“Phân tích cấu trúc tâm lý hoạt động dạy và đề xuất một số điều kiện tâm lý xã hội nâng cao chất lượng hoạt động dạy ở các Nhà trường quân đội hiện nay” Trong khi tiến hành hoạt động dạy, người giáo viên còn thực hiện vai trò là người tổ chức, điều khiển hoạt động học của người học, giúp họ lĩnh hội nội dung dạy học, tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường. Nghiên cứu, phân tích cấu trúc tâm lý hoạt động dạy cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng các điều kiện tâm lý xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy, phát triển nhân cách người giáo viên.
Trang 1MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển đất nước, Đảng ta luôn luôn coi trọng và đề cao vai trò của giáo dục và đào tạo: "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển Đó là sự khẳng định vai trò to lớn của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước và cũng là khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đến phát triển giáo dục - đào tạo
Giáo dục và đào tạo muốn đáp ứng được yêu cầu khách quan đó cần phải đổi mới căn bản và toàn diện theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" Quán triệt chủ trương và những Nghị quyết của Đảng, ngành Giáo dục đã đề ra những phương hướng cả trên tầm vĩ mô và vi mô để đưa nền giáo dục tiệm cận với mục tiêu đề
ra Trong đó, vấn đề nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy của người thầy
và hoạt động học của người học được coi là giữ vai trò then chốt và quyết định nâng cao chất lượng giáo - dục đào tạo Hoạt động dạy của giáo viên có chức năng trực tiếp truyền thụ các kiến thức, kĩ xảo, kĩ năng và những phẩm chất chuyên môn, nghiệp vụ cho người học Trong khi tiến hành hoạt động dạy, người giáo viên còn thực hiện vai trò là người tổ chức, điều khiển hoạt động học của người học, giúp họ lĩnh hội nội dung dạy học, tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường Nghiên cứu, phân tích cấu trúc tâm lý hoạt động dạy cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng các điều kiện tâm lý- xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy, phát triển nhân
cách người giáo viên Vì vậy, tôi chọn vấn đề: “Phân tích cấu trúc tâm lý hoạt động dạy và đề xuất một số điều kiện tâm lý- xã hội nâng cao chất lượng hoạt động dạy ở các Nhà trường quân đội hiện nay” làm chủ đề thu hoạch của mình
Trang 2Hành động
Sản phẩm
Hoạt động
Phương tiện Thao tác
Mục đích Động cơ
NỘI DUNG
1. Cấu trúc tâm lý hoạt động dạy
Hoạt động dạy là hoạt động tác động qua lại giữa người dạy và người học, dưới sự tổ chức điều khiển và kiểm tra của người dạy, nhằm giúp người học lĩnh hội nền văn hóa xã hội lịch sử, các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp cần thiết tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành các phẩm chất nhân cách cần thiết.
Cấu trúc tâm lý của hoạt động dạy là cơ cấu các thành phần bên trong và mối liên hệ, quan hệ thứ bậc giữa chúng Cấu trúc và nội dung hoạt động dạy quan
hệ qua lại, gắn bó chặt chẽ với nhau Hoạt động dạy của giảng viên không chỉ đặc thù về nội dung mà còn đặc thù về cấu trúc, các mối quan hệ lẫn nhau giữa các quá trình nhận thức, cảm xúc, ý chí, các quá trình động cơ, kinh nghiệm sống của nhân cách người giảng viên Cấu trúc tâm lý của hoạt động dạy của giảng viên gồm các thành phần sau:
Phía chủ thể Phía khách thể
(Sơ đồ cấu trúc tâm lý của hoạt động dạy)
1.1 Động cơ của hoạt động dạy
Trang 3Động cơ của hoạt động dạy là các động lực thúc đẩy tính tích cực của giảng viên nhằm đạt được mục đích đã đề ra, thoả mãn các nhu cầu của bản thân Hoạt động dạy của người giảng viên nhà trường quân đội là một hoạt động phức tạp, được thúc đẩy bời nhiều động cơ khác nhau, tạo nên hệ động cơ thúc đẩy hoạt động dạy Những nghiên cứu tâm lý sư phạm ở các nhà trường quân đội trên nhiều khía cạnh khác nhau đã chỉ ra cấu trúc hệ thống động cơ của hoạt động dạy gồm các động cơ như sau:
* Động cơ chính trị - xã hội: hiểu rõ chức trách, nhiệm vụ của người giảng
viên, tận tuỵ với công việc được giao, hứng thú với việc dạy học, mong muốn cho học viên nắm vững nội dung học… Đây là động cơ giữ vị trí chủ đạo, thể hiện trách nhiệm chính trị cao cả của người thầy vì sự nghiệp giáo dục - đào tạo con người, đào tạo rèn luyện các sĩ quan tương lai của quân đội, tham gia xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại như Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X đã chỉ ra, qua đó góp phần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Động cơ này có ý nghĩa to lớn chi phối các động cơ khác, là sự thể hiện bản lĩnh chính trị, sự trưởng thành vững vàng về nghề nghiệp sư phạm của người thầy Người giảng viên nhà trường quân đội nếu không có đầy đủ những khía cạnh thúc đẩy này, chắc chắn trong hoạt động sư phạm nói chung, trong hoạt động dạy nói riêng sẽ có những chập chững và khó tránh khỏi những sai lầm, khuyết điểm
* Động cơ nghề nghiệp: Đó là lực thúc đẩy người thầy thực hiện tốt nhất
hoạt động dạy của mình xuất phát từ những đòi hỏi về nghề nghiệp của chính mình, nghề sư phạm Động cơ nghề nghiệp thể hiện:
-Yêu mến nghề sư phạm, nghề dạy người, say sưa với sự nghiệp giáo dục con người
Trang 4- Ý nguyện muốn trở thành người thầy giỏi, muốn truyền thụ hết mọi tri thức cho người học Muốn đào tạo được nhiều thế hệ trò giỏi, vững vàng nối tiếp
sự nghiệp cách mạng do cha anh để lại, vững vàng xây dựng quân đội, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện lịch sử mới
Động cơ này thôi thúc người thầy, kích thích lương tâm và trách nhiệm của người thầy Vì vậy, người thầy phải vươn lên khắc phục mọi khó khăn, giảng giải mọi điều cần thiết cho người học bằng chính sự từng trải của mình, sự rung động của trái tim người thầy, hướng dẫn trò hành động trong cuộc sống
* Động cơ nhận thức: là cái thúc đẩy người dạy thực hiện tốt trách nhiệm
của mình liên quan đến nhận thức rõ nội dung cần giảng dạy, trang bị kiến thức đầy đủ rõ ràng cho người học, thể hiện ở:
- Ham hiểu biết, phát hiện, tìm tòi, không bằng lòng với kiến thức cũ của mình Có thể những hiểu biết của mình ở ngày hôm qua, đến hôm nay không còn đáp ứng Cần phải phát hiện tìm tòi những hiểu biết mới, cắt nghĩa chính xác các nguyên nhân gây ra các hiện tượng nào đó của cuộc sống Ở đây bao gồm cả thái
độ phê phán những cái đã có, mong muốn tiếp tục phát hiện hoàn thiện chân lý đã
có Chính những khía cạnh này đã thôi thúc người thầy đi tìm tài liệu, sách tham khảo, tra cứu, trích dẫn và điều này đã tạo ở người học sự hấp dẫn về mặt trí tuệ đối với người thầy
- Muốn biết sâu, hiểu rộng, muốn chứng tỏ trình độ tri thức của mình trước người học cũng là một biểu hiện của động cơ nhận thức Là người thầy, không thể cần giảng đến đâu thì biết đến đó mà phải đi xa hơn, tích cực tìm kiếm bao quát trong mình nhiều tri thức để khi giảng dạy điều gì, chính mình đã có sự vững tin, nói và diễn đạt vấn đề theo cách của riêng mình, dễ hiểu nhưng lại chuẩn xác về khoa học
- Một khía cạnh khác của động cơ nhận thức là khát vọng muốn thay đổi nhận thức cũ, lạc hậu của người học, muốn tạo ra ở người học hứng thú nhận thức
Trang 5với môn học, bài học mà mình giảng dạy Chính vì điều này mà trước buổi giảng bài, thay vì sự nghỉ ngơi là điều cần thiết, người thầy tự nhiên bị thu hút vào bài giảng sắp thực hiện, gia công tìm kiếm, thử nghiệm các phương pháp, cách thức dạy sao cho rõ hơn, hiệu quả hơn, đưa ra các dẫn chứng minh hoạ thực tiễn, những bài học sâu sắc nhằm kích thích hứng thú học tập của người học
* Động cơ cá nhân: Đó là thôi thúc mang tính chất cá nhân, không trái với
lợi ích tập thể, có thể được chấp nhận như vì uy tín đồng nghiệp, vì uy tín của người học và của người khác; vì sự tiến bộ và trưởng thành của bản thân; vì được
đề bạt, bổ nhiệm, thăng quân hàm; vì khen thưởng cho một danh hiệu nào đó…
Tất cả các động cơ trên có quan hệ tác động lẫn nhau, tạo thành hệ thống động cơ, trong đó động cơ chính trị - xã hội chiếm vị trí chủ đạo, có tác dụng chi phối các động cơ khác
Trong thực tiễn dạy học, để hoạt động dạy đạt được hiệu quả, người giảng viên phải có động cơ hoạt động dạy đúng, mạnh, thể hiện ở xu hướng nghề nghiệp
sư phạm quân sự vững vàng,, tính mục đích, tính phương hướng vững chắc đối với hoạt động sư phạm quân sự; tình yêu đối với học viên; hiểu sâu sắc ý nghĩa cao cả của nghề nghiệp quân sự, sư phạm quân sự; hứng thú dạy học cao và tình cảm hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp đào tạo sĩ quan quân đội Có khí chất và các nét tính cách phù hợp với hoạt động sư phạm quân sự như rộng lượng, yêu quý, tôn trọng học viên, công bằng, chính trực, nhạy cảm, tế nhị sư phạm, quyết đoán, khéo léo sư phạm Người thầy phải là một nhân cách mẫu mực Người thầy luôn yêu cầu cao với bản thân, có ý thức tự hoàn thiện nhân cách, luôn trau dồi tri thức văn hoá, khoa học, kỹ thuật, đời sống quân sự; liên tục trau dồi các tri thức về khoa học chuyên ngành, các thông tin về chính trị, quân sự; có văn hoá giao tiếp
và sự mẫu mực, mô phạm trong hành vi; luôn nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, kỷ luật quân sự để người học bắt chước, noi theo
Trang 61 2 Mục đích của hoạt động dạy
Mục đích chung của hoạt động dạy là đào tạo con người theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường Các mục đích cụ thể của hoạt động dạy, thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Trang bị kiến thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp theo phạm vi môn học, bài học cho các học viên Điều đó cũng có nghĩa rằng sau bài giảng của thầy, trò phải được trang bị những kiến thức mới, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp mới Một bài giảng mà người học có nhận xét không có gì mới là điều không cho phép đối với người thầy
- Phát triển trí tuệ cho người học, cung cấp cho người học chìa khoá để tiếp tục khám phá tri thức Điều này đòi hỏi người dạy không chỉ quan tâm tới việc tăng
số lượng tri thức cần nắm vững ở người học, hoặc lầm lẫn dẫn đến chỗ chỉ lo cho việc nhồi nhét kiến thức mà quan trọng là cùng với các tri thức được trang bị, người học lĩnh hội được phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề Nếu gặp tình huống, hoàn cảnh tương tự có thể dễ dàng chủ động xử lý một cách độc lập, có hiệu quả
- Tham gia hoàn thiện, phát triển nhân cách người học Tức là, cùng với việc “dạy chữ”, người thầy phải biết “dạy người”, tích cực tác động vào quá trình hoàn thiện phát triển nhân cách người học theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng cho nghề nghiệp quân sự tương lai của họ sau khi ra trường
Hoạt động dạy của người thầy được xem là có hiệu quả khi hoạt động đó tạo nên (hình thành) ở các học viên hoạt động khác diễn ra song song với nó – hoạt động học Sẽ không thể nói rằng thầy dạy có hiệu quả nếu cả trong và sau bài giảng đó, thầy không kích thích được người học, không tạo được ở người học hoạt động học, người học không có nhu cầu học Điều này liên quan đến sự hiểu biết sâu sắc của người thầy về những gì sẽ diễn ra ở người học, trong hoạt động học; liên quan đến trình độ và phương pháp sư phạm của người thầy
Trang 7Để có mục đích hoạt động dạy đúng, người giảng viên phải hiểu rõ mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường cũng như trách nhiệm sư phạm cụ thể của bản thân Sự hiểu biết sâu về tình hình thực tiễn chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước, của quân đội, các đòi hỏi riêng về các lĩnh ngành nghề quân sự khác nhau
mà mình tham gia đào tạo có ý nghĩa to lớn giúp cho người thầy thực hiện tốt các nhiệm vụ sư phạm được đảm nhiệm.thầy phải có trình độ chuyên môn vững, sâu
Có tri thức rộng về lĩnh vực khoa học mà mình giảng dạy Trong điều kiện hiện nay, muốn dạy có hiệu quả, chiếm được uy tín cao trước người học, người thầy phải có hiểu biết sâu không chỉ nội dung khoa học mình giảng dạy mà phải cả các tri thức khoa học liên ngành
1.3 Phương thức của hoạt động dạy
Để dạy học có kết quả, tất yếu người thầy cần có những phương thức nhất định bảo đảm cho hoạt động dạy đạt hiệu quả Phụ thuộc vào mục đích của dạy học mà người giảng viên lựa chọn các phương thức dạy học phù hợp Với các mục đích dạy học xa, cần chọn lựa các phương thức dạy học có tính chất chung, có thể
áp dụng cho nhiều dạng hoạt động dạy khác nhau Đối với mục đích dạy học gần, cần chọn lựa các phương thức dạy học mang tính chất tình huống Yêu cầu đề ra
là các phương thức mà người thầy chọn sử dụng trong hoạt động dạy phải đảm bảo được việc truyền thụ tri thức, hình thành các kĩ xảo, kĩ năng cần thiết cho người học Có thể kể đến các phương thức của hoạt động dạy sau:
- Về tài liệu học tập: có đủ tài liệu tham khảo, giáo trình, giáo khoa phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu của người thầy, phục vụ cho việc học của người học
- Có đủ cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học ở mức độ tối thiểu cho phép người thầy thực hiện các thao tác sư phạm cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả dạy.đáp ứng theo đòi hỏi của môn học, bài học và phương pháp dạy học của thầy
Cụ thể:
Trang 8+ Phương pháp dạy của thầy phải phù hợp với bậc học và môn học chuyên ngành
+ Về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học bao gồm: trường, lớp thuận lợi; có các giáo cụ trực quan cần thiết đòi hỏi của môn học, bài học nha mô hình, sơ đồ, các biểu bảng…, có các máy móc hỗ trợ cho các thao tác sư phạm của thầy: máy đèn chiếu, máy chiếu hình, sơ đồ, video, máy vi tính… Cùng với điều này là sự thiết kế hợp lý phòng học với việc sắp xếp khoa học vị trí của các máy móc cần sử dụng Ở đây cần phải chú ý cả đến những chi tiết như vị trí các ổ cắm, dây nối, công tắc, thiết bị tăng âm bỏ túi…
- Các điều kiện đối với người học với tư cách là chủ thể của hoạt động học Người học phải có đủ tiêu chuẩn nhất định đối với bậc học đại học ngành học Người học phải say sưa, tích cực với việc học, có động cơ học tập đúng đắn Bởi
vì không thể có một hoạt động dạy nào coi là hiệu quả một khi người học không chịu học hoặc chỉ học bài của thầy một cách đối phó, không có động cơ đúng đắn trong học tập
- Điều kiện về thời gian cho môn học Điều này cũng có nghĩa là không thể tuỳ tiện, thiếu cơ sở khoa học trong việc ấn định thời gian cho các buổi lên lớp
- Về phương tiện, phương pháp dạy: Muốn dạy học có kết quả thì thầy phải
có phương pháp dạy hợp lý, tối ưu Phương pháp dạy của các nhà trường quân đội phải được đổi mới theo đòi hỏi của dạy học đại học hiện đại, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, sát với đòi hỏi của chiến đấu, của xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại
Để các điều kiện, phương tiện, phương pháp của hoạt động dạy phát huy được hiệu quả đòi hỏi người giảng viên phải có kĩ xảo, kĩ năng sư phạm tốt, có tay nghề sư phạm phát triển cao thể hiện ở năng lực tổ chức hoạt động sư phạm; có kĩ năng trình bày các tư tưởng, quan điểm, tri thức của mình; hiểu và nắm vững tâm
Trang 9lý học viên; nêu gương mẫu mực về phong cách, hành vi người sĩ quan trước người học và nhằm đạt tới hiệu quả sư phạm cao nhất
2 Một số điều kiện tâm lý – xã hội nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy ở các nhà trường quân đội hiện nay.
2.1 Điều kiện thuộc về người thầy.
Điều 14 Luật giáo dục đã chỉ rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục” Nhìn vào mức độ trưởng thành và trình độ tri thức của đội ngũ người thầy có thể sơ bộ đánh giá trình độ GD - ĐT của một nhà trường Do vậy, tất yếu phải có những đòi hỏi cao đối với người thầy và được thể hiện trên các khia cạnh sau đây:
- Thầy phải có trình độ chuyên môn vững, sâu Có tri thức rộng về lĩnh vực khoa học mà mình giảng dạy Trong điều kiện hiện nay, muốn dạy có hiệu quả, chiếm được uy tín cao trước người học, người thầy phải có hiểu biết sâu không chỉ nội dung khoa học mình giảng dạy mà phải cả các tri thức khoa học liên ngành
Thầy phải hiểu rõ mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường cũng như trách nhiệm sư phạm cụ thể của bản thân Sự hiểu biết sâu về tình hình thực tiễn chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, của quân đội, các đòi hỏi riêng về các lĩnh vực ngành nghề quân sự khác nhau mà mình tham gia đào tạo có ý nghĩa to lớn giúp cho người thầy thực hiện tốt các nhiệm vụ sư phạm được đảm nhiệm
- Thầy phải có xu hướng nghề nghiệp sư phạm đúng đắn, rõ ràng; tình cảm thiêt tha với nghề dạy người, giáo dục con người
- Thầy phải có kỹ xảo, kỹ năng sư phạm tốt
- Người thầy phải là một nhân cách mẫu mực, xứng đáng là tấm gương để người học bắt chước, noi theo, làm theo một cách tự giác
Trang 102.2 Điều kiện về tài liệu, giáo khoa, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học, phương pháp dạy học.
- Có đủ hệ thống tài liệu tham khảo, giáo trình, giáo khoa …phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu của người thầy, phục vụ cho việc học của người học
- Có đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học ở mức độ tối thiểu cho phép người thầy thực hiện các thao tác sư phạm cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả dạy; nhất là các phương tiện hiện đại
- Phương pháp dạy của thầy phải phù hợp với đối tượng dạy học cụ thể; phù hợp cấp học, bậc học và môn học chuyên ngành
2.3 Điều kiện về người học.
Hoạt động học có tốt thì hoạt động dạy mới được xem là có hiệu quả Bởi thế, cần phải có những điều kiện nhất định đối với người học – với tư cách là chủ thể tích cực của hoạt động học
- Người học phải đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn nhất định phù hợp với cấp học, bậc đại học, ngành học
- Người học phải có sự say sưa, thích thú, tích cực với việc học, có động cơ học tập đúng đắn
2.4 Điều kiện về môi trường xã hội và môi trường sư phạm của nhà trường
- Đảng, nhà nước, quân đội cần có những chế độ, chính sách đãi ngộ cụ thể, quan tâm hơn nữa đến đội ngũ những người thầy nói chung, người thầy trong các nhà trường quân đội nói riêng, tạo điều kiện về tinh thần và đặc biệt là cuộc sống vật chất bảo đảm cho thầy toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp trồng người, đào tạo
ra nhiều thế hệ sĩ quan giỏi, nhân tài cho đất nước