Bạn đang quản lý một tổ chức khoa học gồm một tập thể những nhà trí thức, bạn cần phải chọn phong cách quản trị nào để đạt hiệu quả cao nhất? Hãy nêu ra 2 tình huống: Một thành công do chọn đúng và một thất bại khi chọn sai phong cách lãnh đạo?
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
BÀI TIỂU LUẬN Môn: KĨ NĂNG LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
GV hướng dẫn: TẠ THỊ THANH HƯƠNG
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
1 Trương Đình Vũ 113000733
Các thành viên trong nhóm đều đóng góp, trao đổi ý kiến, hoàn thành tất cả các phần trong bài báo cáo
Trang 3MỤC LỤC
I TỔNG QUAN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO……… 2
1 Khái niệm……… 2
2 Nghiên cứu của Kurt Lewin……… 2
2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán……… 2
2.1.1 Đặc điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán……… 2
2.1.2 Phạm vi áp dụng và ví dụ……… 4
2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ……… 4
2.2.1 Đặc điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ……… 5
2.2.2 Phạm vi áp dụng và ví dụ……… 6
2.3 Phong cách lãnh đạo tự do……… 6
3 Mô hình của trường Đại Học bang Ohio……… 9
4 Nghiên cứu của trường ĐH Michigan……… 4
5 Nghiên cứu hệ thống quản lí của R.Likert……… 12
5.1 Định nghĩa……… 12
5.2 Đặc điểm……… 12
5.3 Phạm vi áp dụng……… 13
II GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG……… 14
1 Trả lời tình huống……… 14
2 Các tình huống ví dụ……… 15
Trang 4Tình huống đƣa ra:
Bạn đang quản lý một tổ chức khoa học gồm một tập thể những nhà trí thức, bạn cần phải chọn phong cách quản trị nào để đạt hiệu quả cao nhất? Hãy nêu ra 2 tình huống: Một thành công do chọn đúng và một thất bại khi chọn sai phong cách lãnh đạo?
Ảnh: Bạn chọn phong cách lãnh đạo nào?
Trang 5I TỔNG QUAN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1 Khái niệm
Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi người đó có thể thể hiện khi thực hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác theo nhận thức của đối tượng
Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động quản lý của nhà lãnh đạo được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ
Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, và được
biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường
2 Nghiên cứu của Kurt Lewin
2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán
Phong cách lãnh đạo độc đoán
2.1.1 Đặc điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán
- Đặc trưng:
Tập trung mọi quyền lực vào tay một người lãnh đạo Lãnh đạo bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể
- Tư tưởng:
Trang 6 Nhân viên phải làm những gì họ nói, hoàn thành công việc theo định hướng được các ông chủ vạch ra
Gọi cho các nhà quản lý cấp dưới và đưa cho họ chỉ thị cũng như lời khuyên với tư tưởng nhân viên sẽ tuân theo
Cảm thấy nhân viên cần sự chỉ đạo nghiêm ngặt hơn, các biện pháp kiên quyết và quyết định mạnh mẽ hơn
Áp đặt công việc với sự kiểm soát và giám sát chặt chẽ
- Các nhà lãnh đạo độc đoán thường:
Ít có lòng tin vào cấp dưới
Thúc đẩy nhân viên bằng đe dọa
Lấy mình làm thước đo giá trị
Không quan tâm đến ý kiến của người khác dù là đồng đội hay nhân viên mà chỉ hoàn toàn dựa vào kiến thức kinh nghiệm của mình
- Quá trình quản lý thông tin:
Từ trên xuống và giới hạn ở việc ra quyết định ở cấp cao nhất, không cho phép nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định
- Ưu điểm:
Tạo tính ổn định, trật tự cao trong tổ chức nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ
Quyền lực nằm trong tay một người thì làm cho các mệnh lệnh đến các nhân viên, các thành viên trong tổ chức sẽ mang một áp lực thực hiện cao
Nhà lãnh đạo sẽ trở thành 1 huấn luyện viên tốt với đầy đủ năng lực và trình độ cho các nhân viên mới giúp họ thực hiện nhiệm vụ một nhanh chóng
Nâng cao tính hiệu lực trong quản lý
- Nhược điểm:
Không phát huy tính sáng tạo của nhân viên cấp dưới
Tạo ra sự căng thẳng, áp lực đối với nhân viên, có thể dẫn tới sự chống đối của cấp dưới
Trang 7Nhân viên ít thích lãnh đạo, hiệu quả làm việc thấp khi không có mặt người lãnh đạo
Không khí trong tổ chức ít thân thiện
2.1.2 Phạm vi áp dụng
- Áp dụng đối với những tổ chức thiếu tính kỷ luật
- Rơi vào tình trạng khó khăn ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức
Với một số tình huống đòi hỏi phải hành động khẩn trương và kịp thời: hỏa hoạn,
lũ lụt hoặc khi có sự bất đồng trong tập thể, trước sự thù địch, chia rẽ nội bộ, nhà lãnh đạo cần phải áp dụng kiểu lãnh đạo độc đoán, sử dụng tối đa quyền lực của mình
2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ
Phong cách lãnh đạo dân chủ
Trang 82.2.1 Đặc điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ
- Đặc trưng:
Người lãnh đạo phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định thuận lợi cho cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch
Thông qua biểu quyết, thường sử dụng hình thức động viên khuyến khích
- Các nhà lãnh đạo dân chủ thường:
Người hiền hòa, ít cáu giận, luôn tìm hiểu nguyên nhân sâu xa rồi giải quyết một cách thấu đáo
Luôn tham khảo ý kiến của nhân viên đối với các công việc có liên quan đến chuyên môn của nhân viên
Tranh thủ ghi nhận hầu hết các ý kiến đóng góp từ nhân viên, lắng nghe sự phản biện từ các ý kiến trái chiều nhằm mục đích giải quyết triệt để vấn đề, nhìn nhận ý tưởng một cách hoàn thiện
- Quá trình quản lý thông tin:
Di chuyển theo 2 chiều: từ cấp trên xuống cấp dưới và ngược lại
- Ưu điểm:
Quyết định của nhà quản trị thường được cấp dưới chấp nhận, ủng hộ và làm theo
Khích lệ để đưa ra ý kiến, khích lệ tranh luận phát huy được năng lực tập thể, trí tuệ, tính sáng tạo của tập thể nên hiệu quả của công việc khá cao, nhiệm vụ của tổ chức được thực hiện tốt
Trang 9 Tạo cho cấp dưới sự chủ động cần thiết và thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp dẫn đến năng suất cao kể cả khi không có mặt của lãnh đạo
Nhân viên thích lãnh đạo hơn, không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ tốt hơn
Tạo cho các thành viên trong tổ chức có được sự thoải mái cần thiết tạo tiền đề cho sự phát huy sáng tạo giúp cho kết quả thực hiện công việc có hiệu quả hơn
- Nhược điểm:
Tốn khá nhiều thời gian để ra được một quyết định
Khó đi đến thống nhất ý kiến trong một số vấn đề cụ thể nếu không có người điều hành đủ chuyên môn, hiểu biết và sự quyết đoán
2.2.2 Phạm vi áp dụng
- Phù hợp nhất với các vị trí cấp cao, tham mưu cho công ty
- Người quản lý là người đã hiểu rõ vấn đề nhưng cần thêm các ý kiến, thông tin từ cấp dưới để xử lý vấn đề đó
- Đội nhóm phải tương đối ổn định về nề nếp và nhân sự, các thành viên trong đội nhóm phải là những người đã nắm rõ công việc, nhiệm vụ và cách thức tiến hành công việc
2.3 Phong cách lãnh đạo tự do
Trang 11Hoàn toàn tin tưởng nhân viên có đủ bản lĩnh để hoàn thành công việc đó đúng như kỳ vọng
Không gây áp lực cho nhân viên cấp dưới của mình, mọi cấp bậc nhân viên đều có thể gửi ý kiến trực tiếp đến với Sếp qua email nhằm hoàn thiện những ý tưởng được đề
ra
Mong muốn các nhân viên của mình trổ tài thi thố và âm thầm điều khiển cuộc thi
đó nhằm mục đích cuối cùng là đưa công ty phát triển vượt bậc
- Quá trình quản lý thông tin : Thông tin đi theo chiều ngang
- Ưu điểm:
Tạo ra môi trường làm việc “mở” trong nhóm, trong tổ chức
Mỗi thành viên đều có khuynh hướng trở thành chủ thể cung cấp những ý tưởng, ý kiến để giải quyết những vấn đề quan trọng do thực tiễn đặt ra
Cơ hội cho các nhân viên là như nhau, vấn đề còn lại là năng lực
Nhân viên phải tự giác nâng cao năng lực cá nhân của mình để có thể cạnh tranh với các đồng nghiệp khác, đồng thời họ cũng phải phối hợp với đồng nghiệp của mình để hoàn thành công việc đúng hạn
Nhân viên được hoàn thành công việc theo cách của họ mà không chịu bất kỳ sự kiềm hãm nào từ uy quyền của cấp trên
- Nhược điểm:
Dễ tạo ra tâm lý buồn chán cho người lãnh đạo, dẫn tới tùy tiện, lơ là công việc
Nhân viên ít tin phục lãnh đạo, do ít thấy vai trò người lãnh đạo trong tổ chức
2.3.2 Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho đội ngũ nhân viên dưới quyền giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ
Áp dụng đối với những tổ chức có tính sáng tạo cao
Các nhân viên có năng lực làm việc độc lập và chuyên môn tốt, tinh thần kỷ luật tối đa, khả năng chịu áp lực công việc lớn để đảm bảo hiệu quả công việc
Các nhà lãnh đạo có những công cụ tốt để kiểm soát tiến độ công việc của nhân viên
Trang 12 Sử dụng phong cách lãnh đạo đối với các nhân viên hiểu rõ về công việc hơn chính bản thân nhà lãnh đạo
Ví dụ: Một trong những nhà quản lý theo phong cách tự do là: Cash Penney, nhà sáng lập công ty J.C Penney Với trích dẫn nổi tiếng: “Cách tốt nhất để một lãnh đạo
tự giết mình chính là từ chối tìm hiểu phương thức, thời điểm và đối tượng để trao quyền và trách nhiệm.” – Cash Penney
3 Mô hình của trường Đại Học bang Ohio
Theo mô hình này, các nhà quản lý có thể tập trung sự khuyến khích, động viên của mình theo hai hướng: chú trọng đến con người và chú trọng đến công việc
Phong cách lãnh đạo chú trọng đến con người:
Tìm kiếm sự nhất trí của cấp dưới bằng cách đối xử với họ dựa trên sự tôn trọng
cá nhân và phẩm giá, giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng quyền hạn
- Những hành vi của nhà lãnh đạo ân cần là:
Biểu lộ sự đánh giá cao khi nhân viên hoàn thành tốt một công việc
Không đòi hỏi quá mức mà người nhân viên có thể thực hiện
Giúp đỡ nhân viên giải quyết những vấn đề riêng tư của họ
Đối xử một cách thân thiện và gần gũi với nhân viên
Khen thưởng kịp thời những nhân viên hoàn thành tốt công việc
Phong cách lãnh đạo chú trọng đến công việc
- Đặc trưng: Những hoạt động hoạch định, tổ chức, kiểm soát và phối hợp các hoạt động của cấp dưới
Những hành vi điển hình của nhà lãnh đạo chú trọng vào công việc bao gồm:
Trang 13Phân công nhân viên đảm nhiệm vào công việc cụ thể
Thiết lập các tiêu chuẩn đánh giá thành tích
Cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết cho nhân viên theo yêu cầu của công việc
Lập biểu đồ tiến hành công việc cho các thành viên của nhóm đảm nhận
Khuyến khích áp dụng những quy trình thống nhất
Do hai nhóm hành vi quan tâm tới công việc và quan tâm tới con người là tương đối độc lập với nhau nên có thể có 4 phong cách lãnh đạo :
(1) Quan tâm tới công việc cao và con người thấp;
(2) Quan tâm tới công việc cao và con người cao;
(3) Quan tâm tới công việc thấp và con người cao;
(4) Quan tâm tới công việc thấp và con người thấp
Bốn dạng phong cách này được thể hiện qua sơ đồ:
Công việc : nhiều Con người: nhiều S2
Công việc: ít Con người: ít S4
Công việc: nhiều Con người: ít S1
Ít nhiều QUAN TÂM TỚI CÔNG VIỆC
Ô S1: Người lãnh đạo chủ yếu hướng tới việc làm cho công việc được thực hiện, sự quan tâm tới con người là thứ yếu
Ô S2: Người lãnh đạo theo đuổi việc đạt tới năng suất cao trong sự cân đối giữa việc làm cho công việc được thực hiện và duy trì sự đoàn kết, gắn bó của nhóm và tổ chức
Ô S3: Người lãnh đạo theo đuổi việc động viên sự hài hòa của nhóm và thỏa mãn các nhu cầu xã hội của người dưới quyền
Trang 144 Nghiên cứu của trường ĐH Michigan
- Xác định phong cách ứng xử của nhà lãnh đạo Họ phân biệt hai loại lãnh đạo:
lãnh đạo lấy con người làm trọng tâm và lãnh đạo lấy công việc làm trọng tâm
- Lãnh đạo lấy con người làm trọng tâm
Nhấn mạnh tới mối quan hệ cá nhân
Gắn lợi ích cá nhân với nhu cầu của cấp dưới và chấp nhận sự khác biệt cá nhân giữa các thành viên
- Lãnh đạo lấy công việc làm trọng tâm
Nhấn mạnh tới các nhiệm vụ phải thực hiện cũng như khía cạnh kỹ thuật của công việc
Mối quan tâm chính của họ là làm thế nào để hoàn thành công việc và các thành viên trong nhóm là phương tiện để đạt được mục tiêu này
Các nhà nghiên cứu của Michigan đánh giá cao các nhà lãnh đạo lấy con người làm trọng tâm Họ cho rằng phong cách lãnh đạo này tạo ra sự thỏa mãn lớn hơn cho người lao động, vì vậy năng suất làm việc sẽ cao hơn Trong khi đó làm việc dưới sự lãnh đạo của những người lấy công việc làm trọng tâm, nhân viên thường cảm thấy ít thỏa mãn hơn và vì vậy năng suất lao động thường thấp hơn
Định hướng phong cách lãnh đạo trong nghiên cứu của đại học Michigan:
- Định hướng quan hệ: quan tâm tới con người
- Định hướng nhiệm vụ: quan tâm tới công việc
Khi người lãnh đạo quan tâm đến công việc:
+ Hoạch định trước
+ Quyết định cách thức công việc được thực hiện
+ Giao nhiệm vụ cho các thành viên
+ Đưa ra các mong đợi rõ ràng
+ Chú trọng vào thời hạn và thành tựu
+ Thúc đẩy việc đạt đến thành tựu
Trang 15 Quan tâm đến con người:
Khi người lãnh đạo quan tâm đến con người:
+ Quan tâm, chú ý lắng nghe những người dưới quyền
+ Cho phép tham gia trong việc ra quyết định
+ Thân thiện và dễ gần gũi với mọi người
+ Giúp đỡ và hỗ trợ nhân viên
+ Hành vi luôn chỉ ra sự tôn trọng, sự tin tưởng và sự nồng ấm
5 Nghiên cứu hệ thống quản lí của R.Likert
5.1 Định nghĩa:
Likert đã nghiên cứu các kiểu mẫu và phong cách của các nhà lãnh đạo và quản trị trong nhiều năm và đã đưa ra những ý tưởng và những cách tiếp cận quan trọng đối với việc hiểu biết về hành vi lãnh đạo Ông coi một nhà quản trị có hiệu quả là người định hướng mạnh mẽ vào cấp dưới, dựa vào sự liên lạc để giữ cho tất cả các bộ phận hoạt động như là một đơn vị Tất cả thành viên của một nhóm, kể cả người quản trị hay lãnh đạo, lựa chọn một thái độ hỗ trợ, trong đó họ chia sẻ lẫn nhau các nhu cầu, các giá trị, các nguyện vọng, các mục đích và những triển vọng chung Vì nó chú trọng đến các động cơ thúc đẩy con người, nên Likert coi đây là cách tiếp cận hiệu quả nhất để lãnh đạo một nhóm
5.2 Đặc điểm:
Nhằm định hướng cho việc nghiên cứu và làm rõ các khái niệm của mình, Likert đã giả thiết có 4 hệ thống phong cách quản trị
Trang 16HỆ THỐNG 1: cách quản trị “quyết
đoán – áp chế”
Các nhà quản trị loại này chuyên quyền
cao độ, có ít lòng tin vào cấp dưới, thúc
đẩy người ta bằng sự đe doạ và trừng
phạt với những phần thưởng hiếm hoi,
tiến hành thông tin từ trên xuống dưới và
giới hạn việc ra quyết định ở cấp cao
nhất
HỆ THỐNG 2 cách quản trị “quyết đoán
– nhân từ”
Các nhà quản trị có lòng tin của cấp trên
và tin vào cấp dưới, thúc đẩy bằng khen thưởng và một ít bằng đe doạ và trừng phạt, cho phép có ít nhiều thông tin lên trên, tiếp thu một số tư tưởng và ý kiến từ cấp dưới, cho phép phần nào sự giao quyền ra quyết định nhưng với kiểm tra chặt chẽ về mặt chính sách
HỆ THỐNG 3 là cách quản trị “tham
vấn”
Các nhà quản trị này có sự tin tưởng và
hy vọng lớn nhưng không hoàn toàn vào
cấp dưới, thường tìm cách sử dụng các tư
tưởng và ý kiến của cấp dưới, dùng các
phần thưởng để thúc đẩy, và ít nhiều có
sự tham gia thực hiện luồng thông tin cả
hai chiều lên và xuống, hoạch định chính
sách rộng rãi và các quyết định chung ở
cấp cao nhất với một số quyết định cụ thể
đề, luôn luôn thu nhận các tư tưởng và ý kiến cấp dưới và sử dụng nó một cách xây dựng, thực hiện nhiều trao đổi thông tin lên trên và xuống dưới và với những người cùng cấp, khuyến khích việc ra quyết định trong suốt toàn bộ tổ chức và mặt khác hoạt động khi coi bản thân họ
và cấp dưới của họ như là một nhóm
5.3 Phạm vi áp dụng:
Áp dụng cho công ty đã phát triển có nguồn nhân viên dồi dào và trình độ cao , Likert đã nhận thấy rằng các nhà quản trị áp dụng cách tiếp cận theo hệ thống 4 vào các hoạt động của mình đã thu được thành công lớn nhất với tư cách là người chỉ huy Hơn thế nữa ông lưu ý rằng các bộ phận và các công ty được quản lý bằng cách tiếp cận theo