Bạn có phải là người giỏi giao tiếp hay không? Vì những người giao tiếp giỏi (thiết lập, duy trì, và phát triển các mối quan hệ) có nhiều cơ hội thành công. Hãy tự đánh giá về kỹ năng giao tiếp của bản thân, và đưa ra 02 ví dụ về những doanh nhân thành công nhờ kỹ năng giao tiếp giỏi, đồng thời rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Trang 11
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
GIẢNG VIÊN: TẠ THỊ THANH HƯƠNG
DANH SÁCH SINH VIÊN NHÓM STT HỌ VÀ TÊN MSSV GHI CHÚ
1 Lưu Hồng Điệp (TL) 113000033 KỸ NĂNG BẢN THÂN
2 Vũ Việt Đức 113000037 POWER POINT
3 Du Mỹ Dung 113000617 KHÁI NIỆM
4 Lê Mỹ Linh 113001207
5 Lê Hoàng Long 113000081 STEVE JOB
6 Hoàng Minh 113000150
7 Đỗ Đình Nam 113000098 DONALD TRUMP
8 Hồ Như Thảo 113000333
9 Trần Thị Thảo 113001227 KHÁI NIỆM
10 Trần Kim Thoa 113000721
CÂU HỎI TÌNH HUỐNG:
- Bạn có phải là người giỏi giao tiếp hay không? Vì những người giao tiếp giỏi (thiết lập, duy trì, và phát triển các mối quan hệ) có nhiều cơ hội thành công
- Hãy tự đánh giá về kỹ năng giao tiếp của bản thân, và đưa ra 02 ví dụ
về những doanh nhân thành công nhờ kỹ năng giao tiếp giỏi, đồng thời rút ra kinh nghiệm cho bản thân
Trang 22
DIỄN GIẢI:
I.KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIAO TIẾP
- Giao tiếp có thể được hiểu là một quá trình, trong đó con người chia sẻ với nhau các ý tưởng, thông tin và cảm xúc nhằm xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với người trong đời sống xã hội vì những mục đích khác nhau.Giao tiếp tốt là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn thành công
- Thông thường giao tiếp trải qua 3 trạng thái:
1.Trao đổi thông tin,tiếp xúc tâm lý
2.Hiểu biết lẫn nhau
3.Tác động ảnh hưởng lẫn nhau
Ở gốc độ một công ty,”giao tiếp” được hiểu như sau: giao tiếp là hành động xác lập mối quan hệ và sự tiếp xúc giữa con người với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu nhất định.Trên cơ sở thu nhận thông tin, hai bên giao tiếp sẽ xây dựng điều chỉnh mục tiêu,hành vi qua sự tác động lẫn nhau
để cùng hiểu biết về tình huống, có cùng tiếng nói, đem lại lợi ích nhiều nhất có thể
Ở góc độ trường học,giao tiếp sư phạm là giao tiếp có tính chất nghề nghiệp giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và giáo dục,nhằm tạo ra sự tiếp xúc tâm lý,xây dựng bầu không khí thuận lợi cùng các quá trình tâm lí khác để tạo ra kết quả tối ưu trong mối quan hệ,trong nội bộ tập thể và trong hoạt động dạy cũng như hoạt động học
Giao tiếp là một hiện tượng đặc thù của con người,mới có giao tiếp
thực sự khi sử dụng phương tiện ngôn ngữ ( có 3 trạng thái tồn tại :
ngôn ngữ lời nói, chữ viết, ngôn ngữ thầm ) Giao tiếp được thể hiện
qua sự trao đổi thông tin, sự hiểu biết lẫn nhau, sự rung cảm và ảnh hưởng lẫn nhau
Trang 33
II CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH
1.Sender: Người gửi thông điệp
- Muốn trở thành người giao tiếp tốt, thì người gửi thông điệp đầu tiên phải
có sự tự tin Tức là thể hiện sự hiểu biết của mình về nội dung, bối cảnh
truyền đạt và những hiểu biết về người tiếp nhận thông điệp đó Việc không hiểu người ma mình truyền đạt thông điệp có thể dẫn tới thông điệp
bị hiểu sai
2.Message: Thông điệp
- Thông điệp luôn luôn có cả yếu tố trí tuệ và tình cảm trong đó, yếu tố trí
tuệ để chúng ta có thể xem xét tính hợp lí của nó và yếu tố tình cảm để chúng ta có thể có những cuốn hút tình cảm, qua đó thay đổi được suy nghĩ và hành động
3 Channel:Kênh truyền thông điệp
- Các thông điệp được truyền đạt qua nhiều kênh, nói thì bằng cách gặp
mặt đối mặt, gọi điện thoại, gặp qua video, viết thì bằng thư từ, email, bản ghi nhớ hay báo cáo
Và có 2 kênh chính:
+Kênh giao tiếp chính thức (formal communication networks)
+Kênh giao tiếp không chính thức (informal communication networks)
4 Receiver: Người nhận thông điệp
- Những thông điệp sau đó được truyền đạt đến người nhận Không nghi nghờ gì là bạn sẽ trông chờ ở họ những phản hồi
- Hãy luôn nhớ là bản thân người nhận thông điệp cũng tham gia vào quá
trình này với nhiều ý tưởng và tình cảm có thể làm ảnh hưởng đến cách họ
hiểu thông điệp của bạn cũng như cách họ phản hồi lại thông điệp đó
Trang 44
5 Feedback: Những phản hồi
-Người tiếp nhận sẽ có những phản hồi, bằng lời hay các hình thức khác
đối với thông điệp của bạn Hãy chú ý sát sao đến những phản hồi này bởi
nó thể hiện rõ ràng nhất việc người tiếp nhận thông điệp có thể hiểu chính xác thông điệp của bạn hay không
6 Context: Bối cảnh
-Tình huống mà thông điệp của bạn truyền đi chính là bối cảnh Nó có thể
bao gồm yếu tố môi trường xung quanh hay rộng hơn là nền văn hóa (
ví dụ như văn hóa nơi làm việc, văn hóa quốc tế, vv…)
III CÁC HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP
- Căn cứ vào các phương tiện giao tiếp: Giao tiếp bằng vật chất , giao
tiếp bằng ngôn ngữ, giao tiếp bằng phi ngôn ngữ
- Căn cứ vào tính chất và quy cách giao tiếp: Giao tiếp chính thức và
giao tiếp không chính thức
- Căn cứ vào số lượng và thành phần tham gia: Giao tiếp giữa cá nhân
với cá nhân, giao tiếp giữa cá nhân với nhóm,giao tiếp giữa nhóm với nhóm
- Căn cứ vào tính chất tiếp xúc: Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp
+ Giao tiếp trực tiếp: Đối tượng giao tiếp trực tiếp gặp gỡ nhau thường dùng ngôn ngữ nói để truyền đạt cho nhau ý nghĩa và tình cảm của mình.( Đây là loại hình thức giao tiếp có hiệu quả cao )
+Giao tiếp gián tiếp: Thông qua phương tiện trung gian,loại này kém hiệu quả hơn Tuy nhiên, trong kinh doanh thì cần kết hợp nhiều loại hình thức giao tiếp thì mới đạt hiệu quả cao
- Căn cứ vào nội dung tâm lí của giao tiếp:
Trang 55
+ Giao tiếp nhằm thông báo những thông tin mới
+Giao tiếp nhằm thay đổi hệ thống động cơ và giá trị
+Giao tiếp nhằm kích thích động viên hành động
- Căn cứ vào đối tượng hoạt động giao tiếp
+Giao tiếp liên nhân cách +Giao tiếp xã hội
+Giao tiếp nhóm
- Căn cứ vào tính chất tiếp xúc
+ Giao tiếp trực tiếp: Là loại hình giao tiếp thông dụng nhất Trong đó các đối tượng giao tiếp trực tiếp gặp gỡ nhau và thường dùng ngôn ngữ nói để biểu cảm Đây là hình thức giao tiếp hiệu quả nhất việc trong tình huống mặt đối mặt với những thông tin không bằng lời đi kèm mà xảy ra hiểu lầm,thông tin thiếu chính xác sẽ được điều chỉnh kịp thời trong quá trình giao tiếp
+Giao tiếp gián tiếp: Là loại hình giao tiếp thông qua một trung gian khác như thư từ, báo chí điện thoại, fax… Đây la hình thức kém hiệu quả hơn vì sự phản hồi thông tin rất chậm Ngoài ra,loại giao tiếp này rất ít được hỗ trợ bằng các phương tiện phi ngôn ngữ, dẫn đến các đối tác không hiểu hết những khía cạnh của thông tin
- Căn cứ vào hình thức của giao tiếp
+Giao tiếp chính thức: Có sự ấn định theo pháp luật, quy trình +Giao tiếp không chính thức:Là giao tiếp không theo một quy định nào cả, mang tính chất cá nhân Ví dụ : giao tiếp giữa bạn
bè với nhau,thủ trưởng trò chuyện riêng tư với nhân viên… loại
Trang 66
giao tiếp này, trong công tác quản trị hay được sử dụng, tạo ra bầu không khí đằm ấm, vui tươi thân mật, hiểu biết lẫn nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho giao tiếp chính thức thực hiện có hiệu quả
- Căn cứ vào thế tâm lí giữa hai bên trong giao tiếp
+Giao tiếp ở thế mạnh là ai cần ai +Giao tiếp ở thế yếu là nhân viên với giám đốc +Giao tiếp ở thế cân bằng là bạn bè và đồng nghiệp
Vì vậy, để có hành vi giao tiếp cho hợp lí, chúng ta cần xác định thế tâm lí của ta so với đối tượng Cần chú ý so sánh nhiều khía cạnh khác nhau, không chủ quan, phiến diện mà dẫn đến sai lầm Bởi vì giữa ta và đối tượng giao tiếp có thể có nhiều mối quan hệ ràng buộc, có lúc ta mạnh hơn trong mối quan hệ này nhưng yếu thế hơn trong mối quan hệ khác Chúng ta còn phải điều chỉnh thế tâm lí của mình sao cho phù hợp với từng tình huống
- Căn cứ vào thái độ và sách lược giao tiếp
+ Giao tiếp kiểu “ cùng – thắng “ + Giao tiếp kiểu “ thắng – thua”
+ Giao tiếp kiểu “thua – thắng”
+ Giao tiếp kiểu “thua – thua”
+ Giao tiếp kiểu “thắng – thắng hoặc không hợp đồng”
IV NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP
- Sức mạnh của ngôn ngữ rất lớn Trong giao tiếp, ngôn ngữ la một
phương tiện để biểu đạt, phản ánh các hiện tượng hiện thực vào ý thức bằng hình tượng, ngôn từ chỉ là phương tiện bề ngoài Từ ngữ sử dụng
Trang 77
để đáp ứng một yêu cầu mong đợi, hoặc để tự dặn dò một việc gì đó thể hiện mức cam kết sự quyết tâm…
- Bạn thường nói chuyện với người khác như thế nào? Có bao giờ bạn cảm thấy mình bất lực và vô cùng khó khăn trong việc sử dụng từ ngữ
để làm cho ai đó hiểu câu chuyện mà mình đang nói chưa?
- Chúng ta sống và tiếp xúc rất nhiều loại người, mỗi loại có cách nói chuyện khác nhau, ngôn ngữ sử dụng cung khác nhau Thế nên, có thể với người này dễ dàng nói cho họ hiểu thế nhưng với người khác cách nói đó không đạt hiệu quả như mong đợi
Hiểu được ý cá nhân là cơ sở tạo nên sự đồng điệu trong giao tiếp,còn gọi là khả năng đồng cảm khi giao tiếp bằng ngôn ngữ cần tuân thủ các nguyên tắc: chính xác, rõ ràng, ngắn gọn tránh dùng các câu, từ, cấu trúc có thể hiểu nhiều nghĩ, làm đối phương hiểu lầm Cần chú ý khắc phục căn bệnh nói: “dài, dai, dại, dở, dốt” Cần cẩn trọng trong việc lựa chọn từ ngữ, cách diển đạt sao cho người đối diện hiểu được ý mình muốn truyền đạt, đồng thời không làm mất lòng nhau
1 Đặc điểm và phong cách ngôn ngữ trong giao tiếp
Tính cởi mở: thể hiện mạnh mẽ về nhu cầu giao tiếp trao đổi tâm tư
tình cảm với người khác
Tính kín đáo: ít bộc lộ tâm tư tình cảm với người khascdo họ không
giao tiếp với nhiều người
Tính nói nhiều: là những người không tự chủ, kiềm chế các hoạt động
ngôn ngữ
Tính hùng biện: có sự thống nhất giữa ý nghĩa và lời nói, mục đích
giao tiếp được thể hiện một cách rõ ràng, sinh động và đầy hình ảnh và đầy sức thuyết phục trong lời nói
2 Các nguyên tắc trong giao tiếp xã hội
Trang 88
2.1 Phải quan tâm đến người trong giao tiếp
2.2 Biết tôn trọng người khác trong giao tiếp, không chỉ trích, oán
trách hay than phiền 2.3 Luôn biết khẳng định con người và ưu điểm người khác “Cái
vốn quí nhất của con người là năng lực khêu gợi được lòng hăng hái của mọi người”
2.4 Biết đặt vị trí của mình vào vị trí người khác để suy nghĩ
2.5 Dùng lời lẽ tế nhị Lời nói đơn giản nhưng có tác dụng tích cực,
làm giảm sự khó chịu cho người đối diện Việc giao tiếp hiệu quá giúp thể hiện bản thân một cách tích cực Từ đó bạn sẽ tạo được
ấn tượng tốt với người xung quanh Lưu ý, để đánh giá một con người, người ta chỉ đánh giá qua 5s đầu tiên khi gặp gỡ Việc giao tiếp hiệu quả sẽ tạo dựng được các mối quan hệ tốt, từ đó đạt được nhiều thành quả và thăng tiến trong công việc
2.6 Lý và tình là hai mặt được quan tâm trong giao tiếp và ứng xử 2.7 Đảm bảo chữ tín trong giao tiếp
3 Các rào cản trong giao tiếp
- Từ bối cảnh: thời gian, không gian, môi trường, công cụ hỗ trợ, văn hóa doanh nghiệp
- Từ người phát: trình độ nhận thức, năng lực trình bày, ngôn ngữ khác, địa phương, hành vi, cử chỉ không phù hợp
- Từ người nhận: thiếu chuẩn bị, khác quan điểm, qua nhiều ngưỡng cửa, trạng thái tâm lí, không tập trung, hiểu vấn đề quá nhanh, thiếu phản hồi, tư duy rập khuôn
- Lỗi cơ bản mà người ta thường mắc phải là cho rằng những gì chúng ta biết thì người khác cũng biết
Trang 99
TRẢ LỜI CÂU HỎI TÌNH HUỐNG:
1 Đánh giá về kỹ năng giao tiếp của bản thân: (phần này tùy thuộc vào
đối tượng thuyết trình sẽ ứng phó ra sao khi giới thiệu về bản thân)
- Hình thức bên ngoài: trang phục lịch sự, phù hợp với ngoại cảnh; đầu
tóc, móng chân – tay gọn gàng, sạch sẽ… sẽ giúp người giao tiếp với mình có được những ấn tượng tốt ngay từ ban đầu, sẽ là tiền đề cho một kết quả tốt của cuộc giao tiếp
- Sử dụng những ngôn ngữ hình thể một cách hiệu quả để tăng độ thu
hút của người đối diện trong cuộc giao tiếp: mắt nhìn thẳng, ánh mắt thân thiện; tư thế đĩnh đạc, ngay thẳng; sử dụng vai, tay trong một số động tác sẽ gia tăng hiệu quả thuyết phục với người giao tiếp đối diện (nhún vai, các động tác tay dứt khoát…)
- Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đối tượng đang giao tiếp (người lớn
tuổi cần kính trọng; người quản lý cần tỏ ra tôn trọng, đúng mực…) Luôn hướng vào trọng tâm, mục đích chính của câu chuyện đang bàn luận với âm lượng phù hợp Dùng những câu từ phù hợp khi kết nối câu chuyện (xin lỗi, cảm ơn, cho phép tôi…)
- Xác định trước mục đích của cuộc giao tiếp để có thể chuẩn bị tốt
những thông tin cần trao đổi trong cuộc giao tiếp để hướng đến một cuộc giao tiếp có mục tiêu rõ ràng, và đạt được kết quả như mong muốn
- Những lỗi cần tránh mắc phải khi giao tiếp: trang phục không phù
hợp (mặc đồ dạ hội hoặc quá sơ sài khi tham gia họp hành chính…), thực hiện những động tác thừa, làm việc riêng khi giao tiếp (dùng điện thoại cá nhân, vung vẩy tay chân quá đà, ánh mắt nhìn đi hướng khác – không tập trung vào người đang giao tiếp, nói chuyện lan man – dài dòng – lạc đề…)
Trang 1010
2 Ví dụ 1: Donald Trump – tổng thống Mỹ
Donal Trump trước khi trở thành tổng thống đương nhiệm của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, thì ông đã là một doanh nhân thành đạt và có sức ảnh hưởng đến kinh tế nước Mỹ Mặc dù ông đã có nhiều phát ngôn gây sốc trong cuộc vận động tranh cử, nhưng không thể phủ nhận, với kinh nghiệm thương trường của mình, Donald Trump đã truyền được rất nhiều cảm hứng cho chúng ta
- Đã mất công nghĩ, sao bạn không nghĩ lớn?
- Người chiến thắng là người biết đủ Đôi khi bạn phải chấp nhận buông
bỏ và tìm cơ hội khác cho mình
- Chỉ một lỗ hổng nhỏ cũng có thể đánh chìm cả một con tàu lớn
- Đừng cố cân bằng giữa công việc và vui chơi Thay vào đó, hãy biến công việc thành niềm vui của bạn
- Can đảm không có nghĩa là không sợ hãi Can đảm là vẫn làm đến cùng mặc cho nỗi sợ bủa vây
- Sống là phải có đam mê, tôi chưa thấy ai thành công mà không có đam
mê của riêng mình
- Quy tắc là thứ sinh ra để được phá vỡ
- Tự tin là điều rất quan trọng Nhưng tự tin không phải thể hiện qua lời nói, mà bạn phải thực sự tin tưởng vào nó
- Tôi cố gắng học hỏi từ quá khứ, nhưng tôi lên kế hoạch cho tương lai bằng cách tập trung tuyệt đối vào hiện tại
- Sự kiên trì chính là khác biệt lớn nhất giữa thành công và thất bại
3 Ví dụ 2: Steve Job - Một nhà độc tài vĩ đại
Steven Paul “Steve” Jobs(24/2/1955 - 5/10/2011) là 1 doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ Ông là đồng sáng lập viên,chủ tịch và cựu giám đốc điều hành của hãng Apple,là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính và cũng là nhân vật có ảnh
Trang 1111
hưởng lớn nhất đến thế giới công nghệ nói chung và Apple nói riêng (các thương hiệu nổi tiếng: MacOS, Macintosh computer, Macbook, iPhone, iPad…)
- Phần phát biểu đầy cuốn hút của ông tại lễ tốt nghiệp của đại học Standford vào năm 2005, với câu nói bất hủ ở cuối bài: "hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ"
- Hãy tiếp tục tìm kiếm, đừng bỏ cuộc
- Thời gian của bạn là có hạn Đừng phí hoài nó bằng cách sống cuộc đời của người khác
- Công việc của tôi không phải là dễ dãi với mọi người, công việc của tôi
là khiến họ trở nên tốt đẹp hơn