Luật giáo dục cũng đã xác định: “nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có năng lực chuyênmôn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế thị trường
Trang 1TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ VẬN DỤNG GIÁO ÁN CÁC LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
(Chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 10 Ban cơ bản)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Trang 2Năm học: 2011-2012
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
8 Đơn vị công tác : Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Trình độ chuyên môn cao nhất : Cử nhân
- Năm nhận bằng : 2001
- Chuyên ngành đào tạo : Lịch Sử
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Lịch Sử
- Số năm có kinh nghiệm:11
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Tìm hiểu nhật ký chiến tranh của Liệt sỹ Đặng Thùy Trâm…
+ Sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học Lịch Sử 10
+ Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra Lịch Sử
+ Sưu tầm và ứng dụng một số trò chơi nhằm nâng cao chất lượng
bộ môn Lịch sử trong trường THPT
Trang 3MỤC LỤC 2
I Lý do chọn đề tài 3
II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 5
1 Cơ sở lý luận 5
2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài………6
2.1 Các hình thức tổ chức ngoại khoá và cách tiến hành 6
2.2 Đọc sách 8
2.3 Kể chuyện lịch sử 11
2.4 Nói chuyện lịch sử 12
2.5 Trao đổi, thảo luận 12
2.6 Tham quan lịch sử 13
2.7 Dạ hội lịch sử 16
2.8 Tìm hiểu lịch sử địa phương 18
2.9 Trò chơi lịch sử 22
2.10 Xây dựng giáo án 23
2.10.1 GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA SỐ 1 23
2.10.2 GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA SỐ 2 33
2.10.3 GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA SỐ 3 41
III.HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI……….48
IV.ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 50
V.TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Trang 4XÂY DỰNG VÀ VẬN DỤNG GIÁO ÁN CÁC LOẠI HÌNH
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ (Chương trình lịch sử Việt Nam lớp 10 ban cơ bản) Chương I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chương trình dạy và học ở phổ thông thì môn lịch sử là một mônhọc rất cần thiết trong quá trình giáo dục trí tuệ, lý tưởng chính trị, tình cảm,đạo đức cho học sinh Tuy nhiên theo quan điểm của nhiều người đây chỉ làmột môn xã hội có ít tiết dạy trong một tuần lại là một môn học phụ nên ít chútrọng quan tâm
Khoa học lịch sử là một môn khoa học đặc biệt vì cả người dạy và ngườihọc đều không trực tiếp quan sát, trực tiếp được với sự kiện lịch sử Các sựkiện có khi cách đây quá xa khiến cho học sinh ở phổ thông thường cảm thấy
mơ hồ, khó hiểu dẫn đến chán nản không có hứng thú với môn lịch sử Vì vậy
để dạy tốt môn này thì người giáo viên lịch sử cần tích cực bổ sung về mặtkiến thức, đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư về mặt cơ sở vật chất vàphương tiện dạy học Từ đó dần dần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch
sử
Ở nước ta, yêu cầu về đổi mới nội dung, phương pháp dạy học các mônchung và nội dung, phương pháp dạy học lịch sử nói riêng đã được đặt ra mộtcách cấp thiết cùng với xu hướng đổi mới giáo dục chung của thế giới Đảng
đã chỉ rõ: “phải xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nộidung, phương pháp, giáo dục và đào tạo”1 Luật giáo dục cũng đã xác định:
“nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có năng lực chuyênmôn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế thị trường”2và phương pháp giáo dục phổ thông “phải phát huy tính tích cực chủ động,sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,môn học, bồidưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vàothực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,hứng thú học tập cho họcsinh”3
Thực trạng trong những năm gần đây cho thấy, chất lượng qua kiểm trađánh giá môn lịch sử ở phổ thông chưa cao Nguyên nhân dẫn đến thực trạngnày là do phương pháp dạy học lịch sử còn lạc hậu chưa có sự đổi mới thật sự
để có tác dụng lôi kéo học sinh vào môn học Bên cạnh đó các trường phổ
1 Văn kiện Hội nghị lần II, BCH trung ương khóa VIII, NXB CTQG, Hà Nội, 1997, tr 31.
2 Luật giáo dục, NXB CTQG, Hà Nội, 1999, tr 8.
3 Luật giáo dục, sđd, tr 8.
Trang 5thông chưa đầu tư đúng mức để nâng cao chất lượng giảng dạy cho môn lịch
sử Trong đó có việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông.Hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử có tác động tích cực đối vớiviệc giáo dục và phát triển tư duy học sinh khi học lịch sử, giúp cho học sinhtiếp thu kiến thức dễ dàng và đặc biệt gây hứng thú trong môn học Khôngnhững thế, hoạt động ngooại khóa còn có tác dụng giáo dục cho học sinh ýthức, trách nhiệm, ý thức lao động và tinh thần tập thể
Tuy nhiên, trong các trường phổ thông hiện nay hoạt động ngoại khóacòn chưa được chú trọng, đặc biệt là hoạt động ngoại khóa trong bộ môn lịch
sử Việc tổ chức các giờ học ngoại khóa còn hạn chế và nếu tổ chức thì cũngchưa đạt yêu cầu mà một giờ học ngoại khóa cần đạt được
Trước tình hình như vậy, là một giáo viên tôi thấy cần thiết phải tìm ramột giải pháp hữu ích nhằm giúp học sinh ở phổ thông ngày một yêu thíchmôn lịch sử Chính vì vậy, tôi quyết định thực hiện sử dụng những giờ họcngoại khóa cũng như việc tổ chức hoạt động đó nhằm nâng cao hiệu quảtrong dạy học lịch sử
Chúng ta thấy rằng trong giờ học chính khóa giáo viên có rất nhiều tàiliệu, tư liệu và giáo án để tham khảo Nhưng để tổ chức hoạt động ngoạikhóa, giáo viên phổ thông chưa có bất cứ một tài liệu, giáo án để hướng dẫn
tổ chức một buổi học ngoại khóa cụ thể Chính vì thế, hầu hết giáo viên ở phổthông đều cảm thấy lúng túng trong tổ chức Đó cũng là một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến các hoạt động ngoại khóa ít được tổ chức và áp dụngtrong dạy học lịch sử
Trang 6Chương II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Chương III Cơ sở lí luận
Sự kiện lịch sử phản ánh sự tồn tại của lịch sử trong toàn bộ quá trình pháttriển, biến đổi của nó Sự kiện vừa là điểm xuất phát vừa là cơ sở của cáccông trình nghiên cứu lịch sử Không có sự kiện lịch sử thì không có bất kỳnột hành động nghiên cứu, giảng dạy lịch sử nào Sự kiện lịch sử chính làkhông khí của nhà sử học
Trong hoạt động nghiên cứu, người nghiên cứu đi từ sự kiện cụ thể để đếnvới kết luận khái quát Đối với các lĩnh vực vật lý, hóa học, sinh học nhànghiên cứu có thể quan sát lại nhiều lần một sự kiện khoa học nào đó, trongthực tế, trong phòng thí nghiệm Riêng với sử học thì có điểm khác Chúng tabiết rằng, lịch sử nhân loại diễn biến không ngừng trên một phạm vi vô hạn
về thời gian, rộng lớn về không gian và mỗi sự kiện chỉ diễn ra một lần,không lặp lại Trong khi đó, khả năng và điều kiện của mỗi người hết sức hữuhạn Do đó các sử gia thường không trực tiếp tiếp xúc với hiện thực quá khứ
Để tiếp cận được với các sự kiện các nhà nghiên cứu cần khai thác tư liệu vàhiện vật lịch sử
Môn học lịch sử ở phổ thông được coi là môn học khó đối với học sinhbởi đối tượng mà học sinh tiếp xúc đều nằm trong quá khứ cách đây có khi cảngàn năm Chính vì vậy để học sinh hình dung và hình thành những khái niệmvà tri thức lịch sử là rất khó Nếu chỉ học trên lớp thầy giảng, trò ghi chép thìchưa đủ, cần để học sinh nhìn thấy lịch sử, tiếp xúc với lịch sử như vậy họcsinh mới thấy được người thật, việc thật, mới hiểu lịch sử và yêu thích lịch sử.Những việc này có thể làm được nếu giáo viên ở các trường THPT tổ chứcnhững buổi học ngoại khóa cho học sinh tìm hiểu lịch sử
Trong nhiều năm qua, môn lịch sử đang là một môn học “nóng” Mônhọc này nóng không phải là do nó được nhiều học sinh yêu thích và theo họcmà nó nóng bởi kết quả thi đại học môn lịch sử trở thành một đề tài đượcnhiều phương tiện thông tin khai thác và trở thành nỗi bức xúc của xã hội.Kết quả thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2005,2006, 2007, 2008 rấtthấp, hơn 80% thậm chí hơn 90 % dưới trung bình, cùng với nhiều bài viếtngô nghê, xuyên tạc lịch sử đã làm xôn xao dư luận Những con số về kết quảthi đại học trong những năm qua khiến chúng ta đau lòng
Những con số về điểm thi dưới trung bình chưa phải là tất cả nhưng nóphản ánh sự giảm sút chất lượng bộ môn đang ở mức báo động Thực trạngnày dấy lên nỗi trăn trở không yên lòng của những nhà giáo dục và nhữngthầy cô tâm huyết với nghề Tuy nhiên, thực trạng trên đã giúp chúng ta nhìnthẳng vào sự thật, tìm ra căn nguyên của vấn đề để có hướng khắc phục
Trang 7Không phải đã hết những học sinh yêu thích môn lịch sử, còn nhiều giáo viêntâm huyết với sự nghiệp dạy chữ, dạy người Chính vì vậy, nếu có phươngpháp giáo dục đúng đắn thì môn lịch sử vẫn có thể cứu vãn và phát triển đểthực hiện đúng chức năng của mình, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hàodân tộc, giúp thế hệ trẻ có nhân sinh quan, thế giới quan rõ ràng.
2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1 Các hình thức tổ chức ngoại khoá và cách tiến hành
Có nhiều hình thức tổ chức ngoại khoá khác nhau, tùy thuộc ở mục đích
tổ chức, ở quy mô (số người tham dự), ở trình độ học sinh và thời gian tiếnhành Hình thức tổ chức có thể mang tinh quần chúng đông đảo (cả khối lớp,toàn trường), một tập thể nhỏ (từng lớp thậm chí một tổ học tập, những họcsinh khác lớp trên một địa bàn sinh sống) hay cá nhân
- Nhìn chung các hình thức cơ bản sau đây của hoạt động ngoại khoálịch sử đều có thể đưa lại nhiều kết quả tốt đẹp và điều kiện thực thi cũng dễdàng đối với nhiều trường phổ thông Các nhóm, tổ yêu thích tìm hiểu lịch sử(dân tộc), bao gồm học sinh nhiều lớp khác nhau, hoạt động trong thời giantương đối lâu dài Tổ nhóm được sự hướng dẫn của giáo viên, sự giúp đỡ, kếthợp với các cơ quan và nhà khoa học
- Những hoạt động ngoại khóa được tổ chức thường xuyên ở một lớp,một tổ (đọc sách, làm đồ dùng trực quan, sưu tầm tài liệu lịch sử địaphương…)
- Những hoạt động có quy mô lớn được tổ chức vào những ngày lễ lớn(tham quan, cắm trại, dạ hội lịch sử…) Những hoạt động này có tác dụngrông rãi đối với địa phương nên cần có sự chuẩn bị một các chu đáo, kỹlưỡng, có sự giúp đỡ và hỗ trợ của nhiều tổ chức cơ quan
- Những công việc của từng cá nhân hay nhóm nhỏ (như đọc sách, traođổi, thảo luận, tiến hành tại nhà, ở tổ học tập
- Những công tác công ích xã hội, (nói chuyện lịch sử, tham quan lễ hội
ở địa phương, làm công tác Trần Quốc Toản, xây dựng bảo tàng ở địaphương…)
Việc thực hiện các hình thức tổ chức này phụ thuộc vào nhiều yếu tố vàđiều kiện (hoàn cảnh địa phương, nhà trường, lớp học, khả năng của giáoviên và học sinh, yêu cầu chính trị của các trường hay địa phương) Vai tròcủa nhà trường rất quan trọng, nhưng việc phát huy tính tích cực, năng lựcchủ động, sáng tạo của học sinh là điều không thể thiếu được
Nội dung của hoạt động ngoại khóa lịch sử xuất phát từ mục tiêu đào tạo,thông qua nội dung và phương pháp dạy học Vì vậy hình thức tổ chức vàcách tiến hành cũng không tách khỏi nội dung và phương pháp dạy học lịch
Trang 8sử cũng như nó gắn liền với bài học nội khóa Hoạt động ngoại khóa là mộthình thức tổ chức dạy học Nó có tác dụng hỗ trợ bài nội khóa vì vậy khi lựachọn và tổ chức cần tuân thủ những nguyên tắc chủ yếu sau:
“Thứ nhất, nội dung công tác ngoại khóa phải nhằm vào việc thực hiệnmục tiêu đào tạo của cấp học Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ mônlịch sử ở từng trường phổ thông Để thực hiện nguyên tắc này cần chú ý đếnđặc trưng của việc học tập lịch sử Dựa trên cơ sở của các sự kiện chính trị cơbản, điển hình để tổ chức hoạt động ngoại khóa chứ không thể tùy tiện phạmnhững biểu hiện sai lầm của việc vận dụng không đúng phương pháp lịch sửvà phương pháp logic
Thứ hai, công tác ngoại khóa là một mặt, một bộ phận của việc học tập ởtrường phổ thông, vì vậy nó phải liên quan đến chương trình nội khóa, phùhợp với đặc điểm lứa tuổi, trình độ học sinh mỗi lớp Phải xây dựng chươngtrình, kế hoạch tiến hành ngoại khóa với các hình thức thích hợp
Thứ ba, các phương pháp dạy học được sử dụng trong bài nội khóa cũngnhư trong hoạt động ngoại khóa cần đặc biệt chú ý đến việc sử dụng lời nóivà các loại tài liệu thành văn
Thứ tư, tổ chức công tác ngoại khóa phải gọn nhẹ, tránh phô trương hìnhthức Nên phố hợp với các bộ môn khác để tiết kiệm về thời gian, công sứcmà chất lượng giáo dục lại cao Ví dụ như phối hợp với giáo viên các bộ mônvăn, giáo dục công dân trong việc tổ chức các ngày lễ lớn trong năm của dântộc và địa phương “Tính liên môn trong hoạt động ngoại khóa làm cho kếtquả của học sinh toàn diện hơn”4
Có nhiều hình thức hoạt động ngoại khóa khác nhau, tùy thuộc ở mụcđích tổ chức, ở quy mô, trình độ học sinh và thời gian tiến hành Ở trườngtrung học phổ thông thường có các hình thức cơ bản sau:
2.2 Đọc sách.
a Khái niệm:
Đọc sách là hình thức phổ biến có hiệu quả nhằm cung cấp thêm kiếnthức cho học sinh trong giờ nội khóa, song chủ yếu vẫn là hoạt động ngoạikhóa
Đây là hình thức đơn giản, dễ làm song lại có hiệu quả cao về mặt giáodưỡng, giáo dục và phát triển
Phân loại: Có hai hình thức đọc sách đưa lại hiệu quả tốt đó là: cá nhân tựđọc và đọc chung ở lớp, ở tổ
4 Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở THCS, Trịnh Đình Tùng(chủ biên)NXB ĐHSP.
Trang 9Cá nhân tự đọc là hình thức phổ biến thuận lợi, quan tọng nhất trong hìnhthức đọc sách ngoại khóa Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự đọc (ghichép, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề)
Đọc chung ở lớp những quyển sách hiếm, những đoạn hay để gây hứngthú và bổ sung, củng cố kiến thức Thường trên lớp chỉ giới thiệu nội dungsách, thảo luận, tranh luận những vấn đề có liên quan
c Cách tiến hành.
Trước tiên, giáo viên giúp học sinh lập danh mục sách cần đọc trong mỗikhóa trình, trong năm học Trong danh mục, nên có phần phân loại nhữngloại sách cần thiết phải đọc và những loại sách đọc thêm nếu có thời gian.Tiếp đó để khơi dậy tính tích cực hứng thú, sự hiếu kỳ và lòng ham hiểubiết cái mới của học sinh, giáo viên tóm tắt sơ lược nội dung một số cuốnsách Trong cách giới thiệu, đặc biệt có hiệu quả là dẫn ra một vài chi tiết,những đoạn nhỏ hấp dẫn để kích thích học sinh tiếp tục tìm đọc
Trong chương trình lịch sử trung học phổ thông, có thể tìm đọc các loạisách sau đây:
- Về lịch sử thế giới cổ trung đại: học sinh cần đọc các quyển: “Lịch sửthế giới cổ đại” và “Lịch sử thế giới trung đại”, (Nhà xuất bản Giáo dục – HàNội) Đây là loại tài liệu khoa học, có tác dụng tốt trong việc bổ sung kiếnthức cho học sinh trong các bài nội khóa Ngoài ra, học sinh có thể đọc cáctập sách thần thoại, cổ tích Việt Nam các nước khác như: “Iliat”, “Ôđixê”,
“Thần thoại Hy Lạp”, “Thần thoại Ấn Độ”…; Các sách nói về các cuộc đấutranh chống áp bức bóc lột của nô lệ, nông nô; những sách nói về đời sốngkinh tế của người nguyên thủy, của nô lệ, của giai cấp tư sản mới lên (trong:
“Hội chợ phù hoa”), sinh hoạt của các kỵ sĩ trung đại (trong “Aivanhô”)…
- Về lịch sử thế giới cận đại: Ngoài cuốn “Lịch sử thế giới cận đại” (nhàxuất bản Giáo dục), giáo viện hướng dẫn học sinh đọc các cuốn sách về cuộcđời và sự nghiệp của các vị lãnh tụ cách mạng như Các Mác, F.Enghen,V.I.Lênin, những sách nói về phong trào công nhân và phong trào xã hội chủnghĩa thời cận đại như “Công xã Pari”…Tài liệu văn học thời kỳ này cũng làmột nguồn kiến thức phong phú, rất bổ ích cho học tập lịch sử Một số tác
Trang 10phẩm đã dịch ra tiếng Việt của các tác giả như: Vichto Huygô, Bandắc,Đíchken L.Tônxtôi…và văn học Công xã Pa-ri.
- Về phần lịch sử thế giới hiện đại, giáo viên hướng dẫn học sinh chọnđọc các tác phẩm nói về đế quốc chủ nghĩa, sự xây dựng CNXH ở Liên Xô,phong trào cách mạng ở các nước, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, cuộcchiến tranh lạnh, những thành tựu khoa học kỹ thuật ngày nay…Các tácphẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn kiện Đảng trước 1945 cũng là mộtnguồn tư liệu quan trọng của lịch sử thế giới hiện đại
- Trong chương trình lịch sử Việt Nam thời kỳ dựng nước đến nay có rấtnhiều loại sách, không chỉ phù hợp với các bài nội khóa, mà còn có thể dùngngoại khóa Khi lựa chọn giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tập trung vàocác loại sau đây
Thứ nhất, những tài liệu văn kiện Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết
về lịch sử dân tộc
Thứ hai, những sách nghiên cứu hoặc phổ biến khoa học về lịch sử dântộc, giới thiệu những nét chung về sự phát triển của dân tộc hay một số néttiêu biểu về thành tích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như các loại sách vềnhững cuộc khởi nghĩa (Lam Sơn, Tây Sơn…) các chiến thắng (Điện BiênPhủ, Đại thắng mùa xuân 1975…), các anh hùng dân tộc: Phan Đình Giót, BếVăn Đàn, Nguyễn Viết Xuân, Võ Thị Sáu…
Thứ ba, các hồi ký, ký sự cách mạng Đây là một loại sách phản ánh các
sự kiện lịch sử mà thanh thiếu niên rất yêu thích
Thứ tư, các tác phẩm văn học có liên quan đến lịch sử dân tộc, bao gồmthơ văn yêu nước, cách mạng, các tác phẩm văn học hiện thực qua các thời
kỳ, những truyện ký, tiểu thuyết lịch sử như: “Quận He khởi nghĩa”, “Lửarừng đêm”, “Núi rừng Yên Thế”, “Những vì sao đất nước”, “Nghìn năm vănhiến”…Cần lưu ý học sinh về tính khoa học và việc hư cấu (không phảixuyên tạc, bóp méo lịch sử) trong một số quyển sách này khác với loại tiểuthuyết võ hiệp lịch sử không có cơ sở khoa học Hiệu quả việc tổ chức đọcsách trong hoạt động ngoại khóa là điều rất quan trọng, cần quan tâm
Giáo viên có thể tổ chức gặp gỡ tác giả sách, những nhà nghiên cứu để họtrình bày cảm nghĩ quá trình biên soạn của mình, giới thiệu những vấn đềhay, lý thú trong nội dung cuốn sách Trong buổi gặp gỡ học sinh có thể phátbiểu ý kiến, nêu thắc mắc, trao đổi Đây là hình thức có tác dụng giáo dục vàgây hứng thú đọc sách cho học sinh, song khó tổ chức Hình thức phổ biếnnhất là học sinh tổ chức các buổi sinh hoạt với sựu giúp đỡ, chỉ đạo của giáoviên Ở đây các em trình bày những hiểu biết của mình về tác giả, về sách,phát biểu cảm nghĩ, kể lại nội dung tóm tắt hoặc trích đọc, dẫn những đoạnhay, những ý đẹp trong sách
Trang 11Giáo viên phải hướng dẫn học sinh ghi chép những điều quan trọng như:Tên sách; tác giả; thời gian đọc; nội dung chủ yếu của cuốn sách theo từngphần, từng chương, ghi chép những câu chú thích; những vấn đề rút ra khiđọc sách: (những vấn đề liên quan đến bài học, vấn đề thích nhất, những thắcmắc cần giải quyết, ý định sử dụng những kiến thức đã thu nhận được sau khiđọc…) Những bước ghi chép này là bước chuẩn bị cho việc kể chuyện, nóichuyện hay trao đổi thảo luận về sách Có thể hướng dẫn họ sinh lập bảng ghichép tóm tắt quá trình và kết quả đọc sách.
Tên tác
giả Tên sách
Thời gian đọc sách Sự kiện cơ bản
trình bày trongsách
Những thuhoạch sau khiđọc sách
Ngàybắt đầu
Ngày kếtthúc
Đặc biệt giáo viên phải xây dựng cho học sinh nề nếp thói quen tránh tùy tiệnkhi đọc sách ở nhà mà phải có chủ đích, có hiệu quả
Kể chuyện phải làm cho người nghe xúc động, như được sống lại với sựkiện ấy
Kể chuyện khác với thông báo Thông báo chỉ cung cấp cho người nghemột số tri thức nhất định, ngắn gọn, khô khan, còn kể chuyện bao giờ cũngphải có chủ đề và tình tiết Ví như, khi thông báo về thời niên thiếu của Bác
Hồ, người ta chỉ nắm dược những nét chính (quê hương, gia đình, tên lúc bé).Còn kể chuyện về thời niên thiếu của Bác với nhiều tình tiết sinh động nhằmkhôi phục bức tranh lịch sử quê hương Bác, gia đình và tuổi thơ của Bác…Nội dung bài kể không chỉ có khối lượng sự kiện, tri thức được cung cấp,mà còn bao gồm cả việc phân tích, nêu lên bản chất của sự vật, hiện tượng
Trang 12Nếu tính logic của câu chuyện kể được xây dựng trên cơ sở những sự kiện, trithức chính xác thì nó có ý nghĩa giáo dục rất lớn.
c Cách tiến hành:
Thông thường một câu chuyện kể bao gồm những yếu tố sau đây
- Giới thiệu vấn đề
- Tình huống được đặt ra
- Diễn biến sự kiện
- Sự phát triển của tình tiết đến cao độ
- Câu chuyện kết thúc
Một câu chuyện có bố cục như vậy mang kịch tính cao, dẫn dắt ngườinghe qua các sự kiện, làm cho họ ngày càng hứng thú (kể cả căng thẳng vàsuy nghĩ) Sự hứng thú của người nghe không phải chỉ vì được cung cấpnhững tình tiết hay, hứng thú mà còn vì nội dung giáo dục của câu chuyện.Hình thức kể chuyện lịch sử có hiệu quả giáo dục cao nhất là câu chuyệncủa các chiến sĩ cách mạng lão thành, tiêu biểu là các anh hùng hay ngườithân của những anh hùng, chiến sĩ Gặp gỡ tiếp xúc với những “nhân chứng”lịch sử, những người đã từng chứng kiến, tham dự sự kiện có tác dụng giáodục rất lớn đối với học sinh Bằng phương pháp nêu gương những ngườithực, việc thực chúng ta sẽ để lại trong tim học sinh những ấn tượng sâusắc,khơi dây xúc cảm lịch sử Việc này có thể tổ chức khi có điều kiện thuậnlợi, song tốt nhất là vào các dịp lễ, kỷ niệm lịch sử
2.4 Nói chuyện lịch sử.
Nói chuyện lịch sử có nội dung cao hơn kể chuyện lịch sử Kể chuyệnchủ yếu là từ cụ thể nâng lên trình độ tư duy khái quát, ngược lại nói chuyệnlịch sử chủ yếu là từ tư duy khái quát, được minh họa, dẫn chứng bằng những
sự kiện cụ thể theo một chủ đề nào đấy
Nói chuyện lịch sử phải có chủ đề rõ ràng, chủ đề phải phù hợp với nộidung chương trình nội khóa, với nhiệm vụ chính trị trước mắt Vì vậy nóichuyện lịch sử không thể tổ chức thường xuyên và ở bất cứ nơi nào như kểchuyện lịch sử Nó thường được tổ chức nhân ngày kỷ niệm một sự kiện lịch
sử quan trọng, một danh nhân, lãnh tụ cách mạng…, những đợt sinh hoạtchính trị bồi dưỡng về văn hóa, nghiên cứu lịch sử địa phương Người nóichuyện phải là người am hiểu sâu sắc về nội dung trình bày Do đó, người nóichuyện thường là giáo viên, cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy ở cáctrường đại học, cán bộ làm công tác tuyên huấn
Trang 132.5 Trao đổi, thảo luận.
d Định nghĩa:
Đây là hình thức ngoại khóa nhằm giúp học sinh bày tỏ ý kiến của mình
để củng cố kiến thứ khoa học, lòng tin khi đọc một cuốn sách, nghe kểchuyện, nói chuyện lịch sử, hoặc suy nghĩ về một vấn đề lịch sử nào đó
e Yêu cầu:
Chủ đề nêu ra phải là những vấn đề cơ bản có tính chất tổng hợp, kháiquát, những vấn đề mà nhiều người quan tâm, có liên quan đến cuộc sốnghiện tại
Trong quá trình trao đổi, giáo viên cần động viên học sinh giải quyết vấn
đề theo suy nghĩ độc lập của mình, đồng thời cũng khiêm tốn học tập và tôntrọng ý kiến của bạn Giáo viên theo dõi, kịp thời bổ sung những thiếu sót,uốn nắn các lệch lạc Khi kết thúc thảo luận có nhận xét, đánh giá, rút kinhnghiệm
Ngoài ra còn có một số hình thức trao đổi thảo luận có tính chất gián tiếpnhưng nội dung lại phong phú, da dạng hơn như: tổ chức các hộp thư trao đổitrên các báo tường của trường, hoặc các tờ báo nội bộ dành cho học sinhtrong trường Tại đây các em học sinh có thể tự do đưa ra ý kiến của mìnhbằng cách viết bài đăng báo Hình thức này còn kích thích các em có khảnăng nghiên cứu khoa học và những vấn đề thời sự, xã hội
f Cách tiến hành:
Có rất nhiều cách tiến hành trao đổi thảo luận Trước hết, có thể tổchức trao đổi thảo luận trong phạm vi lớp Đối với học sinh trung học phổthông, những cuộc trao đổi thảo luận không chỉ để ghi nhớ nội dung một vấn
đề, mà chủ yếu là khơi dậy những suy nghĩ độc lập của các em
III Tham quan lịch sử.
a Vai trò:
“Tham quan lịch sử là một hình thức giữ vị trí quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông Những dấu vết của quá khứ, những vật trưng bày trong bảo tàng không chỉ cụ thể hoa kiến thức của học sinh, mà còn để lại ấn tượng mạnh mẽ nâng cao hứng thú học tập và rèn luyện khả năng quan sát, phân tích của các em”5
b Phân loại:
Hiện nay có thể tổ chức hai loại tham quan chủ yếu:
5 Nguyễn Thị Côi, các hình thức dạy học lịch ở trường THCS, NXBGD năm 1999 trang 29.
Trang 14- Thứ nhất, những cuộc tham quan phục vụ trực tiếp nội dung bài học nộikhóa, có thể là bài giảng trong bảo tàng hoặc trên thực địa.
- Thứ hai, những cuộc tham quan có tính chất như một hoạt động ngoạikhóa
Sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối vì hai loại tham quan nàythường được tiến hành xen nhau Bài dạy thực địa cũng có phần tham quan.Các cuộc tham quan ngoại khóa đều nhằm mục đích củng cố, bổ sung kiếnthức đã học
Tham quan lịch sử có thể tiến hành ở những địa điểm sau:
- Ở bảo tàng
- Ở nơi xảy ra sự kiện lịch sử
- Tại một di tích lịch sử
- Một cuộc hành quân lần theo dấu vết người xưa
Ở đây chúng tôi chỉ đi phân tích tham quan lịch sử có tính chất một hoạtđộng ngoại khóa
Trong tình hình hiện nay thì đây là hình thức đang được các trườngTHPT sử dụng nhiều nhất Hoạt động này có thể tổ chức vào đầu năm hoặcnhân dịp kỷ niệm các ngày lễ như ngày thành lập quân đội nhân dân ViệtNam (22- 12) ngày thành lập Đảng (3-2), kỷ niệm ngày sinh của Bác (19-5)
…
c Phương pháp tiến hành:
Vào đầu năm học, giáo viên lịch sử đề xuất với nhà trường kế hoạch đitham quan bảo tàng, nhà truyền thống (ở trung ương, địa phương), hoặc các
di tích lịch sử ( như Văn Miếu Trấn Biên, Đình Tân Lân ,)
Tiếp đó, giáo viên liên hệ trước với bảo tàng hoặc nơi có di tích; gặp
gỡ với trao đổi với cán bộ hướng dẫn, phụ trách bảo tàng, di tích, trình bày rõmục đích yêu cầu của buổi tham quan để cùng có kế hoạch phối hợp, tạo điềukiện cho hoạt động đạt kết quả Mặc dù buổi tham quan ngoại khóa khônggắn với nội dung chương trình của bài học lịch sử, song vẫn có tác dụng chủyếu, trực tiếp đến việc bổ sung kiến thức của học sinh Vì vậy trong kế hoạchtham quan, giáo viên cần xác định rõ những hiện vật, tài liệu nên tập trung,tìm hiểu, phù hợp với mục đích, yêu cầu đề ra
Để thu được kết quả cao, giáo viên cần phổ biến rõ cho học sinh mụcđích, yêu cầu của buổi tham quan Đây là một trong các yếu tố đưa đến sựthành công của hình thức hoạt động này Bởi lẽ nếu giáo viên tổ chức khôngchặt chẽ thì với số lượng học sinh khá đông, giáo viên sẽ khó quản lý, hướngdẫn các em chấp hành nội quy bảo tàng hoặc di tích Một trong những yêucầu quan trọng đối với học sinh trong khi tham quan là cần ghi chép những
Trang 15số liệu, tài liệu do người thuyết minh cung cấp hoặc các ghi chú ở các tư liệuđược trình bày.
Giáo viên cần dự kiến thời gian cho buổi tham quan Thông thường,thời gian tham quan được giới hạn trong khoảng 2 - 3 giờ là phù hợp với sứckhỏe và trình độ, cũng như nhận thức của học sinh trung học phổ thông
Kết quả của buổi tham quan được đánh giá thông qua việc giáo viêncho học sinh thảo luận hoặc viết các bài thu hoạch Vì thế giáo viên cần đưa
ra những bài tập và yêu cầu cho học sinh hoàn thành
Tổ chức tham quan học tập ở bảo tàng, di tích lịch sử
Đối với hình thức này, nội dung chủ yếu là nhằm củng cố kiến thức đãhọc hoặc nhằm chuẩn bị cho việc học bài mới Ví dụ, giáo viên tổ chức chohọc sinh lớp 10 đi thăm quan Bảo tàng lịch sử Việt Nam trước hoặc sau khihọc chương I “Việt Nam từ thời Nguyên thuỷ đến thế kỷ X” Đây là dịp đểgiúp hoạ sinh có điều kiện trực tiếp quan sát, tìm hiểu các loại tài liệu, hiệnvật liên quan đến bài học, giúp các em cụ thể hoá kiến thức và tạo những biểutượng chân thực, chính xác Do đó trong buổi tham quan, giáo viên cần tậptrung vào những loại hiện vật có liên quan đến chương trình bài đã học (hoặc
sẽ học) “Việc tạo cho học sinh những biểu tượng cụ thể, sống động về các sựkiện trên sẽ góp phần khắc phục việc “hiện đại hóa” lịch sử”6
Buổi tham quan cũng phải tuân thủ những yêu cầu và quy định như hìnhthức tham quan trên, những nội dung chủ yếu ở đây nhằm huớng vào chươngtrình học, do vậy đồi hỏi giáo viên và và học sinh phải làm việc nhiều hơn vềmặt chuyên môn lịch sử, đi sâu tìm hiểu những hiện vật trưng bày theo mụcđích tham quan Để đạt kết quả tốt, giáo viên nên kết hợp với cán bộ hướngdẫn ở bảo tàng, di tích để việc trưng bày, bổ sung kiế thức phù hợp với yêucầu và trình độ nhận thức của học sinh; trên cơ sở đó, giáo viên gợi ý, dẫn dắthọc sinh nắm vững những vấn đề quan trọng
Kết thúc buổi tham quan học tại bảo tàng, di tích lịch sử giáo viên cầntiến hành kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh Nếu là buổi tham quanhọc tập nhằm củng cố kiến thức đã học, giáo viên nên giao cho học sinh bàitập dưới dạng câu hỏi khái quát, tổng hợp và cho các em trao đổi hoặc viếtthu hoạch Nếu là buổi thăm quan học tập để chuẩn bị kiến thức cho bài họcmới, thì giáo viên nên đặt cho học sinh những câu hỏi có tính chất bài tậpnhận thức
Hoạt động tham quan học tập ngoại khoá vừa có tác dụng củng cố sâu sắcvà bồi dưỡng, mở rộng kiến thức cho học sinh, đồng thời vừa có tác dụnggiáo dục những tư tưởng tình cảm tốt đẹp cho các em Vì vậy giáo viên nên
có gắng thực hiện trong điều kiện cho phép
6 Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy học sinh làm trung tâm, Hội giáo dục lịch sử ĐHSP- ĐHQG Hà Nội, 1996.
Trang 16Những yêu cầu sư phạm:
Để tiến hành hai loại tham quan lịch sử đã nêu trên có hiệu quả, giáo viêncần tuân thủ những yêu cầu sư phạm sau đây:
- Xác định rõ yêu cầu, chủ đề cuộc tham quan
- Chuẩn bị chu đáo: địa điểm, kế hoạch tiến hành, thái độ của học sinh,phương pháp…Nếu giáo viên là người hướng dẫn, thì phải tìm hiểu nắmvững trước những hiện vật, đồ trưng bày, hay di tích lịch sử, để chuẩn bị nộidung trình bày Nếu người hướng dẫn cuộc tham quan là cán bộ bảo tàng,hoặc người phụ trách di tích thì giáo viên phải trao đổi trước về mục đích vàyêu cầu tham quan, những điều cần thiết đối với học sinh…Trong cả haitrường hợp trên giáo viên đều rất quan trọng
- Trong phương pháp tiến hành, giáo viên cần phát huy tính chủ động,tích cực, sáng tạo, trí thông minh để gây hứng thú học tập cho học sinh
- Để tổ chức tốt quá trình tham quan, giáo viên cần tránh những việc làm
có tính hình thức, chỉ xem lướt qua mà không chú ý quan sát, tìm hiểu nhữngđiều cần thiết Mỗi buổi tham quan đều có kế hoạch chủ đề nhất định Vì vậysau khi quan sát về bảo tàng hay nơi diễn ra sự kiện lịch sử, cần tập trung vàomột số vấn đề vào nhu cầu bài học Sau buổi tham quan cần tổ chức một buổithảo luận những vấn đề có liên quan đến nội dung bài học hoặc mục đích đã
Chủ đề dạ hội lịch sử rất phong phú:
- Chủ đề về lịch sử địa phương là một nội dung khá hấp dẫn trong dạ hộilịch sử, như: “Quê hương – quá khứ và hiện tại”, “Những anh hùng chiến sĩquê ta”, “Thiếu niên quê ta”…
- Chủ đề lịch sử dân tộc (hoặc kết hợp lịch sử dân tộc với lịch sử địaphương), như: “Văn hoá Hùng Vương”, “Bác Hồ với thanh thiếu nhiên quêta”, “Điện Biên Phủ chấn động địa cầu”…
7 Nguyễn Thị Côi, các hình thức dạy học lịch ở trường THCS, sdd, trang 33.
Trang 17Các vấn đề mang tính thời sự trên thế giới và trong nước như: đấu tranhgiữ gìn hoà bình thế giới, giữ gìn môi trường, phòng chống HIV – AIDS…
e Yêu cầu:
Để tiến hành những buổi dạ hội lịch sử theo những chủ đề trên đây đạthiệu quả cao, giáo viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
Thứ nhất, dạ hội phải mang mục đích giáo dưỡng, giáo dục và phát triển
rõ rệt Thông qua dạ hội lịch sử, học sinh phải được bồi dưỡng lòng tin đốivới cách mạng, với quần chúng nhân dân; thắt chặt hơn tình đoàn kết và củng
cố thái độ học tập đúng, rèn luyện năng lực nhận thức và hành động ủa cácem
Thứ hai, dạ hội lịch sử cần thu hút đông đảo học sinh tham gia; phải pháthuy năng lực độc lập, tích cực chủ động và tinh thần tập thể của các em.Thứ ba, cần có kế hoạch chuẩn bị công phu Ngay từ đầu năm học, giáoviên cần xây dựng kế hoạch, tranh thủ ý kiến, sự ủng hộ của các giáo viên bộmôn khác, của Hội đồng nhà trường và tổ chức Đoàn Việc phân công lựachọn học sinh không làm ảnh hưởng đến sự học tập của học sinh và các côngviệc khác
Thứ tư, linh hoạt và đa dạng hoá hình thức tổ chức Tái tạo “bức tranhlịch sử”, “khơi dậy không khí lịch sử” là yêu cầu quan trọng của dạ hội Vìvậy ngoài các tiết mục văn nghệ, giáo viên nên tổ chức triển lãm, tạo khungcảnh lịch sử nhằm gây hứng thú cho người tham dự, làm sao cho họ cảm thấynhư mình đang sống hoặc được tham gia, chứng kiến sự kiện đã xảy ra Triểnlãm gồm tranh ảnh, áp phích minh hoạ, sách báo, các hiện vật hay mô hìnhphục chế… được trưng bày ở một góc hội trường hay trên đường vào hộitrường hoặc hai bên sân khấu
Ý nghĩa của buổi dạ hội sẽ tăng lên nhiều nếu trong buổi dạ hội có sựtham dự của “nhân chứng” xảy ra sự kiện, những anh hùng chiến sĩ cáchmạng, người thân trong gia đình nhân vật lịch sử
f phương pháp tiến hành:
Để tiến hành dạ hội lịch sử, giáo viên phải thực hiện các công việc sau:
- Trên cơ sở chủ đề đã chọn, giáo viên cần xây dựng kế hoạch dạ hội Kếhoạch dạ hội cần dựa vào kế hoạch chung và điều kiện của nhà trường, vànăng lực của học sinh, và yêu cầu chính trị của địa phương…
- Trong kế hoạch, giáo viên phải chỉ rõ thời gian, địa điểm tiến hành, nộidung dạ hội, thành phần tham gia, khách mời, những tranh ảnh, hiện vật cầntriển lãm…trong đó quan trọng nhất là nội dung chương trình
Trang 18- Nội dung chủ yếu của dạ hội lich sử là hoạt động văn nghệ, trò chơi vàmúa hát tập thể Song việc tổ chức của giáo viên cần linh hoạt, đa dạng tuỳvào chủ đề, điều kiện của nhà trường và học sinh.
- Trên cơ sở nội dung chương trình, giáo viên phân công học sinh chuẩn
bị và tạo điều kiện cho các em luyện tập
- Tiến hành dạ hội theo chương trình đã vạch ra
Việc tổ chức tốt các buổi dạ hội của giáo viên không chỉ có tác dụng đốivới học sinh trong trường, mà còn gây ảnh hưởng lớn tới nhân dân địaphương Nó là một biện pháp có hiệu quả để gắn nhà trường với xã hội
2.8 Tìm hiểu lịch sử địa phương.
g Khái quát
“Tổ chức tìm hiểu lịch sử ở địa phương ở trường phổ thông nói chung vàtrường THPT nói riêng, góp phần rèn luyện cho học sinh tập dượt nghiêncứu, quan sát trực tiếp sinh động cuộc sống xung quanh Nó không chỉ nhằmnâng cao chất lượng kiến thức lịch sử mà còn thật sự gắn các em với đời sống
xã hội Để đạt được hiệu quả như mong muốn, chúng ta cần phải quan tâmtới phương pháp tham gia và tổ chức nghiên cứu của học sinh”8
Trong các hình thức hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông, có một sốhình thức được tổ chức theo đúng chương trình quy định, được tiến hành vớitất cả học sinh nên nó mang tính quần chúng, phổ cập Tuy nhiên, có một sốhoạt động chỉ dành riêng cho những học sinh có hứng thú, có năng khiếu vềmôn lịch sử, hoặc mang tính chất nâng cao khả năng học và hành
Để tổ chức tốt hoạt động này, giáo viên cần chọn những học sinh yêuthích nghiên cứu lịch sử địa phương và thành lập một tổ nghiên cứu (chú ýtập hợp những con em những gia đình am hiểu các vấn đề của lịch sử, địa lý,những gia đình kháng chiến, có công với cách mạng, con em liệt sĩ…) Nộidung nghiên cứu của tổ là các vấn đề về kinh tế, cuộc đấu tranh cách mạng,
sự nghiệp giáo dục, văn hóa…của địa phương mình Để đáp cầu phạm vinghiên cứu rộng lớn, tổ lịch sử địa phương nên chọn tất cả các học sinh khá ởtất cả các lớp, tập trung những nhóm nhỏ gồm học sinh học cùng một thôn,
xã Nhiệm vụ của nhóm là phát hiện, đề xuất vấn đề cho giáo viên nghiên cứuhoặc tổ chức cho nhóm, tổ hoặc lớp nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáoviên
Muốn có được những tài liệu lịch sư địa phương chính xác, đáp ứng nhucầu giảng dạy và nhu cầu giáo dục ở nhà trường phổ thông, điều quan trọngđối với giáo viên là phải có phương pháp nghiên cứu đúng, khoa học và làmtốt những công tác tổ chức nghiên cứu
8 Lịch sử địa phương, Trương Hữu Quýnh- PhanNgọc Liên, NXBGD, 1989
Trang 19h Xác định mục đích của công việc.
Muốn xác định đúng mục đích, chúng ta cần căn cứ vào mục tiêu,phương thức đào tạo của nhà trường, nguyên lý giáo dục của Đảng và yêucầu, nội dung của chủ đề nghiên cứu Vấn đề cơ bản, mục đích tìm hiểu lịch
sử địa phương phải thể hiện được tác dụng đối với học tập rèn luyện trongthực tế cho học sinh và phục mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương
Công tác chuẩn bị bao gồm việc thành lập ban chỉ đạo điều hành côngviệc, tổ chức các nhóm, xác định địa phương đến nghiên cứu và chuẩn bị vềmặt tư tưởng chuyên môn cho học sinh
Triển khai công việc tại địa phương.
- Trước hết, phải nghe báo cáo của địa phương để giúp họ sinh hiểu rõtình hình các mặt và biết cách ứng xử đúng đắn trước các mối quan hệ phứctạp trong quá trình sưu tầm tài liệu, tiếp xúc với nhân dân Ở đây học sinhnghe hai báo cáo: báo cáo chung và báo cáo của những người am hiểu sâusắc tình hình địa phương qua các thời kỳ lịch sử để nhằm phục vụ cho chủ đềnghiên cứu Những buổi nghe báo cáo về nội dung chủ đề nghiên cứu cầnđược chuẩn bị chu đáo cho cả người báo cáo lẫn người tham gia Học sinhcần ghi chép, tham dự đông đủ với thái độ nghiêm túc
- Thứ hai, tổ chức sưu tầm tư liệu Đây là công việc chủ yếu của họcsinh, do đó giáo viên phải tổ chức chặt chẽ Có hai cách phân công các nhómsưu tầm tư liệu Cách thứ nhất, là bố trí theo vấn đề sưu tầm Để công việctiến hành có hiệu quả, giáo viên có thể chia mỗi nhóm phụ trách một vấn đềchuyên môn hoặc một giai đoạn Cách thứ hai, là tổ chức các nhóm sưu tầmtài liệu theo khu vực địa lý (thôn xã) Ban chỉ đạo cần xác định các thời điểm
sơ kết, đánh gia kết quả và giao nhiệm vụ cho các nhóm trong giai đoạn tiếptheo Có nhiều nguồn tài liệu lịch sử địa phương cần được sưu tầm:
+ Tài liệu thành văn hay sử liệu viết, bao gồm các loại địa phương chí,văn bia, thần tích, gia phả…Đây là loại tư liệu rất quý, có giá trị giúp choviệc làm sáng tỏ các vấn đề quan trọng về lịch sử của từng địa phương Songkhi sử dụng, giáo viên cần phải phân loại cẩn thận, cụ thể và có thái độ, cách
xử lý đúng
+ Tài liệu hiện vật hay tài liệu vật chất bao gồm các di vật khảo cổ,những công trình kiến trúc, nghệ thuật, các di tích lịch sử, cách mạng ở địaphương Đây là loại tài liệu giá trị chân thực có thể giúp chúng ta hình dung
rõ được lịch sử quá khứ, góp phần xác minh những sự kiện thu thập từ nhữngnguồn khác
+ Tài liệu dân tộc học là loại tài liệu miêu tả một cách sinh động nền vănhóa vật chất, tinh thần và sinh hoạt xã hội (phong tục tập quán, quan hệ xãhội, cách sinh hoạt…)
Trang 20+ Tài liệu ngôn ngữ học là một trong những nguồn tư liệu không thể thiếuđược đối với việc nghiên cứu lịch sử dân tộ nói chung và lịch sử địa phươngnói riêng Hai loại tài liệu này phổ biến nhất là phương ngôn và địa danh Địadanh xác định địa điểm và nguồn gốc xuất hiện các nguồn cư dân,sự pháttriển địa bàn cư trú có liên quan đến nghề nghiệp của cư dân, đến quan hệgiai cấp, chế độ xã hội, sở hữu ruộng đất thời phong kiến ở từng địaphương Còn phương ngôn là tiếng nói của cư dân một địa phương, nằmtrong tiếng nói chung của dân tộc nhưng có sắc thái riêng do điều kiện lịch sửtạo lên Dựa vào phương ngôn chúng ta có thể làm sáng tỏ gốc của nhữngngười nói phương ngôn đó, thời gian họ đền địa phương, ảnh hưởng của họđến nhóm người xung quanh…
+ Tài liệu truyền miệng là nguồn tư liệu vô cùng phong phú, như truyện
cổ tích, ca dao, tục ngữ, hò vè, truyện kể của các cụ già, của các cán bộ cáchmạng Loại tài liệu này có tác dụng rất lớn trong việc nghiên cứu, biên soạngiảng dạy lịch sử địa phương Song sử liệu truyền miệng nhiều nhược điểm,thường thiếu chính xác, khoa học, vì vậy khi sử dụng cần chọn lọc kỹ càng
- Tổ chức, vận động nhân dân tham gia trong quá trình sưu tầm tài liệu.ban chỉ đạo cần tranh thủ sự giúp đỡ của cơ quan Đảng, chính quyền, các tổchức văn hóa, đoàn thể quần chúng địa phương Để từ đó thâm nhập vàoquần chúng, vận động quần chúng tham gia cung cấp tài liệu Giáo viên cóthể tổ chức cho học sinh tham gia một số hoạt động công ích ở địa phươngnhư: giúp đỡ những gia đình thương binh, liệt sĩ, người già cô đơn, chăm sócnghĩa trang liệt sĩ
Mỗi nguồn tài liệu lịch sử địa phương đều có vị trí, ý nghĩa nhất định.Học sinh sưu tầm, sắp xếp, song giáo viên lịch sử là người xử lý, đối chiếu vàxác minh để lựa họn phần xác thực nhất Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải cótrình độ chuyên môn sâu rộng, trình độ văn hóa chung phong phú và nắmchắc phương pháp luận bộ môn
i Các bước tiến hành:
- Thành lập ban chỉ đạo chung của trường, chia học sinh ra từng tổ côngtác theo vấn đề sưu tầm hay điều kiện địa lý; chuẩn bị tư tưởng chuyên môn,phương pháp nghiên cứu cho học sinh
- Xây dựng đề cương lịch sử địa phương (hay bài giảng trên lớp tại thựcđịa) phù hợp với điều kiện dạy học và điều kiện cụ thể của nhà trường, phốihợp chặt chẽ với đại phương
- Sắp xếp các tài liệu đã chỉnh lý, xác minh theo những phần, chủ đề của
đề cương
- Thông qua đề cương với lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo địa phương
Trang 21- Sửa chữa, lấy ý kiến đóng góp của quần chúng.
- Tranh thủ giúp đỡ của các cơ quan khoa học, chuyên môn để hoàn thànhbài viết
- Sau khi được các cơ quan chức năng duyệt nội dung, giáo viên có thểđưa bản viết vào bài học nội khóa Trong quá trình đó, giáo viên tiếp tục hoànchỉnh các bài giảng hay tài liệu nghiên cứu
2.9 Trò chơi lịch sử.
j Khái quát
Ngoài những hình thức ngoại khóa có tính chất phổ biến và cần thiết nêutrên có thể sử dụng một hình thức nữa mang lại tính khả quan cao như tròchơi lịch sử Đây là hình thức ngoại khóa gọn nhẹ, dễ tổ chức mà hấp dẫnhọc sinh Đây không chỉ là một việc giải trí, mà đòi hỏi người tham dự phảiphát huy năng lực tư duy, trí thông minh để giải quyết các vấn đề đặt ra Nếutrò chơi không đòi hỏi sự nỗ lực, không đòi hỏi sự hoạt động tích cực của tưduy thì trò chơi đó chưa đạt yêu cầu
Ở đây cần phân biệt trò chơi lịch sử với việc thi tìm hiểu lịch sử Trò chơilịch sử không đòi hỏi học sinh phải hiểu biết sâu rộng, chuẩn bị lâu và kỹ, màphải dựa vào vốn hiểu biết sẵn có của người tham dự, sự thông minh nhanhtrí và tiến hành dưới các hình thức vui chơi Hình thức này phải phù hợp với
sự sôi nổi của tuổi trẻ và có ý nghĩa giáo dục
k Yêu cầu:
- Trò chơi phải có mục đích giáo dục rõ rệt, có nội dung phong phú, vớinhiều hình thức thích hợp phát huy được sự ham hiểu biết, giàu trí tưởngtượng, biết suy luận, nhanh trí, khéo tay, sôi nổi nhưng không ồn ào, tư duysâu sắc nhưng không quá trầm lặng…
- Trò chơi phải thu hút đông đảo học sinh tham gia
- Trong trò chơi, người làm chủ là học sinh, song giáo viên có vai trò rấtquan trọng; vừa là người hướng dẫn, tổ chức trò chơi, vừa là người tham giakhéo léo dẫn dắt các em đạt kết quả tốt
Có nhiều loại trò chơi lịch sử: “thi đố kiến thức về lịch sử”, “ô chữ”, “ôsố”, “súc sắc”, “lập niên biểu”, “trò chơi mật mã”
Tóm lại, những hình thức trong hoạt động ngoại khóa rất đa dạng Giáoviên trong quá trình giảng dạy có thể tùy vào đặc trưng từng bài, từng giaiđoạn để chọn những hình thức phù hợp Điều này rất quan trọng nó liên quanđến sự thành công hay thất bại trong hoạt động ngoại khóa bởi nếu như hìnhthức không phù hợp thì khi áp dụng vào một buổi ngoại khóa sẽ không tránhkhỏi những sai sót Không những không gây hứng thú được cho học sinh màcòn khiến cho bài học ngoại khóa khô khan, chán nản…
Trang 222.10.1.GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA SỐ 1
THĂM QUAN BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM (Sử dụng trong chương I – P1Việt Nam từ thời nguyên thủy – thế kỷ
xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy
- Hiểu được sự hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đại trênđất nước Việt Nam Trong đó đi sâu tìm hiểu quốc gia Chăm pa cổthông qua hiện vật được trưng bày trong bảo tàng
- Khắc sâu được tình hình kinh tế xã hội thời kỳ Bắc thuộc, sự tànbạo và hà khắc trong chính sách đô hộ của các triều đại phong kiếnphương Bắc và các cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân ta trong cácthế kỷ I đến thế kỷ IX Trong đó có những cuộc kháng chiến tiêu biểu:Hai bà Trưng, Lý Bí, chiến thắng Bạch Đằng
- Thông qua việc tìm hiểu những hiện vật liên quan đến các triềuđại Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, học sinh hình dung được quátrình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến Việt Nam saukhi thoát khỏi phong kiến phương Bắc đô hộ
2 Về tư tưởng, tình cảm.
- Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đờicủa dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm với laođộng xây dựng quê hương đất nước
- Giáo dục tinh thần đấu tranh bền bỉ chống đồng hóa giành độc lậpdân tộc của nhân dân ta
- Bồi dưỡng ý thức độc lập dân tộc, bảo vệ sự thống nhất nước nhà,niềm tự hào dân tộc và ý thức học tập, lao động sang tạo trong xâydựng đất nước và tôn trọng những thành tựu quý giá của nền văn hóaViệt Nam
3 Về kỹ năng.
-Rèn luyện kỹ năng tổ chức, quản lý và hoạt động nhóm cho học sinh
Trang 23-Rèn luyện khả năng nghe, ghi chép, phân tích và so sánh các hiệnvật…
-Nâng cao khả năng liên hệ kiến thức đã học trong sách vở với thựctế
II Nội dung của buổi ngoại khóa.
- Khắc sâu lại những kiến thức đã học về lịch sử Việt Nam thời kỳnguyên thủy
- Tìm hiều về những anh hùng dân tộc gắn liền với những cuộc đấutranh oanh liệt giành độc lập trong thời kỳ Bắc thuộc
- Giới thiệu khái quát cho học sinh về các triều đai Việt Nam vớinhững nét nổi bật nhất, điển hình nhất theo trình tự thời gian từ thế kỷ
IX và giới thiệu khái quát về những kiến thức học sinh sắp phải học đểhọc sinh tìm hiểu trước
IV Giáo viên cần chú ý:
1 Lập kế hoạch thăm quan, định ngày giờ cụ thể và thông báo vớilớp thực hiện ngoại khóa để các em học sinh chuẩn bị Giáo viên cầnphổ biến rõ cho học sinh mục đích, yêu cầu của buổi tham quan Đây làmột trong các yếu tố đưa đến sự thành công của hình thức hoạt độngnày Bởi lẽ nếu giáo viên tổ chức không chặt chẽ thì với số lượng họcsinh khá đông, giáo viên sẽ khó quản lý, hướng dẫn các em chấp hànhnội quy bảo tàng hoặc di tích Một trong những yêu cầu quan trọng giáoviên cần thông báo cho học sinh khi tham quan, là cần ghi chép những
số liệu, tài liệu do người thuyết minh hay giáo viên cung cấp hoặc cácghi chú ở các tư liệu được trình bày
2 Giáo viên cần liên hệ trước với bảo tàng để bảo tàng hỗ trợ buổithăm quan Bên cạnh đó cần tìm hiểu trước bảo tàng trưng bày nhữnghiện vật gì với nội dung gì, để chọn lọc những gian trưng bày và hiệnvật cần thiết, phù hợp với nội dung của buổi ngoại khóa
3 Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị kiến thức cho buổi ngoạikhóa Trong đó, cần ôn kỹ lại những kiến thức đã học cụ thể là kiếnthức trong phần lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến thế kỷ IX Và yêucầu học sinh đọc trước về quá trình hình thành, phát triển của nhà nước
Trang 24phong kiến Việt Nam Trong đó cần tìm hiểu trước về những triều đạitrong lịch sử Việt Nam từ Ngô, Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần – Hồ, Lê –Mạc, Trịnh – Nguyễn, Tây Sơn, Nguyễn.
4 Về khâu tổ chức: Giáo viên cần chuẩn bị tốt thì buổi ngoại khóamới diễn ra tốt đẹp Trước khi đi giáo viên cần gặp lớp phổ biến vềnhững nội quy bắt buộc của buổi ngoại khóa để học sinh hiểu rõ
Sau đó giáo viên chia lớp thành các nhóm khác nhau Mỗi nhóm cómột nhóm trưởng và các nhóm sẽ tự quản lý lẫn nhau trong suốt thờigian diễn ra buổi thăm quan Khi đó giáo viên chỉ quản lý lớp thôngqua lớp trưởng và các nhóm trưởng
5 Về kiến thức, nội dung:
Đây là khâu rất quan trọng nó quyết định thành công của buổi ngoạikhóa Trong buổi ngoại khóa đó học sinh thu được những gì là phụthuộc phần lớn vào giáo viên tổ chức buổi ngoại khóa đó
Trong các buổi buổi ngoại khóa thăm quan bảo tang, giáo viênthường nhờ hướng dẫn viên của bảo tàng thuyết trình cho học sinh vềnhững hiện vật trong bảo tàng Chính điều này đã khiến cho những buổingoại khóa tổ chức không mấy thành công Những hướng dẫn viênthường chuyên sâu về nghiệp vụ, và họ được đào tạo để hướng dẫnkhách thăm quan nói chung Do đó họ không nhận biết được học sinhkhi tới đây học là cần biết cái gì, những gì cần nhấn mạnh và khắc sâucho học sinh tìm hiểu, cái gì chỉ cần giới thiệu sơ qua Trong khi đó,đôi khi học sinh nghe thuyết minh có những điều thắc mắc thườngkhông dám hỏi Tất cả những điều hạn chế trên giáo viên đều có thểkhắc phục khi tự mình chuẩn bị thật tốt về kiến thức cho buổi ngoạikhóa Giáo viên sẽ vừa là hướng dẫn viên, vừa là cô giáo trong giờgiảng bài Điều này sẽ giúp học sinh có thể lĩnh hội được những kiếnthức trọng tâm mà giáo viên muốn truyền đạt
V Hoạt động thăm quan bảo tàng.
A Khi đến bảo tàng giáo viên cần giới thiệu đôi nét về bảo tàng cho học sinh nắm được những điều cần thiết.
- Bảo tàng được thành lập từ năm 1979 cho đến nay đã được 31năm Tính đến năm 2009 bảo tàng đã sưu tầm được một số lượng cổ vậtlớn gồm 31.956 hiện vật Cổ vật thu nhận về bảo tàng rất đa dạng vềchất liệu, phong phú về loại hình, có nhiều hiện vật quý hiếm, độc bảnphản ánh khá rõ nét nhiều mặt của cuộc sống trong quá khứ Không chỉthuộc lịch sử văn hóa Việt Nam mà còn nhiều nền văn hóa trên thế giới.Những hiện vật này không chỉ thu nhận từ đất liền, trong di chỉ khảo cổ
Trang 25học, từ lòng sông, lòng suối, trong nhà dân, trên đường phố…mà còn
có cả hiện vật lấy từ đáy biển sâu
- Những hiện vật trong bảo tàng thể hiện được sức sáng tạo vĩ đạicủa những thế hệ tiền nhân cũng như tiềm năng dồi dào của các sảnphẩm văn hóa từ xa xưa
Bảo tàng chia làm rất nhiều khu vực thăm quan, tuy nhiên đoàn thămquan chỉ tập trung vào những gian trưng bày sau:
1 Thời tiền sử
2 Thời sơ sử - Hùng vương dựng nước
3 Thời Bắc thuộc, đấu tranh giành lại độc lập
4 Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý
5 Thời Trần – Hồ
6 Văn hóa Chăm pa
7 Thời Lê sơ – Mạc, Lê – Trịnh và tiền Nguyễn
8 Thời Tây Sơn
9 Thời Nguyễn
B Tiến hành thăm quan qua những gian trưng bày có nội dung sau:
1 Thời tiền sử.
- Trưng bày những mô hình, hiện vật, bản đồ một số di tích thời đã
cũ đá mới ở Việt Nam
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh Việt Nam là nơi xuất hiện conngười từ rất sớm Ngày nay còn tìm thấy những dấu tích của con ngườithời nguyên thủy ở Núi Đọ (Thanh Hóa), hang Lạng Nắc (Lạng Sơn),hang Hùm (Yên Bái), Khe Tong (Quảng Bình), Cồn Sò Điệp (ThanhHóa), Núi Voi (Thanh Hóa)…Giáo viên kết hợp chỉ trên bản đồ và hìnhảnh để học sinh hình dung
PV: Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại bài học và cho biết tại saongười nguyên thủy lại cư trú trong những mái đá? Công cụ sản xuất của họlà gì?
Sau đó giới thiệu cho học sinh những công cụ bằng đá cho học sinhtìm hiểu
2 Thời Hùng Vương.
- Giáo viên giúp học sinh nhớ lại thời đại Hùng Vương tương ứngvới thời đại kim khí, cách đây khoảng 4000 – 2000 năm ở đất nướcViệt Nam hình thành nền văn minh sông Hồng ở Bắc Bộ và Bắc Trung
Trang 26Bộ, văn hóa Sa Huỳnh ở Trung Bộ và văn hóa Đồng Nai ở Đông NamBộ.
- Trong đó, giáo viên tập trung giới thiệu cho học sinh về nền vănminh sông Hồng Đây là nền văn minh tiêu biểu nhất của thời kỳ này.Nền văn minh sông Hồng gồm 4 giai đoạn: Phùng Nguyên, Đồng Đậu,
Gò Mun, Đông Sơn, phát triển tương ứng với thời kỳ các vua hungdựng nước Văn Lang, An Dương Vương lập nước Âu Lạc
- Di vật thời kỳ này phong phú đa dạng và được chế tác tinh xả ,trong đó tiêu biểu nhất là trống đồng Đông Sơn
PV: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát chiếc trống đồng Đông Sơnvà mô tả hình dáng cũng như hoa văn trên trống đồng? Sau đó nhấn mạnh
để học sinh hiểu được khả năng kỳ diệu của cha ông ta khi đúc được trốngđồng cách đây cả mấy ngàn năm
3 Thời kỳ đấu tranh giành độc lập thế kỷ I – X.
- Giáo viên giới thiệu khái quát cho học sinh gian trưng bày những hiệnvật trong thời kỳ từ 179 TCN đến 938, tức là từ khi Triệu Đà sang xâmlược và đặt ách đô hộ lên nước ta cho đến năm 938 khi Ngô Quyền đánhtan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng giành độc lập dân tộc
- Những hiện vật bao gồm nồi đồng, liễn đồng, bát đồng, bình đồng,tiền đồng…và các loại vũ khí như: dao đồng, kiếm đồng, mũi giáo bằngđồng…Điều này cho thấy thời kỳ này cha ông ta vừa dựng nước vừa phảiđấu tranh giữ nước chống phương Bắc đô hộ
- Bảo tàng còn trưng bày những hình ảnh chụp lại những di tích thờnhững anh hùng trong thời kỳ này như đền thờ hai bà Trưng, lăng bàTriệu, đền thờ Lý Nam Đế, Mai Hắc Đế, Lăng Phùng Hưng Khi giới thiệucho học sinh về những di tích này giáo viên nên sưu tầm trước những câutruyện gắn với những nhân vật này để kể cho học sinh (hoặc yêu cầu họcsinh sưu tầm), nhằm giáo dục học sinh về thái độ đối với những anh hùng
có công đối với dân tộc trong lịch sử
4 Ngô, Đinh – Tiền Lê, Lý
- Giáo viên nên tập trung nhấn mạnh giới thiệu cho học sinh về môhình trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 Có thể đặt ra bài tập nhậnthức cho học sinh tư duy ngay tại nơi thăm quan Yêu cầu các nhóm thảoluận vấn đề:
“Giả sử vào năm 938 đoạn sông Bạch Đằng được chọn làm nơi đóngcọc gỗ để mai phục quân địch có lòng sông rộng 11m dài 20m sâu từ 3 đến5m Biết rằng khi thủy triều xuống thấp nhất thì độ sâu là 2,5m, khi thủytriều lên cao nhất thì độ sâu là 5m Cọc gỗ có chiều dài trung bình 3m.Thời gian thủy triều xuống chỉ khoảng 3 tiếng/ ngày Vậy làm thế nào mà