1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN sử dụng một số trò chơi nhằm nâng cao thể lực và thành tích môn cầu lông cho học sinh THPT

17 148 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 259 KB

Nội dung

SỞ GD- ĐT QUẢNG BÌNH TRƯỜNG THPT QUẢNG NINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI NHẰM NÂNG CAO THỂ LỰC VÀ THÀNH TÍCH MÔN CẦU LÔNG CHO HỌC SINH THPT Người thực hiện : Phan Quảng

Trang 1

SỞ GD- ĐT QUẢNG BÌNH TRƯỜNG THPT QUẢNG NINH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI NHẰM NÂNG CAO THỂ LỰC

VÀ THÀNH TÍCH MÔN CẦU LÔNG CHO HỌC SINH THPT

Người thực hiện : Phan Quảng Nam Chức Vụ : Giáo viên

SKKN thuộc môn : Thể dục

QUẢNG BÌNH NĂM 2019

Mục lục

Trang 2

1.1 Lý do chọn đề tài

1 1.2 Mục đích yêu cầu và nhiệm vụ của đề tài 1

1.4 Phương pháp sử dụng trong đề tài 2

2.1 Cơ sở lý luận việc sử dụng trò chơi nhằm nâng cao thể lực

và thành tích trong dạy học môn cầu lông

3

2.1.1. Khái niệm về trò chơi vận động 3

2.1.2. Mối liên hệ giữa các trò chơi cho từng tiết học và từng nội

dung học

3

2.1.3 Nâng cao thể chất đồng thời nâng cao thành tích của môn

học cầu lông

3

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 4

2.3 Giải pháp áp dụng để giải quyết vấn đề 4

2.3.1 Phương pháp sử dụng trò chơi trong các tiết học đối với

môn cầu lông

4

2.4 Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản

thân, đồng nghiệp và nhà trường

10

3 Kết luận và kiến nghị 11

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 3

Viết tắt Viết đầy đủ

Trang 4

1 Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài:

Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình đổi mới phương pháp dạy học Với đặc trưng của môn giáo dục thể chất là nhằm hoàn thiện và nâng cao sức khỏe, đào tạo, rèn luyện tác phong con người mới XHCN, góp phần xây dựng nhân cách con người, đáp ứng với sự phát triển của đất nước Trong thời

kỳ khó khăn của dân tộc thì: Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân tập thể dục (27/3/1946) lời kêu gọi có đoạn trích như sau: “ giữ gìn dân chủ xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân khỏe mạnh tức là làm cho cả nước mạnh khỏe ”

Thông qua cá tiết dạy thể dục cũng như tập luyện ngoại khóa giúp HS rèn luyện các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khóe léo, để đảm bảo sức khỏe và nâng cao thành tích, khắc phục mọi khiếm khuyết về tư thế

cơ bản Trên tinh thần đó, giúp người tập phát triển toàn diện, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Rèn luyện ý thức tự giác, kỷ luật, đạo đức ý chí cho các em

Trong dạy học TDTT nói chung và môn học cầu lông nói riêng cần có sự phối hợp của nhiều phương pháp khác nhau, để nhằm cho tiết học thể dục thêm phong phú, sôi nổi và đạt kết quả cao Từ thực tiễn của HS trường THPT , các

em khi học môn cầu lông thì ở những phần cuối của tiết học GV thường tập các động tác đơn lẻ làm cho HS sự nhàm chán và không thực hiện được động tác khó, dẫn tới kết quả tiết học không được như mong muốn Vì vậy cần có phương pháp nào đó làm cho tiết học thể dục thêm sôi nổi và khắc phục sự mệt mỏi của các em

Việc sử dụng các trò chơi sẽ giúp HS nâng cao thể lực, hoàn thiện kĩ thuật động tác, đồng thời nâng cao chất lượng tiết học Tập luyện TDTT đã được nhiều tác giả nghiên cứu và đi sâu, song từ thực tiễn của học sinh trường THPT tôi cần phải có những điều chỉnh để có thể hoàn thiện và khắc phục được một số hạn chế mà các tác giả chưa khai thác hết

Từ những vấn đề nêu trên tôi đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong

việc giảng dạy môn cầu lông cho HS ở trường THPT đó là: "Sử dụng một số

trò chơi nhằm nâng cao thể lực và thành tích môn cầu lông cho học sinh THPT"

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Nhằm giúp các em có tiết học thể dục sôi nổi và hứng khởi để mang lại kết quả cao cho tiết học, mặt khác nó góp phần lớn trong việc nâng cao thể chất cho học sinh để các em có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập cũng như xây dựng

và bảo vệ tổ quốc

- Giải quyết được sự yếu kém về thể lực của HS nói chung và thể lực chuyên môn cầu lông nói riêng

Trang 5

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng tôi chọn là 2 lớp 10, với 80 học sinh, tỉ lệ nam nữ giữa các lớp tương đương nhau, thể lực giữa các lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần bằng nhau

Được chia thành 2 nhóm: Nhóm 1: Thực nghiệm

Nhóm 2: Đối chứng Nhóm 1: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm( việc sử dụng trò chơi nhằm nâng cao thể lực và thành tích trong dạy học môn cầu lông)

Gồm các lớp: 10A có 41 học sinh,

Nhóm 2: Tập luyện bình thường theo hướng dẫn của sách giáo khoa(các bài tập thể lực, kĩ thuật đơn lẻ)

Gồm các lớp: 10C có 39 học sinh

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp kiểm tra đàng giá thực tiễn

- Phương pháp toán học thống kê

- Phương pháp chia nhóm

- Phương pháp vận dụng thực tiễn

- Phương pháp luyện tập quay vòng cuốn chiếu

- Phương pháp quan sát sư phạm

- Phương pháp phỏng vấn

2

Trang 6

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN

2.1 Cơ sở lý luận việc sử dụng trò chơi nhằm nâng cao thể lực và thành tích trong dạy học môn cầu lông

2.1.1 Khái niệm về trò chơi vận động

Trò chơi vận động là hoạt động của con người, nó được cấu thành bởi 2 yếu tố:

- Vui chơi giải trí , thỏa mãn nhu cầu về mặt tinh thần

- Giáo dục giáo dưỡng thể chất góp phần giáo dục đạo đức, ý chí, hình thành và phát triển các tố chất kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho cuộc sống Đồng thời thông qua trò chơi phát triển thể chất và bổ trợ cho các nội dung dạy học

2.1.2 Mối liên hệ giữa các trò chơi cho từng tiết học và từng nội dung học.

Đối với hoạt động dạy học TDTT nói chung và dạy hoc môn cầu lông nói riêng thì sự phối hợp nhiều phương pháp dạy học trong một tiết học hoặc lồng ghép các nội dung dạy học vào một tiết học là rất khó Vì vậy đòi hỏi sự tổ chức lớp của giáo viên phải thật tốt, để có một tiết học sôi nổi và hiệu quả cần phải có nhiều hình thức tập luyện dưới hình thức trò chơi

Để có một tiết dạy học môn cầu lông đạt kết quả cao giáo viên phải tổ chức trò chơi hợp lý, đối với những tiết học mà nội dung là những động tác khó, phức tạp sẽ làm học sinh khó thực hiện được động tác, mà giáo viên vẫn sử dụng phương pháp giảng dạy bình thường giống như các động tác dễ khác sẽ dẫn đến các em chán nản và không muốn luyện tập nữa Nhưng khi những động tác khó này có thêm bài tập bổ trợ sẽ làm các em thực hiện tốt hơn, các em sẽ tích cực luyện tập hơn và mang lại hiệu quả cao trong tập luyện

Ngoài ra, việc giáo viên thường sử dụng các bài tập bổ trợ phát triển thể lực một cách đơn lẻ sẽ làm cho tiết học nhàm chán và mệt mỏi, nhưng khi các bài tập thể lực này được tổ chức dưới dạng trò chơi lại hoàn toàn khác, nó làm kích thích được tính tích cực của học sinh, các em sẽ tập luyện tích cực hơn vì ở đây có sự ghanh đua giữa các tổ nhóm trong tổ, trong lớp Ở đây giáo viên đã khai thác được tính hiếu thắng của giới trẻ, vì vậy việc sử dụng trò chơi cho nội dung thể lực sẽ mang lại hiệu quả rất cao, mặt khác lại làm cho học sinh thích thú với tiết học hơn và làm quên đi sự mệt mỏi mà cơ thể mình vừa mới trải qua

2.1.3 Nâng cao thể chất đồng thời nâng cao thành tích của môn học cầu lông.

Có thể nói, khi tổ chức lồng ghép các trò chơi vào các tiết học cầu lông sẽ làm cho các em tập luyện tích cực hơn, sự mệt mỏi của các em được hồi phục nhanh chóng hơn, chính vì lý do đó mà thể chất của các em không ngừng được phát triển, điều này được thể hiện là thành tích của các em ở các nội dung học môn cầu lông được nâng lên đáng kể Khi mà thể chất của các em phát triển thì

đã góp phần rất lớn cho công tác học tập của các em trong trường THPT Mặt khác nó còn góp phần lớn cho các em lập nghiệp, vì có sức khỏe là có tất cả

Trang 7

2.1.4 Giáo dục tư tưởng đạo đức cho các em.

Việc tổ chức trò chơi trong các tiết học thể dục nói chung và môn học cầu lông nói riêng là tạo ra sự ghanh đua giữa các đội, vì vậy đòi hỏi từng em học sinh trong đội phải phát huy tính đoàn kết tập thể, có đoàn kết mới tạo ra sức mạnh cho toàn đội và giành chiến thắng cho đội mình Mặt khác khi chơi trò chơi đòi hỏi mỗi thành viên của mỗi đội phải cố gắng hết mình để dành chiến thắng cho đội nhà Chính vì vậy mà thông qua trò chơi chúng ta có thể rèn luyện cho các em ý chí phấn đấu hết mình và tính sống vì mọi người trong khi chơi trò chơi, nó rèn luyện cho các em tính trung thực trong thi đấu cũng như trong cuộc sống

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN

Qua điều điều tra, khảo sát GV và HS ở một số trường THPT kết quả cho thấy:

* Về phía giáo viên:

Sau khi quan sát được một thời gian tôi thấy, trong chương trình giảng dạy môn cầu lông ở trường THPT từ lớp 10 đến lớp 12, GV chỉ cho HS học kỹ thuật của môn cầu lông chứ không được trang bị thể lực, nếu GV có đưa bài tập thể lực vào dạy học thì cũng là bài tập thể lực đơn lẻ, vì thế đa số các em tập luyện không tích cực, không mang tính tự giác

* Về phía học sinh:

- Các em HS chỉ thích tập kỹ thuật chứ không muốn tập thể lực

- khi các em tập thể lực thì đa số các em tập không tích cực, không mang tính tự giác nên chưa đảm bảo được bài tập GV đưa ra

- Khi tôi phỏng vấn các em HS này thì có tới 80% số các em học sinh được tôi hỏi, các em đều trả lời: "Chúng em tập hết sức mệt mỏi và chán tập"

Việc giảng dạy Thể dục nói chung và dạy học môn cầu lông nói riêng ở trường THPT là không được thuận lợi, vì tiết học thể dục còn học nhiều nội dung,

do đó rất khó khăn cho việc triển khai các bài tập mang tính chất thể lực, vì khi tập các em sợ mệt mỏi Vì vậy các bài tập bổ trợ thể lực,kĩ thuật cần phải tổ chức dưới dạng trò chơi để tạo hứng thú cho tiết học cầu lông và làm giảm đi sự mệt mỏi trong tiết học thể dục

Để đảm bảo việc phát triển thể chất nhưng lại không làm ảnh hưởng tới chất lượng giờ học tiếp theo thì cần có một phương pháp dạy học cho phù hợp Chính vì lí do đó tôi đã đưa bài tập bổ trợ thể lực, kĩ thuật được tổ chức dưới dạng trò chơi vào các tiết học, để tận dụng được sự tích cực của học sinh trong tiết học

2.3 Giải pháp áp dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Phương pháp sử dụng trò chơi trong các tiết học đối với môn cầu lông.

Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học cầu lông tôi đã nghiên cứu và vận dụng vào giảng dạy các bài tập bổ trợ thể lực, kĩ thuật, được tổ chức dưới dạng trò chơi nhằm phát triển thể lực kĩ thuật

4

Trang 8

2.3.1.1 Trò chơi phát triển sức mạnh:

Đặc điểm thi đấu cầu lông và tập luyện cầu lông là người chơi phải di chuyển liên tục với tốc độ cao trong pham vi sân của mình bằng những bước chạy, bật nhảy cùng với việc kết hợp các động tác đánh cầu nhanh, mạnh Trong các động tác chơi cầu thì sức mạnh thể hiện rõ ở động tác bật nhảy, di chuyển nhanh và đập cầu Từ đó cho ta thấy trong môn cầu lông rất cần đến sức mạnh

Ở các bài tập phát triển sức mạnh giáo viên thường bắt học sinh tập các bài tập đơn lẻ như: bật cóc, lò cò 1chân, Nếu tổ chức các bài tập đơn lẻ này thì cũng không thể phát huy hết sức lực của học sinh vì vậy tốt nhât là tổ chức các bài tập này dưới dạng trò chơi để phát huy hết năng lực của học sinh Đó là trò chơi

"bật cóc tiếp sức".

* Trò chơi: Bật cóc tiếp sức

- Mục đích, tác dụng:

Phát triển sức mạnh của toàn thân, nhất là đôi chân.

- Công tác chuẩn bị:

Sân chơi rộng rãi , bằng phẳng, sạch sẽ, kẻ hai vạch xuất phát và đích

- Phương pháp tiến hành:

Chia lớp thành 4 đội đứng thành 4 hàng dọc, 4 hàng này cách cột mốc 20m, khi có hiệu lệnh của giáo viên 4 học sinh ở đầu hàng sẽ bật cóc đến cột mốc, sau

đó chạy vòng qua cột mốc về chạm vào tay người tiếp theo, người tiếp theo mới được bật cóc tiếp Cứ như vậy cho tới người cuối cùng, đội nào về trước và đúng luật sẽ là đội thắng cuộc Đội thua sẽ phải hát 1 bài tặng đội thắng

- Luật chơi:

Chia lớp phải đều, phải chạy qua cột mốc mới quay trở lại

Vạch xuất phát

******** +

******** +

******** +

******** +

GV

Sơ đồ trò chơi

Trong tập luyện và thi đấu môn cầu lông thì sức mạnh của tay rất quan trọng được thể hiện ở động tác đánh cầu, phông cầu, đập cầu…, nên việc đưa bài tập

bổ trợ phát triển sức mạnh của tay là rất cần thiết Thông thường GV cho HS tập các động tác như: chống đẩy, …Nếu tổ chức các bài tập đơn lẻ này thì cũng không thể phát huy hết sức lực của học sinh vì vậy tốt nhất là tổ chức các bài tập này dưới dạng trò chơi để phát huy hết năng lực của HS Đó là trò chơi “ cua đá bóng”

* Trò chơi: “Cua đá bóng”

- Mục đích:

Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khóe léo và phát triển sức mạnh nhất là sức mạnh của đôi tay

Trang 9

- Công tác chuẩn bị:

Sân chơi, trên sân có kẻ thành một sân bóng đá mi ni dài 20m, rộng 12m;

có một quả bóng đá

- Phương pháp tiến hành:

Chia lớp thành hai đội đều nhau, mỗi đội một bên sân và dàn quân cho đều

để sẵn sàng đá bóng Mọi người ở tư thế ngửa người, tay và chân chống đất để

di chuyển đá bóng Mỗi đội cử một người làm thủ môn

+ Cách chơi: trọng tài đứng giữa sân cho hai đội tranh bóng Mọi người của hai

đội di chuyển ở tư thế nằm ngửa hai tay, hai chân chống đất và dùng chân để đá bóng vào gôn đối phương Cần bố trí một số người đứng ở phía ngoài hai bên sân nhặt bóng đưa vào sân (nếu bóng bị đá ra ngoài)

- Yêu cầu và luật chơi

Chia đội phải đều

Chỉ được di chuyển ở tư thế ngửa người, không được chạy

Chỉ được dùng chân đá bóng, riêng thủ môn được dùng tay bắt bóng như bình thường

2.3.1.2.Trò chơi phát triển sức nhanh

Trong tập luyện và thi đấu cầu lông thì yếu tố sức nhanh là một tố chất cơ bản, nó thể hiện ở những đường cầu với tốc độ nhanh, biến hóa đòi hỏi HS phải

có phản ứng nhanh Quan trọng nhất là sức nhanh di chuyển để thực hiện động tác đánh cầu, để cho HS di chuyển một cách nhanh nhẹn ,thì GV thường cho học sinh tập những bài tập đơn lẻ như: di chuyển ngang sân, di chuyển chéo sân lên

2 góc lưới, hoặc di chuyển tiến lùi , khi tập các bài tập thể lực này thì các em thường không thích vì các em chỉ thích đánh cầu chứ không muốn tập thể lực

Vì vậy các bài tập này cần tổ chức dưới dạng trò chơi

* Trò chơi: Cướp cờ

- Mục đích:

+ Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo và khả năng phản xạ

+ Rèn luyện ý chí quyết tâm và sự tập trung chú ý của người chơi

- Công tác chuẩn bị:

+ Một sân chơi sạch sẽ, bằng phẳng, an toàn

+ Kẻ một vòng tròn giữa sân có đường kính 1m Từ tâm vòng tròn về phía hai đầu sân, cho kẻ hai đường thẳng song song với nhau, cách tâm vòng tròn khoảng 15m, làm vạch xuất phát

+ Tại tâm vòng tròn để một lá cờ

+ Phương pháp tiến hành:

Chia lớp thành hai đội đều nhau, rồi cho mỗi đội đứng thành hàng ngang trước vạch xuất phát, sau đó cho điểm số từ đầu hàng đến cuối hàng từ một cho tới hết Mỗi người đều phải nhớ số của mình

+ Cách chơi: Trọng tài hô số nào thì số đó chạy nhanh lên cướp lấy cờ Người nào cướp được cờ chạy về đến hàng của mình qua vạch xuất phát mà không bị đối phương chạm vào người là được một điểm Cứ như vậy, đến khi kết thúc thời gian chơi, đội nào được nhiều điểm đội đó thắng

* Lưu ý: Trọng tài có thể gọi nhiều số lên cướp cờ cùng một lúc. 6

Trang 10

- Luật chơi:

+ Mọi người đều phải đứng trước vạch xuất phát Trọng tài hô số nào thì số đó lên, cho số nào về thì số đó về

+ Khi lên cướp cờ, chân không được đứng vào trong vòng tròn

+ Cướp được cờ chạy về đến hàng của mình, không bị đối phương chạm vào người là được tính một điểm, sau đó cho các số về hàng để chơi tiếp

+ Nếu có nhiều người lên cướp cờ cùng một lúc thì được phép chuyền , ném cờ

từ người này qua người khác để nhanh chóng mang được cờ về hàng của mình Trong lúc cầm cờ chuyền cờ, ném cờ như vậy đối phương có quyền chạm nhẹ vào người cầm cờ mà không phạm luật Khi đang cầm cờ, nếu bị đối phương chạm vào người, coi như cờ ngoài cuộc, và lúc này trọng tài cho tạm dừng để cầm cờ đưa về vòng tròn như cũ, sau đó lại cho chơi tiếp

+ Kết thúc thời gian chơi, đội nào được nhiều điểm là đội đó thắng Đội thua cuộc sẽ phải cõng đội thắng một vòng quanh sân

1 1x

2 2x

3 3x

4 4x

5 5x

6 6x

7 7x

GV

Sơ đồ trò chơi

* Trò chơi: “di chuyển ngang nhặt cầu tiếp sức”

- Mục đích:

Phát triển tố chất nhanh nhẹn, sức bật của chân

- Công tác chuẩn bị:

10 quả bóng bàn, sân cầu lông bằng phẳng sạch sẽ, 4 cái rỏ đựng bóng

- Phương pháp tiến hành:

Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội đứng bên một nửa sân, đứng theo hàng dọc Khi có lệnh của giáo viên, 2 học sinh đứng ở 2 đầu hàng của hai bên di chuyển lên chạy sang bên phải nhặt từng quả bóng ở rỏ đường biên dọc bên phải rồi di chuyển sang bên trái bỏ vào rỏ ở đường biên dọc bên trái, cứ như vậy cho hết 5 bóng, sau đó trở về vị trí ban đầu và người kế tiếp mới được thực hiện Người

kế tiếp lại nhặt bóng từ giỏ bên trái sang giỏ bên phải cho hết Cứ như vậy cho tới người cuối cùng, đội thắng là đội hết trước và đúng luật

- Luật chơi:

+ Chia đội phải đều.

+ Mỗi lần chỉ được cầm một quả bóng

+ Người thứ nhất sẽ nhặt bóng từ rỏ bên phải của mình sang rỏ bên trái Người thứ hai sẽ xuất phát lên rỏ bên trái và nhặt bóng bên rỏ trái bỏ sang rỏ bên phải,

Ngày đăng: 11/11/2019, 12:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w