1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn Lịch sử môn Tâm lý học

14 1,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 84 KB

Nội dung

“Cấu trúc chung của hoạt động theo quan điểm của A.N. Leonchiev ý nghĩa lý luận và thực tiễn” Muốn nghiên cứu tâm lý phải phân tích cấu trúc hoạt động của con người Lêonchiev cho rằng: “Phát kiến ra tính chất chung của cấu trúc của hoạt động bên ngoài và hoạt động bên trong, theo tôi, là một trong những phát kiến quan trọng nhất của khoa học tâm lý hiện đại”. Từ phát kiến này ông đã đưa ra cấu trúc tâm lý vĩ mô của hoạt động, bao gồm sự tương tác của 6 thành tố trong một hoạt động cụ thể. Đây được coi là một trong những phát hiện quan trọng nhất của khoa học tâm lý hiện đại, là căn cứ khoa học để các nhà tâm lý học Mác xít nghiên cứu tâm lý người một cách khách quan thông qua hoạt động của họ. Nghiên cứu, tiếp cận cấu trúc chung của hoạt động theo quan điểm của nhà tâm lý học A.N. Leonchiev là cơ sở khoa học cho phân tích tâm lý quân nhân, tập thể quân nhân, hiểu rõ tâm lý của cán bộ, chiến sĩ để tiến hành giáo dục, huấn luyện, lãnh đạo tổ chức các hoạt động quân sự đạt hiệu quả cao.

Trang 1

dựa trên một hệ thống phạm trù đã được nhiều thế hệ các nhà tâm lý học xây nên, trong đó các phạm trù cơ bản gồm: phạm trù phản ánh (phản ánh tâm lý); phạm trù hoạt động, phạm trù nhân cách và phạm trù giao tiếp Bốn phạm trù này là những khái niệm tâm lý học lớn nhất, có khả năng bao quát các phạm trù, khái niệm tâm lý khác và đóng vai trò chủ đạo trong giải quyết các vấn đề chính của tâm lý học Trong đó, hoạt động là phạm trù cơ bản của triết học Mác được các nhà tâm lý học Liên xô nghiên cứu vận dụng vào trong tâm

lý học và trở thành phạm trù cơ bản, trung tâm của tâm lý học Mác- xít

Muốn nghiên cứu tâm lý phải phân tích cấu trúc hoạt động của con

người Lêonchiev cho rằng: “Phát kiến ra tính chất chung của cấu trúc của hoạt động bên ngoài và hoạt động bên trong, theo tôi, là một trong những phát kiến quan trọng nhất của khoa học tâm lý hiện đại” Từ phát kiến này

ông đã đưa ra cấu trúc tâm lý vĩ mô của hoạt động, bao gồm sự tương tác của 6 thành tố trong một hoạt động cụ thể Đây được coi là một trong những phát hiện quan trọng nhất của khoa học tâm lý hiện đại, là căn cứ khoa học để các nhà tâm lý học Mác xít nghiên cứu tâm lý người một cách khách quan thông qua hoạt động của họ Nghiên cứu, tiếp cận cấu trúc chung của hoạt động theo quan điểm của nhà tâm lý học A.N Leonchiev là cơ sở khoa học cho phân tích tâm lý quân nhân, tập thể quân nhân, hiểu rõ tâm lý của cán bộ, chiến sĩ để tiến hành giáo dục, huấn luyện, lãnh đạo tổ chức các hoạt động quân sự đạt hiệu quả cao

Như vây, việc nghiên cứu, vận dụng cấu trúc hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận và thực tiễn trong sự phát triển tâm lý học

Với lý do trên, tác giả chọn chủ đề “Cấu trúc chung của hoạt động theo quan điểm của A.N Leonchiev - ý nghĩa lý luận và thực tiễn ” làm chủ

đề thu hoạch

Trang 2

NỘI DUNG

I Cấu trúc chung của hoạt động theo quan điểm A.N.Leonchiev

1 Tiểu sử A.N.Leonchiev

A N.Leonchev sinh ngày 5/2/1903 tại Matxcơva và mất ngày 21/1/1979 Ông là nhà tâm lý học Xô Viết, Tiến sỹ tâm lý học, Giáo sư, Viện

sĩ Viện hàn lâm khoa học giáo dục Liên Xô, Tốt nghiệp ban khoa học xã hội MGU (1924), làm việc tại Viện Tâm lý học và Học Viện Giáo dục cộng sản chủ nghĩa Ông là một trong những cộng sự thân cận nhất của L.X Vưgotxki

Từ năm 1931-1935 ông làm việc ở Khác-côv (Nước cộng hoà Ucraina), lãnh đạo nhóm các nhà nghiên cứu trẻ nghiên cứu vấn đề hoạt động trong tâm lý học Trong thời gian chiến tranh vệ quốc (từ năm 1942-1945), ông tham gia

tổ chức và lãnh đạo công tác khoa học tại Bệnh viện thực nghiệm phục hồi sức khoẻ cho các chiến sỹ Hồng quân bị thương tật ở thành phố Sverlôvsk

Từ năm 1945 - 1950, ông làm trưởng ban tâm lý học trẻ em, thuộc Viện tâm lý học, Viện hàn lâm khoa học giáo dục Liên bang Nga

Từ năm 1945 ông làm Chủ nhiệm bộ môn tâm lý, từ năm 1963 Trưởng ban tâm lý học thuộc Khoa triết học và từ năm 1988 Trưởng khoa và Chủ nhiệm bộ môn tâm lý học đại cương thuộc MGU

Nghiên cứu lớn đầu tiên của A.N Leonchev, công trình “Phát triển trí nhớ” (M.1931), được hình thành trong khuôn khổ Thuyết lịch sử - văn hoá các chức năng tâm lý cấp cao của L.X Vưgôtxki

Các công trình lý thuyết và thực nghiệm của A.N.Leonchev chủ yếu về các vấn đề phát triển tâm lý: sự xuất hiện của tâm lý, tiến hoá về mặt sinh học,

sự phát triển xã hội - lịch sử của tâm lý người, hình thành các quá trình tâm lý trong sự phát triển cá thể, phân tích các hệ thống chức năng của não tạo thành

cơ sở sinh lý của năng lực đặc biệt của con người

Trang 3

Năm 1959, A.N.Leonchev xuất bản cuốn “Những vấn đề phát triển tâm lý”, trong đó trình bày một phần các dữ kiện khoa học do tác giả và cộng sự tích luỹ được sau nhiều năm nghiên cứu, thực nghiệm trên phạm vi rộng lớn của đời sống con người như: tâm lý học, văn hoá học, giáo dục học, sinh lý học v.v… Năm 1963, cuốn sách được giải thưởng Lênin (một giải thưởng khoa học cao nhất của Liên Xô) Sự ra đời của tác phẩm có ý nghĩa quyết định cho việc xây dựng lý thuyết tâm lý học đại cương về hoạt động

Nghiên cứu của ông còn nổi tiếng trong lĩnh vực tâm lý học kỹ sư Những năm cuối đời ông đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận và phương pháp luận cơ bản của tâm lý học

Năm 1975, tác phẩm “Hoạt động - Ý thức - Nhân cách” được A.N.Leonchev cho xuất bản, mà theo tác giả, “điều chủ yếu trong cuốn sách này là thử suy nghĩ một cách tâm lý học về các phạm trù quan trọng hơn cả đối với việc xây dựng một hệ thống thuần nhất của tâm lý học, như là một khoa học cụ thể về sự nảy sinh, sự vận hành và việc kết cấu nên sự phản ánh tâm lý về hiện thực, như là phương tiện trung giới cho cuộc sống của các cá nhân Đó là phạm trù hoạt động có đối tượng, phạm trù ý thức của con người

và phạm trù nhân cách” Có thể coi tác phẩm này là bản tổng kết sự nghiệp nghiên cứu và cống hiến lớn lao cho khoa học tâm lý của A.N.Leonchev Các công trình cơ bản của A.N.Leonchev: Sự phát triển trí nhớ - 1931; Những vấn đề phát triển tâm lý - 1959, 1965, 1972, Nhu cầu động cơ và xúc cảm 1972; Những vấn đề hoạt động trong tâm lý học, Hoạt động và ý thức -1972; Hoạt động và nhân cách - 1974, Hoạt động, Ý thức, Nhân cách - 1975; Tuyển tập tác phẩm tâm lý học - 1983 (2 tập)

Uy tín khoa học của A.N.Leonchev rất lớn Ông là nhà tâm lý học lỗi lạc thế giới Là Phó chủ tịch Hội tâm lý học khoa học thế giới, Chủ tịch hội

Trang 4

tâm lý học Liên Xô, Tiến sỹ danh dự Đại học Tổng hợp Paris, Viện sỹ danh

dự Viện hàn lâm khoa học Hunggari

Có thể nói, việc phát hiện ra và mô tả cấu trúc chung của hoạt động là đóng góp to lớn của A.N.Leonchev cho tâm lý học hoạt động

2 Cấu trúc chung của hoạt động theo quan điểm A.N.Leonchiev

Có thể phân tích cấu trúc hoạt động theo nhiều cách: theo trục hoạt động động cơ, hành động mục đích, thao tác phương tiện trong mối quan hệ với hoạt động hành động thao tác, vế thứ nhất thuộc về đối tượng, vế thứ hai

là chủ thể v.v… Dù phân tích theo kiểu nào cũng phải thường xuyên ghi nhớ: hoạt động là đơn vị phân tử, chứ không phải là đơn vị hợp thành Vì vậy, cấu trúc của hoạt động không phải là sự kết hợp của các bộ phận tạo thành một khối chỉnh thể mà là cấu trúc chức năng và chuyển hoá chức năng của các đơn vị của hoạt động Nói cách khác chức năng và chuyển hoá chức năng là bản chất trong cấu trúc hoạt động, là chìa khoá để giải mã khía cạnh phản ánh tâm lý của hoạt động và của các đơn vị phân tử của nó

Muốn nghiên cứu tâm lý phải bằng cách phân tích cấu trúc hoạt động

của con người, với quan điểm và phương pháp tiếp cận hoạt động, các nhà khoa học đã mở ra cho tâm lý học con đường nghiên cứu một cách khách quan các chức năng tâm lý do hoạt động có đối tượng tạo ra Lêonchiev

cho rằng: “Phát kiến ra tính chất chung của cấu trúc của hoạt động bên ngoài và hoạt động bên trong, theo tôi, là một trong những phát kiến quan trọng nhất của khoa học tâm lý hiện đại” Từ phát kiến này ông đã

đưa ra cấu trúc tâm lý vĩ mô của hoạt động, bao gồm sự tương tác của 6 thành tố trong một hoạt động cụ thể Đây được coi là một trong những phát hiện quan trọng nhất của khoa học tâm lý hiện đại, là căn cứ khoa học để các nhà tâm lý học Mác xít nghiên cứu tâm lý người một cách khách quan thông qua hoạt động của họ

Trang 5

Sơ đồ cấu tạo chung của hoạt động được minh họa như sau:

Cấu trúc tâm lý hoạt động là cấu trúc hệ thống, thứ bậc gồm 2 dãy: dãy đối tượng của hoạt động có động cơ, mục đích, điều kiện Dãy các đơn vị cấu trúc của hoạt động gồm: hoạt động, hành đông,, thao tác

- Thứ nhất, động cơ - là đối tượng mà hoạt động hướng tới hay là đối

tượng của nhu cầu Thực chất, động cơ là những cái được con người phản ánh

và trở thành động lực thúc đẩy bên trong, định hướng hoạt động của con người vào những đối tượng nhất định nhằm thỏa mãn những nhu cầu nào đó Động cơ chỉ nẩy sinh khi con người có nhu cầu Nhưng không phải có nhu cầu là nẩy sinh đông cơ, nhu cầu chỉ chuyển thành động cơ khi thỏa mãn

ba điều kiện đó là: chủ thể ý thức rõ được nhu cầu và rơi vào trạng thái có nhu cầu; gặp đối tượng thỏa mãn (đối tượng phải có); có điều kiện phương tiện để chiếm lĩnh

Như vậy, nhu cầu theo đúng nghĩa tâm lý học (ở cấp độ tâm lý) phải gắn liền với đối tượng của nó Nói cách khác, nhu cầu phải được “vật hoá”,

“đối tượng hóa” vào trong thực thể khách quan, ở bên ngoài chủ thể, hướng dẫn và kích thích chủ thể về phía đó Sự phát triển của nhu cầu là sự phát triển nội dung đổi tượng của nó Về phương diện triết học, ta thấy, bản thân đối

Môi

trường

tự

nhiên

và môi

trường

xã hội

Môi trường tự nhiên

và môi trường

xã hội

Trang 6

tượng của hoạt động hiện ra trước chủ thể như là cái đáp ứng nhu cầu này hay khác của chủ thể Đồng thời, chính đối tượng đó cũng là sự đối tượng hoá nhu cầu của con người

- Thứ hai, mục đích là biểu tượng về kết quả của hành động (cái cần

phải đạt tới Mục đích có thể là của cá nhân hoặc xã hội, mục đích gần hoặc xa ) Mục đích luôn gắn liền với hành động, dự kiến về kết quả hành động Mục đích là hình ảnh tâm lý cụ thể để tạo được hình ảnh tâm lý cuối cùng

Trong một hoạt động có nhiều mục đích, các mục đích này được sắp xếp theo một trật tự nhất định gồm cái chính, cái phụ, nếu đạt tới mục đích trước là điều kiện để đạt mục đích sau Mục đích gắn liền với hành động cụ thể, mục đích quy định tính chất, phương thức của các hành động Mặt khác

sự hình thành mục đích chịu sự quy định của yếu tố chủ quan và khách quan Cho nên muốn đạt mục đích con người phải căn cứ vào khả năng của mình

- Thứ ba, điều kiện thực hiện hoạt động: Trong đó quan trọng nhất là

phương thức đạt được mục đích

Phương thức là cách thức sử dụng để đạt mục đích; điều kiện, phương tiện là công cụ mà con người sử dụng Cho nên, con người phải nắm được phương thức, cách thức sử dụng nó Phương thức ẩn ở trong điều kiện, phương tiện Phương thức là cách thức, thủ thuật tiến hành công việc, quy định thao tác làm việc, trả lời câu hỏi con người làm bằng cách nào, làm như thế nào? Phương thức nằm trong công cụ, phương tiện Để hiểu được phương thức khai thác, sử dụng công cụ con người phải có kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nhất định

- Thứ tư, hoạt động (riêng lẻ, cụ thể) được phân định dựa theo động cơ

thúc đẩy Đó là các quá trình phụ thuộc vào mục đích đã được xây dựng nên bởi ý thức của chủ thể

Trang 7

- Thứ năm, hành động có tính độc lập tương đối và có thể tham gia vào

các hoạt động riêng lẻ khác nhau

- Thứ sáu, thao tác: là những phương thức thực hiện hành động trực tiếp phụ thuộc vào những điều kiện đạt tới của những mục đích cụ thể

Theo A.N Leonchev, khái niệm hoạt động gắn với khái niệm động cơ Mỗi hoạt động cụ thể có một nhu cầu và hướng tới đối tượng của nhu cầu Đối tượng của hoạt động đem đến cho hoạt động một hướng xác định, đó chính là động cơ thực của hoạt động Các hoạt động khác nhau là do đối tượng của chúng khác nhau

Hành động là thành phần cơ bản trong cấu trúc hoạt động, phụ thuộc vào mục đích được chủ thể đề ra một cách có ý thức Nó được thúc đẩy bởi động cơ hoạt động song lại hướng tới mục đích Hành động và hoạt động là hai thành phần cấu trúc thuộc 2 tầng bậc khác nhau Một hành động có khả năng tham gia thực hiện nhiều hoạt động khác nhau và có nhiều động cơ thúc đẩy khác nhau) và ngược lại, động cơ hoạt động cũng có thể hiện thân, được

cụ thể hoá vào nhiều hành động khác nhau

Mục đích xuất hiện do khách quan, trong các điều kiện khách quan do

đó việc ý thức được mục đích phải là quá trình Phương diện tâm lý quan trọng khác của quá trình ra mục đích là cụ thể hoá mục đích và tìm các điều kiện thực hiện Hành động, dưới góc độ của các điều kiện cụ thể của sự thực hiện trở thành phương thức thực hiện Như vậy ngoài mặt tinh thần (tâm lý) biểu hiện ở cái cần đạt tới, hành động còn có mặt thao tác - (đạt tới mục đích bằng cách nào) Phương thức thực hiện hành động gọi là thao tác

Hành động và thao tác có nguồn gốc sinh thành khác nhau, vận động và biến đổi khác nhau Hành động được sinh ra bởi sự trao đổi giữa các hoạt động còn thao tác là kết quả của sự cải biến hành động diễn ra do kết quả của việc di chuyển thao tác sang hành động khác

Trang 8

Động cơ thôi thúc con người đề ra mục đích Còn mục đích lại được hiện thân trong những điều kiện nhất định đòi hỏi việc thực hiện hành động phải hướng tới việc làm đối tượng thoả mãn động cơ, nhu cầu Trong quá trình này, tương ứng với động cơ là hoạt động cụ thể, tương ứng với mục đích là hành động, tương ứng với điều kiện thực hiện hành động là thao tác Như vậy, hoạt động của con người là quá trình có tính kế hoạch, hoạt động đó không phải là số cộng máy móc các hành động, mà là hệ thống các hành động được sắp xếp có trật tự Các cử động, hành động và các thao tác của con người bao giờ cũng nằm trong một chỉnh thể thống nhất tạo thành hoạt động chung Hoạt động của con người là hoạt động có ý thức nên nó khác căn bản với động vật Hoạt động đó bao giờ cũng nhằm đạt được mục đích Vì thế con người đã khéo léo sử dụng các phương tiện, phương thức hành động và liên kết các hành động với nhau Đồng thời mọi hoạt động của con người đều mang tính hệ thống, diễn ra theo thời gian liên tục

Tóm lại, cấu trúc tâm lý hoạt động của A.N.Leonchiev bao gồm sáu thành tố, các thành tố đó luôn có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau Sự phân chia trong cấu trúc tâm lý hoạt động của A.N.Leonchiev không phải là sự chia nhỏ hoạt động thành các yếu tố mà là vạch ra các quan

hệ bên trong đặc trưng của hoạt động – các quan hệ chức năng và sự chuyển hóa giữ các chức năng đó Việc phát hiện cấu trúc chung của hoạt động có ý nghĩa hàng đầu trong việc giải quyết hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn của tâm lý học

Trang 9

II Giá trị lý luận và thực tiễn cấu trúc chung của hoạt động theo quan điểm A.N.Leonchiev

1 Giá trị lý luận cấu trúc chung của hoạt động theo quan điểm A.N.Leonchiev

A.N Lêônchev là người kế tục và phát triển trực tiếp tâm lý học của L.X.Vưgotxki Cống hiến lớn nhất của ông là định hình và phát triển đường lối tiếp cận hoạt động theo quan điểm lịch sử - phát sinh Từ đó, hình thành lý thuyết hoạt động tâm lý Trong hàng loạt vấn đề phức tạp của phạm trù này, đặc biệt là vấn đề cấu trúc tâm lý của hoạt động đã được ông làm sáng tỏ và

đã trở thành cơ sở khoa học cho nhiều ứng dụng lý luận và thực tiễn trong mọi mặt của đời sống xã hội

Có thể nói cống hiến lớn lao của các nhà tâm lý học Xô Viết là xây dựng và kiên trì phương pháp tiếp cận hoạt động trong nghiên cứu các chức năng tâm lý người Tuy nhiên, phương pháp này sẽ trở thành trống rỗng nếu không xác định được cấu trúc của hoạt động với tư cách là công cụ của nhà nghiên cứu Vì thế, thành tựu thực tiễn của A.N.Lêônchev chính là ở chỗ đã xác định và mô hình hoá được cấu trúc chung của một hoạt động bất kỳ trong

hệ thống đa dạng, sinh động của cá nhân Công việc này, được A.N Leonchev thực hiện trong suốt mấy chục năm (1947 - 1975)

Trên cơ sở cách tiếp cận phạm trù hoạt động trong giải quyết những vấn đề của tâm lý học, những mô hình đầu tiên có tính chất phác thảo về cấu trúc của hoạt động đã được ông trình bày trong tiểu luận “Khái niệm

về sự phát triển tâm lý” năm 1947 Mô hình này được làm rõ hơn trong tác phẩm nổi tiếng “Những vấn đề phát triển tâm lý” năm 1959 và được hoàn thiện trong tổng kết năm 1975 với tác phẩm “Hoạt động- ý thức-nhân cách”

Trang 10

Một trong những đóng góp có giá trị lý luận cũng như thực tiễn đặc biệt lớn của A.N.Leonchiev là xác định cấu trúc hoạt động, trong đó ông khẳng định, giữa hoạt động và hành động có mối quan hệ đặc biệt, chuyển hoá cho nhau Động cơ có thể chuyển thành mục đích, do đó, hoạt động chuyển thành hành động Ngược lại, mục đích có thể phát triển thành động cơ, khi đó hành động là hoạt động Sự chuyển hoá này là yếu tố cực

kỳ quan trọng Chỉ có bằng con đường chuyển hoá này, mới làm nảy sinh hoạt động mới, từ đó làm xuất hiện hoạt động chủ đạo

“Cơ chế” tâm lý của sự chuyển hoá này chính là sự hình thành động cơ mới trên cơ sở mục đích của hành động đã có

Chính trên cơ sở phân tích cấu trúc hoạt động đó, nhà tâm lý mới có cơ

sở hiểu rõ hoạt động nói chung, sự chuyển hóa chức năng của các thành tố trong từng hoạt động cụ thể từ đó có biện pháp, cơ chế tâm lý tác động nâng cao hiệu quả hoạt động

2.2 Giá trị thực tiễn cấu trúc chung của hoạt động theo quan điểm

A.N.Leonchiev

Việc phát hiện cấu trúc chung của hoạt động có ý nghĩa hàng đầu trong việc giải quyết hàng loạt vấn đề thực tiễn của tâm lý học Chẳng hạn, trong lĩnh vực dạy học, trước hết là vấn đề hình thành hoạt động học tập cho người học Để làm được việc này đầu tiên và quan trọng nhất là phải hình thành được hành động học tập Muốn vậy, người giảng viên, học viên phải xác định

rõ ràng, đầy đủ, sâu sắc và triệt để mục đích của hành động và các thao tác (phương tiện) triển khai tới mục đích đó Trên cơ sở hành động được hình thành, người học tiếp tục luyện tập, "kỹ thuật hoá", để biến nó thành phương tiện hành động học tập tiếp theo

Ngày đăng: 20/05/2018, 00:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w