B. Tiến hành thăm quan qua những gian trưng bày có nội dung sau
IV. Phần chơi thứ 4: Mang tên: “Thống nhất đất nước”
2.10.3. GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA SỐ 3
Sau khi thực hiện hoạt động ngoại khóa học sinh đạt được:
1.Về kiến thức:
- Học sinh biết được, Việt Nam có lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời, trải qua nhiều biến động thăng trầm.
- Trong quá trong quá trình tồn tại nhân dân Việt Nam đã cầm vũ khí đoàn kết đứng lên tiến hành hàng loạt cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ vững chắc nền độc lập của tổ quốc.
- Học sinh hiểu được trong quá trình lao động sáng tạo xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam đã tạo nên một nền văn hóa tươi đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.
2.Về tư tưởng, tình cảm:
- Học sinh ý thức được lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Đây là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
- Học sinh biết trân trọng và biết ơn những thành quả mà cha ông ta đã đánh đổi bằng xương máu để giành lại từ tay giặc ngoại xâm.
- Học sinh có ý thức vươn lên trong học tập, xây dựng và bảo vệ đất nước.
3.Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ sự kiện, nhân vật lịch sử, kỹ năng suy đoán, phân tích và tổng hợp vấn đề.
II. Nội dung của buổi ngoại khóa:
- Tìm hiểu về các sự kiện, các nhân vật, các địa danh và các mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX.
- Quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta trong thời kỳ Bắc thuộc.
- Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX.
- Các cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta ở các thế kỷ X đến XV.
- Các thành tựu về văn hóa, nghệ thuật của các triều đại Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX.
III. Hình thức tổ chức:
Giáo án được tổ chức dưới hình thức một trò chơi lịch sử (trò chơi trí tuệ). Thông qua những câu hỏi có nội dung xuyên suốt chương trình học, giáo viên củng cố lại kiến thức cho học sinh trong phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX.
Giáo án gồm 4 phần thi:
1.Phần thứ nhất:
Thi theo hình thức trả lời nhanh bằng những câu hỏi trắc nghiệm. Cả lớp cùng tham gia. Giáo viên sẽ chuẩn bị những câu hỏi trắc nghiệm có nội dung nằm trong phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX.
Mỗi câu trả lời đúng sẽ được cộng 0.5đ vào điểm miệng.
Bảng câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Người tối cổ đã xuất hiện ở những địa điểm nào trên đất nước ta cách ngày nay 30 – 40 vạn năm?
a.Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước.
b.Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Thanh Hóa.
c.Đắk Lắc, Lâm Đồng, Bình Phước, An Giang.
d.Quảng Ninh, Sơn La, Cao Bằng, Quảng Bình.
Đáp án:
Câu 2: Trên đất nước Việt Nam có những quốc gia cổ đại nào?
a.Văn Lang, Âu Lạc, Chăm Pa, Chân Lạp.
b.Văn Lang, Âu Lạc, Chăm Pa, Phù Nam.
c.Chân Lạp, Chăm Pa, Phù Nam.
Đáp án:
Câu 3: Từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ X, nước ta có những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm nào tiêu biểu?
a. Hai bà Trưng, Lý Bí, Bà Tiệu, Ngô Quyền.
b. Hai bà Trưng, Khúc Thừa Dụ, Bà Triệu, Ngô Quyền.
c. Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ, NGô Quyền.
Đáp án: C
Câu 4: Trong các triều đại sau đây triều đại nào đã đánh tan quân Tống bằng chiến lược “Tiên Phát chế nhân”?
a. Ngô, Đinh. c. Tiền Lê b. Trần d. Lý
Đáp án: D
Câu 5: Dưới triều nhà Đinh nước ta có tên là gì?
a. Đại Việt. c. Đại Nam b. Đại Cồ Việt. d. Đại Ngu.
Đáp án: B
Câu 6: Lý Công Uẩn rời đô về Thăng Long vào năm nào?
a. 1009. c. 1011.
b. 1010. d. 1012.
Đáp án: B
Câu 7: Tên nước Đại Việt có từ thời nào?
a. Tiền Lê. c. Trần.
b. Lý. d. Hậu Lê.
Đáp án: B
Câu 8: Triều Đinh – Tiền Lê đóng đô ở đâu?
a. Đại La. c. Hoa Lư.
b. Thăng Long. d. Thanh Hóa.
Đáp án: C
Câu 9: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên là gì?
a. Hình thư c. Hồng Đức b. Hình Luật d. Gia Long Đáp án: A
Câu 10: Phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ năm nào? Ở đâu?
a. 1773 ở Nga Sơn. c. 1771 ở Nga Sơn.
b. 1771 ở Tây Sơn. d. 1777 ở Tây Sơn.
Đáp án: B
Câu 11: Nguyễn ánh lên ngôi vào năm nào? Đóng đô ở đâu?
a.1802 ở Phú Xuân. c. 1804 ở Bình Định.
b.1803 ở Thăng Long. d. 1802 ở Gia Định.
Đáp án: A
Câu 12: Vị vua nào của triều Nguyễn đã tiến hành cuộc cải cách hành chính chia cả nước ra làm 30 tỉnh?
a.Gia Long. c. Bảo Đại.
b.Minh Mạng. d. Tự Đức.
Đáp án: B