1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhu cầu mua laptop trả góp của sinh viên khóa 8 khoa kinh tế đại học an giang

9 422 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 372,5 KB

Nội dung

Luaận văn, tiểu luận, khóa luận, chuyên đề, đề tài, marketing, quản trị, hành vi, tiêu dùng, thị trường, nhu cầu, sự hài lòng

Nhu cầu mua Laptop trả góp của sinh viên khóa 8 Khoa Kinh Tế_Đại Học An Giang. CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU CHUNG  1.1 Cơ sở hình thành: - Công nghệ ngày càng phát triển, một chiếc laptop ra đời có thể thay thế một máy vi tính để bàn, đem lai nhiều tiên ích cho người sử dụng. Đặc biệt với chức năng Wireless giúp người sử dụng dễ dàng và thuận tiện kết nối Internet. - Với thiết kế nhỏ gọn, đa dạng về mẫu mã đa dạng, với nhiều mức giá cho sự lựa chọn, cùng các tiện ích đem lại, Laptop đang là sự lựa chọn của các bạn sinh viên, giới trẻ, nhân viên văn phòng - Đáp ứng xu hướng sử dụng Laptop ngày càng nhiều, các công ty, doanh nghiệp kinh doanh máy tính có hình thức mua Laptop trả góp để thu hút khách hàng. - 1 Đặc biệt để cạnh tranh, các công ty máy tính đưa ra chương trình trả góp vô cùng hấp dẫn “lãi suất 0%” cho một số loại máy: Acer TravelMate 4520 và TravelMate 4720 - 1 Bà Nguyễn Ngọc Dung, phụ trách PR công ty Thiết bị số, cho biết trung bình cứ 100 khách hàng tham quan có đến 70-80% mua hàng theo mô hình này. Còn ông Nguyễn Thanh Hiền, điều hành kinh doanh Công ty BeeNext, cũng cho biết mỗi ngày có khoảng 290.000 lượt người truy cập trang web để xem thông tin về máy trả góp. - Vậy trên địa bàn tỉnh Tp Long Xuyên, hình thức mua Laptop trả góp có thật sự thu hút sự quan tâm của những người co nhu cầu mua Laptop không? Đặc biệt đối với sinh viên, thường xuyên sử dụng máy vi tính để phục vụ cho việc học. Để hiểu rõ vấn đề, ta tiến hành khảo sát ý kiến của các bạn sinh viên trường Đại Học An Giang, cụ thể là các bạn sinh viên Khóa 8, Khoa Kinh Tế _ Quản Trị Kinh Doanh 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: * Mục tiêu chung: - Khảo sát nhu cầu mua laptop trả góp của sinh viên khoa Kinh Tế trường Đại Học An Giang. * Mục tiêu cụ thể: - Đo lường nhu cầu mua Laptop trả góp của sinh viên khoa Kinh Tế_Đạo Học An Giang, để tìm hiểu sinh viên thật sự có nhu cầu mua trả góp không. - Mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua Latop bằng hình thức trả chậm của sinh viên. 1.3 Phạm vi và phương pháp: • Phạm vi - Không gian: Khoa Kinh Tế_QTKD trường Đại Học An Giang. 1 http://www.vnexpress.net/GL/Vi-tinh/2008/04/3BA01910 GVHD: Ths Cao Minh Toàn SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền. Lớp: DH8KD 1 Nhu cầu mua Laptop trả góp của sinh viên khóa 8 Khoa Kinh Tế_Đại Học An Giang. - Thời gian: tháng 3/2010 _ tháng 5/2010 - Đối tượng: Sinh viên khóa 8 Khoa Kinh Tế _ QTKD trường Đại Học An Giang. • Phương pháp: - Nghiên cứu sơ bộ: Thảo luận tay đôi giúp cho việc hình dung và thiết kế bảng câu hỏi. phỏng vấn trực tiếp mẫu từ 5-10 nhằm điều chỉnh lại bảng câu hỏi hoàn chỉnh. - Nghiên cứu chính thức: Dùng phương pháp định lượng qua phỏng vấn bằng bảng hỏi đã hoàn chỉnh. Việc phỏng vấn được thực hiện với cỡ mẫu n=80 1.4 . Ý nghĩa: - Giúp bản thân có kinh nghiệm hơn trong việc nghiên cứu khoa học và hoàn thành được yêu cầu của môn học. - Hiểu rõ hơn về nhu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua laptop trả góp của sinh viên. - Bài nghiên cứu sẽ là tài liệu cho các Công Ty, Doanh Nghiệp kinh doanh máy tính trên địa bàn Long Xuyên thực hiện chương trình bán Laptop trả góp cho sinh viên. GVHD: Ths Cao Minh Toàn SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền. Lớp: DH8KD 2 Nhu cầu mua Laptop trả góp của sinh viên khóa 8 Khoa Kinh Tế_Đại Học An Giang. CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT  Trong chương này, nội dung là giải thích các định nghĩa, thuật ngữ sử dụng trong đề tài và thể hiện các nội dung nghiên cứu qua sơ đồ nghiên cứu nhằm giúp người đọc hiểu rõ về nội dung nghiên cứu. 2.1 Các khái niệm có liên quan: 2.1.1 Mua trả góp là gì: Mua trả góp là hình thức khách hàng mua hàng hóa trả trước một phần, phần còn lại sẽ trả định kỳ theo tháng (hoặc theo quí) và chịu mức lãi suất do phía Doanh Nghiệp cung cấp hàng hóa quy định. 2.1.2 Định nghĩa nhu cầu 2 : Nhu cầu được chia thành 3 nhóm: Needs, Wants, Demands - Nhu cầu (Needs): Là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Nhu cầu của con người rất đa dạng và phức tạp. Nó bao gồm những nhu cầu sinh lý cơ bản về ăn, mặc, sưởi ấm và an toàn tính mạng mạng lẫn những nhu cầu xã hội, về sự thân thiết gần gũi, uy tín và tình cảm gắn bó, cũng như những nhu cầu cá nhân về tri thức và tự thể hiện mình. Theo học thuyết Maslow : Theo Masloww, có nhiều nhu cầu cùng tồn tại trong một cá thể. Chúng cạnh tranh với nhau trong việc thỏa mãn, tạo ra những xung đột làm phức tạp thêm cho quá trình ra quyết định. tuy nhiên, cá nhân sẽ thiết lập một trật tự ưu tiên cho các nhu cầu theo mức độ quan trọng đối với việc giải quyết các nhu cầu. Maslow sắp xếp nhu cầu theo hình tháp sau đây: Hình 2.1.2: Tháp nhu cầu Maslow 2 Philip Kotler. 1999. Marketing căn bản. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê GVHD: Ths Cao Minh Toàn SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền. Lớp: DH8KD 3 Nhu cầu sinh lý: ăn, mặc, ở Nhu cầu an toàn: được bảo vệ, yên ổn Nhu cầu xã hội: lệ thuộc, yêu thương,… Nhu cầu được tôn trọng: Sự công nhận, địa vị Tự thể thiện Nhu cầu mua Laptop trả góp của sinh viên khóa 8 Khoa Kinh Tế_Đại Học An Giang. * Nhu cầu sinh lý: - Bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở,…đây là những nhu cầu cơ bản nhất và cần thiết nhất của con người. - Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được * Nhu cầu an toàn: - Khi đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tiếp đến là các nhu cầu về an toàn, an ninh. Nhu cầu này cũng thường được thể hiện qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật. * Nhu cầu xã hội: - Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp: kết bạn, làm việc, du lịch, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm,… * Nhu cầu được tôn trọng: - Nhu cầu được người khác quí mến, nể trọng qua các kết quả mà bản thân đạt được. * Nhu cầu tự thể hiện: - Maslow mô tả nhu cầu này như sau: nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”. Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội. - Mong muốn (Wants): Là ao ước có được những thứ cụ thể để thỏa mãn những nhu cầu sâu xa hơn - Yêu cầu (Demands): yêu cầu là mong muốn có được những thứ cụ thể đươc hậu thuẫn của khả năng và thái độ sẵn sàng mua chúng. 2.1.3 Các tình trạng của nhu cầu có khả năng thanh toán 3 : - Nhu cầu có khả năng thanh toán âm: thị trường ở tình trạng nhu cầu có khả năng thanh toán âm khi khi phần lớn thị trường không thích sản phẩm đó và thậm chí chi tiền để thoát khỏi được nó  Vd: Nhu cầu có khả năng thanh toán âm về tiêm chủng, - Nhu cầu có khả năng thanh toán bằng không: Người tiêu dùng có thể không quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ đó. - Nhu cầu có khả năng thanh toán tiềm ẩn: người tiêu dùng có cùng một nhu cầu bức bách mà mọi sản phẩm hiện có không thỏa mãn được.  Vd: có nhu cầu khả năng thanh toán tiềm ẩn về thuốc lá không độc hại. 3 Philip Kotler. 2001. Quản trị Marketing . Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê GVHD: Ths Cao Minh Toàn SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền. Lớp: DH8KD 4 Nhu cầu mua Laptop trả góp của sinh viên khóa 8 Khoa Kinh Tế_Đại Học An Giang. - Nhu cầu có khả năng thanh toán giảm sút: mọi tổ chức đều phải đối mặt với tình trạng nhu cầu có khả năng giảm sút đối với một hay nhiều sản phẩm của mình - Nhu cầu có khả năng thanh toán thất thường: Nhiều tổ chức phải đương đầu với nhu cầu có khả năng thanh toán thay đổi theo từng mùa, từng ngày hay thậm chí từng giờ, làm nảy sinh vần dề năng lực sản xuất nhàn rỗi hay quá tải. - Nhu cầu có khả năng thanh toán vừa đủ: Các tổ chức gặp nhu cầu có khả năng thanh toán vừa đủ khi họ thấy hài lòng với khối lượng kinh doanh của mình. - Nhu cầu có khả năng thanh toán quá mức: một tổ chức gặp phải một mức độ nhu cầu có khả năng thanh toán cao hơn mức có thể hay mong muốn đáp ứng. - Nhu cầu có khả năng thanh toán có hại: Những sản phẩm có hại đòi hỏi đòi hỏi phải có những nổ lực có tổ chức nhằm kềm chế mức độ tiêu dùng chúng. 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu: Hình 2.1.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu - Thu nhập: Khả năng tài chính cá nhân ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu dùng của bản thân. Khi không có khả năng chi trả thì con người thướng có xu hướng hạn chế những nhu cầu tiêu dùng của mình. - Giá cả và giá trị: đi với thu nhập thì giá cả cũng là yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của con người vì nó phần nào ảnh hưởng đến khả năng chi trả của con người. Giá cả của hàng hóa dịch vụ cũng ảnh hưởng đến nhu cầu của con người vì con người luôn tiềm kiếm giá trị để thỏa mãn nhu cầu. - Sở thích và thị hiếu: góp phần kích thích nhu cầu phát sinh, còn là động lực làm con người hướng đến thỏa mãn nhu cầu. - Mức độ thuận tiện: giúp người tiêu dùng tiếp cận với những hàng hóa và dịch vụ, có thể thúc đẩy hoặc hạn chế nhu cầu của người tiêu dùng. - Các yếu tố khác: bên cạnh đó nhu cầu còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: gia đình, bạn bè, địa vị xã hội,… GVHD: Ths Cao Minh Toàn SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền. Lớp: DH8KD 5 NHU CẦU Giới tính Thu nhập Giá cả và giá trị Sở thích và thị hiếu Các yếu tố khác Mức độ thuận tiện Nhu cầu mua Laptop trả góp của sinh viên khóa 8 Khoa Kinh Tế_Đại Học An Giang. 2.2 Mô hình nghiên cứu: Quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng trãi qua nhiều giai đoạn và quá trình này chịu tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu. Để tìm hiểu rõ về “ Nhu cầu mua Laptop trả góp của sinh viên khóa 8 Khoa Kinh Tế_ Đại Học An Giang” ta tiến hành nghiên cứu theo mô hình sau đây: Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu GVHD: Ths Cao Minh Toàn SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền. Lớp: DH8KD 6 Sinh viên có quan tâm đến việc sở hữu Laptop Mức độ cần thiết của Laptop đối với sinh viên Nhu cầuNhu cầu Mong muốn Yêu cầu Giá cả Tính năng Nhãn hiệu Thu nhập Cách tính lãi Thời gian trả lãi Hình thức trả Thủ tục Số tiền trả trước. Nhu cầu mua Laptop trả góp của sinh viên khóa 8 Khoa Kinh Tế_Đại Học An Giang. CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Để người đọc hiểu rõ về quá trình nghiên cứu, chương này sẽ trình bày cụ thể và chi tiết về phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập và xử lý số liệu, thiết kế nghiên cứu, qui trình nghiên cứu, thang đo và cách chọn mẫu. 3.1 Phương pháp thu thập số liệu: o Số liệu sơ cấp : - Thu thập số liệu số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp sinh viên bằng bảng câu hỏi, với cỡ mẫu n =80 - Phạm vi: Sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế _ Quản Trị Kinh Doanh. - Phương pháp: chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện o Số liệu thứ cấp: - Thông tin về số lượng sinh viên đang học khoa Kinh Tế_Đại Học An Giang, từ trang web của trường, từ đó làm cơ sở cho việc chọn mẫu. 3.2 Phương pháp xử lý số liệu: Dữ liệu sau khi làm sạch, phân loại, mã hóa, tiến hành nhập liệu bằng phần mềm Excel. - Phương pháp phân tích: thống kê mô tả. - Xử lý số liệu: Phần mền Excel 3.3 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu gồm 2 bước chính: Bảng 3.3: Bảng thiết kế nghiên cứu - Bước 1: Thực hiện nghiên cứu sơ bộ định tính, tiến hành thảo luận tay đôi (n=510) với dàn bài đã soạn sẵn để khai thác các vấn đề xung quanh đề tài nghiên cứu. Từ kết quả này lập nên bảng câu hỏi. GVHD: Ths Cao Minh Toàn SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền. Lớp: DH8KD Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật Thời gian 1 Sơ bộ Định tính Thảo luận tay đôi (n=510) 2 tuần 2 Chính thức Định lượng Khảo sát bằng bảng hỏi (n=80) 3 tuần 7 Nhu cầu mua Laptop trả góp của sinh viên khóa 8 Khoa Kinh Tế_Đại Học An Giang. - Bước 2: Thực hiện nghiên cứu chính thức định lượng. Ban đầu tiến hành sẽ phỏng vấn từ 510 sinh viên, nhằm điều chỉnh lại bảng câu hỏi cho hoàn chỉnh cho hợp logic, loại bỏ những từ ngữ, các câu hỏi thừa trong bảng hỏi - Sau đó, tiến hành khảo sát với mẫu n = 80, bao gồm sinh viên đã có và chưa có Laptop 3.4 Qui trình nghiên cứu: Hình 3.4: Mô hình qui trình nghiên cứu 3.5 Thang đo: Những thang đo được sử dụng: - Thang đo nhóm: dùng cho câu hỏi có nhiều phương án trả lời. Gồm:  Câu hỏi một lựa chọn (SR: Single Respones)  Câu hỏi nhiều lựa chọn (MR: Multiple Respones) GVHD: Ths Cao Minh Toàn SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền. Lớp: DH8KD 8 Cơ sở lý thuyết Thảo luận tay đôi (n=510) Phỏng vấn trực tiếp (n=510) Hoàn chỉnh bảng câu hỏi Tiến hành khảo sát (n=75) Thu thập _ xử lý Thiết kế bản câu hỏi Kết quả nghiên cứu Báo cáo nghiên cứu NGHIÊN CỨU SƠ BỘ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC Nhu cầu mua Laptop trả góp của sinh viên khóa 8 Khoa Kinh Tế_Đại Học An Giang. - Thang đo định danh mức độ: dùng thang điểm 5 với các phát biểu tương ứng với từng mục số. - Thang đo nhị phân: dùng cho câu hỏi chỉ có 1 trong 2 lựa chọn: Có hoặc Không. 3.6 Mẫu nghiên cứu: - Khung chọn mẫu: Danh sách liệt kê tất cả các nghành hệ chính quy khóa 8 Khoa Kinh Tế_Quản Trị Kinh Doanh: Tài Chính Doanh Nghiệp, Quản Trị Kinh Doanh, Kinh Tế Đối Ngoại, Kế Toán, Ngân Hàng. - Kích thướt mẫu: Mỗi ngành lấy đại diện 16 sinh viên, tổng số mẫu n=80 - Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, tiến hành hỏi 80 sinh viên khóa 8 Khoa Kinh Tế. Trong khoa Kinh Tế có 5 ngành, để đảm bảo tính khách quan và đại diện được cho tổng thể nên việc lấy mẫu sẽ bằng số lượng mẫu giữa các ngành, mỗi ngành chọn ngẫu nhiên 16 sinh viên để khảo sát. 3.5 Tiến độ nghiên cứu: Bảng 3.5: Tiến độ thực hiện GVHD: Ths Cao Minh Toàn SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền. Lớp: DH8KD Công việc Tuần thứ Các bước nghiên cứu. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1. Lập bảng câu hỏi thử 2. Phỏng vấn thử và hiệu chỉnh. 3. Hoàn chỉnh bản phỏng vấn. 4. Phát bản phỏng vấn 5. Thu thập hồi đáp, phân tích và xử lý số liệu. B. Chuẩn bị báo cáo 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1. Kết quả nghiên cứu chính thức 2. Kết Luận 3. Hiệu chình cuối cùng 9 . nhu cầu mua laptop trả góp của sinh viên khoa Kinh Tế trường Đại Học An Giang. * Mục tiêu cụ thể: - Đo lường nhu cầu mua Laptop trả góp của sinh viên khoa. Tự thể thiện Nhu cầu mua Laptop trả góp của sinh viên khóa 8 Khoa Kinh Tế_ Đại Học An Giang. * Nhu cầu sinh lý: - Bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người

Ngày đăng: 05/08/2013, 08:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w