1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát nhu cầu sử dụng laptop của sinh viên khoa kinh tế quản trị kinh doanh trường ĐHAG

7 4,7K 109
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 217 KB

Nội dung

Luaận văn, tiểu luận, khóa luận, chuyên đề, đề tài, marketing, quản trị, hành vi, tiêu dùng, thị trường, nhu cầu, sự hài lòng

Khảo sát nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên- khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh trường ĐHAG Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Cơ sở hình thành đề tài: Trong xã hội hiện đại như hiện nay sự phát triển của khoa học- công nghệ ngày càng cao, thì nhu cầu của con người về sản phẩm công nghệ cao từ đó cũng phát triển. Sản phẩm được đề cập ở đây là laptop, do một trong những đối tượng khách hàng mục tiêu của các công ty máy vi tính là sinh viênsinh viên là những người ứng dụng những sản phẩm có công nghệ cao nhằm vào mục đích là phục vụ ngày càng tốt hơn cho việc học, hay thư giãn sau quá trình học tập. Một trong những đối tượng khách hàng mục tiêu của các công ty máy vi tính là sinh viên do sinh viên chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong xã hội, nên những hãng sản xuất laptop luôn muốn tìm hiểu những thông tin về sản phẩm họ sản xuất ra những sản phẩm có mẫu mã, phong cách, tính năng khác nhau để phù hợp với từng đối tượng sinh viên nhằm mở rộng thị phần của mình. Do nhu cầu cao của việc học tập là thường xuyên phải học trên giáo án điện tử và đăng ký môn học cho mỗi học phần nên việc sử dụng máy tính là liên tục. Tuy nhà trường có thư viện có trang bị máy vi tính để hỗ trợ sinh viên trong việc học tập nhưng số lượng sinh viên là khá lớn vì vậy mà thư viện không thể hỗ trợ toàn bộ sinh viên nên việc có là một laptop sẽ hỗ trợ cho việc học của sinh viên tốt hơn. Một số lượng khá lớn sinh viên hiện nay đã có laptop để phục vụ cho yêu cầu của việc học tập. Yêu cầu của sinh viên về sản phẩm công nghệ cao này là rất đa dạng và phong phú, nên cần biết được một số yêu cầu cần thiết để nhà sản xuất có thể tạo ra những sản phẩm có giá cả phù hợp với sinh viên nhưng chất lượng cũng phải đáp ứng được nhu cầu của sinh viên. Do những yêu cầu đa dạng như vậy nên chọn đề tài “Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 8- khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh của trường Đại Học An Giang”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài:  Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh về việc sử dụng laptop.  Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop của sinh viên.  Những ý kiến, nhận định của sinh viên đã có laptop và chưa có laptop. 1.3 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính bằng việc phỏng vấn trực tiếp 5- 10 sinh viên. Nghiên cứu chính thức với phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi với mẫu là 50 sinh viên. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích kết quả thu được. 1.4 Phạm vi nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu: từ ngày 27/2/2010 đến ngày 10/05/2010. Không gian nghiên cứu: khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang. SVTH: Lê Thị Mỹ Thẫm 1 Khảo sát nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên- khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh trường ĐHAG Đối tượng nghiên cứu: là sinh viên khóa 8- khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh trường ĐHAGsinh viên khóa 8 đang thực hiện chuyên đề năm 3 nên việc khảo sát có thể sẽ thuận lợi hơn. 1.5 Ý nghĩa của đề tài: Có thể là nguồn tài liệu cung cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm laptop biết được nhiều hơn nhu cầu của sinh viên Đại Học An Giang về laptop để có thể cung ứng tốt hơn. Bên cạnh đó cũng có thể giúp cho nhà sản xuất tốt hơn phù hợp với sinh viên nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Cũng có thể có nhiều lựa chọn tốt hơn khi mua laptop phù hợp nhất với thu nhập, yêu cầu của việc học tập và thư giãn. Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU SVTH: Lê Thị Mỹ Thẫm 2 Khảo sát nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên- khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh trường ĐHAG 2.1 Cơ sở lý thuyết: 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản: Khái niệm về nhu cầu: nhu cầu của con người là những trạng thái thiếu hụt phải được thỏa mãn trước hết. Đó là những gì con người cần( như: thực phẩm, quần áo, nhà ở…) để tồn tại. Khái niệm về động cơ: một nhu cầu sẽ trở thành động cơ khi nhu cầu đó bị thôi thúc bức thiết đến mức độ buộc con người phải hành động để thỏa mãn nó. Khái niệm về mong muốn: mong muốn là trạng thái của con người ở mức độ sâu hơn, cụ thể hơn. Mong muốn cũng phát sinh từ tâm lý của con người có nhiều ý thức. Mong muốn của con người đa dạng hơn nhu cầu của con người rất nhiều. Khái niệm mức cầu: mức cầu là mong muốn về sản phẩm cụ thể có tính đến khả năng và sẵn sàng mua chúng. Tháp nhu cầu của Abraham Maslow: theo Maslow thì con người có 5 nhu cầu cơ bản, nhu cầu từ thấp đến cao như hình vẽ sau: Hình 2.1.1: Tháp nhu cầu Maslow Nhu cầu sinh lý: là nhu cầu được ăn uống, mặc ở… Nhu cầu an toàn: là nhu cầu phải được bảo vệ về vật chất cả tinh SVTH: Lê Thị Mỹ Thẫm 3 Nhu cầu sinhNhu cầu an toàn Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu xã hội Nhu cầu tự khẳng định Khảo sát nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên- khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh trường ĐHAG thần… Nhu cầu xã hội: là nhu cầu về tình cảm, tình yêu… Nhu cầu được tôn trọng: là nhu cầu được sự công nhận về địa vị và được người khác tôn trọng… Nhu cầu tự khẳng định: là sự phát huy tiềm năng của mình… 2.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của khách hàng bao gồm: sự tiếp thu, cá tính, tuồi tác, nghề nghiệp, trình độ học vấn, gia đình, thu nhập, giá cả… Hình 2.1.2: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu Thu nhập: ảnh hưởng khá lớn đến nhu cầu của người tiêu dùng, khi họ có thu nhập càng cao thì con người càng muốn được thỏa mãn nhu cầu của mình cao hơn. Giá cả: cũng ảnh hưởng đến nhu cầu khi người têu dùngnhu cầu nhưng giá cả không phù hợp với giá trị mà họ nhận được thì nhu cầu này có thể giảm xuống hoặc không còn nữa. Sở thích: sẽ góp phần tạo ra nhiều nhu cầu hơn, đồng thời nó cũng là động lực để con người thỏa mãn nhu cầu của mình.Sự tiếp thu: khi con người nhận được những nguồn thông tin khác nhu thì nhu cầu cũng sẽ khác nhau. Giới tính: cũng ảnh hưởng đến nhu cầu giới tính khác nhau họ sẽ có nhu cầu khác nhau và thỏa mãn chúng ở mức độ khác nhau. 2.2 Mô hình nghiên cứu: SVTH: Lê Thị Mỹ Thẫm 4 NHU CẦU Thu Nhập Giới Tính Sự Tiếp Thu Sở Thích Giá cả Các Yếu Tố Khác Kiểu dáng laptop Giá trị thương hiệu Thu nhập Yếu tố khác Nhu cầu Mong muốn Mức độ hài lòng của sinh viên khí sử dụng laptop Đề xuất cải tiến chất lượng, mẫu mã laptop Yếu tố khác Độ bền, gọn nhẹ Nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu của sinh viên Giới tính Giá cả Ý kiến của sinh viên Khảo sát nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên- khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh trường ĐHAG Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu Nghiên cứu bước đầu tìm hiểu nhu cầu, mong muốn, mức cầu. Tiếp theo là tìm những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đối với sản phẩm laptop: giá cả, thu nhập, giới tính và một số nhân tố khác. Đồng thời nghiên cứu cũng tìm hiểu những điểm mà sinh viên hài lòng cũng như chưa hài lòng khi sử dụng laptop để có thể đưa ra một số ý kiến đề xuất để cải tiến sản phẩm. Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SVTH: Lê Thị Mỹ Thẫm 5 Khảo sát nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên- khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh trường ĐHAG 3.1 Thiết kế nghiên cứu: 3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ Sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu trong nghiên cứu sơ bộ, phỏng vấn trực tiếp 5- 10 sinh viên khóa 8- khoa KT-QTKD trường ĐHAG nhằm hoàn thiện bản câu hỏi chính thức, để tiến hành nghiên cứu chính thức. 3.1.2 Nghiên cứu chính thức Nghiên cứu chính thức được tiến hành nghiên cứu thông qua bản câu hỏi sau khi đã được hiệu chỉnh. Nguồn thông tin sơ cấp: là số liệu thu được bằng bản câu hỏi chính thức đã hiệu chỉnh loại bỏ nhưng câu hỏi gây khó hiểu cho đáp viên khi trả lời. Nguồn thông tin thứ cấp: được thu từ sách là các lý thuyết, các tài liệu liên quan khác… Dữ liệu sau khi thu về được làm sạch và mã hóa sau đó được phân tích với hỗ trợ của phần mềm Excel để có thể hoàn thành kết quả nghiên cứu. Phân tích số liệu với phương pháp thống kê mô tả. Viết báo cáo nghiên cứu: khi số liệu được xử lý và phân tích thì bài báo cáo nghiên cứu là giai đoạn cuối cùng để hoàn thành quá trình nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu: 3.2 Thang đo: SVTH: Lê Thị Mỹ Thẫm 6 Xác định vấn đề nghiên cứu Làm sạch và xử lý số liệu đĐiều tra bằng bản hỏi Phân tích kết quả Soạn thảo báo cáo Bản câu hỏi Thảo luận tay đôi Hình 3.1.2: Quá trình nghiên cứu Khảo sát nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên- khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh trường ĐHAG Sử dụng thang đo biểu danh để có thể biết và phân loại nhu cầu về sản phẩm laptop và mong muốn đối với sản phẩm. Ví dụ: Các tiêu chí như giá cả, thu nhập giới tính tác động đến nhu cầu sử dụng laptop của sinh viên như thế nào. Sử dụng thang đo likertk đế có thể xác định được laptop cần thiết với sinh viên ở mức độ nào. Ví dụ: laptop có cần thiết cho việc học tập của sinh viên không, và sự cần thiết ở mức độ nào. 3.3 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp lấy mẫu phi xác suất cho đề tài nghiên cứu. Mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện. Do đề tài nghiên cứu sinh viên của một khóa và cùng một khoa nên có nhiều điểm tương đồng giữa sinh viên nên chọn mẫu thao mẫu thuận tiện. Cỡ mẫu được chọn là 50 sinh viên khóa 8- khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang. Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SVTH: Lê Thị Mỹ Thẫm 7 . Khảo sát nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên- khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh trường ĐHAG thần… Nhu cầu xã hội: là nhu cầu về tình cảm, tình yêu… Nhu. cứu: khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang. SVTH: Lê Thị Mỹ Thẫm 1 Khảo sát nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên- khoa Kinh tế- Quản trị

Ngày đăng: 05/08/2013, 07:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1.1: Tháp nhu cầu Maslow - Khảo sát nhu cầu sử dụng laptop của sinh viên  khoa kinh tế  quản trị kinh doanh trường ĐHAG
Hình 2.1.1 Tháp nhu cầu Maslow (Trang 3)
Hình 2.1.2: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu - Khảo sát nhu cầu sử dụng laptop của sinh viên  khoa kinh tế  quản trị kinh doanh trường ĐHAG
Hình 2.1.2 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu (Trang 4)
Hình 3.1.2: Quá trình nghiên cứu - Khảo sát nhu cầu sử dụng laptop của sinh viên  khoa kinh tế  quản trị kinh doanh trường ĐHAG
Hình 3.1.2 Quá trình nghiên cứu (Trang 6)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w