I. Khái niệm lãnh đạo và nhà lãnh đạo.1. Khái niệm lãnh đạo.2. Khái niệm nhà lãnh đạo.II. Các yếu tố cần thiết để trở thành lãnh đạo.III. Khái niệm phong cách lãnh đạo.1. Phong cách dân chủ.a) Khái niệm.b) Đặc điểm.c) Ưu điểm – Nhược điểm.2. Phong cách tự do.a) Khái niệm.b) Đặc điểm.c) Ưu điểm – Nhược điểm.3. Phong cách độc đoán.a) Khái niệm.b) Đặc điểm.c) Ưu điểm – Nhược điểm.4. Phong cách nào được cho là tốt nhất và có thể sử dụng trong mọitình huống ? Tại sao ?IV. Lựa chọn phong cách thích hợp theo quan điểm cá nhân của AnhChị.Cho ví dụ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
Trang 3NỘI DUNG
I Khái niệm lãnh đạo và nhà lãnh đạo
1 Khái niệm lãnh đạo
2 Khái niệm nhà lãnh đạo
II Các yếu tố cần thiết để trở thành lãnh đạo
III Khái niệm phong cách lãnh đạo
c) Ưu điểm – Nhược điểm
4 Phong cách nào được cho là tốt nhất và có thể sử dụng trong mọi
tình huống ? Tại sao ?
IV Lựa chọn phong cách thích hợp theo quan điểm cá nhân của Anh/Chị
Cho ví dụ
Trang 4BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN
Thành viên thực hiện Nội dung công việc
Dương Thị Hoàng Anh Phân tích phong cách dân chủ
Nguyễn Thị Xuân Phương Yếu tố cần thiết để trở thành lãnh đạo
Phạm Thái Hùng Phân tích phong cách tự do
Phạm Thị Thanh Hương Phân tích phong cách độc đoán
Võ Văn Quá Tìm ví dụ về các phong cách lãnh đạo
Nguyễn Văn Duy Tổng hợp ý chính của từng phong cách
Trần Thị Vân Phong cách nào được cho là tốt nhất và có thể
sử dụng trong mọi tình huống Tại sao ?
Trần Trương Minh Uyên Lựa chọn phong cách thích hợp theo quan điểm
cá nhân của Anh/Chị Cho ví dụ
Bùi Thị Bích Ngọc Khái niệm nhà lãnh đạo
Khái niệm phong cách lãnh đạo
Tổng hợp bài và trình bày word : Trần Trương Minh Uyên
Trang 5I Khái niệm lãnh đạo và nhà lãnh đạo :
1 Lãnh đạo :
- Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng tới các hoạt động của nhóm có tổ chức để đạt tới mục
tiêu
- Ảnh hưởng mang tính tương tác, được thực hiện trong một tình huống, được chỉ đạo
thông qua quá trình thông tin để đạt tới mục tiêu cụ thể
- Là một hoạt động gây ảnh hưởng đến con người nhằm phấn đấu một cách tự nguyện cho những mục tiêu của nhóm
- Còn là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân hoặc một nhóm nhằm thực hiện một mục tiêu chung của tổ chức trong những điều kiện nhất định
- Là nghệ thuật tập hợp các cá nhân để họ trở thành những thành viên trung thành trong tổ chức và là quá trình tác động liên tục để họ nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của tổ chức
Có thể hiểu đơn giản, nhà lãnh đạo là người luôn xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ chức với
tư cách là người đại diện, dẫn đầu, có khả năng đề xướng hướng đi cho mọi người, và quyết định cho các hoạt động nội bộ
Có hai loại lãnh đạo là lãnh đạo chính thức và lãnh đạo không chính thức
- Lãnh đạo chính thức : là người lãnh đạo có thực quyền Người lãnh đạo có thực quyền
là người lãnh đạo đồng thời đóng vai trò quản trị viên trong một tổ chức, được trao ban quyền hạn và chức năng hành xử trên người khác để thi hành một công tác theo hoạch định
Trang 6- Người lãnh đạo không chính thức : hay còn gọi là lãnh đạo tự nhiên, là người lãnh đạo
do thiên phú với phong cách lôi cuốn người khác Tuy họ không có quyền hạn chính thức
để sai khiến, nhưng lời nói của họ có giá trị, được người khác lắng nghe và thực hiện Những người lãnh đạo tự nhiên này thường được người khác ngưỡng mộ như một chứng nhân gương mẫu về cách tổ chức và thực hiện đối với đời sống cá nhân cũng như xã hội
Nói đơn giản, một nhà lãnh đạo phải đảm bảo đảm bảo được 3 yếu tố : khả năng tạo tầm
nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng Nhà lãnh đạo là người
có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó
II Các yếu tố cần thiết để trở thành lãnh đạo:
Theo các nhà nghiên cứu và tổng kết của các giáo sư McShane và Von Glinow trong giáo trình của McGraw-Hill Inc., để trở thành một lãnh đạo, cần hội tụ 7 nhân tố sau :
Nhạy cảm: thể hiện trong việc chỉ số EQ phải cao Lãnh đạo luôn cần có cảm nhân về
thái độ, tình cảm, mong muốn, buồn, vui của người xung quanh mình, thậm chí của tất
cả quần chúng, dù khả năng tiếp xúc của họ cũng bị hạn chế như mọi người
Chính trực: là điều công chúng mong đợi Sự chính trực này làm cho công chúng cảm
thấy tin tưởng, một nhân tố quan trọng để họ quyết định có đi theo lãnh đạo hay không Nếu không, ít nhất lãnh đạo phải làm cho công chúng thấy là mình có chính trực
Nghị lực: để vượt qua các khó khăn nội tại và từ ngoại cảnh Phần này phải hơn người và
nhiều khi sự khâm phụ của quần chúng chỉ là từ đây
Tự tin: rất cần thiết để làm việc và sử dụng trong các trường hợp đặc biệt như nói trước
công chúng
Có động lực làm lãnh đạo: đây có khi chính là tham vọng theo mọi nghĩa Người lãnh
đạo có thể tỏ ra họ có tham vọng hay không, song trên thực tế họ luôn cần có động lực làm lãnh đạo mới có thể là lãnh đạo thực thụ
Trí thông minh: chỉ cần ở mức trung bình trở lên Đây là lý do vì sao người Việt hay
nhìn nhận sai về lãnh đạo, hay đòi hỏi lãnh đạo phải là người thông minh nhất, IQ cao
Trang 7nhất, chuyên môn phải giỏi nhất song thực tế lãnh đạo giỏi không cần những điều này Nhưng cần thiết phải có khả năng phân tích các vấn đề và cơ hội
Kiến thức chuyên môn: cần có ở mức vừa phải trở lên, chủ yếu để trợ giúp quá trình ra
quyết định Năng lực mỗi người có hạn Nếu lãnh đạo quá thiên về chuyên môn họ khó
có đủ quỹ thời gian cho chính việc lãnh đạo
Trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh hiện nay, lãnh đạo trở thành một chủ đề được quan tâm đặc biệt Sự thành công của tổ chức đòi hỏi những người đứng đầu các tổ chức phải giỏi cả quản lí lẫn lãnh đạo Đối tượng của sự lãnh đạo chính là con người, do đó, một người lãnh đạo giỏi chính là người có hiểu biết sâu sắc về con người, từ đó có thể thu hút, dẫn dắt họ đi đến mục tiêu chung
Người cán bộ quản lí ở mọi cấp đều cần xây dựng cho mình những kĩ năng lãnh đạo cần thiết, hơn thế nữa, họ cần xây dựng cả một phong cách lãnh đạo phù hợp với tố chất của bản thân và điều kiện xung quanh, từ đó phát huy hiệu quả năng lực của mình và đóng góp tích cực cho doanh nghiệp
Có nhiều cách tiếp cận, hay nói chính xác hơn là phong cách trong lãnh đạo và quản lí Những phong cách này được hình thành dựa trên hệ thống những giả định và luận thuyết riêng Mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một phong cách lãnh đạo/quản lí riêng dựa trên kết hợp các yếu tố bao gồm niềm tin, giá trị và những tiêu chuẩn cá nhân liên quan, ở cấp độ lớn hơn đó là những yếu tố về văn hóa doanh nghiệp và các chuẩn mực chung mà trên hệ thống tổng thể chung đó, có thể có một phong cách sẽ thích hợp, được ủng hộ nhưng phong cách lại không có điều kiện áp dụng
Trong môi trường kinh tế toàn cầu và mang tính cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, sự thành công của một doanh nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào phong cách lãnh đạo của nhà lãnh đạo chứ không chỉ phụ thuộc vào việc thay đổi kĩ thuật, công nghệ, đầu tư vốn như trước kia
Vì vậy bản thân mỗi nhà lãnh đạo phải xây dựng được cho mình một phong cách
lãnh đạo phù hợp và phải biết vận dụng ưu thế của từng kiểu phong cách lãnh đạo trong từng hoàn cảnh cụ thể
Trang 8III Khái niệm phong cách lãnh đạo :
Phong cách lãnh đạo được coi như một nhân tố quan trọng trong quản lý, nó không chỉ thể hiện tính khoa học và tổ chức mà còn thể hiện tài năng, chí hướng và nghệ thuật chỉ huy của người lãnh đạo Trong lãnh đạo , kết quả công việc phụ thuộc vào phương thức , phương pháp và cách thức làm việc
Nghệ thuật của người lãnh đạo được thể hiện ở chỗ họ biết lựa chọn cho mình phương thức , phương pháp và cách thức làm việc tối ưu Phong cách lãnh đạo khoa học sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra , ngược lại nó sẽ cản trở quá trình đạt đến mục tiêu và hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ
thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý
Nhà quản trị cần kiên định để không trở thành người “thỏa hiệp”
Trang 9 Người có phong cách lãnh đạo dân chủ thường là người hiền hòa, ít cáu giận, luôn tìm hiểu
nguyên nhân sâu xa rồi giải quyết một cách thấu đáo
Một môi trường làm việc thoải mái, năng động, chủ động thường là nơi có những người
lãnh đạo dân chủ
Tuy nhiên nhà quản trị cần cẩn trọng khi trình độ của cấp dưới còn hạn chế
c) Ưu điểm và nhược điểm :
Ưu điểm
Nhân viên làm việc hiệu quả hơn: do nhân viên được chủ động trong việc quyết định các
công việc do mình phụ trách nên công việc được xử lý một cách nhanh chóng hơn, chính
xác và hiệu quả hơn
Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ: mọi người tập trung vào việc xử lý công việc, phối hợp thực hiện công việc thay vì ganh ghét, đố kỵ nhau
Hiệu quả công việc liên tục được nâng cao: do người lãnh đạo dân chủ có được những
Phong cách lãnh đạo dân chủ tốn khá nhiều thời gian để đưa ra một quyết định và đôi
khi cũng khó đi đến thống nhất ý kiến trong một số vấn đề cụ thể nếu không có người điều
hành đủ chuyên môn, hiểu biết và sự quyết đoán
Không phải lúc nào cũng lấy được ý kiến của các thành viên vì còn tùy xem vấn đề được
nêu ra có thuộc phạm vi hiểu biết và chuyên môn của họ hay không Trong nhiều trường hợp, thành viên nhóm không có đủ năng lực để có thể thảo luận sâu về một vấn đề nêu ra, ví
dụ như vấn đề “quản lí”, vấn đề tạo dựng “thương hiệu nhóm”, vấn đề “đối ngoại”…
Trang 10 Như vậy luôn cần có một người trưởng nhóm đủ chuyên môn và khả năng ra quyết định
d) Kết luận :
Phong cách lãnh đạo dân chủ giúp nhà quản trị phát huy được năng lực tập thể, trí tuệ của tập thể, phát huy được tính sáng tạo của cấp dưới, quyết định của nhà quản trị được cấp dưới chấp nhận và làm theo Tuy nhiên, với phong cách lãnh đạo này nhà quản trị dễ là người theo chân cấp dưới, khó lựa chọn quyết định cho mình, bỏ lỡ thời cơ kinh doanh
Ví dụ 1 :
Avinoam Nowogrodski, CEO của công ty sản xuất phần mềm quản lý dự án Clarizen, cho rằng cách lãnh đạo kiểu ra lệnh và kiểm soát từng phổ biến trong nhiều thập kỷ không còn phù hợp với môi trường doanh nghiệp hiện nay nữa Theo ông : “ Mọi người muốn có tiếng nói, muốn tham gia và điều này đòi hỏi phải có nguyên tắc dân chủ”
Nowogrodski cho rằng thành công của công ty ông là do đã tuyển được đúng người và lãnh đạo
họ một cách dân chủ Ông cho biết đã tuyển những người có 3 đặc điểm rõ ràng : ham hiểu biết, khiêm tốn và say mê công việc, ông gọi đó là “chuỗi AND của Clarizen”
Mọi người có thể nói bất cứ điều gì họ muốn và bạn phải muốn duy trì tiếng nói của họ, đảm bảo chúng được nói ra Cần có một hệ thống đánh giá đảm bảo mọi người đều bình đẳng Điều này khiến mọi người cảm thấy như thể họ đang trong một cuộc chiến công bằng, mọi thử đều có thể thực hiện Khiến các nhân viên cảm thấy họ được đóng góp nhiều hơn hẳn so với thời còn làm cho các công ty cũ và họ là một phần của cả một câu chuyện lớn”
Ví dụ 2 :
Tên tuổi của Henry Ford gắn liền với sự ra đời và phát triển của ngành công nghiệp ô tô Henry Ford được mệnh danh là ông vua xe hơi của nước Mỹ Tập đoàn xe hơi Ford ngày nay vẫn là một trong những tập đoàn sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới với hàng triệu xe xuất xưởng mỗi
năm và doanh thu lên tới hàng trăm tỉ USD
Trang 11Henry Ford ý thức được rất rõ lợi nhuận mà mình có được và do công nhân làm ra Chính vì vậy
mà ông đã tỏ ra rất chú ý đến việc xây dựng một chế độ đãi ngộ và lương thưởng phù hợp cho công nhân Điểm đáng chú ý là Henry Ford làm điều này hoàn toàn xuất phát từ ý nghĩ của bản thân chứ chưa hẳn là sức ép từ bên ngoài Điều này khác hẳn với quan điểm kinh doanh thu lợi
nhuận tối đa của các chủ tư bản mới nổi
Kết quả tuyệt vời đối với Henry Ford không chỉ đó là kết quả của những sáng kiến vĩ đại mà còn
là tổng thể của những hành động ầm nhìn vĩ đại Ông tôn sùng “chủ nghĩa tập thể” và chính tập
thể đã giúp Ford thành công
Với ông, con người là tài sản quý giá nhất mà một nhà lãnh đạo có Và ông cần phải có những
quyết định táo bạo - quyết định của một nhà lãnh đạo - tất cả chỉ để cho họ
2 Phong cách tự do :
a) Khái niệm:
Nhà lãnh đạo theo phong cách tự do chỉ là người cung cấp thông tin, rất ít tham gia vào các hoạt động tạp thể Sự có mặt của người lãnh đạo chủ yếu là để truyền đạt các thông tin và dữ kiện Quyền hành của người lãnh đạo rất ít được sử dụng Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên được quyền tham gia đưa ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra
b) Đặc điểm:
Nhân viên ít thích lãnh đạo
Không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng vui chơi
Năng suất thấp, người lãnh đạo vắng mặt thường xuyên
c) Ưu điểm và nhược điểm :
Ưu điểm
Mỗi thành viên trong nhóm đều có khuynh hướng trở thành chủ thể cung cấp những ý tưởng, ý kiến để giải quyết những vấn đề cốt lõi do thực tiễn đặt ra
Trang 12 Các thành viên có quyền tham gia vào quyết định các việc lớn của tổ chức nên khai thác được tính sáng tạp của các thành viên, và vì vậy có nhiều phương án để lựa chọn khi giải quyết 1 vấn đề
Phong cách này tạo cho nhân viên sự thoải mái trong công việc, không bị gò bó dẫn đến hiệu quả công việc có thể sẽ cao hơn
Phong cách này phù hợp với các nhà quản trị không có khả năng quyết đoán cao và chính xác, mọi việc được đưa ra bàn bạc và giảm được các sai lầm do quyết định của nhà quản
trị
Nhược điểm:
Đôi khi tạo ra dân chủ quá chớn, mỗi người 1 ý kiến, dẫn đến không thống nhất được, và
có thể dẫn đến mục tiêu chung không hoàn thành
Dễ tạo ra tâm lý buồn chán cho người lãnh đạo, lơ là công việc cho dù bản thân rất phù hợp với công việc đó
Ví dụ 1 :
William Henry Gates III thường được biết dưới tên Bill Gates, là một doanh nhân người Mỹ, người đi tiên phong trong lĩnh vực phần mềm máy vi tính Cùng Paul Allen, ông đã sáng lập nên
tập đoàn Microsoft, một công ty phần mềm được coi là lớn nhất thế giới
Bill Gates là một nhà lãnh đạo điển hình của sự pha trộn nhiều phong cách Phong cách
tự do được ông thể hiện khá độc đáo Điều này được thể hiện thông qua các cách quản lý của
ông trong công ty
Ở Microsoft, sáng thứ bảy hàng tuần, Bill thường dành ít nhất một tiếng mời các vị phó chủ tịch đến, nghe trình bày các chi tiết của từng dự án Điều này chứng tỏ ông luôn lắng nghe ý
kiến của mọi người giúp cho công việc quản lý được dễ dàng hơn
Bill Gates muốn làm cho các nhân viên của mình thật là thoải mái, hiệu suất và sung sướng nhất có thể trong công việc Ông cho phép văn phòng làm việc của mỗi cá nhân được sắp xếp theo ý riêng của họ Không có luật quy định về ăn mặc tại Microsoft Ở Microsoft không có việc quy định giờ làm việc với các nhà lập trình và điều hành Các nhân viên có thể chọn giờ
Trang 13làm việc của mình nhưng phải có những khoảng thời gian xác định hàng ngày Điều này thể hiện rất rõ phong cách quản lý theo kiểu tự do của Bill Gate Ông luôn biết cách tạo cho nhân viên sự thoái cần thiết để họ phát huy được khả năng và sức sáng tạo đóng góp chung vào thành công
cho công ty
Trong suốt 33 năm, hình ảnh Bill Gates gắn liền với Microsoft, đến mức người ta mặc định Bill Gates là Microsoft và Microsoft là Bill Gates Đây là minh chứng lớn nhất cho sự thành công không chỉ đối với lĩnh vực công nghệ mà thể hiện khả năng thu phục lòng người của
Gates
Ví dụ 2 :
Sam Walton là tỷ phú thứ hai của thế giới sau Bill Gates Ông từng được Tổng thống Mỹ George Bush trao tặng bằng khen Tự Do
Năm 1962 siêu thị Wal-Mart đầu tiên được thành lập Vợ chồng Walton đã phải bán hết mọi thứ
để có tiền đầu tư Tập đoàn Wal-Mart là nhà phân phối bán lẻ quy mô nhất, phát triển nhanh nhất và có lợi nhuận cao nhất thế giới Wal-Mart có hơn 700.000 nhân viên, với hơn 3.000 siêu thị, cửa hàng tại 50 quốc gia trên thế giới
Phong cách lãnh đạo tự do được Sam Walton thể hiện qua cách lãnh đạo của ông Nguyên tắc của Sam Walton là luôn chia sẻ lợi nhuận của ông với tất cả cộng sự Luôn động viên nhân viên của ông, với ông chỉ có tiền bạc và quyền sở hữu thôi thì không đủ Luôn chia sẻ mọi điều ông
có thể với cộng sự, họ sẽ nhiều hơn và chú tâm vào công việc hơn Ông luôn trân trọng mọi đóng góp của cộng sự, lắng nghe mọi người trong công ty và tạo điều kiện để họ có thể nói lên tiếng nói của mình
3 Phong cách độc đoán :
a) Khái niệm :
Phong cách lãnh đạo độc đoán còn gọi là phong cách lãnh đạo chuyên quyền hay còn gọi là phong cách chỉ thị Nhà lãnh đạo sẽ áp đặt nhân viên nhận lệnh và thi hành mệnh lệnh, nhà lãnh đạo sẽ tập trung hết quyền lực vào tay mình