Tuy nhiên, như đã nói ở trên, từ láy tiếng Việt là một bộ phận không thể thiếu trong tiếng Việt nhưng cũng không đơn giản bởi nó bao gồm nhiều loại từ láy tạo nên từ các phương thức láy
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
PHÍ HÀ CHI
KHẢO SÁT TỪ LÁY TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (XUẤT BẢN
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1980 ĐẾN NAY)
LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
Hà Nội – 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
PHÍ HÀ CHI
KHẢO SÁT TỪ LÁY TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (XUẤT BẢN
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1980 ĐẾN NAY)
LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài “Khảo sát từ láy trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (xuất bản tại Việt Nam giai đoạn 1980 đến nay” là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Nguyễn Thiện Nam Các kết quả nghiên cứu đưa ra trong luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất kì một công trình nào khác
Học viên
Phí Hà Chi
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thiện Nam, giáo viên hướng dẫn của tôi, người thầy đã nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn, hỗ trợ và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu
Qua đây, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn nhà trường, các quý thầy cô giảng dạy và công tác tại khoa Ngôn ngữ học và khoa Việt Nam học, trường
ĐH KHXH&NV – ĐHQG HN đã trang bị cho tôi những kiến thức chuyên môn cũng như các kĩ năng và kinh nghiệm học tập, nghiên cứu trong suốt quá trình học tập, trau dồi bản thân đến nay Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ đã có những chia sẻ, đóng góp chỉnh sửa để tôi có thể hoàn thiện luận văn của mình
Cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và các đồng nghiệp cơ quan, bạn bè đã luôn ủng hộ, giúp đỡ và động viên tôi trong thời gian học tập cũng như hoàn thành luận văn này
Trang 5NỘI DUNG
Chương 1 Cơ sở lý luận về từ láy tiếng Việt 17
2.1.1.4 Từ láy được sử dụng trong phần phát âm, chính tả 39
2.2 Giảng dạy từ láy trong các giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài 58
Trang 62.2.2 Bài luyện cho các dạng láy và từ láy trong giáo trình 68
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu / Viết tắt Chú thích
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1 Phân loại từ láy theo cấu tạo theo Hoàng Văn Hành 26
Sơ đồ 1.2 Cơ sở phân loại từ láy về đặc điểm cấu tạo của luận văn 28 Bảng 2.1 Số lƣợng từ láy thu đƣợc trong các giáo trình tiếng Việt 32
Bảng 2.4 Các từ láy bốn trong các giáo trình tiếng Việt 37
Biểu đồ 2.6 Từ láy dùng trong phần phát âm, chính tả phân theo cấu tạo 40
Bảng 2.8 Số lƣợng các bài tập luyện từ láy trong các giáo trình 75 Biểu đồ 3.1 Từ láy đôi phân theo cấu tạo (trong thực tế sử dụng từ láy) 79 Biểu đồ 3.2 Từ láy phân theo ngữ nghĩa (trong thực tế sử dụng từ láy) 80 Biểu đồ 3.3 Từ láy phân theo từ loại (trong thực tế sử dụng từ láy) 81
Trang 9MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, trong thời đại mới của thế kỉ XXI, đất nước Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, đẩy mạnh quá trình phát triển, giao lưu và hội nhập kinh tế, văn hóa, giáo dục,… Thời kì này cũng tạo nhiều điều kiện,
cơ hội cho người nước ngoài sinh sống, làm việc và học tập ở Việt Nam, dẫn đến nhu cầu học tiếng Việt ngày càng tăng cao Số lượng người nước ngoài học tiếng Việt hiện nay nhiều hơn so với trước đây và vẫn đang có xu hướng tăng nhanh Để đáp ứng nhu cầu thiết thực này, các cơ sở giảng dạy tiếng Việt đã được mở ở nhiều nơi, nhất là ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Các khóa học tiếng Việt được đưa ra rất phong phú và bổ ích, cùng với đó là số lượng học liệu dạy và học cũng trở nên nhiều và đa dạng hơn nhằm giúp cho người học đạt được các mục tiêu thụ đắc tiếng Việt một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất Thực tế việc giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ đã và đang được khảo sát nghiên cứu
và đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào việc ứng dụng trong dạy và học tiếng Việt Song, ở mảng nghiên cứu này vẫn có những địa hạt chưa được chú ý tới Trong thực tiễn giảng dạy tiếng Việt cho đối tượng học viên quốc tế, chúng tôi nhận thấy từ láy là một trong những vấn đề không nằm ngoài quá trình dạy và học tiếng Việt mà cả giáo viên cũng như học viên đều có thể gặp phải trở ngại trong việc giới thiệu và cảm thụ nó
Được cấu tạo bởi phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ âm,
từ láy chiếm một số lượng không nhỏ trong tiếng Việt Hơn nữa, từ láy là một đặc trưng trong tiếng Việt – ngôn ngữ đơn lập, phân tích tính và đặc biệt có hệ thống thanh điệu đa dạng, điều khiến cho từ láy trong tiếng Việt có thể xem như phong phú và độc đáo hơn so với những ngôn ngữ không có thanh điệu khác Như vậy, xét
về khía cạnh người nước ngoài học tiếng Việt, bên cạnh những phương thức cấu tạo
từ cơ bản và tất yếu là từ đơn, từ ghép, chắc hẳn ít nhiều họ cũng sẽ biết đến và cũng có thể sử dụng từ láy Nếu am hiểu và sử dụng được từ láy thì việc biểu đạt
Trang 10suy nghĩ, ý tưởng của người nước ngoài sẽ cụ thể, sinh động và đa dạng hơn Tuy nhiên, như đã nói ở trên, từ láy tiếng Việt là một bộ phận không thể thiếu trong tiếng Việt nhưng cũng không đơn giản bởi nó bao gồm nhiều loại từ láy tạo nên từ các phương thức láy khác nhau, do đó việc tìm hiểu và áp dụng từ láy trong quá trình học và thực tế sử dụng đối với học viên quốc tế thực sự cũng là một vấn đề
đáng quan tâm Chúng tôi quyết định chọn đề tài: Khảo sát từ láy trong các giáo
trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (xuất bản tại Việt Nam giai đoạn 1980 đến nay) để tiến hành thu thập, đánh giá số liệu, đưa ra đề xuất nhằm đóng góp một
phần nhỏ vào các nghiên cứu tiếng Việt ở khía cạnh dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ
- “Ngữ pháp tiếng Việt” (Tiếng – từ ghép – đoản ngữ) – Nguyễn Tài Cẩn (1975)
- “Những đặc điểm của từ láy tiếng Việt” – Đào Thản (Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1970)
- “Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại” – Hồ Lê (1976)
- “Thử tìm hiểu từ láy song tiết dạng X “ấp” XY” – Phi Tuyết Hinh (Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, 1977)
- “Từ vựng học tiếng Việt” – Nguyễn Thiện Giáp (1978)
- “Về những từ gọi là “từ láy” trong tiếng Việt” – Hoàng Tuệ (Ngôn ngữ, số 3, 1978)
- “Về hiện tượng láy trong tiếng Việt” – Hoàng Văn Hành (Tạp chí Ngôn ngữ số
2, 1979)
Trang 11- “Từ láy trong tiếng Việt và sự cần thiết phải nhận diện nó” - Phan Văn Hoàn (Tạp chí ngôn ngữ, số 4, 1985)
- “Từ láy trong tiếng Việt” - Hoàng Văn Hành (NXB Khoa học xã hội, 1985)
- “Từ láy – những vấn đề còn bỏ ngỏ” - Hà Quang Năng, Phi Tuyết Hinh, Nguyễn Văn Khang, NXB Khoa học xã hội, 1998)
- “Từ điển từ láy tiếng Việt” - Hoàng Văn Hành (chủ biên), NXB Giáo dục Hà Nội, 1995
…
Nhờ đặc điểm ngữ nghĩa, giá trị biểu đạt, biểu cảm nên từ láy thường được
sử dụng nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật văn chương Khảo sát, nghiên cứu về
từ láy xuất hiện trong các tác phẩm văn học, tất nhiên là một hướng nghiên cứu khá phổ biến về mặt ứng dụng Có thể điểm tên một số nghiên cứu hướng đề tài này như:
- “Giá trị nghệ thuật và các phương thức sử dụng hiện tượng láy trong thơ ca Việt Nam” – Nguyễn Thị Thanh Hà (Luận án Tiến sĩ)
- “Vai trò của từ láy trong một số tác phẩm văn chương” – Nguyễn Thị Thanh Hòa (Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ)
- “Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” – Hoàng Thị Lan (Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ)
- “Hệ thống từ láy tiếng Việt trong một số khúc ngâm thế kỉ XIX” – Nguyễn Thị Hường (Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn)
- “Tìm hiểu giá trị từ láy trong sử dụng (Khảo sát qua thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương)” - Nguyễn Thị Thu Hương (Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn)
- “Tìm hiểu về từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư” – Trần Thị Kim Loan (Khóa luận tốt nghiệp)
- “Bước đầu tìm hiểu về từ láy trong Truyện Kiều của Nguyễn Du” – Nguyễn Thị Thủy (Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Ngôn ngữ)
Trang 12- “Từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử” – Nguyễn Ngọc Vẹn (Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Ngữ văn)
…
Qua việc thống kê số lượng và phân tích đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa, sự phân bố của từ láy trong các tác phẩm văn học được nghiên cứu, giá trị ngữ âm và ngữ nghĩa của các từ láy được khái quát trong việc tạo nên giá trị thẩm mĩ trong văn học Hai giá trị nổi bật đó là khả năng tạo tính nhạc và tính họa, góp phần tạo nên các hình tượng nghệ thuật, tăng sức gợi tả, đặc biệt là trong các tác phẩm thơ ca Như vậy, các khảo sát, nghiên cứu này chỉ ra vai trò, hiệu quả và phương thức sử dụng của từ láy trong văn chương, giúp người đọc, người học có cái nhìn và nhận thức chung về giá trị về mặt ứng dụng của từ láy
Khía cạnh dạy từ láy tiếng Việt trong các trường phổ thông trong nước cũng được khảo sát nghiên cứu trong một số luận văn, khóa luận tốt nghiệp và bài viết nghiên cứu đăng trên các tạp chí và các website về giáo dục và khoa học Dưới đây xin điểm qua một số nghiên cứu về nội dung này:
Hoàng Thị Thu Hương trong Khóa luận tốt nghiệp “Khảo sát lớp từ láy trong sách giáo khoa tiếng Việt 4” đã thực hiện một khảo sát nhằm liệt kê số lượng, phân tích mặt cấu tạo, từ loại, vai trò ngữ pháp và giá trị biểu đạt của các từ láy được cung cấp trong nội dung sách giáo khoa tiếng Việt lớp 4 đang được sử dụng trong chương trình giảng dạy toàn quốc Nhìn chung, phần nhiều các điều tra, nghiên cứu khác hướng vào tình hình thực tế việc dạy và học từ láy trong nhà trường:
- “Khả năng nhận biết từ láy của học sinh tiểu học (Khảo sát ở học sinh lớp 5 trường Tiểu học Tiền Phong B, Mê Linh, Hà Nội) – Nguyễn Thị Thu Hương (Khóa luận tốt nghiệp Đại học, chuyên ngành Phương pháp dạy học tiếng Việt)
- “Về khái niệm từ đơn, từ ghép, từ láy được dạy ở Tiểu học” – Lê Phương Nga (Tạp chí Giáo dục Tiểu học, số 2 – 1996)
- “Trở lại vấn đề phân biệt từ đơn, từ láy, cụm từ trong tiếng Việt” – Nguyễn Thị
Trang 13- “Khả năng nhận biết và sử dụng từ láy, từ ghép ở Tiểu học” – Hà Quang Năng (Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 10 – 2002)
- “Từ khả năng phân biệt từ ghép và từ láy của học sinh Tiểu học và Trung học
cơ sở nghĩ về cách dạy tiếng Việt” – Nguyễn Đức Tồn (Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 12 - 2008
- “Nâng cao hiệu quả sử dụng từ láy cho học sinh lớp 9 qua môn ngữ văn” – Nguyễn Thị Nga (Trường THCS Lao Bảo) (Website: Sáng kiến kinh nghiệm)
- “Một số phương pháp dạy tốt từ láy cho học sinh lớp 4, 5” - Lưu Thị Kim Liên – Nguyễn Thị Dy (Website: Sáng kiến kinh nghiệm)
- “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy cho học sinh lớp 4, lớp 5” – Nguyễn Thị Thu Hương (Trường TH Cổ Dũng – Kim Thành – Hải Dương) (Website: Sáng kiến kinh nghiệm)
…
Trong chương trình học tiếng Việt và Ngữ văn, từ láy nằm trong hệ thống những kiến thức cơ bản của tiếng Việt Như vậy các khảo sát nghiên cứu trên được thực hiện trên nhóm đối tượng là học sinh phổ thông các trường Tiểu học và Trung học
Cơ sở, Trung học phổ thông được giảng dạy nội dung này nhằm đưa ra thực tế học
và sử dụng từ láy hiện nay Bằng việc sử dụng các phiếu điều tra, khảo sát, kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy, tác giả của những bài nghiên cứu này đã có những mô
tả sát thực về thực trạng hiểu, nhận biết và cảm thụ từ láy của các nhóm đối tượng học sinh nhất định (các nhóm đối tượng được lựa chọn theo các tiêu chí: cấp học, vùng, trường hoặc cụ thể là một lớp học) Trong đó các tác giả phân tích một số lỗi
và hạn chế còn tồn tại trong quá trình học: mức độ hiểu và vận dụng khái niệm từ láy chưa cao, khả năng nhận biết nghĩa của từ láy chưa thực sự tốt, đặc biệt là vấn
đề nhầm lẫn giữa từ láy với từ ghép xảy ra phổ biến Sau thực trạng sử dụng từ láy
và phân biệt từ láy với từ ghép, các hướng lí giải của các hạn chế này được đưa ra nhằm xác định gốc rễ của vấn đề để từ đó, các tác giả có những đề xuất mang tính bước đầu hoặc chi tiết, cặn kẽ về các biện pháp khắc phục cũng như các dạng mẫu
Trang 14sát việc vận dụng các giải pháp và mô tả những kết quả bước đầu đạt được kèm theo những kinh nghiệm rút ra từ thực tế vận dụng đó Một trong những nghiên cứu nổi bật nhất trong đó phải kể đến “Dạy và học từ láy ở trường phổ thông” (2003) [18] của tác giả Hà Quang Năng Công trình nghiên cứu này được thực hiện công phu với cơ sở lý luận về từ láy tiếng Việt bao quát, sâu rộng cung với khảo sát nghiên cứu về việc dạy và học từ láy trong các trường phổ thông Khảo sát được thực hiện nhằm đánh giá nội dung giảng dạy từ láy trong các sách giáo khoa, ở đó tác giả chỉ
ra sự thiếu nhất quán về quan niệm từ láy được cung cấp trong các sách giáo khoa
cũ và sự khắc phục thiếu xót này trong các sách giáo khoa mới Tiếp đó là kết quả thống kê từ các phiếu khảo sát về từ láy dành cho đối tượng học sinh phổ thông ở cả
ba cấp học Khả năng nhận diện và sử dụng từ láy của các học sinh đã được nhận định, mô tả và đánh giá, từ đó các bài tập luyện được đưa ra một cách đa dạng, phù hợp với mục đích giúp học sinh hiểu rõ, sử dụng đúng và mở rộng vốn từ láy theo trình độ của mình Đây là một nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong giảng dạy tiếng Việt cho người bản địa
Về phần khảo sát, nghiên cứu từ láy trong giảng dạy tiếng Việt cho đối tượng học viên nước ngoài, số lượng bài viết và công trình chưa nhiều Dưới đây là hai bài viết nghiên cứu có liên quan:
Bài viết thứ nhất là “Cách giảng dạy từ láy tiếng Việt cho người nước ngoài” của hai tác giả Trần Trọng Giảng và Phạm Thị Lại Giang [6] Bài viết hướng tới đối tượng người dạy và học tiếng Việt qua ngôn ngữ trung gian là tiếng Anh, trong đó chỉ ra hai điểm bất lợi trong dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ “Thứ nhất, trong quá trình dịch nghĩa, không phải lúc nào tiếng Anh cũng có từ cùng loại và tương đương về nghĩa với từ láy trong tiếng Việt; thứ hai, bởi giá trị gợi tả, biểu cảm và phong cách nên trong nhiều trường hợp, từ láy mang một nghĩa riêng biệt khác hoàn toàn với tính từ gốc.” Từ những bất lợi này, hai tác giả có đề xuất những thủ pháp cụ thể trong quá trình dạy từ láy cho học viên bản ngữ nói tiếng Anh học tiếng Việt cũng như đề cập đến việc dịch chuyển nghĩa một số từ láy trong tiếng
Trang 15giảng dạy từ láy được đưa ra gồm 2 bước và phương pháp giảng dạy từ láy gồm 3 bước, tiếp đó là các ví dụ về một bài giảng minh họa với giáo án dạy cụ thể, chi tiết Cuối cùng các dạng bài tập thực hành từ láy được đưa ra nhằm ôn lại cách sử dụng của các từ láy mà học viên vừa được giới thiệu trong bài giảng Có thể nói bài viết chỉ mới bước đầu giới thiệu một cách giảng dạy từ láy có từ gốc là tính từ cho học viên bản ngữ tiếng Anh học tiếng Việt cũng như đề cập đến việc chuyển dịch nghĩa một số từ láy trong tiếng Việt sang tiếng Anh
Với mục đích góp phần thúc đẩy sự nghiên cứu so sánh – đối chiếu ngôn ngữ trong xu thế phát triển của ngôn ngữ học hiện đại, cũng như góp phần giúp ích cho đối tượng người Hàn học tiếng Việt và ngược lại, cho người Việt học tiếng Hàn, Đỗ Thị Bích Lài đưa ra một bài viết khảo sát “Những tương đồng và khác biệt của từ láy trong tiếng Việt và tiếng Hàn” [15] Bài viết cũng đề cập đến một luận văn của một người nghiên cứu người Hàn - Cho Hae Kyung mà trước đó có khảo sát đề tài này với những miêu tả bước đầu về cấu trúc, sơ lược về ngữ nghĩa của từ láy tiếng Hàn và tiếng Việt Song tác giả bài viết nhận định công trình đó chưa nêu bật những điểm dị biệt về bản chất từ láy trong hai thứ tiếng khác nhau này Đặt ra giới hạn khảo sát ở hai kiểu từ láy tiêu biểu cho cả hai ngôn ngữ, đó là từ láy hai âm tiết và
từ láy bốn âm tiết, tác giả cung cấp những so sánh rất cụ thể và chi tiết về mặt cấu trúc và đặc biệt là mặt ngữ nghĩa Ngoài ra, một số lỗi người Hàn học tiếng Việt gặp phải về mặt ngữ nghĩa của từ láy tiếng Việt được nhắc đến trong các ví dụ, từ đó tác giả cũng chỉ ra được cách hoạt động của các từ láy với nghĩa phái sinh trong câu, phát ngôn trong sự so sánh với hoạt động của từ gốc Như vậy, bài viết tổng quát này được xem là rất hữu ích cho nhóm đối tượng người Hàn học tiếng Việt và người Việt học tiếng Hàn trong việc tiếp cận hiện tượng từ láy về cả mặt cấu tạo và ngữ nghĩa
Qua việc tìm hiểu những bài viết, công trình nghiên cứu về từ láy và có đề cập đến từ láy như trên, chúng tôi thấy rằng đã có những cơ sở về mặt lí thuyết của
từ láy khá cụ thể và hệ thống, tạo cơ sở cho những nghiên cứu những vấn đề khác liên quan Đồng thời một lần nữa có thể khẳng định: Việc xem xét, thống kê và mô
Trang 16tả và đánh giá về nhóm từ láy xuất hiện trong việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiện nay chưa được quan tâm, đề cập đến, trong khi từ láy trong tiếng Việt là một nét đặc trưng với giá trị biểu đạt tình thái cao Chính vì thế, chúng tôi đã
quyết định lựa chọn đề tài: “Khảo sát từ láy trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho
người nước ngoài (xuất bản tại Việt Nam giai đoạn 1980 đến nay)” để thực hiện
trong luận văn này
3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA LUẬN VĂN
Luận văn này đề ra các mục tiêu: tập trung khảo sát, thống kê số lượng từ láy
và mô tả các dạng từ láy được đưa vào giáo trình, trong đó bao gồm cả việc nhận diện mục đích từ láy có mặt các phần, các cấu trúc hay các chủ đề bài học khác nhau Từ đó trả lời cho câu hỏi: Học viên nước ngoài khi học tiếng Việt có thể không cần biết đến từ láy hay không? Từ kết quả định lượng và mô tả từ láy có được cũng có thể nhận định việc giới thiệu các từ láy đó đem lại hiệu quả thế nào,
dễ hiểu hay khó hiểu và có phù hợp hay không trong các trường hợp đưa ra Ngoài
ra, trong luận văn này còn tìm hiểu sơ bộ về thực tế sử dụng từ láy của học viên, nhận định lỗi có thể mắc phải khi sử dụng từ láy và hướng đề đạt việc giới thiệu từ láy đến học viên cũng như các dạng bài tập để luyện tập nhằm giúp học viên nước ngoài dễ dàng tiếp nhận và sử dụng hiệu quả, thành thạo, đúng ngữ cảnh
Với nghiên cứu này, luận văn bước đầu cung cấp một dữ liệu thống kê các từ láy được sử dụng và giảng dạy trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài Đây là có thể được coi là một dữ liệu tham khảo cho các nghiên cứu liên quan Cùng với số liệu nghiên cứu, luận văn cũng đưa ra một số đề xuất về hướng giảng dạy về từ láy Qua đây, luận văn hướng đến đóng góp một phần nhỏ trong việc cung cấp một cái nhìn rõ hơn trường hợp từ vựng, ngữ pháp này nói riêng và nghiên cứu tiếng Việt trong ứng dụng giảng dạy nó như một ngoại ngữ nói chung
Trang 174 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các từ láy xuất hiện trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được xuất bản ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến nay (2016) Tư liệu nghiên cứu là các giáo trình tiếng Việt tiêu biểu được sử dụng phổ biến trong các trường đại học ở hai thành phố lớn
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Các tư liệu này được xem xét bao quát tổng thể
từ cấp độ từ thấp đến cao, tức là ở cả ba trình độ: cơ sở (A), trung cấp (B) và cao cấp (C)
Danh sách tư liệu thuộc phạm vi khảo sát của chúng tôi bao gồm 12 bộ giáo trình với số lượng tổng cộng 23 cuốn:
1 Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành, tập I, Nguyễn Văn Lai (Chủ biên), Khoa Tiếng Việt, Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội, 1980 (Mã: 01 – T1)
2 Giáo trình cơ sở Tiếng Việt thực hành, tập II, Đặng Ngọc Cừ - Phan Hải (Chủ biên), Khoa Tiếng Việt, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1980 (Mã: 01 – T2)
3 Tiếng Việt cho người nước ngoài, quyển 1, Bùi Phụng (Chủ biên), Bộ Đại học
và Trung học chuyên nghiệp, 1987 (Mã: 02 – T1)
4 Tiếng Việt cho người nước ngoài, quyển 2, Bùi Phụng (Chủ biên), Bộ Đại học
và Trung học chuyên nghiệp, 1987 (Mã: 02 – T2)
5 Tiếng Việt cho người nước ngoài – Learning Modern Spoken Vietnamese, Bùi Phụng (Chủ biên), NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, 1992 (Mã 03)
6 Tiếng Việt cơ sở - Vietnamese for beginners, Vũ Văn Thi, Khoa Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Khoa học xã hội, 1996 (tái bản năm 2011) (Mã:
04 - A)
7 Tiếng Việt thực hành (Dùng cho người nước ngoài), Đinh Thanh Huệ (Chủ biên), Khoa Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài, Nhà xuất
Trang 188 Tiếng Việt nâng cao (cho người nước ngoài) – Intermediate Vietnamese (for non – native Speakers), Nguyễn Thiện Nam, Khoa Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia
Hà Nội, NXB Giáo dục, 1998 (Mã: 06 – B, C)
9 Giáo trình Tiếng Việt – VSL, tập 1, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên), Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2003 (Mã: 07 – T1)
10 Giáo trình Tiếng Việt – VSL, tập 2, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên), Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2003 (Mã: 07 – T2)
11 Giáo trình Tiếng Việt – VSL, tập 3, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên), Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, NXB Giáo dục, 2003 (Mã: 07 – T3)
12 Giáo trình Tiếng Việt – VSL, tập 4, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên), Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2003 (Mã: 07 – T4)
13 Tiếng Việt cho người nước ngoài – Trình độ nâng cao – Vietnamese for foreigners Intermediate Level, Trịnh Đức Hiển (Chủ biên), Khoa Tiếng Việt
và Văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003 (Mã: 08 – B, C)
14 Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài) – Trình độ A, tập 1, Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên), Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, 2004 (Mã: 09 –
A – T1)
Trang 1915 Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài) – Trình độ A, tập 2, Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên), Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, 2004 (Mã: 09 –
A – T2)
16 Thực hành Tiếng Việt (sách dùng cho người nước ngoài), Trình độ B, Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên), Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, NXB Thế giới, 2004 (tái bản năm 2013) (Mã: 09 – B)
17 Thực hành Tiếng Việt (sách dùng cho người nước ngoài), Trình độ C, Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên), Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, NXB Thế giới, 2004 (tái bản năm 2013) (Mã: 09 – C)
18 Tiếng Việt cho người nước ngoài – Chương trình cơ sở - Vietnamese for foreigners, Nguyễn Văn Phúc (Chủ biên) – Đào Văn Hùng – Nguyễn Văn Chính, NCB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007 (Mã: 10 – A)
19 Tiếng Việt cho người nước ngoài – Vietnamese for foreigners, Nguyễn Anh Quế, NXB Văn hóa thông tin Hà Nội, 2007 (Mã: 11)
20 Tiếng Việt cơ sở (dành cho người nước ngoài) Quyển 1 – Nguyễn Việt Hương, Viện Phát triển Ngôn ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (Mã: 12 –
Trang 205 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khi thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng, bên cạnh đó là một số thủ pháp như so sánh đối chiếu, phân tích ngữ cảnh, thủ pháp đơn giản hóa Từ các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu này chúng tôi có được sự phân tích, miêu tả tổng hợp và đánh giá các tư liệu nghiên cứu có đề cập đến từ láy Thêm vào đó, các phương pháp này cũng được áp dụng vào các tư liệu viết nhằm khảo sát tình hình sử dụng từ láy của học viên người nước ngoài, qua đó mang lại một cái nhìn ban đầu
về việc thụ đắc và ứng dụng từ láy của người học trong thực tiễn
6 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Mở đầu
Nội dung
Chương 1 Cơ sở lý luận về từ láy tiếng Việt Chương 2 Khảo sát từ láy trong các giáo trình tiếng Việt Chương 3 Thực tế tiếp cận, sử dụng từ láy của học viên nước ngoài
và hướng đề xuất cách thức giới thiệu, luyện tập từ láy trong quá trình dạy
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 21NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ TỪ LÁY TIẾNG VIỆT
1.1 Khái niệm từ láy trong tiếng Việt
Là một vấn đề khá nổi bật trong Việt ngữ học, từ láy, với một số lượng phong phú trong kho từ vựng, đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu và phân tích dưới nhiều góc độ Xuất phát từ những quan điểm, cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau, có thể thấy riêng về mặt tên gọi của khái niệm này cũng đã có nhiều khác biệt Nhà nghiên cứu Hà Quang Năng trong nghiên cứu của mình đã tổng hợp về các cách gọi từ láy: “từ phản điệp (Đỗ Hữu Châu, 1962), từ lắp láy (Hồ Lê, 1976),
từ lấp láy (Nguyễn Nguyên Trứ, 1970), từ láy âm (Nguyễn Tài Cẩn, 1975; Nguyễn Văn Tu, 1976), từ láy (Hoàng Tuệ, 1978; Đào Thản, 1970; Hoàng Văn Hành, 1979, 1985; Nguyễn Thiện Giáp, 1985; Đỗ Hữu Châu, 1981, 1986; Diệp Quang Ban, 1989) v.v…” [19; tr 7] Cách gọi “từ láy” được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng và đến nay trong các sách giáo khoa phổ thông cũng áp dụng tên gọi này
Các định nghĩa khác nhau về từ láy cũng được trình bày trong các công trình
và bài viết nghiên cứu khác nhau của các tác giả Nhìn chung có hai hướng quan điểm phổ biến được đưa ra:
- Hướng thứ nhất: Coi láy cũng là ghép
- Hướng thứ hai: Coi láy là sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hóa
Nhìn nhận theo hướng quan điểm thứ nhất có các nhà Việt ngữ học như Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Tài Cẩn, Hồ Lê,…
- Trong “Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam” (1963), hai tác giả Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê có viết: “Chúng ta có nhiều từ hai âm, cũng có từ ba âm
và từ bốn âm Tiếng đôi, tiếng ba, tiếng tư ta gọi là từ kép Trong ngôn ngữ của ta,
từ kép hai âm nhiều nhất, từ kép ba, bốn âm ít hơn Dù hai, ba hay bốn âm, từ kép cũng chỉ diễn tả ý đơn giản như từ đơn” [4; tr 62]
Trang 22- Theo cách nhìn của Nguyễn Tài Cẩn: “Từ láy âm là loại từ ghép trong đó, theo con mắt nhìn của người Việt hiện nay, các thành tố trực tiếp được kết hợp với nhau chủ yếu theo quan hệ ngữ âm Quan hệ ngữ âm được thể hiện ra ở chỗ là các thành tố trực tiếp phải có tương ứng với nhau về hai mặt: mặt yếu tố siêu âm đoạn tính (thanh điệu) và mặt yếu tố âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm chính giữa vần và âm cuối vần…)” [1, tr 109]
- Hồ Lê coi từ láy là “một loại từ ghép thực bộ phận gồm hai từ tố - một từ tố vốn là nguyên vị thực và một từ tố vốn không phải là nguyên vị thực có quan hệ lắp láy với nhau Có thể gọi nó là từ ghép thực bộ phận lắp láy, hoặc gọn hơn là từ ghép lắp láy” [16, tr 261]
- Nguyễn Văn Tu đã nêu: “Sở dĩ chúng tôi gọi chung những từ láy âm là những từ ghép vì thực chất chúng được tạo ra bởi một số từ tố với bản thân nó không bị biến âm hoặc bị biến âm … Từ láy âm được tạo thành bằng việc ghép hai
từ tố hoặc hai âm tiết có quan hệ về ngữ âm trên cơ sở láy âm, trên cơ sở láy lại bản thân cái âm tiết chính hoặc từ tố chính” [22, tr 68]
Nhóm các nhà nghiên cứu chung hướng nhận định láy là sự hòa phối ngữ âm
có giá trị biểu trưng hóa, tiêu biểu là Hoàng Tuệ, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Thiện Giáp
- Với quan điểm coi láy và ghép là hai phương thức cơ bản để cấu tạo từ tiếng Việt, nhà nghiên cứu Hoàng Tuệ đưa ra ý kiến: ““Láy” có lẽ chớ nên xem là “có quan hệ ngữ âm” giữa các âm tiết một cách chung chung, mà nên hiểu là “láy” khi
có một sự hòa phối ngữ âm giữa những yếu tố tương ứng của các âm tiết, đó là một
sự hòa phối ngữ âm có tác dụng biểu trưng hóa” [23, tr 23] Theo đó, từ láy được xem xét ở về cả cấu trúc và cả cơ trình cấu tạo của nó nữa Tác giả có nói về mối tương quan âm nghĩa nhất định trong từ láy “Tương quan ấy có tính chất tự nhiên, trực tiếp trong trường hợp những từ như gâu gâu, cu cu… (…); đó là những tiếng vang thực sự Nhưng tương quan ấy tinh tế hơn nhiều, và có thể nói là đã được cách điệu hóa trong trường hợp những từ như lác đác, bâng khuâng, long lanh, mênh
Trang 23tương quan này tạo nên sắc thái biểu cảm hay gợi ý của từ - giá trị ấy của từ láy, người bản ngữ tỏ ra nhạy cảm so với người nước ngoài dùng tiếng Việt” [23, tr 23]
- Qua các công trình nghiên cứu có liên quan, Đỗ Hữu Châu định nghĩa: “Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn
bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với những thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm, gồm nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa” [2; tr 40]
- Nguyễn Thiện Giáp, với cách gọi “ngữ láy âm” tương đương với “từ láy”, đã khái quát: “Ngữ láy âm là những đơn vị được hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có Chúng vừa có sự hài hòa về ngữ âm, vừa có giá trị gợi cảm, gợi tả.” [9; tr 86]
- Trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, các tác giả đưa ra quan điểm: “Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hòa phối ngữ âm cho ta các từ láy (còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm).[ ] Một từ sẽ được gọi là từ láy khi các thành tố cấu tạo nên chúng có thành phần ngữ âm được lặp lại, nhưng vừa có lặp (còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (gọi là đối) Ví dụ: đỏ đắn: điệp phần âm đầu, đối ở phần vần.” [5; tr.146]
- Hoàng Văn Hành cho rằng: “Từ láy, nói chung, là từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những quy tắc nhất định, sao cho quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa điệp, vừa đối, vừa hài hòa với nhau về âm và về nghĩa, có giá trị biểu trưng hóa” [10; tr 354] Tác giả cũng cho rằng: “Khi thừa nhận láy là sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hóa, thì cũng có nghĩa là chúng ta đã coi láy là một cơ chế” [10; tr 466]
Theo những định nghĩa về từ láy vừa được liệt kê dựa trên hướng quan điểm thứ hai, chúng ta có thể nhận thấy các tác giả ở đây rõ ràng coi láy không phải là ghép, không bao hàm trong ghép cũng như từ láy không thuộc từ ghép mà độc lập, tách riêng với từ ghép
Trang 24Ngoài hai hướng quan điểm trên còn có quan điểm coi láy là phụ tố như tác giả Lê Văn Lý Ông gọi từ láy là “từ ngữ kép phản phúc”: “Đó là những từ ngữ đơn được lắp đi lắp lại trong những yếu tố thành phần của chúng (tr 34) Theo quan niệm của tác giả thì “từ ngữ kép phản phúc” được cấu tạo nhờ các loại phụ tố sau đây:
a) Tiếp vị ngữ, như -i- trong bền bỉ, thầm thì, chăm chỉ, v.v…
b) Tiếp đầu ngữ, như -a- trong tả tơi, nhá nhem, trà trộn, tha thiết, v.v…
c) Tiếp trung ngữ, gồm có -a- hoặc –ơ- ví dụ: ấm ớ > ấm a ấm ớ…, líu tíu > líu
ta líu tíu, ngất ngưởng > ngất ngơ ngất ngưởng, v.v…” [10; tr 457]
Tuy nhiên, quan điểm này chưa hoàn toàn bao quát được những trường hợp láy khác xuất hiện trong tiếng Việt nên không được nhiều người ủng hộ
Qua tất cả các khái niệm về từ láy được đưa ra theo các điểm nhìn khác nhau trên đây, có thể thấy:
Nói đến từ láy thì điểm nổi bật và quan trọng trước hết đó là mặt ngữ âm Các thành tố trong từ láy đều có quan hệ ngữ âm với nhau Đây cũng chính là điểm giống nhau được nêu ra trong các khái niệm từ láy trên Đặc biệt, đối với những khái niệm hướng theo quan điểm coi láy là ghép thì mặt ngữ âm là khía cạnh duy nhất – khía cạnh về cấu tạo, được tập trung để định nghĩa một từ láy trong tiếng Việt Trong khi đó, các ý kiến theo như quan điểm thứ hai cho rằng láy là sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hóa, ngoài việc nhắc đến mặt ngữ âm còn nhắc đến mặt ngữ nghĩa của từ láy Như vậy có thể thấy hướng quan điểm thứ hai đầy đủ
và xác đáng hơn, do đó, chúng tôi cũng đồng tình với quan điểm này Ngoài ra, chúng tôi còn cho rằng, từ láy có mô hình cấu trúc đặc biệt mang chức năng biểu đạt, biểu cảm phong phú và với một số lượng không nhỏ trong kho từ vựng tiếng Việt (hơn 5000 từ - theo “Từ điển từ láy tiếng Việt” [11] do Hoàng Văn Hành chủ biên) nên việc tách riêng từ láy thành một kiểu loại giúp cho việc tìm hiểu, phân tích rõ ràng, chi tiết và hệ thống hơn
Trang 25Trong các khái niệm từ láy của các tác giả khác nhau từ trước đến nay, khái niệm của Hoàng Văn Hành có tính hợp lí, bao quát và chặt chẽ, hoàn thiện hơn cả,
do vậy mà nó nhận được nhiều sự đồng tình của những người có quan tâm và các nhà nghiên cứu khác Khái niệm và các nghiên cứu liên quan của ông đã khái quát được quan hệ ngữ âm hay cụ thể hơn là sự hòa phối ngữ âm dựa trên cơ sở hai quy tắc “điệp” và “đối” Điều này các nhà nghiên cứu khác trước đó cũng có nhắc đến dưới hình thức của các cấu trúc tạo nên từ láy Tuy nhiên, ông là người đã gọi tên và chỉ ra rõ mối quan hệ của chúng trong phương thức láy: “Điệp là sự lặp lại, sự đồng nhất về âm, về nghĩa; còn đối là sự sai khác, sự dị biệt, cũng về âm, về nghĩa (…)
Sự tác động của quy tắc điệp và quy tắc đối trong quá trình cấu tạo từ láy là sự tác động có quan hệ chi phối và ràng buộc lẫn nhau (…) Có thể nói điệp và đối là hai mặt của một cơ trình, gắn bó hữu cơ với nhau, có cái nọ thì nhất thiết phải có cái kia, dù cho những biểu hiện của nó dưới hình thái nào thì cũng vậy.” [10; tr 466-467] Hay cụ thể hơn: “điệp (hay thế điệp) là trạng thái đồng nhất trong quan hệ giữa các tiếng của từ láy, là hệ quả của sự nhân đôi tiếng gốc trong quá trình cấu tạo
từ láy Còn đối (hay thế đối) là trạng thái dị biệt trong quan hệ giữa các tiếng của từ láy, là hệ quả của sự biến đổi hoặc kết hợp ở tiếng láy để đảm bảo có sự hòa phối về
âm và về nghĩa với tiếng gốc” [10; tr 467] Đây thực sự là hai quy tắc mang tính kết hợp chặt chẽ làm nên đặc trưng của từ láy
Để làm cơ sở lý luận cho luận văn này, chúng tôi nhận thấy rằng có thể dựa trên khái niệm của tác giả Hoàng Văn Hành, đồng thời tính đến sự phù hợp với việc giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ có thể khái quát đặc điểm của từ láy trong tiếng Việt như sau (có tổng hợp từ các khái niệm khác của các nhà nghiên cứu):
Từ láy là kiểu từ được tạo nên từ phương thức láy – một trong các phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt Từ láy trong tiếng Việt là từ đa âm tiết, với số lượng âm tiết tối thiểu là hai và tối đa là bốn âm tiết Trong một từ láy có thể không
có âm tiết có nghĩa hoặc những trường hợp phổ biến hơn là các từ láy gồm một âm tiết có nghĩa được gọi là thành tố gốc hay tiếng gốc (theo cách gọi của Hoàng Văn Hành) hoặc hình vị gốc (theo Đỗ Hữu Châu) và các âm tiết còn lại được gọi là
Trang 26thành tố láy Thành tố gốc chính là yếu tố được nhân lên theo cơ chế láy nhất định, tức là dựa theo các quy tắc điệp và đối, tạo ra sự lặp lại trong từ láy và đảm bảo quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa có tính chất điệp, vừa có tính chất đối, vừa hài hòa với nhau về âm và về nghĩa và mang giá trị biểu trưng hóa Từ đó tạo nên những nét nghĩa và giá trị tu từ khác nhau của mỗi từ láy
Bàn về từ láy trong tiếng Việt, có một số trường hợp còn gặp phải vấn đề khi xác định chúng có thuộc kiểu từ láy hay không, đặc biệt là với các trường hợp mà nhiều tác giả coi là trung gian giữa từ láy và từ ghép Trong luận văn này, chúng tôi
sẽ quy ước, phân biệt như sau:
- Những từ như chùa chiền, đất đai, tuổi tác, máy móc… xét ở góc độ lịch đại thì
thành tố thứ hai trong các từ này vốn cũng có nghĩa tương đương với thành tố thứ nhất song hiện nay đã bị mờ nghĩa Tuy nhiên xét ở góc độ đồng đại thì thành tố thứ hai mất nghĩa, hơn nữa giữa hai thành tố có sự tương đồng về phụ
âm đầu và các từ này mang ý nghĩa khái quát hơn so với dạng từ đơn Do đó trong luận văn này chúng sẽ xếp chúng vào nhóm từ láy
- Những từ dạng ầm ĩ, ấm áp, ê a, ồn ã, ấp úng, âm u,… sẽ được coi là từ láy phụ
âm đầu với sự láy lại phụ âm đầu tắc thanh hầu của các thành tố trong từ, nói cách khác là các thành tố trong từ cùng khuyết phụ âm đầu và các từ này có giá trị biểu cảm cao
- Những từ biểu thị sự vật như ba ba, cào cào, châu chấu, bươm bướm, chuồn
chuồn… sẽ không được coi là từ láy mặc dù về mặt hình thức chúng giống như
từ láy song chúng chỉ là tên gọi mà không mang giá trị biểu trưng hóa
- Các trường hợp: những từ mà tình cờ giữa hai tiếng có các yếu tố ngữ âm giống
nhau như buôn bán, leo trèo, tranh giành…, một số từ hai âm tiết rất phù hợp
với quy tắc láy đôi về âm và thanh điệu, song cả hai âm tiết có thể được dùng
độc lập và đều có nghĩa như đền đài, gậy gộc, thuốc thang…, những từ mà hai yếu tố chỉ có sự láy lại ở riêng thanh điệu như tình cờ, vững chãi, bẩn thỉu…, hay những từ mà chỉ có sự láy lại ở riêng âm chính trong hai yếu tố như ton hót,
Trang 27Ngoài ra bàn về từ láy, phương thức láy (hay còn gọi là lặp) cũng là một vấn đề có liên quan Đây được coi là một trong các phương thức biểu thị ý nghĩa ngữ pháp trong ngôn ngữ: “Lặp (còn gọi là láy) có nghĩa là lặp lại toàn bộ hay một bộ phận vỏ ngữ âm của chính tố để tạo nên một từ mới (với ý nghĩa từ vựng mới) hoặc một dạng thức mới của từ (với ý nghĩa ngữ pháp mới) Khi phép lặp được sử dụng để biểu thị sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp thì phép lặp ấy là một phương thức ngữ pháp.” [8; tr 221, 222] hay “Lặp bao gồm lặp toàn phần hay lặp bộ phận Nó thường hay được sử dụng để biểu thị số nhiều, […]” [5; tr 250] Từ phương thức này mà ta có các từ “người người, nhà nhà, ai ai, chiều chiều, ngày ngày,…” biểu thị ý nghĩa số nhiều từ các danh từ gốc số ít “người, nhà, ai, chiều, ngày,…” hay các
từ “vẫy vẫy, gật gật, xoay xoay,…” chỉ sự liên tục của hành động từ các động từ đơn âm tiết “vẫy, gật, xoay,…” Một số ý kiến coi các từ này là từ láy, song theo quan điểm của chúng tôi trong luận văn, chúng là các từ được cấu tạo từ phương thức lặp (láy) như vừa đề cập ở trên
1.2 Phân loại từ láy tiếng Việt
Để phân chia các loại từ láy, các nhà nghiên cứu dựa trên hai khía cạnh:
- Đặc điểm cấu tạo của từ láy
- Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy
1.2.1 Phân loại từ láy về đặc điểm cấu tạo
Trong hai khía cạnh phân loại, đặc điểm cấu tạo là khía cạnh chủ yếu mà hầu hết các tác giả nghiên cứu dùng để phân loại từ láy Việc phân loại được khái quát thành ba bước cơ bản
Ở bước đầu phân chia từ láy thành các loại chính, nhìn chung sự phân chia là dựa vào tiêu chí số lượng âm tiết trong từ láy Hay nói rõ hơn là “căn cứ vào số lần tác động của phương thức láy vào hình vị gốc” theo phân tích của Đỗ Hữu Châu Theo đó, “phương thức láy tác động lần đầu vào một hình vị gốc một âm tiết sẽ cho
Trang 28Phương thức láy: gọn → gọn gàng
đẹp → đẹp đẽ …
Tiếp đó phương thức láy có thể tác động lần thứ hai vào một từ láy đôi để
cho ta các từ láy bốn âm tiết Ví dụ:
Khểnh – khấp khểnh → khấp kha khấp khểnh (từ láy tư chân chính) Nham – nham nhở → nham nham nhở nhở (từ láy tư chân chính)
- Lam nham → lam nham lở nhở (từ láy tư chân chính)
Phương thức láy cũng có thể tác động một lần vào một hình vị một âm tiết cho ta
một từ láy ba âm tiết
Phương thức láy:
Sạch → sạch sành sanh Tóe → tóe tòe loe” [2; tr 41]
Như vậy, từ láy chia làm ba loại chính: từ láy đôi (từ láy có hai âm tiết), từ láy ba (từ láy có ba âm tiết) và từ láy bốn hay từ láy tư (từ láy có bốn âm tiết)
Ở bước phân loại đầu tiên này, tác giả Hoàng Văn Hành sử dụng một tiêu chí
khác, đó là tiêu chí số bậc trong quá trình cấu tạo từ láy và chia ra hai loại lớn: từ
láy bậc một (hay từ láy đơn) và từ láy bậc hai (hay từ láy kép) Ở từ láy bậc một (hay từ láy đơn), “tiếng gốc được nhân đôi một bước sao cho giữa tiếng láy và tiếng
gốc có được sự hòa phối ngữ âm thể hiện ở quy tắc điệp và đối” [10; tr 476] và trên
thực tế nó tương ứng với từ láy đôi theo kiểu đỏ > đỏ đắn, tim > tim tím… Còn từ
láy bậc hai (hay từ láy kép) bao gồm từ láy ba và từ láy tư “Các từ này đều là kết
quả của hai bước nhân đôi tiếng gốc theo quy tắc điệp và đối” [10; tr 491] Ví dụ
với trường hợp từ láy ba: xốp > xốp xộp (theo quy tắc điệp phụ âm đầu) > xốp xồm
xộp (theo quy tắc điệp phụ âm đầu, đối khuôn vần, nhờ chuyển đổi phụ âm cuối và
thanh)
Đối với loại từ láy tư, cụ thể hơn, đây là kết quả của phép nhân đôi từ láy đôi dưới
sự chi phối của quy tắc điệp và đối Ví dụ:
“bềnh > bập bềnh > bập bà bập bềnh…”
Trang 29Việc coi cơ sở của từ láy tư bắt nguồn từ từ láy đôi như vậy cũng là ý kiến của hầu
hết các nhà nghiên cứu, ngoại trừ trường hợp phủ nhận sự tồn tại của kiểu láy tư mà chỉ coi đó là “những đơn vị hình thành qua một sự biểu trưng hóa ngữ âm ở bậc câu, không phải ở bậc từ” theo tác giả Hoàng Tuệ
Cũng giống với quan điểm của Hoàng Văn Hành, Vũ Đức Nghiệu chỉ ra rằng: “Từ láy ba và bốn tiếng được cấu tạo thông qua cơ chế cấu tạo từ láy hai tiếng” [5; tr 148]
Như vậy, tiêu chí phân loại bước đầu của Hoàng Văn Hành thực chất cũng
dẫn đến chia từ láy thành từ láy đôi, từ láy ba và từ láy bốn, song ông đã nhóm
chúng vào hai bậc để chỉ ra mối quan hệ tầng bậc có cơ sở giữa các loại từ láy này
Từ các loại từ láy chính này, các nhà nghiên cứu tiếp tục đưa ra các bước tiếp theo để phân từ láy thành các nhóm nhỏ hơn, cụ thể và mang tính hệ thống cao Sau đây là thứ tự hai bước phân chia chúng ta có thể dễ dàng nhận ra chúng được áp dụng trong phần lớn các nghiên cứu từ láy:
Bước thứ hai trong việc phân loại từ láy xét đến cấu trúc của âm tiết Diễn giải một cách đơn giản, tác giả Đỗ Hữu Châu dựa trên sự phân tích “cái được giữ lại trong âm tiết của hình vị cơ sở” để phân từ láy đôi thành hai loại:
+ Từ láy toàn bộ (với toàn bộ âm tiết được giữ nguyên)
+ Từ láy bộ phận (với bộ phận âm tiết được giữ lại)
Tiếp theo đó bước phân loại thứ ba dành cho nhóm từ láy bộ phận căn cứ
vào bộ phận âm tiết được láy lại của hình vị cơ sở Bước phân loại này cho ra kết quả hai nhóm:
+ Từ láy âm (với phụ âm đầu của hình vị cơ sở được láy lại còn vần thì khác) hay gọi cách khác là láy bộ phận khác nhau ở âm chính theo Nguyễn Thiện
Trang 30và đối trong cấu tạo của từ láy, tác giả đã trình bày theo thứ tự hai tiêu chí phân loại gắn liền với hai quy tắc này:
Ở bước phân loại thứ hai, hai nhóm từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận được phân
định dựa vào việc “lấy mức độ tác động của cơ chế láy vào tiếng gốc hay mức độ điệp trong quan hệ giữa các tiếng ở từ láy” [10; tr 476] Đến bước thứ ba, tác giả căn cứ vào tính chất điệp hoặc đối khuôn vần để chia nhỏ hai nhóm từ láy trên Cách phân loại này cũng được Vũ Đức Nghiệu sử dụng trong “Cơ sở ngôn ngữ học
và tiếng Việt” [5]
Sơ đồ 1.1 Phân loại từ láy theo cấu tạo theo Hoàng Văn Hành [10; tr 477]
Kỳ thực, cách phân loại của Hoàng Văn Hành là sự hiệu chỉnh lại cách phân loại thông dụng của nhiều tác giả trước đó nhất trí Hai bước phân loại này cũng cho kết quả phân loại tương đồng với hai bước phân loại đã nêu trước đó, điểm khác biệt
nằm ở cách gọi tên nhóm (ví dụ: Hoàng Văn Hành gọi từ láy bộ phận điệp vần thì cách gọi đơn giản của các nhà nghiên cứu khác gọi là từ láy vần thuộc nhóm từ láy
Từ láy Bậc một
chúm chím vằng vặc
bộ phận
điệp vần
lòng thòng
khéo léo
đối vần
đỏ đắn lập lòe
Bậc hai
hoàn toàn
vừa điệp vừa đối vần
xốp xồm xộp
bộ phận
vừa điệp vừa đối vần
bập bà bập bềnh
Trang 31Thiện Giáp; trong khi Hoàng Văn Hành gọi từ láy bộ phận đối vần thì Đỗ Hữu Châu gọi nó là từ láy âm thuộc từ láy bộ phận, còn Nguyễn Thiện Giáp gọi nó là láy
bộ phận khác nhau ở âm chính…) Có một số trường hợp từ láy theo quan điểm của
các nhà nghiên cứu khác nhau được xếp vào các nhóm khác nhau như trường hợp từ
láy hổn hển được xếp vào nhóm từ láy bộ phận khác âm chính theo Nguyễn Thiện Giáp nhưng Hoàng Văn Hành thì cho nó nằm trong nhóm từ láy hoàn toàn đối vần
Ngoài ra, cách phân loại dựa trên quy tắc điệp và đối của Hoàng Văn Hành áp dụng
triệt để hơn cho việc phân loại ở phạm vi cả từ láy ba và láy bốn trong khi cách phân chia thông thường không áp dụng cho từ láy ba và bốn mà chỉ khái quát những
nguyên tắc cấu tạo đặc trưng của chúng
Ngoài ra, còn có thêm ý kiến phân loại từ láy sử dụng bốn bước theo Phan Văn Hoàn – tác giả của Luận án Tiến sĩ “Về vấn đề nhận diện và cấu tạo từ láy trong tiếng Việt” [13] Trong đó, cách phân loại của tác giả dựa trên cách phân loại của Hoàng Văn Hành, thứ tự các bước gần như không thay đổi mà chỉ đưa thêm
một tiêu chí là thành tố gốc vào bước phân loại thứ hai trước bước phân loại láy
hoàn toàn hay láy bộ phận Song, chúng tôi cho rằng tiêu chí thành tố gốc là tiêu
chí liên quan đến ngữ nghĩa, hơn nữa nếu chỉ xét trên tiêu chí thành tố gốc xác định hay chưa xác định thì chưa thể thỏa đáng nên cách phân loại này chưa thực sự thuyết phục
Ở phạm vi nghiên cứu này, đối tượng khảo sát là từ láy được sử dụng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nên tất nhiên có phần hạn chế về mặt tiếp cận của học viên nước ngoài do sự phức tạp của cấu trúc từ láy Vì vậy, việc phân loại kết quả khảo sát này không cần thiết phải ở mức chi tiết nhất, rạch ròi nhất, chúng tôi quyết định sẽ dùng hai bước phân loại cơ bản đầu tiên:
Bước 1: dựa trên số lượng âm tiết trong từ láy ta sẽ có ba loại từ láy: từ láy đôi, từ láy ba và từ láy bốn
Bước 2: dựa trên cách thức láy, ta sẽ có hai nhóm: từ láy hoàn toàn và từ láy
bộ phận Trong đó, nhóm từ láy hoàn toàn sẽ được tiếp tục phân ra làm hai nhóm
Trang 32nhỏ hơn: từ láy hoàn toàn không biến thanh, biến vần và từ láy hoàn toàn có biến thanh, biến vần Nhóm từ láy bộ phận gồm từ láy phụ âm đầu và từ láy vần
Cách phân loại trên được khái quát trong sơ đồ sau:
1.2.2 Phân loại từ láy về đặc điểm ngữ nghĩa
Trong khi có nhiều nghiên cứu phân loại từ láy hướng về hình thức cấu tạo thì các nghiên cứu phân loại hướng về mặt ngữ nghĩa của từ láy có số lượng không nhiều Trong nghiên cứu “Từ láy trong tiếng Việt”, tác giả Hoàng Văn Hành có điểm lại hai cách phân loại theo ngữ nghĩa mà ông cho là đáng chú ý
Thứ nhất, cách phân loại của Hoàng Tuệ (1978) dựa trên “sự tương quan âm
Từ láy
Từ láy đôi
Từ láy hoàn toàn
Đo đỏ, cầm cập
Từ láy
bộ phận
Từ láy phụ âm đầu
Nhanh nhẹn
Từ láy vần
Bẽn lẽn
Từ láy ba
Sạch sành sanh
Từ láy bốn
Gật gà gật gù,
lử thử
lừ thừ
Sơ đồ 1.2 Cơ sở phân loại từ láy về đặc điểm cấu tạo của luận văn
Trang 33- Nhóm thứ nhất gồm những từ như: a) oa oa, gâu gâu, và b) cu cu “Nói
chung, là những từ mô phỏng, những từ tiếng vang”
- Nhóm thứ hai gồm những từ như: a) làm lụng, mạnh mẽ, và b) lơ thơ, loanh
quanh Đó là những từ “bao gồm một âm tiết – hình vị”, ví dụ: làm và làm lụng
(làm lụng = làm + một sắc thái, sắc thái này có giá trị ngữ pháp và biểu cảm)
- Nhóm thứ ba gồm những từ như: lác đác, bâng khuâng, v.v… Đó là những
từ không bao gồm một âm tiết – hình vị, “nhưng” lại là những từ có giá trị biểu cảm rất rõ” [10; tr 499]
Thứ hai, căn cứ vào tính “đột biến” hay “sắc thái hóa” về nghĩa của tác giả
Đỗ Hữu Châu trong nghiên cứu năm 1979, Hoàng Văn Hành đã tổng hợp ba nhóm
từ láy theo cách phân loại này như sau:
- Những từ láy sắc thái hóa về nghĩa, ví dụ: dễ dãi, dễ dàng (so với dễ);
- Những từ đột biến về nghĩa ở hình vị cơ sở, ví dụ: lúng túng (so với túng), bỡ
ngỡ (so với ngỡ) v.v…
- Những từ trung gian giữa hai nhóm trên, ví dụ: bối rối – ng 1 (nghĩa vật lí)
“rối”: đột biến; ng 2 (nghĩa tâm lí) “rối”: sắc thái hóa [10; tr 500]
Còn trong sự phân loại của tác giả Hoàng Văn Hành, tiêu chí về đặc điểm của hình thái biểu trưng hóa ngữ âm của từ được áp dụng để xếp các từ láy thành ba nhóm:
- Từ láy biểu trưng hóa ngữ âm giản đơn, đó chính là những từ láy mà chúng
ta quen gọi là từ “tượng thanh”, từ “tiếng vang”, ví dụ: tí tách, lộp bộp…
- Từ láy biểu trưng hóa ngữ âm cách điệu, như lênh đênh, lác đác, bâng
khuâng… Trong trường hợp những từ láy này, cả từ láy được nhận thức như một
chỉnh thể mà chúng ta sẽ không thấy (hoặc không còn thấy) có tiếng gốc Tính có lí
do của mối quan hệ âm – nghĩa ở các từ láy này thể hiện ở sự hòa phối ngữ âm được cách điệu hóa mang giá trị biểu trưng
- Từ láy vừa biểu trưng hóa ngữ âm vừa chuyên biệt hóa về nghĩa: Đó là
những từ mà nghĩa của nó có thể giải thích được không chỉ nhờ nghĩa của tiếng gốc,
Trang 34mà còn nhờ giá trị tạo nghĩa (tức là giá trị biểu trưng hóa) của sự hòa phối ngữ âm
trong cấu tạo của nó Ví dụ: nhấp nháy là nháy rồi tắt, rồi lại nháy với cường độ khác nhau theo chu kì, gật gù là gật liên tiếp nhưng thong thả, có ý tán thưởng…
[10; tr 501]
Đưa ra cách phân loại khác, Nguyễn Thiện Giáp nêu ra hai loại ngữ láy (theo cách gọi của tác giả về từ láy) trên tiêu chí cấu trúc ngữ nghĩa [9; tr 98]:
- Ngữ láy đơn nhất, được cấu tạo theo một kiểu láy cá biệt, không sản sinh mà
vẫn được cấu tạo theo các kiểu láy bình thường, nhưng hiệu quả ngữ nghĩa của nó
có tính chất đơn nhất Ví dụ: đen đét, bìm bịp, bỡ ngỡ…
- Ngữ láy mô hình, với ý nghĩa không có tính nhất thể, nghĩa của chúng có thể
được phân tích thành những yếu tố nghĩa, trong đó có yếu tố thì tương ứng với ý nghĩa của từ gốc, có yếu tố thì do mô hình cấu trúc đưa lại Yếu tố nghĩa do mô hình cấu trúc quy định có tính chất chung cho nhiều từ: Có thể là yếu tố nghĩa mang tính
liên tục, lặp đi lặp lại của sự vật, hành động, như người người, lắc lắc, chốc chốc…;
có thể là yếu tố với nghĩa làm giảm cường độ hoạt động và mức độ của tính chất,
như yêu yêu, mằn mặn, khang khác…; hoặc cũng có thể mang nghĩa tăng cường, nhấn mạnh vào mức độ của thuộc tính, trạng thái, như (đen) sì > (đen) sì sì, sạch >
sạch sành sanh, vội vàng > vội vội vàng vàng…
Trong các phương án phân loại từ láy về mặt ngữ nghĩa như đã nêu ở trên, phương án của Đỗ Hữu Châu thiên hẳn về tiêu chí ngữ nghĩa mà chưa có sự quan tâm đầy đủ đến mối tương quan âm – nghĩa của từ láy, phương án của Nguyễn Thiện Giáp có dựa vào sự tương quan hình thái cấu tạo với ngữ nghĩa song với nhóm ngữ láy mô hình thì sẽ gặp phải khó khăn khi phân chia nhóm nhỏ theo nghĩa tăng hay giảm mức độ của tính chất Ở đây cách phân loại của Hoàng Tuệ có phần khắc phục được tính chất phiến diện của cách phân loại thuần túy dựa vào cấu trúc
và đến Hoàng Văn Hành, cách phân loại này được hiệu chỉnh hoàn thiện hơn khi vừa tính đến mối tương quan âm – nghĩa của từ láy, vừa tính đến vai trò ngữ nghĩa
Trang 35năng làm bộc lộ nghĩa hay giá trị ngữ nghĩa của các kiểu từ láy Chúng tôi xem xét
và nhận thấy cách phân loại này hợp lí, rõ ràng và có thể sử dụng trong khảo sát này
1.3 Tiểu kết
Từ các khái niệm của các nhà nghiên cứu có thể thấy một khái niệm từ láy bao quát, phù hợp làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu này của chúng tôi như sau: Từ láy trong tiếng Việt là từ đa âm tiết (từ hai đến bốn âm tiết) được tạo nên từ phương thức láy với cơ chế láy dựa theo các quy tắc điệp và đối, vừa hài hòa với nhau về
âm và về nghĩa và mang giá trị biểu trưng hóa
Về mặt phân loại từ láy, chúng tôi sẽ dùng hai cách phân loại về mặt ngữ âm
và ngữ nghĩa để đưa ra hai kết quả phân loại từ láy bởi xét cho cùng, nếu chỉ nhìn đối tượng từ láy ở góc độ cấu tạo thì cách nhìn đó chưa bao quát Việc xem xét từ láy cũng cần phải được bao quát cả ở góc độ ngữ nghĩa do mối quan hệ hữu cơ giữa mặt âm và nghĩa và cả những giá trị gợi tả, gợi ý, biểu trưng và biểu cảm mà nó mang lại Do đó nghiên cứu của chúng tôi sẽ lựa chọn áp dụng theo tiêu chí và mô hình phân loại từ láy ở cả hai khía cạnh cấu tạo và ngữ nghĩa như đã trình bày ở trên
Trang 36CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT TỪ LÁY TRONG CÁC
GIÁO TRÌNH TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
2.1 Mô tả khảo sát
Căn cứ vào cơ sở lý luận về từ láy như đã xác định ở chương 1 của luận văn, chúng tôi áp dụng vào khảo sát, thu thập số liệu từ 12 loại giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thông dụng với số lượng tổng cộng là 23 cuốn được xuất bản
ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1980 đến nay Các giáo trình này được phân thành hai tập: Tập 1 (T1), tập 2 (T2) hoặc các trình độ: Sơ cấp (A), Trung cấp (B) và Cao cấp (C) hoặc theo trình độ: cơ sở và nâng cao tùy theo cách phân chia của tác giả Kết quả khảo sát thu được như sau:
- Số lượng giáo trình sử dụng từ láy: 23/23 cuốn
- Số lượng từ láy được sử dụng trong các giáo trình: 746 từ láy với tổng số lần xuất hiện: 3886 lần
Dưới đây là số lượng chi tiết của từ láy ở mỗi giáo trình:
Trang 37Bảng 2.1 Số lượng từ láy thu được trong các giáo trình tiếng Việt
100% tư liệu khảo sát trong nghiên cứu của chúng tôi có sử dụng từ láy với số lượng khác nhau Ở mỗi bộ giáo trình, hầu hết lượng từ láy ở các giáo trình bậc trung cấp và cao cấp nhiều hơn so với các giáo trình bậc sơ cấp Trường hợp ngoại
lệ như giáo trình mã GT – 02 – T1 có lượng từ láy nhiều hơn so với mới GT – 02 – T2 hoặc giáo trình GT – 12 – A – T1 có nhiều từ láy hơn GT – 12 – A – T2 và GT –
12 – B, C – T1 là do ở từ láy được đưa vào sử dụng trong phần phát âm với số lượng khá nhiều Chi tiết việc thực hành phát âm bằng từ láy sẽ được đề cập ở các phần sau
Trang 382.1.1 Các từ láy xét trên khía cạnh cấu tạo
Xét về khía cạnh cấu tạo, 746 từ láy xuất hiện trong các giáo trình này đƣợc chia thành ba loại lớn: từ láy đôi có 739 từ (chiếm 99.1%), từ láy ba có 1 từ (chiếm 0.1%) và từ láy bốn có 6 từ (chiếm 0.8%)
Theo nhƣ biểu đồ 2.2, có thể thấy số lƣợng từ láy ba xuất hiện trong các giáo trình đƣợc khảo sát là ít nhất (1 từ láy với 1 lần xuất hiện), số lƣợng từ láy đôi nhiều nhất (739 từ với 3878 lần xuất hiện) Số lƣợng từ láy bốn cũng rất thấp (6 từ với 7 lần xuất hiện), chỉ nhiều hơn số lƣợng từ láy ba 0.7%, song lại thấp hơn 98.3% so với
số lƣợng từ láy đôi Sự chênh lệch này thực sự lớn Trên thực tế, trong tiếng Việt có khoảng 4908 từ láy đôi, trong khi từ láy ba và từ láy bốn thì chiếm số lƣợng khá ít (từ láy bốn có khoảng 163 từ) (theo Luận án Tiến sĩ: “Về vấn đề nhận diện và cấu tạo từ láy trong tiếng Việt [13, tr 16, 17]) Nhƣ vậy, sự chênh lệch giữa số lƣợng của ba loại từ láy theo sơ đồ trên là sự chênh lệch xảy ra tất nhiên, hoàn toàn có thể hiểu đƣợc với các con số hợp lí và phản ánh đúng thực tế số lƣợng của các loại từ láy này trong tiếng Việt
Sau đây là mô tả chi tiết của ba loại từ láy trên
99.1 % 0.1 % 0.8%
Biểu đồ 2.2 Loại từ láy phân theo cấu tạo
Từ láy đôi
Từ láy ba
Từ láy bốn
(Số liệu đƣợc làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)
Trang 392.1.1.1 Từ láy đôi:
Từ láy đôi được cấu tạo từ hai âm tiết kết hợp với nhau dựa trên sự hòa phối
ngữ âm Từ láy đôi có thể có thành tố gốc xác định, tức là một âm tiết sẽ là một từ đơn có nghĩa, và quy tắc hòa phối ngữ âm sẽ tác động lên âm tiết này để tạo ra một
âm tiết láy (tươi tắn, nhanh nhẹn,…); hoặc từ láy đôi có thể không có thành tố gốc
xác định, tức là cả hai âm tiết đều không mang nghĩa nhưng quy luật hòa phối ngữ
âm và sự biểu trưng hóa ngữ âm đã tạo nên nghĩa của những từ láy đó (líu lo, lải
nhải,…)
Từ láy đôi chia ra hai loại nhỏ là từ láy hoàn toàn (kí hiệu là LHT) và từ láy
bộ phận (kí hiệu là LBP), trong đó từ láy hoàn toàn được tiếp tục chia ra hai kiểu: từ
láy hoàn toàn không biến thanh, biến vần (kí hiệu là LHT 1) (xanh xanh, cao
cao,…) và từ láy hoàn toàn có biến thanh, biến vần (kí hiệu là LHT 2) (đo đỏ, dằng dặc,…)
Trong tổng số 739 từ láy đôi ở đây:
- Từ láy hoàn toàn gồm 189 từ (chiếm khoảng 25.6%), bao gồm 70 từ dưới dạng láy hoàn toàn không biến thanh, biến vần (LHT 1) (chiếm khoảng 9.5%) và 119 từ dưới dạng từ láy hoàn toàn có biến thanh, biến vần (LHT 2) (chiếm khoảng 16.1%)
- Từ láy bộ phận (LBP) có 550 từ (chiếm khoảng 74.4%)
Từ láy bộ phận có số lượng nhiều hơn gần gấp 3 lần so với kiểu từ láy hoàn toàn, điều này tương tự như tình hình hệ thống tiếng Việt với 837 từ láy hoàn toàn và
9.6 % 16.2 % 74.2 %
Biểu đồ 2.3 Các kiểu từ láy đôi
LHT 1 LHT 2 LBP
(Số liệu được làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)
Trang 402373 từ láy bộ phận [6, tr 2, 3] Sự chênh lệch này sẽ được chúng tôi làm rõ ở các phần sau
2.1.1.2 Từ láy ba
Từ láy ba là những đơn vị gồm ba tiếng có sự hòa phối ngữ âm Ví dụ: dửng dừng dưng, cỏn còn con, tất tần tật, sạch sành sanh,… Từ láy ba có đặc điểm điệp
khuôn vần hoặc điệp cả phụ âm đầu và khuôn vần Thế đối được tạo ra bằng cách
biến đổi phụ âm đầu (mờ > tờ mờ > lờ tờ mờ) hoặc chuyển đổi phụ âm cuối (theo
qui tắc đồng vị, khác thanh tính, tương tự qui tắc của từ láy đôi hoàn toàn có biến
đổi ở vần và thanh) đồng thời chuyển đổi thanh điệu (sát > sát sạt > sát sàn sạt)
Từ láy ba duy nhất xuất hiện trong 23 cuốn giáo trình được khảo sát là “ỉu xìu xìu”
được cấu tạo theo phương thức láy như sau:
ỉu → ỉu xìu → ỉu xìu xìu
Thành tố gốc chứa nghĩa ở đây là “ỉu” Phương thức láy đã tác động lên thành tố
gốc này để cho ta một từ láy đôi “ỉu xìu” và tiếp theo đó tác động để có từ láy ba “ỉu xìu xìu” bằng cách nhân đôi âm tiết thứ hai trong từ láy đôi Trên thực tế, cách thức nhân đôi âm tiết thứ hai trong từ láy đôi như vậy rất hiếm khi được sử dụng để cấu tạo nên từ láy ba
2.1.1.3 Từ láy bốn
Từ láy bốn có thể là kết quả của phép nhân đôi từ láy đôi dưới sự chi phối
của quy tắc điệp và đối, chẳng hạn như: gật gà gật gù, hăm hăm hở hở,…
Theo kết quả khảo sát, có 6 từ láy bốn được sử dụng với 7 lần xuất hiện như bảng sau đây: