bằng nhau. Việc khảo sát cặp thoại hỏiđáp không chính danh phải dựa vào đặc điểm nội dung của cặp thoại, chứ không thể chỉ dựa vào đặc điểm về mặt hình thức. Chính vì vậy, việc khảo sát và phân loại được chúng tôi tiến hành rất kỹ và tỉ mỉ. Kết quả này đem lại cho chúng tôi lợi ích rất lớn trong việc biên soạn, sắp xếp các cặp thoại hỏiđáp không chính danh thành một hệ thống. Để từ đó, chúng tôi có thể sử dụng cho việc biên soạn và giảng dạy các cặp thoại không chính danh một cách hợp lý và dễ hiểu nhất. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong luận văn này, chúng tôi đã đi sâu vào khảo sát và phân tích cặp thoại hỏiđáp trong các sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Từ những kết quả mà chúng tôi khảo sát được, chúng tôi hy vọng có thể giúp cho cả người học lẫn người dạy có một hệ thống cơ bản về cặp thoại hỏiđáp để vận dụng một cách hiệu quả nhất trong việc biên soạn giáo trình cũng như giảng dạy. Qua khảo sát 10 cuốn giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài ( 5 cuốn cơ sở và 5 cuốn nâng cao) thì chúng tôi có những nhận xét như sau: - Đối với giáo trình cơ sở: Các cặp thoại hỏiđáp chủ yếu xuất hiện ở dạng chính danh. Trong các giáo trình này có phần ngữ pháp giải thích rất rõ và cụ thể về cấu trúc, hình thức của các câu hỏi. Tuy nhiên, các phần giải thích ngữ pháp chỉ tập trung vào câu hỏi mà chưa có phần giải thích cho câu đáp. - Đối với giáo trình nâng cao: Các cặp thoại hỏiđáp không chính danh xuất hiện nhiều hơn. Điều này cũng dễ hiểu vì ở trình độ cao, người học cần phải được tiếp cận với những mục đích khác nhau của hỏi và đáp. Chính vì thế các PN hỏi đáp hàm ẩn nhiều mục đích khác nhau, khiến người ta phải suy luận là cần thiết cho những người học ở trình độ cao. 2. Một số kiến nghị cho việc biên soạn giáo trình và giảng dạy các cấu trúc hỏiđáp - Dựa vào những nhận xét chung mà chúng tôi đã đưa ra ở trên thì việc biên soạn giáo trình sẽ vận dụng những ưu điểm của các giáo trình này. Qua đó, chúng tôi sẽ tiến hành sắp xếp những cấu trúc hỏiđáp chính danh theo trình độ giáo trình. - Phần giải thích ngữ pháp sẽ tập trung vào cả mặt cấu trúc lẫn nội dung của các cặp thoại. Cả phần hỏi lẫn phần đáp sẽ được chú trọng. Chúng tôi muốn sắp xếp các cấu trúc của PN hỏiđáp chính danh và không chính danh thành những phần cụ thể dựa theo những nghiên cứu của chúng tôi trong luận văn này. - Tùy vào trình độ mà chúng tôi sẽ đưa những loại PN hỏi đáp trên vào các giáo trình từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Trong phần giải thích ngữ pháp sẽ phải rất cụ thể và rõ ràng, cung cấp nhiều loại câu khác nhau. Sau đó, các bài luyện, bài tập cũng như các bài hội thoại sẽ được thiết kế để giúp người học tạo dựng kỹ năng hỏi và đáp. References TIẾNG VIỆT 1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1997), Phương pháp dạy học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng Việt tập 2, Nxb Giáo dục, HN. 3. Gillian Brown – George Yule (2002), Phân tích diễn ngôn, Trần Thuần (dịch), Nxb ĐHQG, Hà Nội. 4. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học, NXB ĐHSP, HN. 5. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2006), Đại cương Ngôn ngữ học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng (2008), Ngữ dụng học, Nxb ĐH Sư phạm. 7. Đỗ Hữu Châu (2010), Đại cương Ngôn ngữ học, tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam. 8. Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 9. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 10. Nguyễn Đức Dân (1999), Sơ lược về lý thuyết tam thoại, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3, tr. 1 – 8. 11. Hữu Đạt (1998), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐHQGHN. 12. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan (1998), Cơ sở Tiếng Việt, Nxb Giáo dục Hà Nội. 13. Hữu Đạt (2009), Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp Tiếng Việt, NXBGD Việt Nam, Hà Nội 14. Lê Đông (1985), Câu trả lời và câu đáp của câu hỏi, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, tr 23 – 26. 15. Lê Đông (1996), Ngữ nghĩa – ngữ dụng của câu hỏi chính danh, Luận án PTS Ngôn ngữ, ĐH QGHN. 16. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2002), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 17. Nguyễn Thiện Giáp (2007), Dụng học Việt Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội 18. Phan Văn Giưỡng (1994), Tiếng Việt (Vietnamese) Intermediate 3, National Library of Australia. 19. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb Khoa học Xã hội. [...]... – Viện Ngôn ngữ học, Tiếng Việt và việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, Nxb ĐHQG, Hà Nội Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Lê Anh Xuân (2005), Trả lời gián tiếp cho câu hỏi chính danh trong Tiếng Việt, Luận án tiến sĩ ngữ văn, ĐHSP HN Nguyễn Như Ý (2008), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh TIẾNG NƯỚC NGOÀI Ann Raimes (1983),... Giáo trình Tiếng Việt với vấn đề giảng dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài nhìn từ góc độ giao tiếp ngôn ngữ, NXBĐHQG, Hà Nội Nguyễn Lai (1997), Những bài giảng về Ngôn ngữ học đại cương, tập 1, NXB ĐHQG, Hà Nội Nguyễn Thiện Nam (2001), Khảo sát lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nước ngoài và những vấn đề liên quan, Luận án tiến sĩ ngữ văn, ĐHQGHN Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb... 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 Nguyễn Chí Hòa (1993), Thử tìm hiểu Phát ngôn hỏi và Phát ngôn trả lời trong sự tương tác lẫn nhau giữa chúng trên bình diện giao tiếp, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, tr 61 – 63 Đỗ Thị Thúy Hoàn (2008) Khảo sát hệ thống bài luyện và bài tập trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài Việt Nam từ năm 1980 đến nay, Luận văn thạc sĩ, ĐH QGHN V.B Kasevich (1998), Những... chiếu các kiểu câu hỏi chính danh tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa – ngữ dụng, ĐH KHXH – NV, HN Saussure, F.de (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Tổ ngôn ngữ học ĐHTH dịch, Nxb KHXH, Hà Nội Lý Toàn Thắng (1983), Vấn đề ngôn ngữ và tư duy, ngôn ngữ số 2, tr 13 – 19 Phạm Văn Thấu (1999), Cấu trúc liên kết của cặp thoại, Luận án tiến sĩ ngữ văn, ĐHSP HN Vũ Văn Thi (1996), Tiếng Việt. .. Nguyễn Như Ý (2008), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh TIẾNG NƯỚC NGOÀI Ann Raimes (1983), Techniques in teaching writing, Oxford University Press Bac Hoai Tran (1996), Việt ngữ đàm thoại ( Conversation Vietnamese), Tan Van / Mekong Center Publisher, Japan Geis, M.L (1995), Speech Acts and Conversational interaction Đoan Thien Thuat (editor – in – chief ), A Concise Vietnamese

Ngày đăng: 14/01/2014, 22:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w