Đề tài “Khảo sát GMP trong sản xuất thuốc dược liệu” gồm hai phần: Khảo sát quy trình sản xuất thuốc dược liệu tại công ty TNHH Dược phẩm Hasan, từđó đưa ra một số nhận xét và đề nghị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Khảo sát một số chỉ tiêu trong việc thực hiện GMP trong quy trình sản xuất thuốcdược liệu tại công ty TNHH Dược phẩm Hasan.Qua quá trình khảo sát việc thực hiện GMP trong quy trình sản xuất thuốc dược liệu tạicông ty TNHH Dược phẩm Hasan, chúng tôi nhận thấy: Về chỉ tiêu vệ sinh: đảm bảo làm sạch theo SOP chương trình làm sạch nhà xưởngthường xuyên, SOP hướng dẫn vệ sinh máy móc thiết bị, SOP hướng dẫn vệ sinhdụng cụ sản xuất. Về chỉ tiêu áp suất và chênh lệch áp suất: áp suất được theo dõi, kiểm tra định kì vàcó hệ thống báo động khi áp suất khí không được đảm bảo, áp suất được duy trì:• Trong các phòng sản xuất: 10 – 15 Pa• Hành lang: 20 – 30 Pa• Khu vực bên ngoài khu xưởng: 0 Pa
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
- -
NGUYỄN VĂN THÀNH ĐẠT
NGUYỄN NAM HÀ NGUYỄN HỮU HẬU
KHẢO SÁT ỨNG DỤNG GMP TRONG SẢN XUẤT THUỐC DƯỢC LIỆU
BIÊN HÒA – 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
- -
NGUYỄN VĂN THÀNH ĐẠT
NGUYỄN NAM HÀ NGUYỄN HỮU HẬU
KHẢO SÁT ỨNG DỤNG GMP TRONG SẢN XUẤT THUỐC DƯỢC LIỆU
Người hướng dẫn:
TS Nguyễn Tài Chí Nơi thực hiện:
1 Bộ môn Bào chế - Công nghiệp dược
2 Công ty TNHH Dược phẩm Hasan
BIÊN HÒA – 2017
Trang 3i
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Lạc Hồng Ban lãnh đạo khoa Dược – Trường Đại học Lạc Hồng Lòng biết ơn sâu sắc xin gửi đến TS Nguyễn Tài Chí – giảng viên hướng dẫn đề tài, đã tận tình hướng dẫn chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài này
Đồng thời, xin chân thành cảm ơn đến thầy Nguyễn Hữu Phúc đã hỗ trợ, hướng dẫn chúng tôi trong quá trình đi thực tế tại công ty TNHH Dược phẩm Hasan
Bên cạnh đó, chúng tôi vô cùng biết ơn Ban Giám đốc, cùng tập thể anh chị cán bộ, công nhân của công ty TNHH Dược phẩm Hasan đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thực hiện đề tài này
Do thời gian thực hiện đề tài có giới hạn, kiến thức bản thân còn hạn hẹp nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô
và các bạn để đề tài được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn
Biên Hòa, tháng 4 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Thành ĐạtNguyễn Nam Hà Nguyễn Hữu Hậu
Trang 4ii
TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát GMP trong sản xuất thuốc dược liệu” gồm hai phần:
- Khảo sát quy trình sản xuất thuốc dược liệu tại công ty TNHH Dược phẩm Hasan, từ
đó đưa ra một số nhận xét và đề nghị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
- Khảo sát một số chỉ tiêu trong việc thực hiện GMP trong quy trình sản xuất thuốc dược liệu tại công ty TNHH Dược phẩm Hasan
Qua quá trình khảo sát việc thực hiện GMP trong quy trình sản xuất thuốc dược liệu tại công ty TNHH Dược phẩm Hasan, chúng tôi nhận thấy:
- Về chỉ tiêu vệ sinh: đảm bảo làm sạch theo SOP chương trình làm sạch nhà xưởng thường xuyên, SOP hướng dẫn vệ sinh máy móc thiết bị, SOP hướng dẫn vệ sinh dụng cụ sản xuất
- Về chỉ tiêu áp suất và chênh lệch áp suất: áp suất được theo dõi, kiểm tra định kì và
có hệ thống báo động khi áp suất khí không được đảm bảo, áp suất được duy trì:
• Trong các phòng sản xuất: 10 – 15 Pa
• Hành lang: 20 – 30 Pa
• Khu vực bên ngoài khu xưởng: 0 Pa
- Về chỉ tiêu nhiệt độ: Nhiệt độ bên trong khu xưởng được duy trì ở mức 22˚C ± 5˚C
và được theo dõi, ghi chép lại hàng ngày vào sổ sách
- Về chỉ tiêu khảo sát độ ẩm: Độ ẩm bên trong khu xưởng được duy trì ở mức 20% ± 5%
- Về chỉ tiêu khảo sát độ vô khuẩn: Khu xưởng có 272 bộ lọc khí trong đó có
• 69 bộ lọc thô EU3 (H=35%)
• 69 bộ lọc khí EU7 (H=85%)
• 134 bộ lọc túi
Trang 5iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GPs : Good Practices
GMP : Good Manufacturing Practices
GDP : Gross Domestic Product
GLP : Good Laboratory Practices
GSP : Good Storage Practices
GACP : Good Agricultural and Collection Practices SOP : Standard Operating Procedure
QA : Quality Assurance
QC : Quality Control
Trang 6iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Một số sản phẩm từ dược liệu của công ty Hasan
Hình 2: Máy nghiền dược liệu
Hình 10: Logo công ty Hasan
Hình 11: Máy sấy tầng sôi
Trang 7v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH iv
MỤC LỤC v
I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 1
II.TỔNG QUAN 2
1 Tổng quan thuốc dược liệu 2
1.1 Tổng quan trong nước 2
1.1.1 Tiềm năng 2
1.1.2 Công tác nghiên cứu sản xuất thuốc mới và các sản phẩm từ dược liệu 2
1.1.3 Quan điểm quy hoạch phát triển dược liệu từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của Chính phủ 2
1.1.4 Mục tiêu phát triển dược liệu 3
1.1.5 Dự kiến sản xuất 3
1.2 Tổng quan thế giới 3
2 Tổng quan công ty TNHH dược phẩm Hasan 5
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 5
2.2 Một số sản phẩm từ dược liệu của công ty 5
3 Tổng quan về GACP 6
3.1 Khái niệm GACP 6
3.2 Phạm vi áp dụng của GACP 6
3.3 Mục đích áp dụng của GACP 6
3.4 Tài liệu tham khảo để xây dựng chương trình GACP 6
3.5 Phương pháp xây dựng GACP 6
3.6 Hình thức và tổ chức thực hiện GACP 7
3.6.1 Hình thức 7
3.6.2 Tổ chức thực hiện 7
3.7 Các SOP cần thiết trong thực hiện GACP 7
4 Tổng quan về GMP 8
4.1 Khái niệm GMP 8
4.2 Phạm vi áp dụng của GMP 8
Trang 8vi
4.3 Mục đích áp dụng GMP 8
4.4 Tài liệu tham khảo để xây dựng chương trình GMP 8
4.5 Phương pháp xây dựng GMP 8
4.6 Hình thức và tổ chức thực hiện GMP 9
4.6.1 Hình thức 9
4.6.2 Tổ chức thực hiện 9
4.7 Các SOP cần thiết trong thực hiện GMP 10
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
1 Thiết bị 11
1.1 Sản xuất 11
1.1.1 Máy nghiền dược liệu 11
1.1.2 Máy ép trục lăn (Roller compactor) 11
1.1.3 Máy xát hạt ướt 12
1.1.4 Máy dập viên xoay tròn 12
1.2 Kiểm nghiệm 12
1.2.1 Máy thử độ rã 12
1.2.2 Máy thử độ hòa tan 13
1.2.3 Máy thử độ cứng 13
1.2.4 Máy thử độ mài mòn 14
2 Phương pháp 14
2.1 Thời gian và địa điểm 14
2.2 SOP tại nhà máy 15
2.3 Khảo sát sự tuân thủ GMP tại nhà máy 15
2.4 Quy trình nuôi trồng dược liệu 16
2.4.1 Thực hành tốt nuôi trồng dược liệu 16
2.4.1.1 Nhận dạng, xác định cây thuốc đã trồng 16
2.4.1.1.1 Chọn cây thuốc 16
2.4.1.1.2 Lai lịch thực vật 16
2.4.1.1.3 Mẫu kiểm nghiệm 17
2.4.1.2 Hạt giống và các vật liệu nhân giống khác 17
2.4.1.3 Trồng trọt 17
2.4.1.3.1 Chọn địa điểm 18
2.4.1.3.2 Môi trường sinh thái và tác động xã hội 18
2.4.1.3.3 Khí hậu 18
2.4.1.3.4 Thổ nhưỡng 19
2.4.1.3.5 Tưới nước và thoát nước 19
Trang 9vii
2.4.1.3.6 Chăm sóc và bảo vệ cây 19
2.3.1.4 Thu hoạch, thu hái 20
2.4.1.5 Nhân sự 21
2.4.2 Thực hành tốt thu hái cây thuốc 22
2.4.2.1 Giấy phép thu hái 23
2.4.2.2 Lập kế hoạch thu hái 23
2.4.2.3 Chọn lựa cây thuốc để thu hái 24
2.4.2.4 Thu hái 24
2.4.2.5 Nhân sự 26
2.4.3 Các khía cạnh kĩ thuật chung của thực hành tốt nuôi trồng cây thuốc và thực hành tốt thu hái cây thuốc 26
2.4.3.1 Chế biến sau khi thu hoạch 26
2.4.3.1.1 Kiểm tra và phân loại 26
2.4.3.1.2 Sơ chế 27
2.4.3.1.3 Làm khô 28
2.4.3.1.4 Đặc chế 29
2.4.3.1.5 Điều kiện nhà xưởng 29
2.4.3.2 Đóng gói và dán nhãn hàng chờ đóng gói 33
2.4.3.3 Bảo quản và vận chuyển 34
2.4.3.4 Thiết bị 34
2.4.3.4.1 Vật liệu 34
2.4.3.4.2 Thiết kế, cấu tạo và lắp đặt 34
2.4.3.4.3 Nhận biết 35
2.4.3.5 Bảo đảm chất lượng 35
2.4.3.6 Lập hồ sơ 35
2.4.3.7 Nhân sự 36
2.4.3.7.1 Đại cương 36
2.4.3.7.2 Y tế, vệ sinh và vệ sinh môi trường 36
2.5 Quy trình sản xuất thuốc từ dược liệu 38
IV KẾT QUẢ THỰC TIỄN ỨNG DỤNG GMP TRONG NHÀ MÁY 43
1 Đánh giá quy trình thực hiện GMP trên từng công đoạn sản xuất 43
1.1 Kết quả khảo sát chỉ tiêu vệ sinh 43
1.2 Kết quả khảo sát chỉ tiêu áp suất và chênh lệch áp suất 43
1.3 Kết quả khảo sát chỉ tiêu nhiệt độ 44
1.4 Kết quả khảo sát chỉ tiêu độ ẩm 44
1.5 Kết quả khảo sát chỉ tiêu độ vô khuẩn 44
Trang 10viii
2 Tính khả thi 44
V BÀN LUẬN 45
VI KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý 46
1 Kết luận 46
2 Gợi ý 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 11áp dụng cho các cơ sở sản xuất, gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y
tế, mỹ phẩm… nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn
Trong thời kì nền kinh tế càng phát triển như hiện nay, sự giao lưu thương mại làm cho thị trường dược phẩm ngày càng phong phú, đa dạng cả dược phẩm nhập khẩu lẫn dược phẩm trong nước Nếu không có một chế độ quản lý chặt chẽ việc sản xuất kinh doanh dược phẩm thì sẽ không đảm bảo chất lượng
Thuốc dược liệu rất đa dạng, gồm nhiều chủng loại sản phẩm: siro, viên nén, viên nang, thuốc bột, thuốc tiêm… Thuốc dược liệu có tính chất đặc biệt so với những sản phẩm công nghiệp khác: là sản phẩm có tác dụng phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý của cơ thể, thuốc dược liệu rất dễ hỏng
do bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh và môi trường bên ngoài Chính vì vậy thuốc dược liệu yêu cầu tiêu chuẩn điều kiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển nghiêm ngặt
để đảm bảo chất lượng thuốc
Mặt khác ngành dược phẩm đang càng ngày phát triển, do nền kinh tế càng phát triển, người dân càng muốn nâng cao chất lượng sức khỏe qua những sản phẩm thuốc dược liệu Vì vậy phải đảm bảo tính an toàn và chất lượng sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, đòi hỏi phải có hệ thống quản lý chất lượng tốt
Xuất phát từ những yêu cầu trên, được sự đồng ý của Ban lãnh đạo khoa Dược – Trường Đại học Lạc Hồng; được sự hỗ trợ của Ban Giám Đốc Công ty TNHH Dược Phẩm Hasan cùng với sự hướng dẫn của TS Nguyễn Tài Chí đã hỗ trợ chúng tôi thực
hiện đề tài “KHẢO SÁT GMP TRONG SẢN XUẤT THUỐC DƯỢC LIỆU”
2 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá việc thực hiện GMP trong từng công đoạn sản xuất, từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến khâu bảo quản trong quy chế sản xuất thuốc dược liệu
Đề ra một số biện pháp điều chỉnh và khắc phục kịp thời những thiếu sót, sai phạm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
Tổng hợp các phương pháp, thiết bị được sử dụng trong sản xuất thuốc dược liệu tại nơi thực tập
Trang 122
II.TỔNG QUAN
1 Tổng quan thuốc dược liệu
1.1 Tổng quan trong nước
1.1.1 Tiềm năng
Việt Nam hiện đã biết:
- Thực vật: 10.350 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 2000 loài tảo
- Động vật 224 loài thú, 828 loài chim, 258 loài bò sát, lưỡng cư và khoảng 5.500 loài côn trùng
- Có công dụng làm thuốc: 3948 loài thực vật và nấm lớn, 52 loài tảo biển,
408 loài động vật và 75 loại khoáng vật
Trong tổng số 3948 loài cây thuốc, gần 90% là cây mọc tự nhiên, chỉ có gần 10% là cây thuốc trồng
Theo số liệu thống kê của ngành y tế, mỗi năm ở Việt Nam tiêu thụ từ 30 – 50 ngàn tấn các loại dược liệu khác nhau để sử dụng trong y học cổ truyền làm nguyên liệu cho công nghiệp Dược và xuất khẩu Trong đó trên 2/3 khối lượng này được khai thác từ nguồn cây thuốc mọc tự nhiên và trồng trọt trong nước
Nguồn cây thuốc tự nhiên đã cung cấp trên 20 ngàn tấn mỗi năm Khối lượng dược liệu này gồm hơn 200 loài được khai thác và đưa vào thương mại có tính phổ biến hiện nay Bên cạnh đó, còn nhiều loài dược liệu khác vẫn được thu hái, sử dụng tại chỗ trong cộng đồng và hiện chưa có những con số thống kê cụ thể
1.1.2 Công tác nghiên cứu sản xuất thuốc mới và các sản phẩm từ dược liệu
Đã có hơn 3000 thuốc có nguồn gốc từ dược liệu do Bộ Y tế cấp số đăng kí, chiếm gần 1/3 số thuốc trong nước được cấp số đăng kí
Trong số trên 300 đơn vị sản xuất thuốc động dược có nhiều đơn vị phát triển tốt, đã xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới
Các Viện nghiên cứu và Công ty dược đã nghiên cứu nhiều sản phẩm là thực phẩm chức năng và thuốc từ dược liệu, như: Thuốc Eupolin chữa bỏng từ cây cỏ lào
(Eupatorium odoratum) của Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác; thuốc tiêm rotundin sulfat từ củ Bình vôi (Stephania spp.) của Học Viện Quân Y, …
1.1.3 Quan điểm quy hoạch phát triển dược liệu từ nay đến năm 2020
và tầm nhìn 2030 của Chính phủ
Phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam trên cơ sở sử dụng
có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội để phát triển các vùng
Trang 133
trồng dược liệu, gắn với bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn dược liệu tự nhiên, bảo vệ
đa dạng sinh học và môi trường sinh thái
Phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng trồng dược liệu gắn với công nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng bảo đảm an toàn và chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu
Nhà nước hỗ trợ đầu tư về nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong việc bảo tồn nguồn gen, khai thác dược liệu tự nhiên, trồng trọt, chế biến dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển trồng dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu, góp phần tăng dần
tỷ trọng của ngành công nghiệp dược trong tổng sản phẩm nội địa (GDP)
1.1.4 Mục tiêu phát triển dược liệu
Phát triển dược liệu thành ngành sản xuất hàng hóa, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới trang thiết bị trong nghiên cứu chọn tạo giống, trồng trọt, chế biến, chiết xuất, chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao,
có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới
Quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu phục vụ cho mục tiêu phát triển y tế và kinh tế; chú trọng bảo hộ, bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu quý, có giá trị; giữ gìn, phát huy và tăng cường bảo hộ vốn tri thức truyền thống về sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc
Dân số toàn tầu tăng nhanh, nhất là lứa tuổi trên 60, cùng môi trường sống bị
ô nhiễm là nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng nhu cầu về thuốc men chăm sóc sức khỏe con người, tác động tới tổng giá trị tiêu thụ thuốc trên toàn thế giới Theo dự báo, tổng giá trị tiêu thụ thuốc thế giới từ 731 tỷ USD năm 2007 sẽ tăng lên trên 1.000
tỷ USD vào năm 2017
Thụy Sĩ, Đức và Ý là những nước đầu tiên phát triển công nghiệp dược vào những năm 20 của thế kỷ trước, tiếp sau đó là Anh, Mỹ, Bỉ, Hà Lan,…Qua nhiều thập
Trang 144
kỷ phát triển, môi trường sản xuất và kinh doanh dược phẩm có nhiều thay đổi, hoạt động mua bán sáp nhập trên quy mô toàn cầu làm một số tập đoàn dược phẩm khổng
lồ thống trị thị trường dược thế giới và kiểm soát nền công nghiệp dược toàn cầu
Năm 2011, Mỹ dẫn đầu, chiếm 34% tổng giá trị tiêu thụ thuốc trên thế giới, kế đến là Nhật 12% Tổng giá trị tiêu thụ thuốc tăng trưởng chủ yếu ở các nước có nền công nghiệp dược đang phát triển, dự báo đến 2016 tăng đến 30%, tuy vậy chưa có thay đổi vị trí thứ hạng của các nước
Giai đoạn 2012-2017, tăng trưởng hàng năm của thị trường dược phẩm ở các nước có công nghiệp dược phát triển sẽ chậm lại, bình quân khoảng 1 - 4%, đáng lưu
ý là Pháp và Tây Ban Nha dự kiến sẽ tăng trưởng âm
Nhóm các quốc gia có công nghiệp dược đang phát triển sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ do chi tiêu cho dược phẩm của người dân các nước này hiện còn khá thấp Trong đó, Trung Quốc dẫn đầu với mức tăng trưởng 15 - 18% , điều này sẽ làm cho Trung Quốc có tổng giá trị tiêu thụ thuốc đứng thứ nhì thế giới, chỉ sau Mỹ trong vài ba năm tới; Ấn Độ sẽ có mức tăng trưởng từ 11 -14%
Tương lai thị trường dược phẩm khu vực Đông Nam Á đầy hứa hẹn, Singapore
sẽ có mức tăng trưởng hàng năm là 9,3%, sẽ là trung tâm thương mại dược phẩm quan trọng thế giới, kết nối khu vực này với phía Tây
Xu thế phát triển ngành dược là tất yếu trong bối cảnh dân số toàn cầu hiện nay, 50% tổng chi tiêu cho thuốc toàn cầu dành điều trị 5 nhóm bệnh chính là ung thư, tiểu đường, hen suyễn hô hấp, hệ miễn dịch và kiểm soát mỡ máu Thuốc điều trị các bệnh này cũng sẽ thu hút quan tâm của các nhà sản xuất từ nay đến năm 2017
Các nguyên liệu sản xuất thuốc cổ truyền có nguồn gốc thiên nhiên và chiết xuất từ thực vật đang nổi lên như trào lưu mới, nhằm tạo ra các loại thuốc mới ít tác dụng phụ và thân thiện với con người hơn Các loại thuốc cổ truyền này sẽ phát triển tại các thị trường lớn như Trung Quốc, Brazil, Nga và Ấn Độ, được sản xuất chủ yếu
từ các doanh nghiệp địa phương
Trang 15Tên công ty: Công ty TNHH Liên Doanh Hasan – Dermapharm
Địa chỉ: Lô B, Đường số 2, khu công nghiệp Đồng An, thị xã Thuận An, tỉnh
2.2 Một số sản phẩm từ dược liệu của công ty
Hình 1: Một số sản phẩm từ dược liệu của công ty Hasan
Trang 166
3 Tổng quan về GACP
3.1 Khái niệm GACP
GACP là thuật ngữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Good Agricultural and
Collection Practices
GACP WHO là các nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO)
3.2 Phạm vi áp dụng của GACP
GACP giúp kiểm soát tất cả các yếu tố liên quan đến chất lượng dược liệu từ
khâu trồng trọt đến thu hái dược liệu
GACP được xây dựng và áp dụng cho tất cả các loại dược liệu dùng làm thuốc
3.3 Mục đích áp dụng của GACP
Việc áp dụng GACP trong nuôi trồng dược liệu sẽ mang lại kết quả sau:
- Góp phần bảo đảm chất lượng của các nguyên liệu thảo dược dùng làm nguồn sản xuất thuốc thảo dược, để nhằm cải thiện chất lượng, sự an toàn
và hiệu quả của các thành phần thảo dược
- Hướng dẫn việc đề ra các tài liệu hướng dẫn thực hành tốt nuôi trồng và thu hái cấp quốc gia và/hoặc khu vực và các chuyên khảo thực hành tốt nuôi trồng và thu hái về cây thuốc và các quy trình hoạt động theo tiêu chuẩn có liên quan
- Khuyến khích và hỗ trợ việc trồng trọt và thu hái cây thuốc chất lượng tốt một cách lâu bền theo những phương cách tôn trọng và hỗ trợ việc bảo tồn các loại cây thuốc và môi trường nói chung
3.4 Tài liệu tham khảo để xây dựng chương trình GACP
- Hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới về thực hành tốt nuôi trồng và thu
hái dược liệu
- Các quy định, luật lệ hiện hành
- Các tiêu chuẩn, qui phạm kỹ thuật
- Yêu cầu của các nước nhập khẩu
- Yêu cầu kỹ thuật của khách hàng
- Các thông tin khoa học mới
- Phản hồi của khách hàng
- Kinh nghiệm thực tế
- Thực nghiệp
3.5 Phương pháp xây dựng GACP
Ở từng công đoạn (hoặc một phần công đoạn) tiến hành:
- Nhận diện các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Trang 177
- Đề ra các thủ tục để đảm bảo các yếu tố này
Các thủ tục nêu trong quy phạm phải nhằm đạt được những mục tiêu hoặc
thông số đề ra trong quy trình nuôi trồng dược liệu
Các thủ tục trong quy phạm cần được đề ra theo đúng trình tự trong nuôi trồng
• Mô tả quy trình nuôi trồng, thu hái dược liệu
• Lý do tại sao phải thực hiện theo quy trình
• Các thủ tục cần tuân thủ
• Phân công trách nhiệm và biểu mẫu giám sát
- Các nội dung quy phạm cần có:
• Tên, địa chỉ công ty
• Tên dược liệu hoặc nhóm dược liệu
• Thiết lập sơ đồ quy trình
• Thuyết minh quy trình
• Soạn thảo các quy phạm
• Thiết lập các biểu mẫu giám sát
• Xây dựng kế hoạch lấy mẫu kiểm tra dược liệu
3.7 Các SOP cần thiết trong thực hiện GACP
- SOP chọn giống cây thuốc
- SOP lấy mẫu và kiểm nghiệm dược liệu
- SOP chăm sóc, bảo vệ và tưới tiêu dược liệu
Trang 188
- SOP thu hái dược liệu
- SOP sơ chế sau khi thu hái dược liệu
- SOP bảo quản dược liệu
- SOP vận chuyển dược liệu
4 Tổng quan về GMP
4.1 Khái niệm GMP
Thực hành tốt sản xuất (GMP) là một phần của đảm bảo chất lượng, giúp đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất một cách đồng nhất và được kiểm soát theo đúng các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với mục đích sử dụng của chúng cũng như theo đúng các quy định của giấy phép lưu hành Các nguyên tắc trong GMP phải đảm bảo việc tránh các nguy cơ nhiễm chéo và nhầm lẫn trong sản xuất
GMP áp dụng cho các giai đoạn của chu kì sản phẩm từ khi sản xuất các sản phẩm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất thương mại đến khi sản phẩm ngừng sản xuất Hệ thống chất lượng có thể mở rộng chu kì phát triển sản phẩm và cần tạo điều kiện phát triển và đổi mới liên tục, và tăng cường mối liên hệ giữa phát triển sản phẩm và hoạt động sản xuất
4.2 Phạm vi áp dụng của GMP
GMP giúp kiểm soát tất cả các yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm trong
quá trình sản xuất từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng
GMP được xây dựng và áp dụng cho từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cụ thể
4.3 Mục đích áp dụng GMP
Việc áp dụng GMP trong sản xuất thuốc sẽ mang lại kết quả sau:
- Tối ưu hóa diễn biến thời gian – nhiệt độ của thành phẩm
- Hạn chế tới mức tối thiểu những nguy cơ gây nhiễm khuẩn, nhiễm chém sản phẩm
- Tối ưu hóa các kết quả sản xuất
4.4 Tài liệu tham khảo để xây dựng chương trình GMP
- Hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới về thực hành tốt sản xuất đối với thuốc
có nguồn gốc từ dược liệu
- Các quy định, luật lệ hiện hành
- Các tiêu chuẩn, qui phạm kỹ thuật
- Yêu cầu của các nước nhập khẩu
- Các thông tin khoa học mới
- Phản hồi của khách hàng
- Kinh nghiệm thực tế
Trang 199
- Thực nghiệp
4.5 Phương pháp xây dựng GMP
Ở từng công đoạn (hoặc một phần công đoạn) tiến hành:
- Nhận diện các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
- Đề ra các thủ tục để đảm bảo các yếu tố này
Các thủ tục nêu trong qui phạm phải nhằm đạt được những mục tiêu hoặc
thông số đề ra trong quy trình sản xuất
Các thủ tục trong quy phạm cần được đề ra theo đúng trình tự trong sản xuất
4.6 Hình thức và tổ chức thực hiện GMP
4.6.1 Hình thức
- GMP được thể hiện dưới dạng văn bản
- Một quy phạm GMP gồm 4 phần:
• Mô tả quy trình sản xuất
• Lý do tại sao phải thực hiện theo quy trình
• Các thủ tục cần tuân thủ
• Phân công trách nhiệm và biểu mẫu giám sát
- Các nội dung quy phạm cần có:
• Tên, địa chỉ công ty
• Thiết lập sơ đồ quy trình
• Thuyết minh quy trình
• Soạn thảo các quy phạm
• Thiết lập các biểu mẫu giám sát
• Xây dựng kế hoạch lấy mẫu kiểm tra sản phẩm
Trang 2010
4.7 Các SOP cần thiết trong thực hiện GMP
- SOP vệ sinh các thiết bị
- SOP cho các thiết bị
Trang 2111
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Thiết bị
1.1 Sản xuất
1.1.1 Máy nghiền dược liệu
Hình 2: Máy nghiền dược liệu 1.1.2 Máy ép trục lăn (Roller compactor)
Bột được ép thành những phiến lớn còn gọi là “bánh viên” Máy ép viên kiểu
trục lăn là máy ép bánh viên hay dùng, khi hoạt động máy ép khối bột đi qua khe hẹp
giữa hai trục tròn quay ngược chiều nhau, tạo thành phiến thuốc rất cứng rắn, cách
này cho năng suất cao so với dập viên
Hình 3: Máy ép trục lăn
Trang 2212
1.1.3 Máy xát hạt ướt
Khối ẩm được xát bằng tay hoặc ép bằng máy qua một lưới thép không rỉ có kích thước mắt lưới thích hợp, từ 0,1mm- vài mm, tạo ra cốm thuốc dạng hạt hoặc sợi xốp
Hình 4: Máy xát hạt ướt 1.1.4 Máy dập viên xoay tròn
Còn gọi là máy mâm quay, máy quay tròn, máy đa trạm Đặc điểm cấu tạo và vận hành: thể hiện những thay đổi quan trọng trong nguyên lý hoạt động dẫn đến năng suất cao
Hình 5: Máy dập viên xoay tròn 1.2 Kiểm nghiệm
1.2.1 Máy thử độ rã
Độ rã là thời gian viên rã thành các hạt nhỏ khi đặt viên trong nước hay dịch
thử nghiệm của thiết bị mô phỏng môi trường và nhu động dạ dày ruột Thiết bị và
Trang 2313
điều kiện thử nghiệm được quy định chi tiết trong Dược Điển Việt Nam IV Tùy từng
loại viên mức yêu cầu khác nhau, đối với viên không bao hay viên nén trần là 15 phút
Hình 6: Máy thử độ rã 1.2.2 Máy thử độ hòa tan
Độ hòa tan là tỷ lệ % hoạt chất hòa tan vào môi trường thử so với hàm lượng ghi trên nhãn sau thời gian thử nghiệm trong những điều kiện quy định của Dược điển Việt Nam IV
Độ hòa tan phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất của hoạt chất, tá dược,
Trang 2414
Hình 8: máy thử độ cứng 1.2.4 Máy thử độ mài mòn
Độ mài mòn của viên nén là tỷ lệ % khối lượng bị mất đi do bị vỡ, bị bào mòn sau quá trình thử nghiệm Nhằm đánh giá độ bền chịu va đập, đặc biệt độ bền bề mặt của viên, chống lại sự bào mòn của máy Viên nén thông thường, độ mài mòn phải
nhỏ hơn hoặc bằng 3%
Hình 9: Máy thử độ mài mòn
2 Phương pháp
2.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: Ngày 15/03/2017
Địa điểm: Công ty TNHH Liên Doanh Hasan – Dermapharm
Lô B, Đường số 2, khu công nghiệp Đồng An, xã Bình Hòa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
Trang 252.3 Khảo sát sự tuân thủ GMP tại nhà máy
Tất cả các nhân viên, phòng ban ở công ty đều tuân thủ tốt GMP tại nhà máy, nhưng vẫn còn vài nội dung chưa được thực hiện kỹ lưỡng (ví dụ: cân bị hư vẫn để ở khu vực sản xuất, bán thành phẩm không để vào nơi biệt trữ)
Trang 2616
2.4 Quy trình nuôi trồng dược liệu
2.4.1 Thực hành tốt nuôi trồng dược liệu
2.4.1.1 Nhận dạng, xác định cây thuốc đã trồng
2.4.1.1.1 Chọn cây thuốc
Các loài hoặc những chủng loại thực vật được chọn để trồng cần phải giống y như loài đã được quy định trong Dược điển quốc gia hoặc được khuyến cáo trong các tài liệu quốc gia của nước sử dụng cuối cùng
Chọn loài hoặc những chủng loại thực vật đã ấn định trong Dược điển hoặc các văn kiện có thẩm quyền của những nước khác
Trong trường hợp các cây thuốc mới được du nhập, thì các loài hay loại thực vật được chọn để trồng cần được xác định và lập hồ sơ như loại vật liệu nguồn đã được sử dụng hay mô tả trong y học cổ truyền của nước xuất xứ
2.4.1.1.2 Lai lịch thực vật
Lai lịch thực vật, tức là tên khoa học (chi, loài, giống trồng, tác giả và họ) của mỗi cây thuốc đang trồng cần được xác minh và lưu hồ sơ Trong từng trường hợp có thể ghi cả tên thông dụng tại địa phương và tên tiếng Anh Cũng có thể đưa các thông
Trang 27xứ của cây, hạt giống gốc hoặc vật liệu nhân giống
2.4.1.1.3 Mẫu kiểm nghiệm
Khi một loài cây thuốc được đăng kí lần đầu tại nước sản xuất, hoặc khi có lí
do để nghi ngờ lai lịch của một loài thực vật thì cần gửi mẫu thực vật kèm các tài liệu đến một viện dược thảo cấp quốc gia hay khu vực để nhận dạng Nếu có thể, nên so sánh kiểu di truyền với kiểu của một mẫu đã xác nhận Các tài liệu về lai lịch thực vật cần được lưu trong hồ sơ đăng kí
2.4.1.2 Hạt giống và các vật liệu nhân giống khác
Hạt giống và các vật liệu nhân giống khác cần được nêu cụ thể và nhà cung cấp hạt giống và các vật liệu nhân giống khác cần cung cấp tất cả các thông tin cần thiết liên quan đến lai lịch, chất lượng và tính năng của sản phẩm của họ, cũng như lịch sử phát triển sản phẩm, nếu có thể Vật liệu dùng để nhân giống hoặc trồng trọt cần có chất lượng thích hợp và càng sạch bệnh, sạch ô nhiễm càng tốt để cây tăng trưởng mạnh khoẻ Vật liệu trồng trọt tốt hơn nên có tính đề kháng hoặc dung nạp được các nhân tố sống hoặc không có sự sống
Hạt giống và các vật liệu nhân giống khác dùng để sản xuất sản phẩm hữu cơ cần được chứng nhận là các dẫn xuất hữu cơ (nguồn gốc hữu cơ) Chất lượng của vật liệu nhân giống - gồm cả mọi chất mầm biến đổi gen - cần theo đúng các quy định của khu vực và/hoặc quốc gia có dán nhãn thích hợp và có lưu hồ sơ, tài liệu
Cần thận trọng trong loại bỏ các loài, loại và giống thực vật ngoại lai của cây thuốc trong toàn bộ quá trình sản xuất Phải tránh các loại vật liệu giả mạo, kém tiêu chuẩn và bị pha trộn
2.4.1.3 Trồng trọt
Việc trồng cây thuốc cần thâm canh và quản lý chặt chẽ Điều kiện và thời gian cần cho việc trồng trọt thay đổi tuỳ theo chất lượng của loại dược liệu cần có Nếu không có các số liệu về trồng trọt được công bố hoặc ghi trong tài liệu khoa học thì nên theo các phương pháp trồng trọt cổ truyền nếu phương pháp này khả thi Nếu không thì cần nghiên cứu phát triển phương pháp trồng trọt
Cần theo đúng các nguyên tắc canh tác tốt, bao gồm việc luân canh thích hợp các loại cây được chọn theo mức thích hợp với môi trường và việc làm đất cần thích ứng với sự tăng trưởng của cây và các yêu cầu khác
Trang 2818
Cần theo những kỹ thuật nông nghiệp bảo tồn nếu thấy thích hợp, nhất là trong việc tích chứa các chất hữu cơ và giữ độ ẩm cho đất Nông nghiệp bảo tồn cũng bao gồm các hệ thống “không cần làm đất”
2.4.1.3.1 Chọn địa điểm
Các dược liệu nguồn gốc từ cùng một loài có thể có chất lượng rất khác nhau khi trồng ở những điạ điểm khác nhau, do ảnh hưởng của đất, khí hậu và các yếu tố khác Những khác biệt này liên quan đến ngoại dạng thực thể hoặc những biến đổi của các hợp phần mà sự sinh tổng hợp của những hợp phần này có thể bị ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường bên ngoài, bao gồm các biến số về sinh thái và địa lí, được nghiên cứu và xem xét
Cần tránh những nguy cơ bị ô nhiễm do ô nhiễm đất, không khí hoặc nước bởi các hoá chất độc hại Cần đánh giá tác động của những lần sử dụng trước đây tại địa điểm canh tác, gồm cả việc trồng các loại cây trước đây và việc áp dụng những sản phẩm bảo vệ cây trồng nếu có
2.4.1.3.2 Môi trường sinh thái và tác động xã hội
Việc trồng cây thuốc có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái và đặc biệt
là tính đa dạng di truyền của hệ thực vật và động vật trong các môi trường sống ở xung quanh Chất lượng và sự tăng trưởng của cây thuốc cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các loại cây khác, sinh vật khác và bởi những hoạt động của con người Việc đưa vào canh tác một loại cây thuốc không thuộc bản địa có thể có tác động có hại cho thế cân bằng sinh học và sinh thái của khu vực Cần theo dõi tác động sinh thái của các hoạt động trồng trọt theo thời gian, nếu có thể được
Tác động xã hội của việc canh tác đối với các cộng đồng địa phương cần được khảo sát để đảm bảo tránh được các tác động tiêu cực đối với việc làm ăn sinh sống tại địa phương Xét theo các cơ hội tạo thu nhập cho địa phương thì canh tác quy mô nhỏ thì thường tốt hơn là sản xuất quy mô lớn, nhất là khi các nông dân sản xuất quy
mô nhỏ cùng tổ chức bán sản phẩm của họ Nếu việc trồng cây thuốc quy mô lớn đã
và đang được xúc tiến thì cần thận trọng sao cho các cộng đồng địa phương được hưởng lợi trực tiếp, ví dụ như mức lương công bằng, cơ hội làm việc đồng đều và tái đầu tư nguồn vốn
2.4.1.3.3 Khí hậu
Các điều kiện khí hậu, ví dụ như, độ dài của ngày, lượng mưa (cung cấp nước)
và nhiệt độ trên đồng ruộng, đều ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của cây thuốc về mặt vật lý, hoá học và sinh học Thời gian có nắng, lượng mưa trung bình, nhiệt độ trung bình, gồm cả các khác biệt về nhiệt độ ban ngày và ban đêm, cũng ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý, sinh hoá của cây và cần xét đến những hiểu biết đã có
Trang 2919
2.4.1.3.4 Thổ nhưỡng
Đất cần có những lượng thích hợp các dưỡng chất, chất hữu cơ và những yếu
tố khác để bảo đảm chất lượng và sự tăng trưởng tối ưu của cây thuốc Các điều kiện
tối ưu của đất, bao gồm loại đất, hệ thống thoát nước khả năng giữ ẩm, độ phì nhiêu
và độ pH phải thích hợp cho loài cây thuốc được chọn và/hoặc bộ phận thảo dược cần
có
Thường không thể tránh khỏi việc dùng phân bón để cây thuốc đạt sản lượng cao Tuy nhiên, cần phải bảo đảm việc dùng phân bón đúng loại và số lượng, qua nghiên cứu trong nông nghiệp Thực tế là các loại phân bón hữu cơ và hoá học thường được dùng
Không được dùng phân người làm phân bón do tiềm năng hiện diện các vi sinh vật hoặc ký sinh trùng truyền nhiễm Phân súc vật (phân chuồng) cần được ủ kỹ để đạt các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn với giới hạn vi khuẩn có thể chấp nhận và diệt được khả năng nảy mầm của cỏ dại Mọi lần sử dụng phân chuồng đều phải lưu hồ
sơ, nên dùng các loại phân hoá học đã được nước canh tác và nước tiêu thụ chấp nhận
Tất cả các chất dùng để bón đều cần được áp dụng một cách tiết kiệm theo đúng nhu cầu cụ thể của loài cây thuốc và khả năng cung cấp của đất Cần dùng phân bón thế nào để tránh thất thoát đến mức tối thiểu
Các nhà trồng trọt cần theo đúng những tập quán góp phần bảo tồn đất đai, và giảm thiểu sự xói mòn, ví dụ như bằng cách tạo những vùng đệm trên và các bờ sông, suối và trồng các loài cây bao phủ mặt đất và “phân xanh” (các loại cây trồng để sau
đó cây dập), như cỏ linh lăng
2.4.1.3.5 Tưới nước và thoát nước
Cần kiểm tra và thực hiện việc tưới nước và thoát nước đúng theo nhu cầu của từng loài cây thuốc trong các thời kỳ tăng trưởng khác nhau của cây Nước dùng để tưới cần đúng tiêu chuẩn chất lượng của địa phương, khu vực và/hoặc quốc gia Cần thận trọng để bảo đảm các cây đang trồng không bị thiếu nước hay úng nước
Nhìn chung, khi chọn cách tưới nước, phải xét đến tác động đối với sức khoẻ của các cách tưới nước khác nhau (những dạng tưới nước khác nhau như tưới trên mặt đất, dưới mặt đất hoặc tưới phun), nhất là những nguy cơ truyền bệnh do các vật chủ trung gian
2.4.1.3.6 Chăm sóc và bảo vệ cây
Các thực hành quản lý trên đồng ruộng cần phải tuỳ theo những đặc điểm tăng trưởng và phát triển của từng loại cây thuốc cũng như bộ phận nào của cây được định dùng để là thuốc Việc áp dụng đúng lúc các biện pháp như bấm ngọn, nhặt nụ, tỉa