1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn vận dụng tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh thpt vào việc giảng dạy phần sinh thái học - sinh học 12 nâng cao

21 779 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 268 KB

Nội dung

Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước,ngày 31 tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị vềviệc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ

Trang 1

và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các phế thải do con người tạo ra trong

Trang 2

cuộc sống và hoạt động sản xuất; đồng thời là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin

về sự đa dạng các nguồn gen, các loài động, thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên,các cảnh quan thiên nhiên,

Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội trong những năm qua đã dẫnđến môi trường bị xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, những hiểmhọa suy thoái môi trường ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người Theo cácbáo hiện trạng môi trường quốc gia và toàn cầu cho thấy: môi trường đất, nước,không khí, ô nhiễm nghiêm trọng; Các hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu,thiên tai, lũ lụt, hạn hán, diễn ra bất thường và rất nặng nề; Các nguồn tàinguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức và thiếu qui hoạch; Bệnh tật ở conngười do ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, Vì vậy, bảo vệ môi trườnghiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu

Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được Đảng và Nhà nướcquan tâm với nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môitrường Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 11 tháng 5 năm 2004 của Bộ Chính trị

về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm

2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “ Đưa các nội dung bảo

vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và Quyết định số TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệtChiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm

256/2003/QĐ-2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môitrường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước

Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước,ngày 31 tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị vềviệc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọngtâm từ nay đến năm 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiếnthức và kĩ năng về môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học vàthông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, xây dựng nhà trườngxanh – sạch – đẹp phù hợp với các vùng miền

Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo cáctầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng khích

lệ Tuy vậy, việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới

Từ các lí do trên nên tôi chọn đề tài: “ Vận dụng tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh THPT vào việc giảng dạy phần sinh thái học – Sinh học

12 nâng cao” làm đề tài nghiên cứu.

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ

Những vấn đề nóng bỏng về môi trường và cuộc sống bền vững đang diễn

ra khắp nơi trên trái đất, xã hội loài người đang đứng trước thử thách: Hiệntượng khai thác bừa bãi tài nguyên rừng, khoáng sản, đất, nước, làm cho rừng bịtàn phá nhanh chóng; Ô nhiễm môi trường ở các đô thị, các khu công nghiệp

Trang 3

kéo theo sự ô nhiễm đất, nước, không khí, biển Sự tàn phá các di tích, cảnhquan thiên nhiên, đã gây nên sự mất cân bằng sinh thái cục bộ làm cho môitrường cũng biến đổi nhanh chóng.

Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do thiếu hiểu biết, thiếu ýthức của con người

Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất,kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo

vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước

Thông qua giáo dục môi trường, từng người và cộng đồng được trang bịkiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lícác vấn đề môi trường từ đó có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự vớimôi trường

Giáo dục vấn đề bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cáchngười lao động mới, người chủ tương lai của đất nước – người lao động, ngườichủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với việc bảo

vệ môi trường, đảm bảo nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế

hệ mai sau

Nước ta có khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên các cấp, gần 1 triệu giáoviên, cán bộ quản lí và giảng dạy Đây là một lực lượng khá hùng hậu Việctrang bị các kiến thức về môi trường, kĩ năng bảo vệ môi trường cho số đốitượng này cũng có nghĩa là cách nhanh nhất làm cho gần một phần ba dân sốhiểu biết về môi trường Đây cũng chính là lực lượng xung kích hùng hậu nhấttrong công tác tuyên truyền, bảo vệ môi trường cho gia đình và cộng đồng dân

cư của khắp các địa phương cả nước

Là nền tảng của giáo dục quốc dân, với gần 18 triệu học sinh, chiếm hơn20% dân số, giáo dục phổ thông giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc hìnhthành nhân cách người lao động mới Tác động đến 18 triệu học sinh phổ thông

là tác động đến hơn 20% dân số trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước

Sinh học là một môn khoa học có liên quan mật thiết với Khoa học Môitrường Đối tượng nghiên cứu của Sinh học là sinh vật ở các cấp độ tổ chức khácnhau; trong khi đó, sinh vật là một trong các nhân tố cấu thành môi trường, đồngthời sinh vật và các yếu tố môi trường khác như đất, nước, và không khí là đốitượng nghiên cứu của Khoa học Môi trường Các hoạt động của các yếu tố tựnhiên trong môi trường dựa trên cơ sở các nguyên lí Sinh thái học, đây là mộtphân môn của Sinh học Rõ ràng, trong nội dung Sinh học có liên quan nhiềuđến nội dung về môi trường mà hơn cả là phần Sinh thái học

Vì vậy, tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông mà đặc biệt trong chương trình Sinh học 12 – phần Sinh thái học

là rất thuận lợi

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

Ở nước ta, vấn đề giáo dục môi trường cho học sinh phổ thông được chú ýngay từ thập niên 80 Cho đến nay, việc giáo dục môi trường trong các hệ thống

Trang 4

trường phổ thông nói chung cũng như trong môn sinh học nói riêng đã đạt đượcnhững kết quả nhất định.

Song song với những chỉ đạo chung của năm học, môn học, Bộ giáo dục vàĐào tạo, Sở giáo dục và lãnh đạo nhà trường luôn có những chỉ đạo, giám sátthực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học

Gần đây nhất, Bộ giáo dục và đào tạo đã xây dựng bộ tài liệu tích hợp giáodục bảo vệ môi trường trong các môn học liên quan, nhằm định hướng cho việctriển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường ở trường phổ thông

Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cũng đã nhiều lần triển khai tập huấn chogiáo viên về tích hợp giáo dục môi trường trong các môn học

Tuy vậy, việc tích hợp giáo dục môi trường cũng còn gặp những khó khăn:

- Trong thời gian một tiết học trên lớp, việc tổ chức các hoạt động dạy họctheo các nội dung trong sách giáo khoa nên thời gian dành cho việc tích hợp cònchưa nhiều

- Việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở các môn học và một bộ phậngiáo viên còn thiếu đồng bộ

- Đa số các học sinh coi trọng các kiến thức thi cử nên việc tìm hiểu, nghiêncứu về tự nhiên, môi trường không được chú trọng

- Một bộ phận học sinh còn hời hợt, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao.Mặc dù hoạt động bảo vệ môi trường đã được các cấp, các ngành và đôngđảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết quảđáng khích lệ Song thực tế cho thấy, việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưađáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạnmới

III GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thôngtrong chương trình Sinh học, tôi đã tiến hành các bước sau:

- Khảo sát, điều tra thái độ của học sinh đối với các vấn đề về môi trường.

- Trên cơ sở mục tiêu, cấu trúc nội dung chương trình và kết quả điều tra lên kế hoạch dạy học và kế hoạch tích hợp cho từng phần, từng chương, từng bài.

- Đối với mỗi bài soạn, cần tiến hành nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên, xác định rõ mục tiêu của bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ; xác định trọng tâm bài học; lựa chọn thời điểm, định lượng nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp.

- Vận dụng vào thực tế giảng dạy trên lớp

- Kiểm tra đánh giá kiến thức chương trình và kiến thức được tích hợp

đề điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp.

Trong năm học 2012 – 2013, được phân công giảng dạy môn Sinh học ở 4lớp 12C1, 12C5, 12C9, 12C12, tôi đã tiến hành tích hợp giáo dục bảo vệ môi

trường cho các em thông qua những việc làm cụ thể sau:

1- Khảo sát, điều tra thái độ của học sinh đối với các vấn đề về môi trường.

Trang 5

Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra thái độ của học sinhbằng một bài kiểm tra với mục đích:

- Kiểm tra thái độ của học sinh đối với vấn đề môi trường bị tàn phá, ônhiễm

- Kiểm tra thái độ của học sinh đối với một vài hành vi cụ thể của việc bảo

vệ môi trường và phá hoại môi trường

- Kiểm tra thái độ của học sinh đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Bài kiểm tra được tiến hành theo phương pháp Test Mỗi câu hỏi đặt ra có 3mức độ tỏ thái độ: đồng ý, phân vân, không đồng ý Học sinh khi trả lời sẽ lựachọn thái độ của mình trước những vấn đề đặt ra trong câu hỏi và đánh dấu “X”vào một trong 3 thái độ Kết quả thăm dò như sau:

Các vấn đề môi trường được hỏi Đồng ý Phân vân Không đồng ý

1 Môi trường bị tàn phá, bị ô nhiễm sẽ ảnh

hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện tại và lâu

dài của con người

100%

2 Sự tăng dân số nhanh là một trong những

nguyên nhân gây nên nạn phá rừng

3 Bẻ cây trong trường chính là một hoạt động

phá hoại môi trường

4 Giữ gìn trường lớp sạch đẹp, thoáng mát

chính là bảo vệ môi trường

5 Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mọi

người, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên

2- Trên cơ sở mục tiêu, cấu trúc nội dung chương trình và kết quả điều tra lên kế hoạch dạy học và kế hoạch tích hợp cho từng phần, từng chương, từng bài.

Giáo dục bảo vệ môi trường nói chung phải đem lại cho người học các vấn

đề sau:

- Hiểu biết bản chất các vấn đề môi trường: tính phức tạp, quan hệ nhiềumặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tảicủa môi trường; quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trườngđịa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu

- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường nhưmột nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng,

Trang 6

quốc gia và quốc tế Từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đềmôi trường, xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhâncách để hình thành các kĩ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩmmỹ.

- Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựachọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoan cácnguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa

và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc

Ba mục tiêu trên được phát triển theo sơ đồ sau:

Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường nói riêng và mục tiêu giảng dạy cầnđạt được trong phần Sinh thái học – Sinh học 12 nâng cao là:

- Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần thể, quần xã

- Trình bày được các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, quần xã

và quan hệ giữa chúng với môi trường

- Nắm được khái niệm diễn thế, nguyên nhân gây diễn thế và phân biệtđược các loại diễn thế

- Trình bày được quá trình biến đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng, chutrình sinh địa hóa trong hệ sinh thái

- Nắm được các nguồn tài nguyên, tình hình khai thác, sử dụng, tái tạo tàinguyên và phát triển bền vững

- Nắm được tình hình Dân số - môi trường; Sự ô nhiễm và suy thoái môitrường (hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả)

- Nắm được các biện pháp bảo vệ môi trường

Thái độ - tình cảm:

- Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên

- Có tình cảm yêu quê hương, đất nước, tôn trọng di sản văn hóa

- Có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn

đề môi trường nảy sinh

Trang 7

+ Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồnnước, không khí.

+ Giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động

+ Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phêphán hành vi gây hại cho môi trường

Kĩ năng – hành vi:

- Có kĩ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực với các vấn đềmôi trường nảy sinh

- Có hành động cụ thể bảo vệ môi trường

- Tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường,cộng đồng

Phần Sinh thái học – Sinh học 12 được đưa vào giảng dạy ở học kì 2 gồm 4chương Việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường đều có thể thực hiện ở từngbài học với các mức độ, thời lượng, nội dung và hình thức khác nhau tùy thuộcvào sự gần gũi và mối quan hệ khoa học giữa nội dung chương trình và nội dungkiến thức về Môi trường Trong giới hạn của sáng kiến này, tôi xin được tríchmột phần kế hoạch tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinhhọc 12 nâng cao – phần Sinh thái học:

Bài tích hợp Địa chỉ Nội dung tích hợp tích hợp Dạng

* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường:

- Cải tạo đất, tăng cường chăm sóc cây trồng,phòng trừ sâu bệnh, làm thủy lợi, điều tiếtnguồn nước,…

- Khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên

và khắc phục những biến đổi bất lợi của môitrường

* Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:

- Học sinh xác định được tầm quan trọng củadiễn thế sinh thái trên cơ sở đó biết khai thácnguồn sống đúng lúc đạt hiệu quả cao

Liên hệ

Lồngghép

* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường:

- Mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong hệsinh thái, bảo vệ môi trường

- Bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, xây dựng hệ sinhthái nhân tạo

- Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường thiênnhiên

* Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:

- Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo, giúp khai

LồngghépLiên hệ

Trang 8

đất thác và nâng cao năng suất cây trồng , vật nuôi

trong nông nghiệp

3- Đối với mỗi bài soạn, cần tiến hành nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên, xác định rõ mục tiêu của bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ; xác định trọng tâm bài học; lựa chọn thời điểm, định lượng nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp.

Trước khi soạn giáo án tôi tiến hành nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sáchgiáo viên, xác định rõ mục tiêu của bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ, xác địnhtrọng tâm bài học

Căn cứ vào nội dung bài học, tôi lựa chọn thời điểm, định lượng nội dungtích hợp sao cho phù hợp Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạysinh học không phải là phép cộng các nội dung giáo dục môi trường và nội dungbài học mà phải dựa trên các mối quan hệ chặt chẽ giữa kiến thức bài học vàkiến thức cần tích hợp

Theo tôi lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp là rất quan trọng.Phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ rút ngắn khoảng cách giữa kiến thức và hànhvi; không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức mà phải gây được ảnh hưởngtới hành vi và kĩ năng sống cho các em, là yếu tố quan trọng quyết định hành vihiện tại cũng như sau này của các em

Để đạt được mục tiêu trên, tôi lựa chọn một số phương pháp dạy học pháthuy tính tích cực của học sinh như: giải quyết vấn đề với sự tham gia tích cựccủa học sinh, động não, điều tra/phát hiện, học theo nhóm, đóng vai, trò chơi môphỏng,…

Mỗi phương pháp đều có những thuận lợi và khó khăn cho người dạy vàngười học Tùy theo từng nội dung và trình độ học sinh, tôi chủ động lựa chọnphương pháp giảng dạy phù hợp nhất và có sự phối hợp các phương pháp mộtcách linh hoạt

4- Vận dụng vào thực tế giảng dạy trên lớp

5- Kiểm tra đánh giá kiến thức chương trình và kiến thức được tích hợp đề điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp.

Tôi nhận thấy rằng: Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu trongquá trình dạy học Thông qua đánh giá, tôi xác định được hiệu quả của quá trìnhdạy học, chất lượng học sinh học tập, dựa vào những thông tin đó để địnhhướng, điều chỉnh phương pháp dạy học của mình Đánh giá còn giúp tôi tạođộng lực học tập cho học sinh thông qua điểm, phần thưởng, khen ngợi và cónhững biện pháp khắc phục những điểm yếu và phát huy những mặt mạnh củahọc sinh

Trong quá trình kiểm tra, tôi thường sử dụng hình thức đánh giá chính thứcnhư bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết hoặc kiểm tra học kì dưới dạng câu hỏi kháchquan nhiều lựa chọn (là dạng câu hỏi mà Bộ giáo dục sử dụng khi ra đề thi tốtnghiệp và đại học đối với môn Sinh học)

Trang 9

Khi soạn đề, tôi dựa vào mức độ tích hợp dạy học giáo dục môi trường màcác câu hỏi về giáo dục môi trường chiếm số lượng nhiều hay ít trong toàn bộ đềkiểm tra Bổ sung thêm vào ma trận đề kiểm tra 1 tiết, học kì nội dung về giáodục môi trường trong cột các nội dung

Sau đây là một số giáo án mà tôi đã vận dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy một số bài phần sinh thái học – Sinh học 12 nâng cao:

Giáo án 1: Tiết 61 – Bài 58: Diễn thế sinh thái

1 Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải:

a Kiến thức

- Giải thích được khái niệm về diễn thế sinh thái

- Chỉ ra được các nguyên nhân gây diễn thế và các kiểu diễn thế trong tựnhiên

- Phân biệt được diễn thế nguyên sinh với diễn thế thứ sinh Lấy được ví dụminh họa

- Chứng minh được ý nghĩa to lớn của các quy luật diễn thế sinh thái trongviệc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp và khaithác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khắc phục những biến đổibất lợi của môi trường

2 Kĩ năng:

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảmnhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nội dung bài: diễn thế sinh thái(diễn thế nguyên sinh, thứ sinh); xác định nguyên nhân của diễn thế sinh thái vàtầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái

- Tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường,cộng đồng

3 Thái độ: * Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường:

- Cải tạo đất, tăng cường chăm sóc cây trồng, phòng trừ sâu bệnh, làm thủylợi, điều tiết nguồn nước,…

- Khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và khắc phục những biếnđổi bất lợi của môi trường

* Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:

- HS xác định được tầm quan trọng của diễn thế sinh thái trên cơ sở đó biếtkhai thác nguồn sống đúng lúc đạt hiệu quả cao

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài sinh vật trong tựnhiên

2 Phương tiện dạy học:

- Tranh phóng to các hình 58.1; 58.2 SGK; 58 SGV ; Máy tính, máy chiếu

- Phiếu học tập: Phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh

Thời gian: 10 phútĐiểm phân biệt Diễn thế nguyên sinh Diễn thế thứ sinh

Trang 10

Giai đoạn khởi đầu

Xu hướng

Kết quả

Đáp án phiếu học tập: Phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh

Thời gian: 10 phútĐiểm phân biệt Diễn thế nguyên sinh Diễn thế thứ sinh

Giai đoạn khởi

Xu hướng Gồm các quần xã sinh vật

biến đổi tuần tự, thay thếlẫn nhau

Gồm các quần xã sinh vậtbiến đổi tuần tự, thay thế lẫnnhau

Kết quả Hình thành quần xã ổn định Hình thành quần xã ổn định

khác hoặc quần xã suythoái

3 Phương pháp dạy học:

Vấn đáp tìm tòi, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề

4 Tiến trình bài giảng:

a Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là hiện tượng khống chế sinh học? Hiện tượng này có ý nghĩa vàứng dụng như thế nào trong chăn nuôi, trồng trọt?

b Ti n trình b i m iến trình bài mới ài mới ới

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm diễn

thế sinh thái

- GV: cho học sinh quan sát quá trình

diễn thế của hồ nước do quá trình lắng

đọng, qua các giai đoạn đáy hồ nông

dần ( hình 58.2 SGK) Sau đó GV chiếu

trên màn hình đặc điểm chính của hệ

động, thực vật, đặc điểm môi trường

- Chia nhóm HS, yêu cầu HS thảo luận

và sắp xếp sao cho phù hợp với mỗi

Quần A2.Cỏ, nến, lau, B2.Nước

I Khái niệm diễn thế sinh thái

1 Ví dụ: Quá trình diễn thế của hồnước do quá trình lắng đọng, quacác giai đoạn đáy hồ nông dần ( hình 58.2 SGK)

Ngày đăng: 17/07/2014, 16:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w