1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn xây dựng và ứng dụng một số trò chơi âm nhạc nhằm nâng cao khả năng vận động cho trẻ

24 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 16,52 MB

Nội dung

Và từ đó ápdụng thêm một số trò chơi mới mang tính chất vận động do mình sáng tạovào các giờ học âm nhạc bên cạnh đó tổ chức các trò chơi âm nhạc trong nhữngngày thứ bẩy theo từng chủ đề

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Xây dựng và ứng dụng một số trò chơi âm nhạc nhằm nâng cao khả năng vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.

2 Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục

3 Tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Thị Linh Nam (nữ): Nữ

Ngày/ tháng/ năm sinh: 22/9/1985

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên – Trường mầm non thị trấn NinhGiang

4 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Mầm non thị trấn Ninh Giang

-huyện Ninh Giang- tỉnh Hải Dương

5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Cơ sở vật chất của nhà trường

- Thực trạng nhận thức của giáo viên, phụ huynh

- Nhu cầu chơi các trò chơi âm nhạc có tính chất vận động của trẻ

- Trẻ em trong độ tuổi 5-6 tuổi của lớp

6 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 09/2014 đến tháng 03/2015

TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG

(ký, ghi rõ họ tên) SÁNG KIẾN

Trang 2

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng nhưtrong các diễn đàn mạng xã hội, vấn đề chiều cao của người Việt Nam đượcđưa ra bàn luận rất sôi nổi Đặc biệt theo một nghiên cứu được Hiệp hội ADNĐông Nam Á công bố trong năm 2014, chiều cao trung bình của người ViệtNam xếp gần áp chót trong khu vực ASEAN Điều đáng chú ý là chiều caotrung bình của Việt Nam còn kém hơn cả các quốc gia láng giềng như Lào vàCampuchia Thực tế này khiến cho mỗi người Việt chúng ta không khỏi suy

nghĩa phải làm như thế nào để thay đổi hiện trạng đó PGS Đỗ Thị Kim Liên nhận định, nếu có được sự chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng và thể dục thể thao, người Việt sẽ theo kịp tầm vóc của các nước trong khu vực

Và Viện khoa học thể dục thể thao Việt Nam nghiên cứu đã chỉ ra rằngngười Việt hiện thấp nhất trong khu vực là hệ quả của việc thiếu vận động, coinhẹ thể dục thể thao Theo tình trạng chung đó tôi thấy trong quá trình dạy cáccháu trong trường Mầm non, khi tổ chức các vận động trẻ ít sự nhiệt tình thamgia, nếu có thì chỉ hào hứng ban đầu nhưng nhanh chán và dễ mệt mỏi Khôngtheo được vận động có cường độ lớn Trong hoạt động âm nhạc (một hoạt độngtrẻ yêu thích và hào hứng nhất) cũng vậy Khả năng vận động theo nhạc, sựphối hợp hài hoà, dẻo dai, theo được nhịp độ của giai điệu khá yếu

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.

Trong trường Mầm non tôi đang công tác vấn đề dinh dưỡng đã đượccải thiện rất nhiều về số lượng và chất lượng gần như đầy đủ cho nhu cầucủa trẻ Và vấn đề rèn luyện thể chất đang dần được quan tâm hơn Nhà trườngcho giáo viên tham dự các lớp tập huấn chuyên đề phát triển vận động, bêncạnh đó cơ sở vật chất nhà trường được đầu tư tốt: Ti vi, máy vi tính, khônggian lớp học, sân trường rộng rãi, đồ chơi ngoài trời… đồng thời tôi nhận thấytrẻ nhỏ bây giờ rất thông minh lanh lợi, tôi muốn làm cách nào đó để khơi gợi

Trang 3

hết những khả năng vốn có của trẻ Và qua thực tế 4 năm phụ trách lớp 5-6 tuổitôi thấy trẻ hứng thú nhất với hoạt động âm nhạc, cùng với năng khiếu âm nhạcvốn có của bản thân, vì vậy nên từ khi bắt đầu năm học tôi luôn thực hiện vàtìm tòi những biện pháp mới nhằm hình thành thói quen, sở thích vận động chotrẻ thông qua hình thức giáo dục âm nhạc.

3 Nội dung sáng kiến:

Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non ngoài những tròchơi âm nhạc quen thuộc đã được thiết kế sẵn, hầu hết các giáo viên chưa chútrọng tới việc tìm tòi thiết kế và xây dựng thêm những trò chơi âm nhạc mới

Các trò chơi trong chương trình còn ít, chưa đa dạng, ví dụ trò chơi: Nghe hát nhảy vào vòng, tai ai tinh, chiếc mũ kì diệu…trong khi đó mỗi trò chơi lại được

tổ chức lặp đi, lặp lại nhiều lần ở các chủ đề khác nhau nên trẻ tham gia thiếuhào hứng Bên cạnh đó các trò chơi đó ít mang tính chất kết hợp các vận độngcủa cơ thể mà chỉ chú trọng vào việc phát triển tai nghe Chính vì vậy tôi đãxây dựng kế hoạch tổ chức các trò chơi mang tính chất vận động phù hợp vớiđặc điểm tâm sinh lý, kiến thức, kỹ năng của trẻ tại lớp Kết hợp với việc chuẩn

bị vật liệu, đồ dùng, dụng cụ âm nhạc phù hợp với từng hoạt động Và từ đó ápdụng thêm một số trò chơi mới mang tính chất vận động do mình sáng tạovào các giờ học âm nhạc bên cạnh đó tổ chức các trò chơi âm nhạc trong nhữngngày thứ bẩy theo từng chủ đề và phù hợp với thời gian, hoàn cảnh, mục đíchđặt ra Hiệu quả sau hơn sáu tháng trẻ hứng thú hơn với các vận động, pháthuy hết khả năng sáng tạo mà còn tăng sự nhập tâm của trẻ với các kiến thức

âm nhạc mà cô muốn truyền tải

4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:

Khi các trò chơi âm nhạc mới mang tính vận động được áp dụng songsong với các trò chơi cũ, không chỉ mang lại sự phong phú, đa dạng cho cácgiờ hoạt động âm nhạc mà còn thu hút được sự chú ý của trẻ, mang lại cho trẻniềm say mê hứng thú Chính những điều này góp phần nâng cao khả năng vận

Trang 4

động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở lớp đồng thời tạo cho trẻ sự linh hoạt, nhanhnhẹn, tự tin hơn trong mọi hoạt động diễn ra hàng ngày.

5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến:

Với những thành công bước đầu đạt được trên trẻ là không những pháttriển khả năng cảm thụ âm nhạc, vận động theo nhạc mà còn tăng cường khả

năng thể lực của trẻ Tôi mong muốn sang kiến “Xây dựng và ứng dụng một

số trò chơi âm nhạc nhằm nâng cao khả năng vận động cho trẻ mẫu giáo

5-6 tuổi ở trường mầm non” được áp dụng rộng rãi hơn nữa không chỉ ở quy mô

trường, lớp tôi, mà sẽ được trao đổi rộng rãi hơn nữa để làm tiền đề vững chắc

và cùng chung tay với các bậc phụ hunh cũng như các cấp học khác xây dựngmột lớp măng non Việt Nam thông minh, năng động, tự tin và khỏe mạnh sánhngang với tầm vóc khu vực trong tương lai gần

Trang 5

MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1.HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN:

Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Âm nhạc là nghệ thuật kết tinh

sự nhạy cảm tinh tế của tâm hồn và thính giác Âm nhạc đem đến cho trẻ niềmvui vô tận và góp phần tích cực phát triển cảm xúc thẩm mĩ, bồi dưỡng thị hiếu

âm nhạc trong sáng, khuyến khích trẻ cảm nhận, sáng tạo cái đẹp Bởi vậy, trẻlứa tuổi Mẫu giáo đặc biệt là lứa tuổi Mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) rất nhạy cảm vàthích thú với các hoạt động nghệ thuật đặc biệt là âm nhạc Ở trường Mầm nontrẻ được nghe nhạc, được ca hát, được vận động theo nhạc…đặc biệt là trò chơi

âm nhạc luôn có sức lôi cuốn mạnh mẽ nhất bởi tính chất vui vẻ, rộn ràng, hấpdẫn làm thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ và điều này cũng phù hợp với đặc

thù của trẻ Mầm non “Học mà chơi, chơi mà học”.

Nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa âm nhạc và trò chơi

âm nhạc với con người đều đi đến thống nhất rằng: giáo dục âm nhạc nói chung

và trò chơi âm nhạc nói riêng có tác động to lớn đối với sự hình thành và pháttriển toàn diện nhân cách của trẻ Vì vậy nghiên cứu về trò chơi âm nhạc nhất

là những trò chơi mang tính chất vận động là cần thiết

Như chúng ta đã biết khi nghe nhạc thì kích thích nhịp tim và sự pháttriển thể chất tốt hơn Nhịp điệu của âm nhạc đã chứng minh có khả năng kíchthích trẻ em vận động một cách vui vẻ Mỗi trò chơi âm nhạc đồng thời giúp trẻ

tự tin, có phản xạ nhanh nhạy cũng như có những kĩ năng hoạt động tập thể.Phản xạ này chắc chắn giúp trẻ phát triển về thể chất, về sức mạnh, sự phối hợp

và điều khiển động cơ hành động của trẻ.

Với mục đích xậy dựng một số trò chơi âm nhạc phù hợp với tâm sinh lýtrẻ 5 - 6 tuổi nhằm phát triển trí nhớ âm nhạc và rèn luyện vận động cho trẻ mộtcách nhẹ nhàng Đồng thời góp phần làm phong phú thêm nội dung chơi trong

hoạt động giáo dục âm nhạc, tôi đã lựa chọn đề tài “Xây dựng và ứng dụng một số trò chơi âm nhạc nhằm nâng cao khả năng vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non”.

Trang 6

Những kinh nghiệm trên đây tôi đã áp dụng vào thực tế, tại lớp mẫu giáo

5 tuổi do tôi làm chủ nhiệm lớp Mong muốn của tôi là xây dựng lên một số tròchơi âm nhạc phù hợp có tính chất vận động nhẹ nhàng để cùng các hoạt độngkhác phát triển thể chất tốt hơn cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi Và cũng là để trẻthích thú với việc vận động cơ thể hơn Không chỉ dừng lại ở kết quả dưới đây

mà tiếp tục nghiên cứu, tìm ra các biện pháp tốt hơn nữa để duy trì những kếtquả đã đạt được và phổ biến rộng rãi kinh nghiệm của tôi ra toàn trường

1.2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Đọc tài liệu cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Quan sát, ghi chép hoạt động của cô và trẻ trên tiết học âm nhạc, ở cáchoạt động khác và mọi lúc mọi nơi

+ Trò chuyện trao đổi đàm thoại với trẻ để tìm hiểu sự hứng thú của trẻ

- Phương pháp thực nghiệm đối chứng

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:

Như ta đã biết, sự phát triển vận động là một lĩnh vực quan trọng trong

sự phát triển toàn diện của mỗi đứa trẻ và sự phát triển này bắt đầu ngay từ giaiđoạn sơ sinh Vận động nâng cao sức đề kháng của cơ thể đối với sự thay đổicủa môi trường Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ nhanh nhẹn, tích cựctrong mọi hoạt động, tích cực tham gia tìm hiểu khám phá môi trường xungquanh Ở từng thời điểm nhất định, trẻ đạt tới những cột mốc phát triển khácnhau Nhất là khi vận động được kết hợp với các yếu tố khác thì sự vận độngcủa trẻ sẽ tích cực và hiệu quả hơn Âm nhạc là một trong những yếu tố kết hợphợp lý và hiệu quả nhất nhằm nâng cao khả năng vận động cho trẻ

Thực tế cho ta thấy rằng: Trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo rất nhạy cảm đối với

âm nhạc Trẻ rất thích nghe nhạc và tham gia vào các hoạt động âm nhạc khác Đặc biệt trẻ lứa tuổi Mầm non học tập thông qua hoạt động vui chơi Cáchoạt động âm nhạc như: ca hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc…thì tổ chứcdưới dạng trò chơi là hình thức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ, thường được mọi trẻ yêuthích Trong thực tế các trò chơi âm nhạc thường được lồng vào các tiết học âmnhạc và cũng tuân theo nguyên tắc: âm nhạc quyết định nội dung, tính chất các

Trang 7

hoạt động nhằm phát triển tai nghe nhạy bén Trẻ được thể hiện bản thân, đượchoạt động tích cực, sáng tạo qua đó giúp trẻ có trí tưởng tượng phong phú, cótinh thần tập thể và rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn

Khi âm nhạc nổi lên trẻ vận động theo nhạc sẽ tạo cơ hội cho trẻ được thểhiện cảm xúc của mình, những cảm xúc không thể diễn đạt được bằng lời Vậnđộng theo nhạc sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng, sáng tạo và kỹnăng đóng vai Nó giúp trẻ kiểm soát được cơ thể và cơ bắp trong khi khám phá

và thử nghiệm các hoạt động vận động

Nói chung trò chơi âm nhạc có vị trí với tư cách là một nội dung của giáodục ở trẻ mẫu giáo, thiếu nội dung này trẻ không những thiếu cảm hứng học tập

mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ

Dựa vào bản chất trò chơi và tính chất âm nhạc, trò chơi âm nhạc đượcchia ra các dạng như sau:

- Trò chơi rèn luyện các thuộc tính âm nhạc

- Trò chơi rèn luyện trí nhớ âm nhạc

- Trò chơi âm nhạc có phân vai

Số trẻ của lớp 36 trẻ trước khi thực hiện đề tài vào tháng 9/2014

- 65% trẻ chưa có kĩ năng chơi các trò chơi âm nhạc

- 50 – 60% trẻ chưa hứng thú tham gia vào các trò chơi âm nhạc

- Chưa thực sự quan tâm đến mục đích phát triển vận động của trò chơi

Trang 8

Qua khảo sát thực trạng, phát huy từ những thuận lợi sẵn có đồng thời khắc

phục những tồn tại Tôi thấy được việc nghiên cứu và áp dụng “Xây dựng và ứng dụng một số trò chơi âm nhạc nhằm nâng cao khả năng vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non” tại lớp 5 tuổi tôi đang chủ nhiệm

thú VĐ cao nhất

Mức độ hứng thú

VĐ trung bình

Không tập trunghứng thú VĐ

(VĐ: Vận động)

4 CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

4.1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức các trò chơi mang tính chất vận động âm nhạc phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, kiến thức, kĩ năng của trẻ tại lớp.

Các trò chơi với hát và vận động chủ yếu dựa trên nội dung và cấu trúc âmnhạc, các trò chơi này thường được hướng dẫn trong quá trình học hát, vậnđộng Tùy theo bài hát có những nhân vật nào và cấu trúc bài hát ra sao để tổchức cho phù hợp Yêu cầu của chơi với hát và vận động là để trẻ hào hứnghơn với hát và vận động có điểm tựa trực quan để ghi nhớ bài hát Do đó tròchơi này thường diễn ra ngắn có tính chất bổ trợ cho học hát và vận động theonhạc

Khi tổ chức cho trẻ chơi giáo viên cần nêu rõ cách chơi và nội dung chơi

để định hướng cho trẻ, sau đó giáo viên và trẻ chơi thử trẻ quan sát và sau đó tựtiến hành chơi Cách chơi có thể áp dụng cho nhiều bài hát khác nhau nhưngkhông cần tạo sự thuần thục cho trẻ

Để tổ chức trò chơi âm nhạc mang tính chất vận động cho trẻ có hiệuquả, cần phải lựa chọn trò chơi phù hợp với điều kiện, mức độ nhận thức, khảnăng tiếp nhận của trẻ Đồng thời phù hợp với chủ đề đang thực hiện

4.1.1: Trong hoạt động học:

Trang 9

Trong giờ học âm nhạc các trò chơi âm nhạc mang tính chất vận độngđược lồng ghép vào một cách hợp lý theo từng chủ đề sẽ mang lại hiệu quả rấtcao đối với nhận thức và sự phát triển vận động của trẻ.

VD1: Trong giờ học dạy hát “Gà trống, mèo con và cún con”, nghe hát

“Vì sao con chim hay hót” tôi sử dụng trò chơi âm nhạc: “Hợp ca các con thú xinh” Trẻ không những được chơi trò chơi âm nhạc vui vẻ bổ ích, được ôn lại

bài hát đã học mà còn được vận động tạo dáng theo các con vật

Ngoài ra các trò chơi âm nhạc còn tổ chức lồng ghép trong hoạt độngvăn học, tạo hình, môi trường xung quanh, toán,…

VD2: Với hoạt động dạy hát “Em đi qua ngã tư đường phố”, nghe hát

“Cô dạy bé bài học giao thông” chủ đề giao thông trong quá trình gây hứng thú tôi có thể tổ chức cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc: “Con đường âm nhạc”

4.1.2: Trong hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời:

Ngoài các trò chơi vận động thông thường tôi lựa chọn các trò chơi vậnđộng mang tính chất âm nhạc Lúc đó trẻ sẽ vừa được chơi, vừa được vận động

Trang 10

theo nhịp bài hát khiến trẻ thích thú và tích cực hơn Đặc biệt là những trò chơidân gian có tính vận động giáo viên lồng ghép những bài hát phù hợp:

VD: Trò chơi “mèo đuổi chuột”, “lộn cầu vồng”, “rồng rắn lên mây”, tròchơi phi ngựa …Trong những trò chơi này tất cả trẻ đều được tham gia, có luậtchơi rõ ràng

4.1.3: Mọi lúc mọi nơi:

- Hoạt động của trẻ 5 – 6 tuổi không những trong hoạt động học mà cáchoạt động của trẻ được diễn ra mọi lúc, mọi nơi nhằm giúp trẻ củng cố ôn luyện

kỹ năng mà trẻ đã học Các trò chơi âm nhạc luôn luôn được bổ trợ cho cáchoạt động khác một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn nhưng lại đạt được những kết quảcao nhất Giáo viên đã sưu tầm, tự sáng tác một số trò chơi âm nhạc phù hợptheo từng chủ đề để áp dụng nhằm đạt được mục đích đã đề ra

- Cho trẻ nghe nhạc, xem video, băng, đĩa và múa hát theo từng nhóm,trẻ thuộc lời ca và thích thú được chơi với các trò chơi Giáo viên tham gia chơicùng trẻ để giúp trẻ luyện tập kỹ năng ca hát, nhằm hỗ trợ việc thực hiện các tròchơi âm nhạc

Trang 11

Bên cạnh đó vào những ngày thứ bảy là ngày ôn tập tôi thường lồng ghép một

số hoạt động âm nhạc dưới hình thức các trò chơi thi đua và đặt tên cho mỗichương trình theo nội dung khác nhau như: bước nhảy hoàn vũ, nhóm múa tài

ba, ca sĩ nhí, …

Ví dụ: Chương trình “bước nhảy hoàn vũ” tôi cho trẻ tự chọn đôi chơi

sau đó chọn một bài hát có tiết tấu rõ ràng: Sôi động hay nhẹ nhàng để từng đôitrẻ tự sáng tạo theo cách biểu diễn của riêng đôi mình Bản nhạc kết thúc đôinào biểu diễn ăn ý và đẹp nhất là đôi dành chiến thắng

Ở chương trình “Tập làm ca sĩ” cho một nhóm trẻ lên đứng trước mànhình ti vi bật một video với bài hát quen thuộc, có vận động minh họa đơn giản.Trẻ có nhiệm vụ hát và vận động theo nội dung trong video Trẻ thể hiện tốtnhất nhóm sẽ thi với nhau để tìm ra người chiến thắng chung cuộc Trẻ xuất sắcnhất sẽ được tặng một món quà…

4.2 Biện pháp 2: Chuẩn bị vật liệu, đồ dùng, dụng cụ âm nhạc phù hợp với từng hoạt động:

Trang 12

Vật liệu, đồ dùng, dụng cụ là thứ không thể thiếu được với hoạy động âmnhạc Vì vậy khi có ý tưởng xây dựng tiết học hoặc cho trẻ hoạt động cô cầnphải linh hoạt, sáng tạo lựa chọn đồ dùng sao cho phù hợp với nội dung lứatuổi, tính năng sử dụng cao và đảm bảo tính thẩm mĩ, hấp dẫn trẻ, an toàn tuyệtđối Tăng cường cho trẻ sử dụng những đồ dùng tự tạo và có sẵn trong thiênnhiên.

Ví dụ: Gáo dừa, các loại lon bia, lon nước ngọt, các dụng cụ nhà bếp,

thùng thiếc, các đoạn ống nước…

- Trong công tác chuẩn bị về vật liệu, đồ dùng, dụng cụ giáo viên có trao đổi vàkết hợp với phụ huynh cùng tham gia sưu tầm

4.3 Biện pháp 3: Tự sáng tạo ra một số trò chơi âm nhạc mang tính chất vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi đưa vào các hoạt động hàng ngày:

4.3.1: Trò chơi rèn luyện khả năng cảm thụ âm nhạc:

Ví dụ 1: Ở chủ để “Giao thông” tôi thiết kế trò chơi “Con đường âm nhạc”

* Mục đích:

- Rèn cho trẻ tai nghe âm nhạc, tập phân biệt nhịp độ âm thanh (nhanh,chậm) biết điều chỉnh cơ thể cho phù hợp với nhịp độ đó

* Cách chơi:

Ngày đăng: 21/08/2016, 21:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tâm lý học trẻ em - Tác giả: Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2007 Khác
2. Giáo trình Giáo dục âm nhạc – tập II - Tác giả: Phạm Thị Hòa – Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2009 Khác
3. Hướng dần thực hiện chương trình giáo dục âm nhạc mẫu giáo(Theo nội dung đổi mới hình thức tố chức hoạt động giáo dục mầm non) Tác giả: Hoàng Văn Yến - Vụ giáo dục MN - NXB giáo dục - Năm 2010 Khác
4. Giáo dục học mầm non - Bộ giáo dục và đào tạo – Trường Cao Đẳng sư phạm nhà trẻ - Mẫu giáo TW 1Tác giả: Phan Thị Châu Nguyễn Thị Oanh Trần Thị Sinh Khác
5. Tuyển tập: Trò chơi, bài hát thơ truyện mẫu giáo Tác giả: Trần Thị Trọng – Phạm Thị Sửu (Đồng chủ biên) Lý Thu HiềnTrương Kim Oanh Bùi Kim Tuyến Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w