Do đó, việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối việc giáo dục các em trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.Sự phối hợp chặt chẽ giữa
Trang 1SƠ LỰƠC LÝ LỊCH KHOA HỌC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị : Trường THPT Định Quán
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC MỐI QUAN HỆ VỚI BAN ĐẠI DIỆN VÀ CHA MẸ HỌC SINH TRƯỜNG THPT ĐỊNH QUÁN, HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI
Người thực hiện: Lê Văn Hòa
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Phương pháp dạy học bộ môn:
- Lĩnh vực khác:
Có đính kèm:
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2016 - 2017
BM 01-Bia SKKN
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
Nai
dụng cụ quang học
huy tốt vai trò trung tâm của học sinh
khi học chương : “ Động học chất
điểm “- môn vật lý 10 ban cơ bản
.
BM02-LLKHSKKN
Trang 3SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
“XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC MỐI QUAN HỆ VỚI BAN ĐẠI DIỆN VÀ CHA MẸ HỌC SINH TRƯỜNG THPT ĐỊNH QUÁN, HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI”
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
“Sản phẩm” của giáo dục là nhân cách của học sinh không phải chỉ do quá trình rèn giũa, dưỡng dục trong nhà trường, mà nó là kết quả tổng hợp của một quá trình tôi luyện trong các môi trường, đặc biệt là gia đình , nhà trường
Ý nghĩa sâu sắc của việc phối hợp giáo dục đã được Bác Hồ chỉ ra từ lâu:
“ Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp trong việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”( Trích bài nói tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục tháng 6/1957 )
Trong việc tổ chức kết hợp các lực lượng giáo dục,gia đình có vai trò và tác động vô cùng quan trọng, là trọng tâm của các hoạt động kết hợp Gia đình là nơi các em được sinh ra,lớn lên và hình thành nhân cách của mình Giáo dục con cái trong gia đình không phải chỉ là việc riêng tư của bố mẹ, mà còn là trách nhiệm đạo đức và nghĩa vụ của công dân của những người làm cha mẹ Nó được xác định trong nhiều văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay như trong Hiến pháp (1992), Luật hôn nhân và gia đình (1986), Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ
em ( 1991) gắn với quan hệ máu mủ ruột thịt và tình yêu sâu sắc của cha mẹ với con cái nên giáo dục gia đình mang tính cảm xúc mạnh mẽ,có khả năng cảm hóa rất lớn
Đối với các học sinh ở THPT, về mặt sinh lý ở cơ thể cũng như đời sống tâm lý của các em có những biến đổi rất mạnh mẽ,chuyển từ trẻ con sang người lớn Đây là thời kỳ khủng hoảng trong quá trình phát triển của tuổi thanh thiếu niên Ở giai đoạn này, các em thường muốn thử nghiệm khả năng, mong muốn của cá nhân mình vào thực tiễn cuộc sống Trong khi vốn sống còn nghèo nàn,khả năng suy xét nông cạn nên thường dẫn đến những va vấp, gây những hậu quả tai hại cho bản thân và gia đình Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, nhiều em
ở độ tuổi này dễ sa vào các tệ nạn xã hội như trộm cắp, trấn lột, nghiện hút làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội
Để việc giáo dục gia đình có hiệu quả tốt, các bậc cha mẹ cần quan tâm xây dựng một gia đình đầy đủ toàn vẹn, trong đó mọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau.Xây dựng một phong cách sinh hoạt nề nếp, phù hợp nhu cầu hứng thú nhằm phát huy những mặt tích cực của các em Đặc biệt cha mẹ, người lớn phải giữ uy tín vai trò gương mẫu của mình trong gia đình và ngoài xã hội.Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường, để được mục đích giáo dục, có
sự phối hợp chặt chẽ Như tham gia tích cực vào hội phụ huynh của trường,quan tâm giúp nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục Những cuộc họp do nhà trường
BM03-TMSKKN
Trang 4tổ chức, các bậc phụ huynh cần đi đầy đủ để nắm được yêu cầu giáo dục của nhà trường mà có sự kết hợp Gia đình cần xây dựng truyền thống “ Tôn sư trọng đạo”,bảo vệ uy tín thầy cô giáo, tránh các hành vi coi thường thầy cô giáo trước mặt con cái
Do đó, việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối việc giáo dục các em trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.Sự phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục trên,đặc biệt là gia đình
và nhà trường,trước là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như trong hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của các em, trách sự tách rời mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ,hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách Sự phối hợp gia đình, nhà trường, có thể diễn ra nhiều hình thức.Vấn
đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm,chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước
Từ thực tế trên, tôi nhận thấy việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trở nên chặt chẽ hơn và mong muốn phát huy, khơi dậy tiềm năng to lớn của Ban đại diện cha mẹ học sinh vào hoạt động giáo dục của nhà trường đi lên vì vậy tôi chọn
đề tài nghiên cứu “Xây Dựng và phát triển các mối quan hệ với ban đại diện và cha mẹ học sinh trường THPT Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai”
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN :
1 Cơ sở lí luận :
- Gia đình là thiết chế của xã hội là cơ sở của xã hội là tế bào tự nhiên của xã hội trong môi trường xã hội Gia đình vững mạnh có tầm quan trọng trong việc phát triển của một quốc gia, gia đình có ý nghĩa đặc biệt đối mỗi cá nhân là môi trường đảm bảo của giáo dục, truyền lại cho thế hệ sau những giá trị truyền thống
- Phối hợp là hoạt động cùng nhau của hai hay nhiều cá nhân, tổ chức để hỗ trợ cho nhau thực hiện một công việc chung
- Hiệu trưởng phối hợp với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh là cơ quan quản lý nhà nước và nhân dân ( phụ huynh học sinh) cùng hoạt động trong một lĩnh vực giáo dục , phối hợp chặt chẽ nhằm mục đích giáo dục toàn diện cho học sinh trở thành công dân có ích cho xã hội
- Sự phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh là một yêu cầu tất yếu trong xã hội và nó không thể thiếu trong điều kiện hiện nay Ban đại diện cha mẹ học sinh là tổ chức huy động các thành viên tham gia tích cực vào công tác giáo dục học sinh và thực hiện các nhiệm vụ của gia đình mà pháp luật đã quy định
- Giáo viên chủ nhiệm liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh của lớp để : thông báo kết quả học tập của từng học sinh ; thống nhất kế hoạch phối hợp giúp đỡ học sinh yếu, giáo dục học sinh cá biệt , biểu dương kịp thời học sinh nô lực nỗ lực trong học tập và rèn luyện tốt
Trang 5Như vậy, để thực hiện mục tiêu giáo dục, nhà trường không chỉ quản lý việc học tập và giáo dục học sinh trong nhà trường là đủ mà cần phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh
2 Thực trạng việc phối hợp giữa Nhà Trường với Ban đại diện và cha
mẹ học sinh Trường THPT Định Quán.
2.1 Nhà trường tổ chức hội nghị Cha mẹ học sinh đầu năm học :
Ngay từ đầu năm học này ( tháng 9 ) nhà trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị Cha mẹ học sinh và mở cuộc họp liên tịch giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh để tổng kết đánh giá công tác của Hội và sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong năm học qua, những định hướng lớn trong kế hoạch giáo dục của nhà trường năm học mới, định hướng chương trình và hình thức hoạt động thích hợp của Ban đại diện cha mẹ học sinh để phối hợp giáo dục học sinh và xây dựng nhà trường; cùng Ban đại diện chuẩn bị nhân sự để giới thiệu bầu vào Ban đại diện của trường
Hiệu trưởng phổ biến cho tập thể giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp về kế hoạch, yêu cầu của việc tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh ở các lớp và nội dung của từng việc làm như :
+ Thông báo tình hình chất lượng học tập của học sinh đầu năm ( qua kiểm tra đầu năm học); thời gian học tập chính khóa ở trường; thời gian các lần họp cha
mẹ học sinh định kỳ trong năm học; các chủ trương của nhà trường, của lớp cần cha mẹ học sinh hỗ trợ; nội quy trường lớp và những quy định dành cho học sinh trung học; quy định của Bộ giáo dục về đánh giá xếp loại học sinh trung học; những yêu cầu phối hợp giữa nhà trường và gia đình; trách nhiệm của cha mẹ trong việc chăm lo giáo dục các em, không khoán trắng cho nhà trường ;
+ Kết quả hoạt động của Hội cha mẹ học sinh trường năm học qua và những định hướng năm học này
+ Tìm hiểu đối tượng để giới thiệu vào Ban đại diện của lớp
+ Tổng hợp cụ thể ý kiến của cha mẹ học sinh lớp vào biên bản để Hội nghị Cha mẹ học sinh trường giải quyết
Tổ chức Hội nghị Cha mẹ học sinh cấp trường:
+ Hiệu trưởng thông báo những thông tin cần thiết về phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch nhà trường; các biện pháp tổ chức giáo dục học sinh, các yêu cầu đối với gia đình, đối với học sinh
+ Hiệu trưởng đề xuất các phương hướng với hội, với gia đình trong năm học này
+ Hội cha mẹ học sinh báo cáo về công tác hội năm qua,việc thực hiện phương hướng hoạt động Hội
+ Bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh cấp trường
2.2Xây dựng Ban đại diện cha mẹ học sinh:
- Rút kinh nghiệm sau một năm phối hợp hoạt động cùng Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh, Hiệu trưởng đã mạnh dạn giới thiệu một số đại biểu có nhiệt tình
và có hiểu biết về công tác giáo dục, có uy tín, có khả năng vận động lực lượng xã
Trang 6hội khác, có điều kiện về kinh tế và sẵn sàng vì sự nghiệp giáo dục để đưa vào Ban đại diện Hội Nhìn chung, Ban đại diện mới thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng cùng nhau và cùng nhà trường trong mọi hoạt động
- Thực hiện chế độ họp định kỳ 5 lần/năm cho Ban đại diện Hội cấp trường
và 3 lần / năm cho cha mẹ học sinh các lớp để sơ kết đánh giá, rút kinh nhiệm,thực hiện công tác thông tin hai chiều Ngoài ra khi cần thiết, còn tổ chức họp đột xuất để có biện pháp giải quyết kịp thời như cùng nhà trường giải quyết những vấn đề xảy ra về đao đức hoặc học tập, tham dự các buổi sơ tổng kết và một số hoạt động chủ điểm lớn của nhà trường
- Các lần tổ chức sinh hoạt định kỳ của cha mẹ học sinh, Hiệu trưởng nhà trường đã chuẩn bị chu đáo từng nội dung để triển khai đến giáo viên chủ nhiệm như việc báo cáo tình hình học tập, đạo đức của học sinh, Những kết quả đạt được của trường của lớp và những việc làm sắp tới để phụ huynh nắm bắt và hỗ trợ khi cần thiết; giải đáp những thắc mắc của phụ huynh hoặc ghi nhận đày đủ ý kiến chuyển về Hiệu trưởng xem xét và giải quyết sau đó; đề xuất những yêu cầu cần thiết khác có liên quan đến công tác giáo dục của nhà trường và của lớp
- Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc liên lạc với cha mẹ học sinh qua sổ liên lạc, qua việc trao đổi bằng thông tin như giấy mời, điện thoại ( khi cần thiết) hoặc thăm nhà học sinh để đảm bảo tốt công tác phối hợp
2.3 Định hướng cho Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động :
- Trong việc hỗ trợ các nguồn lực khác, Hiệu trưởng đã làm tốt việc vận động các mạnh thường quân ủng hộ xây dựng nhà tình thương cho học sinh nghèo hiếu học,vận động được 100 xuất học bổng cho các học sinh nghèo học giỏi,lắp đặt hệ thống nước,mua các cây cảnh để trồng sân trường
- Ngoài ra, trong việc tham gia giáo dục học sinh Hiệu trưởng đã thu hút Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia vào việc vận động học sinh bỏ học trở lại trường,giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tác động đến các bậc cha mẹ học sinh nâng cao nhận thức về giáo dục về sự học hành của con cái
2.4 Chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp
và gia đình học sinh :
- Xác định được vai trò quan trọng là người trực tiếp phối hợp với gia đình học sinh, với Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp nên Hiệu trưởng đã quan tâm chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm làm cho họ hiểu được tầm quan trọng của mối quan hệ nhà trường và gia đình, cần làm cho cha mẹ học sinh biết được những yêu cầu cần đạt về học tập về hạnh kiểm của học sinh để có sự phối hợp,cần nắm chắc đối tượng học sinh của lớp,điều kiện hoàn cảnh học sinh, địa chỉ, số điện thoại cần liên lạc của từng em, chuẩn bị chu đáo và tổ chức tốt các buổi họp cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh đặt niềm tin vào thầy cô giáo và nhà trường, thường xuyên giữ mối liên hệ với cha mẹ học sinh và thu hút cha mẹ học sinh vào một số hoạt động tập thể của trường của lớp để gắn kết tình cảm và trách nhiệm ( trong hoạt động văn nghệ, thể thao, sinh hoạt chủ điểm, các kỳ tổ chức lễ hội )
Từ những thực trạng của nhà trường nêu trên cho thấy rằng mặc dù lãnh đạo nhà trường, Hiệu trưởng đã quan tâm rất nhiều đến công tác phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh, thể hiện rõ qua việc tổ chức các hội nghị cha mẹ
Trang 7học sinh, chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm của các lớp làm cho họ hiểu được tầm quan trọng của mối quan hệ nhà trường và gia đình, cần làm cho cha mẹ học sinh biết được những yêu cầu cần đạt về học tập về hạnh kiểm của học sinh Hiệu trưởng còn thu hút Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia vào việc vận động học sinh bỏ học trở lại trường, giúp đỡ học sinh nghèo Nhưng công tác phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh của Hiệu trưởng vẫn chưa được đầu tư đúng mức
3.Những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn,cơ hội,thách thức để đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ giữa Nhà Trường với Ban đại diện và cha mẹ học sinh trường THPT Đinh Quán :
3.1 Điểm mạnh :
- Hiệu trưởng đã chỉ đạo để đa phần giáo viên chủ nhiệm xây dựng tốt mối quan hệ với phụ huynh lớp mình phụ trách
- Hiệu trưởng thường xuyên phối hợp, hỗ trợ tốt các hoạt động của Ban đại diện Tổ chức tốt Hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm và các cuộc họp khác trong năm; tham dự các cuộc họp định kỳ của Ban đại diện ; huy động những thành viên nhiệt tình với công tác của Ban đại diện cha mẹ học sinh
- Hiệu trưởng đã luôn động viên, khuyến khích giáo viên làm tốt công tác phối hợp với gia đình học sinh
- Hiệu trưởng cũng đã vận động các mạnh thường quân ủng hộ cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn
- Nhà trường có những qui định, hướng dẫn rõ ràng từ Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh
3.2 Điểm yếu :
- Số ít giáo viên chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ với phụ huynh
- Hiệu trưởng chưa thường xuyên kiểm tra đánh giá công tác phối hợp với gia đình học sinh của giáo viên qua việc xem xét hồ sơ chủ nhiệm
- Còn một số ít giáo viên chủ nhiệm chưa thường xuyên phối hợp với gia đình học sinh
- Nhà trường chưa kết hợp với phụ huynh học sinh để tổ chức các hoạt động giáo dục : ngoài giờ lên lớp, tham gia ngoại khóa
3.3 Thuận lợi :
- Được sự quan tâm, chỉ đạo của Sở GD&ĐT Đồng Nai, các cấp Ủy Đảng, chính quyền,các ban ngành đoàn thể ở địa phương,sự đồng tình ủng hộ của cha
mẹ học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường hoạt động
- Phụ huynh học sinh thường xuyên nắm bắt thông tin liên lạc với nhà trường kịp thời,chính xác
- Nhà trường và phụ huynh học sinh đã kí thỏa ước giữa hai bên vào đầu năm học
Trang 8- Phụ huynh học sinh có ý thức trách nhiệm đối với việc tạo điều kiện tốt cho con em đi học
- Phụ huynh học sinh quan tâm đến nhà trường về cơ sở vật chất, về giáo dục con em ở gia đình
- Ban đại diện Cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội rất chăm lo đến công tác giáo dục của nhà trường,hỗ trợ cho nhà trường nhiều mặt,giúp nhà trường vượt qua những khó khăn
3.4 Khó khăn :
- Do còn một số học sinh còn gặp nhiều khó khăn như nhà xa trường nên việc lên hệ với cha mẹ học sinh còn gặp nhiều khó khăn
- Một số quy định từ điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGĐT gây khó khăn trong việc giải ngân nguồn thu từ phụ huynh
- Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa phát huy hết vai trò, nhiệm vụ,quyền hạn của mình đối với công tác giáo dục
- Một số gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục học sinh Đa
số phụ huynh chưa có hiểu biết cao về giáo dục, kinh tế gia đình còn khó khăn
- Đa số phụ huynh không thích và sợ bị bầu vào Ban đại diện Không có chính sách tài chính hỗ trợ cho Ban đại diện
- Một số giáo viên chủ nhiệm trẻ chưa có kinh nghiệm trong việc tiếp xúc với phụ huynh
- Một số cha mẹ học sinh giao trách nhiệm cho nhà trường, không quan tâm đến con của mình
- Một số cha mẹ học sinh lo kinh tế gia đình ít quan tâm đến sinh hoạt cũng như học tập của con em mình, còn trường hợp học sinh nghỉ học nhiều, không làm bài, không học bài,
3.5 Thách thức
-Ngày càng có những đòi hỏi cao từ phía xã hội, phụ huynh với nhà trường Đòi hỏi nhà trường ngày càng chuyên nghiệp hơn và có hiệu quả cao hơn trong việc phối hợp với phụ huynh
-Sự nhiễu của phương tiện truyền thông trên nền khoa học kỹ thuật phát triển khiến nhà trường phải luôn cẩn trọng và đòi hỏi có những xử lý nhanh chóng
và khéo léo
4 Kinh nghiệm thưc tế :
- Để thực hiện tốt việc phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh Hiệu trưởng hơn ai hết cần chủ động hơn trong vai trò chủ động nồng cốt của mình, phải quan tâm đầu tư xây dựng kế hoạch : kế hoạch lâu dài và trước mắt, vạch ra những giải pháp cụ thể đạt được mục tiêu phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh Mục tiêu đó là : Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường và gia đình.Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường học tập lành mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật chất nhà trường.Hiệu trưởng phải nắm vững vai trò,
Trang 9trách nhiệm và quyền của gia đình trong công tác giáo dục và nắm vững tính chất, vai trò, nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh Phải nghiên cứu kĩ Điều lệ do
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Hiệu trưởng phải làm tốt công tác tư tưởng, chính trị, tuyên truyền, động viên đội ngũ giáo viên nâng cao ý thức,tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và công tác phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh Chọn giáo viên
có kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm sẽ điển hình và hướng dẫn giáo viên chưa làm tốt để cùng nhau hoàn thành công tác phối kết hợp giữa 3 môi trường giáo dục đó là Nhà trường– Gia đình và xã hội
- Hiệu trưởng phải chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm xây dựng được một Ban đại diện lớp có năng lực, có uy tín, có hiểu biết về giáo dục, có địa vị xã hội
và có khả năng vận động tốt Từ đó Hiệu trưởng xây dựng được một Ban đại diện cha mẹ học sinh cấp trường hoạt động có hiệu quả
- Hiệu trưởng phải thường xuyên liên hệ với Ban đại diện cha mẹ học sinh
để nắm bắt thông tin kịp thời từ đó có biện pháp tháo gỡ, giải quyết tạo điều kiện cho học sinh học tập tốt hơn
- Hiệu trưởng cần tổ chức mời Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khóa như : Hoạt động ngoài giờ lên lớp, đêm liên hoan văn nghệ của trường, sinh hoạt câu lạc bộ,hội thao
- Nhà trường phải xây dựng được môi trường học tập thân thiện – học sinh tích cực; xây dựng trường học Xanh – Sạch – Đẹp để các em cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui
- Nhà trường phải công khai được chất lượng giáo dục, công khai minh bạch công tác thu – chi quỹ hội cho phụ huynh học sinh
- Nhà trường phải có thư cảm tạ và tuyên dương kịp thời những phụ huynh
có nhiều đóng góp cho hoạt động giáo dục của nhà trường Hiệu trưởng kịp thời biểu dương khen ngợi những giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác phối hợp với cha mẹ học sinh
- Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc trong quá trình thực hiện công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh như : Hộp thư góp ý
để ở nơi thuận tiện cho cha mẹ học sinh tham gia góp ý kiến
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Việc phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện và cha mẹ học sinh thể hiện trước hết chỗ, nhà trường và gia đình cần thống nhất mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục học sinh con em mình, xây dựng ở gia đình ý thức trách nhiệm đối với con cái, chống hiện tượng “khoán trắng” cho nhà trường
Nhà trường thông báo cho gia đình biết các chính sách giáo dục, có biện pháp bồi dưỡng những tri thức phổ thông về giáo dục trong lĩnh vực giáo dục học sinh về gia đình : “ Người giáo dục trước tiên cần sự giáo dục”, nề nếp sinh hoạt
tổ chức giáo dục gia đình có ý nghĩa đặc biệt trong việc giáo dục học sinh Đạo đức của cha mẹ chính là yếu tố quy định đạo đức của con cái, hành vi tốt của cha
mẹ là tấm gương, là phương pháp giáo dục học sinh có hiệu quả nhất
Trang 10Trên tinh thần như trên để Ban đại diện và cha mẹ học sinh nắm bắt tốt tình hình, phối hợp tốt với nhà trường tôi xin xây dựng kế hoạch hoạt động năm học
2016 – 2017 như sau :