1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thu hoạch môn Tâm lý học Nhân cách

22 814 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 146,5 KB

Nội dung

“Một số phương pháp trắc nghiệm nhân cách bằng câu hỏi” Tâm lí học nhân cách là một chuyên ngành tâm lí học được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và cũng là chuyên ngành đặc biệt phát triển trong giai đoạn hiện nay. Người ta ngày càng quan tâm đến vấn đề nhân cách chính là do những mục đích chính trị và kinh tế rõ rệt. Ở lĩnh vực chuyên ngành này hiện có khá nhiều quan điểm khác nhau trong nghiên cứu, bởi nó đụng chạm đến những quan điểm chính trị của xã hội. Vì vậy những lí thuyết để xây dựng lên sẽ mang tính chất duy tâm hay duy vật là tuỳ thuộc vào sự định hướng ý thức hệ một cách có ý thức hay vô ý thức ở các tác giả của chúng.

Trang 1

MỞ ĐẦUTâm lí học nhân cách là một chuyên ngành tâm lí học được rất nhiều nhànghiên cứu quan tâm và cũng là chuyên ngành đặc biệt phát triển trong giaiđoạn hiện nay Người ta ngày càng quan tâm đến vấn đề nhân cách chính là donhững mục đích chính trị và kinh tế rõ rệt Ở lĩnh vực chuyên ngành này hiện

có khá nhiều quan điểm khác nhau trong nghiên cứu, bởi nó đụng chạm đếnnhững quan điểm chính trị của xã hội Vì vậy những lí thuyết để xây dựng lên

sẽ mang tính chất duy tâm hay duy vật là tuỳ thuộc vào sự định hướng ý thức

hệ một cách có ý thức hay vô ý thức ở các tác giả của chúng

Kể từ khi tâm lý học chưa phải là một khoa học độc lập cho đến nay,nhân cách đã được coi là một trong những phạm trù nghiên cứu cơ bản của tâm

lý học Hầu hết các trường phái tâm lý học đều ít nhiều đề cập đến nhân cáchvới nhiều cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau và kéo theo đó là cũng có rấtnhiều các phương pháp nghiên cứu khác nhau

Các phương pháp nghiên cứu nhân cách được xây dựng dựa trên cáccách tiếp cận và các quan niệm khác nhau về nhân cách và cấu trúc nhân cách,

có cơ sở lí luận và thực tiễn rõ ràng và đều có những ý nghĩa nhất định Trongtâm lý học có nhiều dạng trắc nghiệm nhân cách như các phương pháp dùngcâu hỏi, các phương pháp phóng chiếu Các phương pháp này lúc đầu được sửdụng trong y học lâm sàng nhằm điều trị bệnh tâm thần, sau được sử dụng rộnghơn đối với người bình thường ở các lứa tuổi khác nhau

Ở góc độ bài tiểu luận này em xin đề cập đến “Một số phương pháp trắc nghiệm nhân cách bằng câu hỏi” đã và đang được sử dụng rộng rãi trên

thế giới và Việt Nam, có ý nghĩa to lớn trong đánh giá nhân cách cũng nhưtừng mặt trong cấu trúc nhân cách, đóng góp tích cực trong xây dựng nhữngmẫu người lí tưởng theo giá trị, chuẩn mực mà các nước, các nền văn hóa khácnhau theo đuổi

I QUAN NIỆM VỀ CẤU TRÚC NHÂN CÁCH

Trang 2

Để tìm hiểu các phương pháp trắc nghiệm nhân cách, trước hết cần đề cậpcác quan niệm khác nhau về nhân cách và cấu trúc nhân cách trong tâm lý học.

Về mặt thuật ngữ, trong ngôn ngữ nhiều nước châu Âu, Personality,Personalite’ bắt nguồn từ chữ Persona của Hy Lạp cổ đại: cái mặt nạ mà ngườidiễn viên dùng để biểu thị nhân vật mình thể hiện

Cho đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về nhân cách, trong đó

có một vài quan điểm nổi bật về nhân cách như sau:

W James (1842 – 1910) quan niệm nhân cách bao gồm toàn bộ những gì

mà con người có thể gọi là của mình: cơ thể, tâm hồn, gia đình, bạn bè, nhàcửa, xe cộ

W Stern (1856 – 1939) lí giải nhân cách theo 2 yếu tố: sự tương tác giữayếu tố bên trong với yếu tố bên ngoài (thuyết hai yếu tố)

Những người theo thuyết vai trò như G Mead, J Cuhn thì xem nhân cách

là sự thể hiện các vai trò khác nhau

E Kretschmer và W Sheldon lí giải nhân cách qua các đặc điểm thể tạng.Trong Tâm lí học Xô Viết, mặc dù có sự thống nhất chung về phươngpháp luận song khi đi vào quan niệm cụ thể về nhân cách thì cũng có những sựkhác biệt nhất định

A G Kovaliev xem nhân cách như là một cá thể có ý thức, có một vịthế xã hội và thực hiện một vai trò xã hội nhất định Chia sẻ quan niệm nhâncách là một con người cụ thể còn có: K K.Platonov, L P.Bueva, N F.Feđenko,

E V Sorokhova

A N Leonchiev quan niệm nhân cách là một cấu thành tâm lí,Miaxishev phân tích nhân cách như là một tổ hợp các mối quan hệ xã hội cònX.L.Rubinstein nghiên cứu nhân cách dưới góc độ là một sự thống nhất chặtchẽ các điều kiện bên trong mà qua đó các tác động bên ngoài được khúc xạ

Về cấu trúc nhân cách, được hiểu là sự sắp xếp các tính chất, thành phầncủa nhân cách thành một chỉnh thể trọn vẹn tương đối ổn định trong mối liên

hệ và quan hệ nhất định

Trang 3

Đề cập vấn đề cấu trúc nhân cách không thể quên được học thuyết phântâm học của S.Freud (1856 - 1959) về nhân cách Theo ông con người được tạobởi ba khối: vô thức, tiền ý thức, ý thức Khối vô thức là khối bản năng, trong

đó bản năng tình dục giữ vị trung tâm Nguồn năng lượng libido chi phối toàn

bộ hoạt động đời sống tâm thần Khối thứ hai giữ vai trò quá độ từ khối thứnhất tới khối thứ ba Khối thứ ba là ý thức bao gồm những cái mà con ngườibiết được một cách công khai, rõ ràng Nó gồm những thể chế chuẩn mực xãhội, đòi hỏi con người phải tuân theo, phải thực hiện Tương ứng với ba khốinày cấu trúc nhân cách có ba phần: Nó (trung tính): Freud gọi là Id, Tôi: Freudgọi là Ego, Siêu tôi: Freud gọi là SuperEgo

Id là cái thùng chứa năng lượng tâm thần, là cái chảo sục sôi những khátvọng, bản năng, hoạt động theo nguyên tắc khoái cảm, nghĩa là yêu cầu đượcthỏa mãn ngay tức khắc những khát vọng, bản năng Ego được hình thành do

áp lực của thực tại bên ngoài tới toàn bộ khối bản năng và ham mê Ego tuântheo nguyên tắc của nhu cầu thực tại Con người phải dùng một năng lượngđáng kể để kiềm chế và kiểm soát những phi lí của Id

Super Ego được hình thành do kết quả nhập tâm của những lời dạy bảocủa gia đình, những ảnh hưởng của nền giáo dục, của nền văn hóa Siêu tôihoạt động theo nguyên tắc phê phán và nguyên tắc kiểm duyệt Cả ba khối nàynếu được chuẩn mực phải ở trạng thái thăng bằng tương đối Lúc ấy nhân cáchphát triển bình thường Nhưng cả ba khối này luôn luôn xung đột và mâu thuẫnvới nhau Sự xung đột này chính là cơ chế hoạt động tinh thần con người Cáchsắp xếp các thành phần của nhân cách như vậy và đặc biệt coi trọng thành phần

vô thức, coi thành phần này là quyết định trong đời sống tâm hồn con người làkhông phù hợp thực tế những hiểu thông thường của chúng ta

Các nhà tâm lý học Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa khác đãxác lập cấu trúc nhân cách trên cơ sở cuộc sống thực và hoạt động thực củacon người Cấu trúc nhân cách không phải là tổng hợp những quá trình, trạngthái, thuộc tính tâm lí mà là sự hình thành trọn vẹn những thành phần tâm lí

Trang 4

trong mối quan hệ lẫn nhau Có thể nêu ra một số quan điểm cụ thể về cấu trúcnhân cách như sau:

Trước hết phải kể đến cấu trúc nhân cách của A G.Kovalev gồm bốnthuộc tính: xu hướng, khí chất, tính cách, năng lực

Theo ý kiến của V.N.Miasisep "vấn đề cấu trúc, đó là vấn đề phù hợp của những khuynh hướng nội dung, được thực hiện trong những dạng hoạt động khác nhau gắn liền với điều kiện sống trong thời gian lịch sử phù hợp xuất phát từ những thái độ cơ bản như nguyện vọng, những yêu cầu, những nguyên tắc, nhu cầu Cấu trúc được thể hiện chính xác hơn trong những vai trò nhất định của các nhu cầu khác nhau".

B.X.Merlin cho rằng: "Trong tâm lí học Xô Viết thường chia ra ba nhóm thuộc tính nhân cách: khí chất, tính cách, năng lực Đôi khi người ta thêm thuộc tính thứ tư, đó là xu hướng" Ông cho rằng khí chất không phải là thuộc

tính của nhân cách Các thuộc tính còn lại của nhân cách là những bộ phận hợpthành không thể tách rời Mỗi một thuộc tính của nhân cách đồng thời là biểuhiện của xu hướng, vừa là biểu hiện của tính cách và năng lực Nó được hìnhthành trong hoạt động và ở một mức độ nào đó tùy thuộc vào tư chất di truyền

Vì thế khi nói đến cấu trúc nhân cách thì phải hiểu đó là mối liên hệ qua lại vàviệc tổ chức các thuộc tính nhân cách

B.G.Ananiev xây dựng cấu trúc nhân cách theo hai nguyên tắc: nguyêntắc thứ bậc và nguyên tắc phối hợp Nguyên tắc thứ bậc có nghĩa là nhữngthuộc tính tâm sinh lý, những thành phần xã hội phục tùng thuộc tính xã hộichung nhất, phức tạp nhất Nguyên tắc phối hợp có nghĩa là nhiều mức độ củacác thuộc tính tác động qua lại lẫn nhau, phối hợp nhau Theo ông cấu trúcnhân cách ngoài ba thành phần cơ bản của hiện tượng tâm lí, cụ thể là các chứcnăng tâm sinh lí (cảm giác, trí nhớ ) và quá trình chung của sự hình thànhđộng cơ hành động Trong nhóm cuối cùng này có nhu cầu và tâm thế

Theo J Stêfanôvic (Tiệp Khắc) cấu trúc nhân cách phải được hiểu như

là sự sắp xếp những đặc điểm của nhân cách vào cái toàn bộ trong mối tác

Trang 5

động qua lại giữa chúng Vì vậy ông nêu các đặc điểm của cấu trúc nhân cáchnhư sau: 1- Đặc điểm tính tích cực - động cơ của nhân cách, 2- Đặc điểm lậptrường - quan hệ của nhân cách, 3- Đặc điểm về mặt hành động của nhân cách,

4- Đặc điểm về tự điều chỉnh của nhân cách, 5 Đặc điểm về động tháicủa nhân cách

Ở Việt Nam khi nói đến nhân cách người ta thường nghĩ đến hai thànhphần cơ bản: đức và tài hay phẩm chất và năng lực Có thể kể ra các phẩm chấtsau đây: 1- Phẩm chất chính trị, tư tưởng: lí tưởng lập trường niềm tin, cácquan điểm tự nhiên, xã hội, con người; 2- Phẩm chất, đạo đức, tác phong: cácthái độ đối với xã hội, đối với người khác và thái độ đối với bản thân, tính nết,tính khí, lối sống, thói quen đạo đức; 3- Các năng lực và sở trường, năngkhiếu Người có nhân cách phải là người thống nhất được hai mặt phẩm chất

và năng lực, tức là thống nhất giữa mặt đức và tài Về thực chất việc đánh giánhân cách con người là nói về mặt phẩm chất, phẩm giá trong đó đã bao hàmmặt năng lực của con người

Trong cách nói, cách hiểu cấu trúc nhân cách người ta thấy chưa thỏađáng Vì vậy, một số nhà tâm lí học hiểu và nghiên cứu nhân cách theo cáchtiếp cận cấu trúc - hệ thống Điển hình theo kiểu cấu trúc - hệ thống làK.K.Platonov Cấu trúc - hệ thống của nhân cách bao gồm bốn cấu trúc nhỏ:

1 Xu hướng, có quan hệ với các đặc trưng đạo đức của nhân cách Cấutrúc nhỏ này không có tư chất tự nhiên trực tiếp, phản ánh ý thức xã hội, do xãhội chế ước;

2 Kinh nghiệm, bao gồm những kỹ xảo, kỹ năng, là những phương thứckhách thể hóa nhân cách trong hoạt động;

3 Những đặc điểm cá nhân của các quá trình tâm lý khác nhau;

4 Thuộc tính sinh vật qui định nhân cách Đó là thuộc tính của khí chất,giới tính, lứa tuổi bệnh lí Trong cấu trúc - hệ thống chức năng về nhân cáchcủa Platonov, chúng ta không thấy thành phần tính cách và năng lực Tính cách

và năng lực có thể nằm trong cấu trúc nhỏ, hoặc trong phần giao thoa của các

Trang 6

cấu trúc nhỏ Tính cách dường như cái khung của nhân cách Xu hướng ở mộtmức độ nào đó xác định nhân cách lẫn tính cách Năng lực là tổng hòa nhữngthuộc tính của cá nhân có trong bốn cấu trúc nhỏ của nhân cách Ta có thể hiểunăng lực thể chất, năng lực tinh thần, năng lực tiềm tàng, năng lực hiện thực.

Theo A I Serbakov, cấu trúc nhân cách là tổng hòa những thuộc tínhtâm lí có ý nghĩa xã hội, thái độ và hành động của cá nhân thể hiện trong quátrình phát triển cá thể và quy định hành vi và hoạt động của cá thể Vì vậy cấutrúc động lực chức năng của nhân cách gồm bốn hệ thống: Hệ thống thứ nhất

là hệ thống điều hòa, hệ thống thứ hai là hệ thống kích thích; hệ thống thứ ba là

hệ thống ổn định; hệ thống thứ tư là hệ thống mệnh lệnh Hệ thống thứ nhấtbao gồm cơ quan thụ cảm như nghe, nhìn, sờ mó, v.v Hệ thống thứ hai baogồm khí chất, trí tuệ, nhận thức, thái độ Đó là những cơ cấu tâm lí bền vững,

là sản phẩm của hoạt động với tư cách là chủ thể của nhận thức Hệ thống thứ

ba là hệ thống ổn định của nhân cách bao gồm xu hướng: năng lực, tính cách,tính tự chủ Hệ thống thứ tư bao gồm những phẩm chất có ý nghĩa xã hội củanhân cách quy định hành vi và hành động của con người và ý thức cao về sựphát triển xã hội Hệ thống này bao gồm chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa tậpthể, chủ nghĩa lạc quan và tình yêu lao động

Cuối những năm bảy mươi xu hướng tiếp cận cấu trúc nhân cách đã dầnthay thế bằng xu hướng tiếp cận hệ thống Có thể nói đây là bước tiến trong líluận tâm lí học, đặc biệt trong tâm lí học nhân cách Thực tế ở Liên Xô người

ta đã vận dụng quan điểm hệ thống trong các tác phẩm lí luận nhân cách củaV.N Kuzmin, E G Iudin, I.V Blauberg, B.N Xadovxki và nhiều tác giả khác.Điều này chứng tỏ sự cần thiết của việc nắm vững những nguyên tắc chungcủa phân tích hệ thống để chuyển nó vào tâm lí học nhân cách Trong nhữngnăm gần đây, trong các quan niệm nhân cách khác nhau người ta đã vạch ranhững dấu hiệu của tính chất hệ thống Những công trình của Đ N Uznadze,

V E Iadov, N I Népomniasaia, L.I Bogiovie đã thể hiện điều đó Đặc biệttrong 7 công trình viết tay chưa công bố khi A.N Leonchiev còn sống, ông đã

Trang 7

chỉ ra rằng "nhân cách là phẩm chất hệ thống và vì vậy nó là phẩm chất cực nhạy".

A.V Pêtrovxki cho rằng với quan điểm hoạt động, nhân cách có thể hiểuchỉ trong hệ thống của mối liên hệ nhân cách bền vững Những mối liên hệ nàytạo thành phẩm chất, của bản thân nhóm hoạt động Những hoạt động nhómquy định những biểu hiện nhân cách, vị trí riêng của mỗi người trong hệ thốngmối liên hệ liên cá nhân và nói rộng trong hệ thống mối quan hệ xã hội Trongđiều kiện của nhóm xã hội cụ thể, phẩm chất nhân cách thể hiện dưới hình thứccủa những mối liên hệ qua lại liên nhân cách

Hành vi của nhân cách hình thành trong điều kiện của hoạt động có đốitượng và giao tiếp theo tính chất của mức độ phát triển của nhóm Hành vi điểnhình của cá nhân diễn ra với tư cách là hành vi xã hội - tâm lí Những mối liên

hệ liên nhân cách diễn ra vừa như mối quan hệ chủ thể - chủ thể (giao tiếp)hoặc như mối quan hệ chủ thể - khách thể (hoạt động có đối tượng), và nhâncách là chủ thể của những mối quan hệ này Hoạt động và giao tiếp với tư cách

là hệ thống trọn vẹn của mối liên hệ cá nhân và hoàn cảnh xã hội của cá nhân

đó thể hiện trong mối liên hệ nhân cách Trên cơ sở phân tích hệ thống mối liên

hệ liên nhân cách, A.V Petrovxki hiểu nhân cách là chủ thể của hệ thống bềnvững tương đối của mối quan hệ chủ thể- khách thể - chủ thể và chủ thể - chủthể - khách thể thể hiện trong hoạt động và giao tiếp và có ảnh hưởng đếnnhững người khác

Từ những quan niệm khác nhau về cấu trúc nhân cách như vậy, các nhàtâm lý học cũng đề ra những cách thức, phương pháp khác nhau để nghiên cứunhân cách, trong đó, các phương pháp trắc nghiệm được sử dụng khá phổ biến và

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu, đánh giá nhân cách hiện nay

Trang 8

II CÁC PHƯƠNG PHÁP DÙNG CÂU HỎI TRONG TRẮC NGHIỆM NHÂN CÁCH

2 1 Trắc nghiệm Eysenck

2.1.1 Mô tả phương pháp

Năm 1947, trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu ở 700 quân nhân bịsuy nhược thần kinh, H J Eysenck - giáo sư tâm lý học người Anh đã xácđịnh được 2 yếu tố chính từ tổng số 39 biến số: tính thần kinh (dễ bị kích thích)

và yếu tố hướng nội - hướng ngoại Cùng với kết quả nghiên cứu của nhiều tácgiả khác, Eysenck cho rằng nhân cách được cấu trúc bởi 2 yếu tố chính đó

Yếu tố hướng nội-hướng ngoại (I)

Người hướng ngoại điển hình là người cởi mở, giao tiếp rộng, có nhiềubạn, người quen Họ hành động dưới ảnh hưởng chốc lát, có tính chất xungđộng, vô tâm, lạc quan, thích vận động và hành động Tình cảm và cảm xúccủa họ không được kiểm soát chặt chẽ

Người hướng nội điển hình là người điềm tĩnh, rụt rè, nội quan, hay giữ

kẽ, ít tiếp xúc, giao tiếp với mọi người, trừ những bạn bè thân Họ có khuynhhướng muốn hoạch định kế hoạch hành động Không thích sự kích động, làmcông việc hàng ngày với tinh thần nghiêm túc, thích trật tự, ngăn nắp Kiểmsoát chặt chẽ cảm xúc tình cảm của mình, không dễ dàng buông thả

Tính thần kinh – tính ổn định về cảm xúc (N)

Người có tính thần kinh ổn định cao là người mềm dẻo/hay thay đổi vềcảm xúc, khá nhạy cảm và dễ nổi nóng, dễ ấn tượng

Như vậy có thể biểu thị cấu trúc nhân cách bằng một hệ trục toạ độ của

2 yếu tố Để đo 2 yếu tố này, Eysenck đã thiết kế Bảng kiểm nhân cách EPI(Eysenck Personality Inventory) Trắc nghiệm gồm có 57 câu hỏi trong đó 24câu về tính hướng nội-hướng ngoại; 24 câu khảo sát tính ổn định của thần kinh

và 9 câu dành để kiểm tra độ tin cậy của các câu trả lời

Eysenck cũng đã cố gắng đi sâu tìm hiểu và lý giải các yếu tố Ông đãnêu ra giả thuyết cho rằng kiểu thần kinh mạnh và yếu của Pavlov rất gần với

Trang 9

kiểu nhân cách hướng ngoại và hướng nội Cùng với giả thuyết đó, Eysenck đãtìm kiếm mối tương quan giữa các chỉ số sinh lý với các số đo nhân cách Ví

dụ, đối với người hướng nội: mạch nhanh hơn, ngưỡng thính giác thấp hơn,hình thành phản xạ có điều kiện nhanh hơn, trí tuệ cao hơn Ngược laị, đối vớingười nhân cách hướng ngoại: mạch chậm, ngưỡng cảm giác cao; khó thànhlập phản xạ có điều kiện và trí tuệ thấp hơn

2.1.2 Cách tiến hành:

Người hướng dẫn trắc nghiệm giao cho người bệnh phiếu trả lời câu hỏi.Sau khi người bệnh ghi đầy đủ phần thủ tục hành chính của phiếu, yêu cầu họlần lượt đọc và trả lời từng câu hỏi trong bản in sẵn (xem phụ lục 10), theo quyđịnh như sau:

Đánh dấu (+) nếu trả lời là "có", đánh dấu (-) nếu trả lời là "không " vào

vị trí tương ứng của từng câu hỏi trong phiếu trả lời

Sử dụng câu trả lời đầu tiên xuất hiện trong đầu

Cố gắng trả lời trung thực, liên tục, không bỏ quãng

Gặp câu trả lời không quen thuộc, cố gắng trả lời theo cách nghĩ của mình.Tốc độ trả lời trung bình 2 - 3 câu trong 1 phút

2.1.3 Xử lý kết quả:

Xử lý phiếu trả lời:

Đối chiếu kết quả trả lời với bảng khoá của trắc nghiệm để tiến hành:

- Kiểm tra độ tin cậy của các câu trả lời (theo cột "S") Số câu trả lời trùngvới "S" không được quá 4 câu Nếu trên 4 câu, phiếu trả lời không có giá trị

- Tính điểm đối với yếu tố "Hướng nội - Hướng ngoại" theo cột "HN".Những câu trùng hợp (cùng dấu) được tính 1 điểm, những câu không trùng hợp(khác dấu) tính 0 điểm Sau đó tính tổng số điểm của yếu tố

- Tính điểm yếu tố "Ổn định - Không ổn định" theo cột "KOD" Những câutrả lời (+) tính 1 điểm, trả lời (- ) tính 0 điểm Sau đó tính tổng số điểm của yếu tố

Xác định kiểu nhân cách:

Trang 10

- Tìm điểm thứ nhất trên trục "Hướng nội - Hướng ngoại" (trục đượcchia làm 24 điểm tính từ phải qua trái).

- Tìm điểm thứ 2 trên trục "Ổn định - Không ổn định" (trục cũng đượcchia thành 24 điểm tính từ dưới lên trên)

- Căn cứ vào điểm có toạ độ trên rơi vào góc nào để xác định kiểu nhâncách (H 5.1.)

Sau này Eysenck có bổ sung thêm yếu tố thứ 3, yếu tố tính tâm thần vàcũng soạn thảo, chỉnh lý lại Bảng kiểm Tuy nhiên phiên bản đầu (đo 2 yếu tố)được sử dụng rộng rãi hơn

2.2.Trắc nghiệm Cattell

2.2.1 Mô tả phương pháp

Trắc nghiệm nhân cách Cattell 16 PF (16-Personality Factor) được soạn thảonăm 1949, nhằm đo 16 yếu tố của nhân cách Theo Cattell, nhân cách được cấuthành từ 16 chứ không phải 2 yếu tố như theo Eysenck Tất nhiên quan niệm nàycủa Cattell hoàn toàn không phải là võ đoán mà dựa trên cơ sở phân tích yếu tố vàkết quả của những phương pháp khách quan khác

Trang 11

Trắc nghiệm nhân cách Cattell có 2 phiên bản A, B, mỗi phiên bản gồm 187câu và phiên bản C rút gọn có 105 câu Mỗi yếu tố bao gồm một số câu nhất định.Khách thể có thể lựa chọn 1 trong 3 câu trả lời đã có Câu trả lời được chuyển quađiểm thô (0 hoặc 1 hay 2 điểm) Tổng số điểm thô của từng yếu tố được quy rađiểm chuẩn (theo thang bậc 10 đối với 2 phiên bản chính) tuỳ theo tuổi và giới.Dựa vào điểm chuẩn đó mà lý giải từng yếu tố (xem phụ bản 11)

Không ổn định

24

Sợ hãi Tích cực

Bi quan Lạc quan Dịu dàng Nóng nảy Kín đáo Hay thay đổi Đăm chiêu Dễ nổi khùng Hay suy nghĩ Dễ xúc động

Dễ phiền muộn Dễ bị kích độngLàm chủ bản thân Dễ mất bình tĩnh

Ưu tư Nóng nảy

0 12 24

Hướng nội Bình thản Hăng hái Hướng ngoại

Có lương tri, chín chắn Khuynh hướng lãnh đạo

Hiền, có thiện chí Thích nói chuyện Biết tự chủ Dễ tiếp xúc

Thụ động Ít lo lắngĐiềm đạm Tự nhiên

Ngày đăng: 20/05/2018, 00:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w